Word form: Khái niệm, công thức, phân loại và bài tập ứng dụng

Word form (hay word formation) là các dạng, hình thái của các từ được tồn tại trong một ngữ cảnh nhất định nào đó. Đây một điểm ngữ pháp khá quan trọng trong tiếng Anh về cách hình thành từ và nghĩa chính xác của từ. Nắm vững điểm ngữ pháp này có thể giúp người học sử dụng từ đúng nghĩa, đúng ngữ pháp và ngữ cảnh.

Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ giải đáp giúp bạn word form là gì, các cách thành lập word form, kinh nghiệm ứng dụng word form hiệu quả cũng như một số bài tập kèm đáp án để các bạn luyện tập. Cùng bắt đầu nhé!

Word form
Tổng hợp Word form trong tiếng Anh

Word form là gì?

Word form là khái niệm để chỉ về cách biến đổi một từ gốc thành các loại từ khác nhau (như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ) bằng cách thay đổi hậu tố, tiền tố, hoặc cấu trúc bên trong từ.

Mục đích của việc biến đổi này là để thích ứng với ngữ cảnh sử dụng khác nhau trong cùng một trường nghĩa.

Ví dụ: Từ “belief” (danh từ) có thể biến đổi thành “believe” (động từ), “believable” (tính từ) hay “believably” (trạng từ) để phù hợp với mỗi ngữ cảnh và cấu trúc ngữ pháp được sử dụng.

Cách thành lập nên các loại từ trong tiếng Anh

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm word form, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các cách thành lập nên các loại từ trong tiếng Anh. Có 4 cách thành lập từ chính bao gồm.

1. Thêm tiền tố (prefix) 

Tiền tố là những ký tự được thêm vào phía trước từ vựng để tạo thành một từ mới. Việc thêm tiền tố sẽ làm thay đổi nghĩa gốc của từ, có thể tạo ra từ trái nghĩa hoặc thêm nghĩa mô tả về thời gian, không gian hay cách thức. 

Ví dụ.

 

  • War → pre-war (trước chiến tranh) → tiền tố pre- bổ sung nghĩa về thời gian

  • Possible → impossible (không khả thi) → tiền tố im- tạo từ trái nghĩa

2. Thêm hậu tố (suffix)

Hậu tố là những ký tự được thêm vào phía sau các từ vựng giúp tạo nên từ vựng mới với mục đích làm rõ từ vựng thuốc nhóm từ loại nào.

Ví dụ.

 

  • Đa số các từ có hậu tố -able và -ive là tính từ (reasonable - hợp lý, creative - sáng tạo,...)

  • Đa số các từ với hậu tố -en và -ify là động từ (widen - làm rộng ra, identify - xác định,...)

3. Chuyển đổi từ loại

Chuyển đổi từ loại là việc thay đổi một từ vựng từ loại từ này sang loại từ khác.

Ví dụ.  

 

  • Can you text her? (Bạn có thể nhắn cho cô ấy được không?)

→ Động từ “text” được hình thành từ danh từ “text” có nghĩa là “tin nhắn”.

 

  • All companies have their ups and downs(Tất cả các công ty đều có khoảng thăng trầm của mình.)

→ Danh từ “ups and downs” được hình thành từ giới từ “up” và “down”, dùng nghĩa chuyển động “lên” và “xuống” của 2 từ này để liên tưởng đến sự thăng trầm.

4. Hình thành từ ghép

Ghép từ là việc dùng 2 hoặc nhiều từ gốc ghép lại với nhau để tạo thành từ mới. Trong từ ghép, các từ thành phần sẽ bổ sung ý nghĩa cho nhau. 

Ví dụ.

 

  • Heartbreaking (thương tâm, đau lòng) → được hình thành từ 2 từ gốc là “heart” và “break”

  • Mother-in-law (mẹ chồng/mẹ vợ) → được hình thành từ 3 từ là “mother”,”in” và “law”

cách thành lập word form
Cách thành lập nên các loại từ trong tiếng Anh

Cách thành lập word form từ các từ loại

Sau khi tìm hiểu về cách thành lập các loại từ trong tiếng Anh, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về vị trí của các từ loại và cách thành lập từ loại này từ các từ loại khác.

Cách thành lập word form
Cách thành lập word form từ các từ loại trong tiếng Anh

Word form ở dạng danh từ (Noun)

Danh từ trong tiếng anh là từ dùng để gọi tên một đối tượng là người, sự vật, sự việc, hiện tượng,... Cùng DOL tìm hiểu vị trí của danh từ trong câu cũng như các hình thái cụ thể của danh từ nhé.

Vị trí của danh từ (Noun) trong câu

Danh từ có thể đứng ở 6 vị trí trong câu.

1 Danh từ làm chủ ngữ cho một động từ

Ví dụStudents study at school. (Học sinh học tập ở trường.)

⇒ Danh từ “student” làm chủ ngữ cho hành động “study”.

2 Danh từ làm bổ ngữ cho chủ ngữ

Ví dụ: She is a teacher. (Cô ấy là một giáo viên.)

⇒ Danh từ “teacher” làm bổ ngữ cho chủ ngữ “she”.

3 Danh từ làm tân ngữ trực tiếp cho một động từ

Ví dụ: I like pink. (Tôi thích màu hồng.)

⇒ Danh từ “pink” làm tân ngữ trực tiếp cho hành động “like”.

4 Danh từ làm tân ngữ gián tiếp cho một động từ

Ví dụ: I show my friend my new painting. (Tôi cho Sara xem bức tranh mới của tôi.)

⇒ Cụm danh từ “my friend” làm tân ngữ gián tiếp cho hành động “show”

5 Danh từ làm bổ ngữ cho một giới từ

Ví dụI go to school. (Tôi đi đến trường.)

⇒ Danh từ “school” làm bổ ngữ cho giới từ “to”.

6 Danh từ làm bổ ngữ cho tân ngữ 

Ví dụShe appointed me her assistant. (Cô ấy chọn tôi làm trợ lý của cô ấy.)

⇒ Danh từ “assistant” bổ ngữ cho tân ngữ “me”.

Các hình thái (word form) của danh từ

Để thành lập danh từ ta có các cách như sau.

check Thêm hậu tố vào sau động từ

Để tạo danh từ từ động từ, ta có thể thêm một vài hậu tố vào động từ, cụ thể như bảng sau.

Công thức
Ví dụ

V + -tion/-ation/-sion

Act → action (hành động)

Inform → information (thông tin)

hesitate → hesitation (sự do dự)

V + -ment 

Invest → investment (sự đầu tư)

V + -ance/-ence

Perform → performance (màn trình diễn)

Depend → dependence (sự phụ thuộc)

V + -er/-or (chỉ người hoặc vật)

Teach → teacher (giáo viên)

Direct → director (đạo diễn)

Cook → cooker (cái nồi cơm điện)

V + -ant/-ee (chỉ người)

Assist → assistant (trợ lý)

Employ → employee (nhân viên)

V + -age

Pack → package (bưu kiện)

V + -ing

Paint → painting (bức tranh)

check Thêm hậu tố vào sau tính từ 

Để tạo danh từ từ tính từ, ta có thể thêm một vài hậu tố vào tính từ, cụ thể như bảng sau.

Công thức
Ví dụ 

Adj + -ity 

Real → reality (thực tại, thực tế)

Adj + -ness

Happy → happiness (niềm hạnh phúc)

Adj + -ism (chỉ chế độ, chủ nghĩa)

Capital → capitalism (chủ nghĩa tư bản)

checkThêm hậu tố vào sau danh từ

Để tạo danh từ mới có nghĩa khác với danh từ gốc, ta có thể thêm một vài hậu tố vào danh từ, cụ thể như bảng sau.

Công thức
Ví dụ

N + -ship (chỉ về tình trạng, quan hệ, …)

Member → membership (tư cách hội viên)

N + -ism (chỉ chế độ, chủ nghĩa)

Race → racism (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc)

N + -ist (chỉ người)

Art → artist (nghệ sĩ)

checkThêm tiền tố vào trước danh từ

Để tạo danh từ mới có nghĩa khác với danh từ gốc, ta có thể thêm một vài tiền tố vào danh từ, cụ thể như bảng sau.

Công thức 
Ví dụ

Super- + N (rất, vượt trội)

Star → superstar (siêu sao)

Under- + N (dưới, thiếu)

Ground → underground (tàu điện ngầm)

Sur- + N (vượt qua, bên trên)

Face → surface (bề mặt) 

sub - + N (ngầm)

Marine → submarine (tàu ngầm)

checkGhép từ để hình thành danh từ mới

Ta có thể ghép các từ lại với nhau để tạo thành danh từ ghép. Các từ thành phần tạo nên danh từ ghép có thể là nhiều loại từ khác nhau, không nhất thiết phải là danh từ.

Danh từ ghép mới có nghĩa khác biệt với các từ thành phần ghép nên nó. Ta có các cách tạo thành danh từ ghép như sau.

Công thức
Ví dụ

Danh từ + Danh từ 

  • car park: bãi đỗ xe ô tô (car: ô tô, park: khu bãi)

  • website: trang mạng (web: mạng lưới, site: địa điểm)

Danh từ + Động từ/V-ing

  • hair-cut: (sự) cắt tóc (hair: tóc, cut: cắt)

  • snowfall: tuyết rơi (snow: tuyết, fall: rơi)

Danh từ + Giới từ/cụm giới từ

  • passerby: người qua đường (passer: người đi qua, by: kế bên)

  • father-in-law: bố vợ/chồng (father: bố, in-law: theo luật pháp)

Tính từ + Danh từ

  • whiteboard: bảng trắng (white: trắng, board: bảng)

  • full moon: trăng tròn (full: đầy đặn, moon: mặt trăng)

Động từ/V-ing + Danh từ

  • runway: đường băng sân bay (run: chạy, way: đường)

  • washing machine: máy giặt (washing: giặt, machine: máy móc)

Giới từ + Danh từ

  • underworld: thế giới ngầm (under: phía dưới, world: thế giới)

  • onlooker: khán giả (on: trên, looker: người nhìn)

Giới từ + Động từ

  • Output: đầu ra (out: ra ngoài, put: đặt/để)

  • Intake: lượng tiêu thụ (in: vào trong, take: lấy vào)

Động từ + Giới từ

  • check-in: (sự) đăng ký vào (check: kiểm tra, in: bên trong)

  • lookout: sự canh chừng (look: nhìn, out: bên ngoài)

Trạng từ + Danh từ

  • Upturn: bước tiến, sự cải tiến (up: đi lên, turn: chuyển biến/thay đổi)

  • Inside: bên trong (in: trong, side: phía/bên)

Lưu ý.

 

  • Để thực hành việc hình thành từ hiệu quả mà không phải ghi nhớ học thuộc nhiều, người học có thể chỉ cần nắm rõ nghĩa của các tiền tố và hậu tố để có thể ghép từ khi cần thiết.

Ví dụ: Ta muốn dùng từ trái nghĩa với regular (thường) → thêm tiền tố “ir” để tạo từ trái nghĩa.

 

  • Việc nhận biết các hình thái của danh từ bằng hậu tố như trên chỉ mang tính chất tương đối, vẫn có những trường hợp ngoại lệ mà các bạn cần phải lưu ý xem xét. 

Ví dụ: mention (động từ): nhắc đến → Mention (nhắc đến) tuy có hậu tố "-ion" nhưng là một động từ. 

Word form ở dạng động từ (Verb)

Động từ (verb) là những từ mô tả hành động (chạy, bay,...) hoặc trạng thái (tồn tại, ngồi,...) của đối tượng. Cùng DOL tìm hiểu vị trí của động từ trong câu cũng như các hình thái của động từ nhé!

1. Vị trí của động từ (Verb) trong câu

Động từ có thể đứng ở 5 vị trí trong câu.

1 Động từ đứng sau chủ ngữ 

Ví dụI listen to music. (Tôi nghe nhạc.)

⇒ Động từ “listen” đứng sau chủ ngữ “I”.

2 Động từ đứng sau trạng từ tần suất

Ví dụ: I always brush my teeth after lunch. (Tôi luôn đánh răng sau bữa trưa.)

⇒ Động từ “brush” đứng sau trạng từ tần suất “always”.

3 Động từ đứng trước tân ngữ 

Ví dụ: Finish your homework before dinner. (Làm cho xong bài tập trước giờ ăn tối nhé.)

4 Động từ đứng trước tính từ (tobe, linking verbs)

Ví dụ: He seems nice. (Anh ấy trông có vẻ tốt.)

⇒ Động từ “seem” đứng trước tính từ “nice”.

5 Động từ đứng trước trạng từ

Ví dụ: I study well. (Tôi học tốt.)

⇒ Động từ “study” đứng trước trạng từ “well”.

2. Các hình thái (word form) của động từ

Để thành lập động từ ta có các công thức sau.

  • Thêm các tiền tố hoặc hậu tố

Công thức
Ví dụ 

N/Adj + -ise/-ize

Symbol (N) → symbolize (tượng trưng)

Real (Adj) → realise (nhận ra)

Adj + -en 

Wide → widen (làm rộng ra)

En- + N/Adj/V

Courage (N) → encourage (kích lệ)

Rich (Adj) → enrich (làm giàu có thêm)

Fold (v) → enfold (bao bọc)

Over- + V (quá mức)

Eat → overeat (ăn quá mức)

React → overreact (phản ứng thái quá)

Under- + V (làm gì đó thấp, ít hơn mức yêu cầu)

Estimate → underestimate (đánh giá thấp)

Lưu ý: Việc nhận biết các hình thái động từ bằng hậu tố như trên chỉ mang tính chất tương đối, vẫn có những trường hợp ngoại lệ mà các bạn cần phải lưu ý xem xét.

 

Ví dụ: exercise (danh từ): bài tập → Exercise (bài tập) tuy có hậu tố -ise nhưng lại là một danh từ.

  • Chuyển đổi từ một danh từ (Conversion)

Chuyển đổi từ một danh từ thành động từ là cách dùng một danh từ như một động từ, mô tả hành động có liên quan đến danh từ đó. 

Ví dụ. 

 

  • I need to send an email. (Tôi cần phải gửi một bức thư điện tử.)

→ “email” có vai trò là một danh từ, chỉ thư điện tử.

 

  • I emailed him yesterday. (Tôi đã gửi thư điện tử cho anh ta ngày hôm qua rồi.)

→ “email” có vai trò là động từ, chỉ hành động gửi thư điện tử cho ai đó.

  • Ghép các từ để hình thành động từ mới

Động từ ghép là các động từ được hình thành bằng cách ghép nhiều từ lại với nhau. Các từ thành phần không nhất thiết phải là động từ, có thể là các loại từ khác như danh từ, giới từ,... Cách danh từ ghép thường có nghĩa khác với từ thành phần tạo nên nó. Có 2 loại động từ ghép chính như sau.

  • Động từ + giới từ

Ví dụ: My car broke down yesterday. (Hôm qua xe của tôi bị hư.)

  • Động từ + trạng từ

Ví dụ: The director has just put off the project. (Giám đốc vừa hoãn dự án lại.)

Word form ở dạng tính từ (Adjective)

Tính từ trong tiếng anh là những từ mô tả đặc điểm hoặc tính chất của con người, sự vật và hiện tượng. Cùng DOL tìm hiểu vị trí của tính từ trong câu cũng như các hình thái của tính từ nhé!

1. Vị trí của tính từ (Adjective) trong câu

Tính từ có thể đứng ở 2 vị trí trong câu.

  • Tính từ đứng trước danh từ

Ví dụ: I have 3 lovely dogs. (Tôi có 3 chú chó dễ thương.)

⇒ Tính từ “lovely” đứng trước danh từ “dog”.

  • Tính từ đứng sau động từ liên kết (tobe, link verb)

Tính từ có thể đứng sau động từ to be hoặc các linking verb như sound, smell, taste, look, seem, stay,..

Ví dụ: I feel tired. (Tôi cảm thấy mệt mỏi.)

⇒ Tính từ “tired” đứng sau động từ liên kết “feel”.

2. Các hình thái (word form) của tính từ

Để thành lập tính từ từ các loại từ khác ta có những cách như sau.

  • Thêm hậu tố vào sau danh từ

Để tạo tính từ từ danh từ, ta có thể thêm hậu tố vào sau danh từ, cụ thể như bảng sau.

Công thức
Ví dụ

N + -ful

Help → helpful (hữu ích)

N + -less (không có cái gì)

Limit → limitless (vô tận)

N + -ly 

Love → lovely (dễ thương)

N + -y

Cloud → cloudy (nhiều mây)

N + -ous 

Danger → dangerous (nguy hiểm)

N + ish

Style → stylish (hợp thời trang)

N + -en 

Wood → wooden (làm bằng gỗ)

N + -al 

Culture → cultural (thuộc về văn hóa)

  • Thêm hậu tố vào sau động từ 

Để tạo tính từ từ động từ, ta có thể thêm hậu tố vào sau động từ, cụ thể như bảng sau.

Công thức 
Ví dụ

V + -able (chỉ khả năng có thể làm gì)

Afford → affordable (có thể chi trả được)

V + -ible (chỉ khả năng có thể làm gì)

Resist → resistible (có thể kháng cự lại được)

V + -tive 

Act → active (đang hoạt động)

  • Thêm tiền tố vào trước tính từ

Ta có thể tạo tính từ mới với nghĩa khác với tính từ gốc bằng cách thêm tiền tố vào trước tính từ gốc, cụ thể như sau.

Công thức
Ví dụ

Super- + Adj (rất, vượt trội)

Natural → supernatural (siêu nhiên)

Under- + Adj (dưới, thiếu, chưa)

Developed → underdeveloped (chưa phát triển)

Over- + Adj (quá mức)

Confident → overconfident (tự tin quá mức)

Un- + Adj (trái nghĩa)

Friendly → unfriendly (không thân thiện)

In- + Adj (trái nghĩa)

Expensive → inexpensive (rẻ)

Im- + Adj (trái nghĩa)

Possible → impossible (bất khả thi)

Ir- + Adj (trái nghĩa)

Resistible → irresistible (không thể kháng cự)

Il- + Adj (trái nghĩa, sai lệch)

Legal → illegal (bất hợp pháp)

  • Kết hợp danh từ với quá khứ phân từ/hiện tại phân từ

Ta có thể kết hợp danh từ với quá khứ phân từ để tạo thành tính từ theo công thức sau

N + past/present participle

Ví dụ.  

  • Heart + breaking (present participle) → heartbreaking (thương tâm, đau lòng)

  • Hand + made (past participle) → handmade (làm bằng tay)

  • Kết hợp well-/ill- với quá khứ phân từ 

Ta có thể kết hợp well-/ill- với một quá khứ phân từ để tạo nên tính theo công thức như sau.

well-/ill- + past participle

Ví dụ.

  • Well + known → well-known (nổi tiếng)

  • Ill + considered → Ill-considered (không được cân nhắc kỹ lưỡng)

  • Ghép các từ để hình thành tính từ mới

Tính từ có thể được tạo thành bằng cách ghép 2 hoặc nhiều từ riêng lẻ lại với nhau. Các từ này được được ngăn các bởi dấu gạch nối.

Ví dụ: absent-minded (mất tập trung), double-sided (hai mặt), gender-neutral (không phân biệt giới tính),...

Lưu ý: Việc nhận biết các hình thái tính từ bằng hậu tố như trên chỉ mang tính chất tương đối, vẫn có những trường hợp ngoại lệ mà các bạn cần phải lưu ý xem xét.

 

Ví dụ: beauty (danh từ): sắc đẹp → Beauty (sắc đẹp) tuy có hậu tố -y nhưng lại là một danh từ

Word form ở dạng trạng từ (Adverb)

Trạng từ trong tiếng anh, hay còn được gọi là phó từ, là những từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, hay các trạng từ khác. Trạng từ thường trả lời các dạng câu hỏi how, why, when, where hoặc các câu hỏi về mức độ. Cùng DOL tìm hiểu vị trí của trạng từ trong câu cũng như các hình thái của trạng từ nhé!

1. Vị trí trạng từ (Adverb) trong câu

Trạng từ có thể đứng ở 9 vị trí trong câu. 

  • Trạng từ đứng trước động từ thường

Ví dụ: I sometimes stay up late. (Tôi đôi khi thức khuya.)

⇒ Trạng từ “sometimes” đứng trước động từ thường “stay”.

  • Trạng từ đứng giữa trợ động từ và động từ thường 

Ví dụ: I have recently finished my essay. (Tôi mới làm xong bài luận văn dạo gần đây.)

⇒ Trạng từ “recently” đứng giữa trợ động từ “have” và động từ thường “finish”.

  • Trạng từ đứng sau động từ tobe hoặc linking verb

Ví dụHe is very handsome. (Anh ấy rất đẹp trai.)

⇒ Trạng từ “very” đứng sau động từ tobe “is”.

  • Trạng từ đứng trước tính từ 

Ví dụI am extremely excited about this trip. (Tôi cực kỳ hào hứng về chuyến đi này.)

⇒ Trạng từ “extremely” đứng trước tính từ “excited”.

  • Trạng từ đứng sau “too”

Ví dụ: He was driving too fast. (Anh ấy đã lái xe quá nhanh.)

⇒ Trạng từ “fast” đứng sau “too”.

  • Trạng từ đứng trước enough 

Ví dụ: She speaks slowly enough for us to understand. (Cô ấy nói chậm vừa đủ để chúng tôi hiểu.)

⇒ Trạng từ “slowly” đứng trước “enough”.

  • Trạng từ trong cấu trúc “so … that”

Ví dụHe acted so aggressively that it made me scared. (Anh ấy hành động hung hăng đến nỗi làm tôi sợ.)

⇒ Trạng từ “aggressively” đứng giữa “so…that”.

  • Trạng từ đứng cuối câu

Ví dụI ate fish yesterday. (Tôi ăn cá ngày hôm qua.)

⇒ Trạng từ “yesterday” đứng ở cuối câu.

  • Trạng từ đúng một mình ở đầu câu hoặc giữa câu, cách các thành phần các bằng dấu phẩy

Ví dụ: Suddenly, she stood up and went out. (Đột nhiên cô ấy đứng dậy và đi ra ngoài.)

⇒ Trạng từ “suddenly” đứng ở đầu câu.

2. Các hình thái (word form) của trạng từ

Trạng từ trong tiếng Anh thường được hình thành bằng cách thêm hậu tố -ly vào sau tính từ, tuy nhiên các bạn lưu ý không phải từ nào chứa đuôi -ly cũng là trạng từ. Cùng DOL tìm hiểu các cách thêm hậu tố -ly vào tính từ nhé.

  • Đa số trường hợp chỉ cần thêm hậu tố -ly vào trạng từ

Ví dụ.

 

  • Soft ⇒ softly (một cách êm ái)

  • Extreme ⇒ extremely (một cách chậm rãi)

  • Nếu tính từ kết thúc bằng đuôi -y, bỏ -y và thêm đuôi -ily

Ví dụ.

 

  • Happy ⇒ happily (một cách hạnh phúc)

  • Easy ⇒ easily (một cách dễ dàng)

  • Nếu tính từ kết thúc bằng -ic, thêm đuôi -ally

Ví dụ.

 

  • Basic ⇒ basically (một cách cơ bản)

  • Ironic ⇒ ironically (một các mỉa mai)

Lưu ý: Việc nhận biết trạng từ bằng hậu tố -ly như trên chỉ mang tính chất tương đối, vẫn có những từ là trạng từ nhưng có hình thái khác biệt cần lưu ý. 

 

Ví dụ:

  • Trạng từ chỉ tần suất (always, sometimes, never,...)

  • Một số trạng từ khác như “abroad, hard, fast,...”

  • Một số từ với hậu tố "-ly" nhưng lại là tính từ (ví dụ: friendly).

Kinh nghiệm ứng dụng Word Form hiệu quả 

Để làm bài tập word form hiệu quả, đầu tiên các bạn cần phải nắm vững các cấu trúc câu cơ bản và vị trí của các từ loại trong câu để có thể chọn đúng từ loại của từ để ghép vào cấu trúc cho chính xác. 

Ví dụ: ___ are brave. (environmental)

 

Để làm đúng bài tập trên, bạn cần xác định được từ cần điền vào sẽ làm chủ ngữ của câu. Thêm vào đó, bạn đã biết được danh từ có thể làm chủ ngữ. Suy ra, bạn cần tìm danh từ của environmental. Hơn nữa, “brave” là tính từ dùng để chỉ người nên ta cần tìm danh từ chỉ người của tính từ này. Đáp án đúng của câu này là environmentalists (nhà hoạt động môi trường).

Ngoài ra, vốn từ vựng cũng là một yếu tố rất quan trọng. Vì các cách nhận biết, hình thành từ qua tiền tố hoặc hậu tố chỉ là tương đối, các bạn cần phải học từ vựng một cách thật cẩn thận và chính xác.

Ví dụ: good (tính từ) ⇒ well (trạng từ)

Theo như bạn đã biết, trạng từ có thể được hình thành từ việc thêm đuôi -ly vào tính từ. Tuy nhiên, trong tiếng Anh luôn có các trường hợp ngoại lệ như fast, hard, good,...

Do đó, các bạn luôn cần phải tìm từ loại và word family của từ vựng mình học bằng cách tra từ điển hoặc các tài liệu đáng tin cậy. Các bạn có thể tham khảo tài liệu tổng hợp các từ vựng và word family thường gặp và bài viết collocation.

Bài tập word form kèm đáp án chi tiết

Sau khi tìm hiểu về hình thái cũng như vị trí trong câu của danh từ, động từ, tính từ và trạng từ. Các bạn hãy làm một số bài tập bên dưới để củng cố kiến thức nhé!

Bài tập 1: Điền vào chỗ trống từ loại phù hợp.

1. I am

1
to be here. (excitement)

 

2. I want to have a lot of

2
. (friendly)

 

3. People are trying to protect the

3
. (environmental)

 

4. He had a

4
night at the restaurant yesterday. (enjoy)

 

5. She will become a

5
. (law)

Bài tập 2: Chọn đáp án đúng.

1

The painting is ___.

 

A

beautician

B

beauty

C

beautiful

D

beautifully

2

I have a big stamp ___.

A

collect

B

collection

C

collector

D

collector

3

She is the only ___ of the attack.

 

A

survivor

B

survive

C

survival

 

D

survivability

 

4

I like the ___ atmosphere in the park.

 

A

peace

B

peacefully

C

peacefulness

D

peaceful

5

I didn’t have a ___.

 

A

choice

B

choose

C

chosen

 

D

choosing

Tổng kết

Qua bài viết trên, DOL Grammar đã giúp bạn tổng hợp khái niệm word form, cách thành lập từ, kinh nghiệm ứng dụng cũng như một vài bài tập để các bạn củng cố kiến thức đã học được. Hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn trong quá trình học tập của mình.

Nguyễn Minh Ngọc

Nguyễn Minh Ngọc là một gia sư tiếng Anh có 3 năm kinh nghiệm, nổi bật với thành tích IELTS Overall 7.5. Khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, giao tiếp trôi chảy và truyền đạt thông tin rõ ràng đã giúp cô có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao kiến thức cho học viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc