Trạng từ trong tiếng anh (Adverb): Khái niệm, chức năng, vị trí của trạng từ tiếng Anh
Trạng từ trong tiếng anh (Adverb) là một điểm ngữ pháp cơ bản và quan trọng trong tiếng Anh mà bất kỳ người học nào cũng cần phải nắm. Trạng từ được sử dụng với mục đích bổ nghĩa cho động từ, tính từ, hoặc một trạng từ khác trong câu. Làm phong phú câu văn và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng, sinh động và hấp dẫn hơn.
Để giúp bạn nắm rõ hơn về từ loại này, bài viết sau sẽ cung cấp khái niệm chi tiết của trạng từ trong tiếng Anh, chức năng, vị trí, 7 loại trạng từ phổ biến cũng như một số lưu ý khi sử dụng trạng từ trong bài thi IELTS. Hãy bắt đầu bài học cùng DOL Grammar nhé!
Trạng từ trong tiếng Anh (Adverb) là gì?
Trạng từ trong tiếng Anh hay Adverb (viết tắt là Adv) hoặc có tên gọi khác là phó từ. Trạng từ được dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một mệnh đề hoặc một trạng từ khác trong tiếng Anh.
Trạng từ có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối câu tùy trường hợp.
Ví dụ.
Justin drove carefully along the narrow road. (Justin chạy cẩn thận trên con đường hẹp.)
→ Trạng từ “carefully” được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ “drove” nhờ đó ta biết rõ thêm về tính chất hành động chạy xe của anh ấy.
The figure for electronic sales at the NNC supermarket was extremely high during summer. (Chỉ số bán đồ điện tại siêu thị NNC thì cực kì cao trong suốt mùa hè.)
→ Trạng từ “extremely” bổ nghĩa cho tính từ “high” giúp ta biết được mức độ cao của số liệu là cực kỳ cao.
Chức năng của trạng từ là gì?
Trạng từ trong tiếng Anh tương đối đa dạng với 5 chức năng chính. Bao gồm bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ khác, mệnh đề và các loại từ khác.
1. Bổ nghĩa cho động từ trong câu
Trạng từ bổ nghĩa cho động từ bằng cách nó thể hiện cách thức hay mức độ mà hành động đó diễn ra.
Ví dụ: The little girl ran quickly to her mother. (Cô bé chạy nhanh tới mẹ cô ấy.)
→ Trạng từ “quickly” bổ nghĩa cho động từ “ran” giúp ta hiểu rõ hơn về hành động chạy của cô bé diễn ra trong tốc độ là nhanh, vội.
2. Bổ nghĩa cho tính từ trong câu
Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ bằng cách thể hiện mức độ của tính từ đó.
Ví dụ: The man is quite good-looking. (Người đàn ông đó khá đẹp trai.)
→ Trạng từ “quite” bổ nghĩa cho tính từ “good-looking” giúp ta biết được mức độ ưa nhìn của người đàn ông đó.
3. Bổ nghĩa cho trạng từ khác trong câu
Trạng từ được sử dụng để bổ sung thêm thông tin, cung cấp ý nghĩa cho một trạng từ trong tiếng Anh khác để làm rõ ràng, chính xác mức độ của động từ trước đó trong câu.
Ví dụ: Jack plays tennis very well. (Jack chơi tennis rất giỏi.)
→ Trạng từ “very” bổ nghĩa cho trạng từ “well” giúp ta biết được khả năng chơi tennis ở mức độ rất giỏi.
4. Bổ nghĩa cho cả câu
Những trạng từ này không bổ nghĩa cho từ loại riêng lẻ trong câu, mà bổ nghĩa cho cả câu.
Các trạng từ thường gặp là generally, fortunately, interestingly, accordingly hay hopefully.
Ví dụ: Fortunately, Lucy recorded Tom’s win. (May mắn thay, Lucy đã quay lại được chiến thắng của Tom.)
→ Trạng từ “Fortunately” bổ nghĩa cho cả câu để bổ sung thêm thông tin rằng người nói cảm thấy may mắn khi Lucy đã ghi lại chiến thắng của Tom.
5. Bổ nghĩa cho các loại từ khác
Trạng từ bổ nghĩa danh từ/cụm danh từ.
Ví dụ: She is just a freshman. Don’t expect her to know everything about the campus. (Cô ấy chỉ là sinh viên năm nhất. Đừng kỳ vọng cô ấy biết tất cả mọi thứ về khuôn viên trường.)
→ Trạng từ “just” bổ nghĩa cho danh từ “freshman” để bổ sung thêm thông tin về tính chất, trạng thái mới mẻ của chủ thể (mới chủ là sinh viên năm nhất.)
Trạng từ bổ nghĩa cụm giới từ.
Ví dụ: This dress is always cheap, even in peak seasons. (Chiếc váy này luôn rẻ, ngay cả vào mùa cao điểm.)
→ Trạng từ “even” bổ nghĩa cho cụm giới từ “in peak seasons” để bổ sung thêm thông tin rằng chiếc váy luôn rẻ, kể cả trong những mùa cao điểm.
Vị trí của trạng từ trong câu
Vị trí của trạng từ trong câu có thể được xét với 2 tiêu chí:
Vị trí của trạng từ so với các từ loại khác (động từ, tính từ, trạng từ khác) trong câu.
Vị trí của trạng từ trong câu (đầu, giữa và cuối câu).
Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn tiêu chí của từng vị trí nhé!
1. Vị trí trạng từ so với các loại từ khác
Vị trí của trạng từ trong câu sẽ tương đối đa dạng phụ thuộc vào đối tượng mà chúng cần bổ nghĩa. Chúng ta cùng xem xét sự tương quan giữa trạng từ và những thành phần khác trong một câu như sau.
Vị trí | Cách sử dụng | Ví dụ |
So với động từ | Đứng sau động từ to be: Subject + To Be + Adverb + Object (Adj/ Noun Phrase/ …) | I am always busy with homework on the weekend. (Mình luôn bận làm bài tập vào cuối tuần.) |
Đứng trước động từ thường: Subject + Adverb + Verb + Object | Tom usually plays football with his friends on the weekend. (Tom thường chơi đá banh với bạn anh ấy vào cuối tuần.) | |
Đứng trước động từ thường và sau động từ To Be trong câu bị động: Subject + To be + Adverb + V-ed/V (past participle) | The house was terribly destroyed by the hurricane last night. (Căn nhà đã bị tàn phá tồi tệ bởi cơn bão tối qua.) | |
Kết hợp với một động từ để tạo thành cụm động từ (Phrasal verb): Phrasal verb = Verb + Adverb | They've called off the meeting. (Họ đã hủy cuộc họp.) | |
So với tính từ | Đứng trước tính từ: Subject + To be + Adverb + Adjective | You are absolutely gorgeous. (Bạn thật lộng lẫy.) |
So với trạng từ khác | Đứng cạnh nhau bổ nghĩa cho nhau: Subject + Verb/Tobe + Adverb 01 + Adverb 02 (+ Object) | Mike spoke really fast when I talked with him. (Mike nói chuyện rất nhanh khi tôi nói chuyện với anh ấy.) |
2. Vị trí của trạng từ trong câu
Thông thường trạng từ sẽ có 3 vị trí phổ biến là đầu câu, giữa câu và cuối câu. Mỗi vị trí đứng sẽ có cách sử dụng cũng như chức năng khác nhau.
Vị trí | Cách sử dụng | Ví dụ |
|
Đầu câu (Front position) | Trạng từ có thể đứng đầu một mệnh đề để bổ nghĩa cho cả mệnh đề đó: Adverb, S + V | Suddenly, Tonny ran out of the classroom and cried. (Đột nhiên Tonny chạy ra khỏi lớp học và khóc òa lên.) |
|
Đối với động từ thường, trạng từ đứng giữa chủ ngữ và động từ chính trong câu: Subject + Adverb + Động từ thường Đối với động từ tobe, trạng từ đứng sau động từ tobe: Subject + động từ tobe + Adverb + O | Tom usually wakes up late at the weekend. (Tom thường thức dậy rất muộn vào cuối tuần.) The mother was definitely happy (Người mẹ chắc chắn đã rất hạnh phúc.) | ||
Ở dạng câu hỏi trạng từ sẽ được đặt ở sau chủ ngữ và trước động từ (Question Words) + Aux + Subject + Adverb + Verb? | Have you ever read psychological books? (Bạn đã bao giờ đọc qua những cuốn sách tâm lý chưa?) |
| |
Cuối câu (End position) | Đứng ở vị trí cuối cùng của mệnh đề: S + V + Adverb | The bus moved slowly. (Xe buýt di chuyển chậm.) |
|
7 loại trạng từ theo chức năng
Như vậy, chúng ta đã phân chia trạng từ theo vị trí. Bên cạnh cách phân loại này thì trong tiếng Anh cũng sắp xếp các loại trạng từ theo chức năng của nó trong câu.
Các trạng từ trong tiếng anh được chia làm 7 chức năng cơ bản và một số chức năng khác sẽ được DOL cung cấp cụ thể sau đây.
1. Trạng từ chỉ cách thức (Adverb of manner)
Chức năng: Trạng từ chỉ cách thức dùng để diễn tả cách thức, phương thức mà hành động được diễn ra.
Vị trí: Trạng từ chỉ cách thức thường đứng trước/sau động từ hoặc sau tân ngữ (nếu có).
Một số trạng từ được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: badly, well, carefully, noisily, slowly, suddenly, beautifully, quietly, happily, rapidly,...
Ví dụ.
My mother carefully placed the book on the table. (Mẹ tôi cẩn thận đặt quyển sách lên bàn.)
Time seems to have passed quickly. (Thời gian có vẻ đã trôi qua thật nhanh.)
2. Trạng từ chỉ thời gian (Adverb of time)
Chức năng: Trạng từ chỉ thời gian dùng để cung cấp thêm thông tin thời gian mà hành động được diễn ra.
Vị trí: Trạng từ chỉ thời gian thường đứng cuối câu, hoặc cũng có thể ở đầu câu nếu muốn nhấn mạnh.
Một số trạng từ thời gian được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: now, yesterday, recently, afterward, soon, before, early, ago, today, in + mốc thời gian, for + khoảng thời gian,.....
Ví dụ.
My sister went to the supermarket yesterday. (Chị tôi đi siêu thị vào hôm qua.)
Next week, I’m moving to Japan. (Tuần tới, tôi sẽ chuyển tới Nhật Bản.)
3. Trạng từ chỉ tần suất (Adverb of frequency)
Chức năng: Trạng từ chỉ tần suất cho biết một hoạt động được diễn ra lặp lại với tần suất như thế nào.
Vị trí: Trạng từ chỉ tần suất đứng thường là sau động từ tobe hoặc trước động từ thường.
Một số Frequency Adverb được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: normally, frequently, regularly, sometimes, always, usually, often, rarely, never, ever,...
Ví dụ.
He often plays games on the weekend. (Anh ấy thường chơi game vào những ngày cuối tuần)
The trains here are sometimes late. (Những chuyến tàu ở đây thỉnh thoảng bị muộn)
4. Trạng từ chỉ nơi chốn (Adverb of place)
Chức năng: Trạng từ nơi chốn cung cấp thêm thông tin về địa điểm nơi mà hành động được diễn ra.
Vị trí: Trạng từ chỉ nơi chốn thường được đặt ở cuối câu, tuy nhiên đôi khi được đặt đầu câu (đặc biệt là trong lối văn viết)
Một số trạng từ nơi chốn được sử dụng phổ biến gồm: there, here, away, out, below, along, back, everywhere, somewhere, nearby, inside, outside, around...
Ví dụ.
The parking lot was full so I parked my motorbike nearby. (Bãi đậu xe đã hết chỗ nên tôi gửi xe máy của mình gần đây.)
Here we see the positive effect of teamwork. (Tại đây chúng ta thấy được những lợi ích của làm việc nhóm.)
5. Trạng từ chỉ mức độ (Adverb of degree)
Chức năng: Trạng từ chỉ mức độ diễn đạt mức độ hoặc cường độ của đối tượng nó bổ nghĩa.
Vị trí: Trạng từ chỉ mức độ có thể đặt ở giữa câu, cuối câu hoặc trước một trạng từ/tính từ khác.
Một số trạng từ chỉ mức độ được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: too, completely, entirely, absolutely, greatly, extremely, perfectly, exactly, slightly, rather, quite, a lot, a bit,...
Ví dụ.
I really enjoy talking with him. (Tôi rất thích nói chuyện với anh ấy.)
They were only slightly injured in the crash. (Họ chỉ bị thương nhẹ trong vụ va chạm.)
6. Trạng từ liên kết (Conjunctive Adverbs)
Chức năng: Trạng từ liên kết dùng để liên kết hai mệnh đề với nhau.
Vị trí: Trạng từ liên kết thường đứng ở giữa hai mệnh đề mà nó liên kết.
Lưu ý: Khi một trạng từ liên kết nối hai mệnh đề độc lập lại thành một câu, thì trước nó là dấu chấm phẩy và sau nó là dấu phẩy. Trong trường liên kết với câu riêng lẻ, dấu phẩy được dùng để tách trạng từ liên kết với câu.
Ví dụ.
The overuse of caffeine products is proven to have a negative effect on human health ; however, the controlled amount can make human lives better. (Việc lạm dụng những sản phẩm kích thích được chứng minh là có hại cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng chúng có kiểm soát thì có thể giúp ích cho cuộc sống của mình.)
Tom was really tired. Nevertheless, he made an attempt to finish the exam. (Tom đã rất mệt. Tuy nhiên anh ấy vẫn cố gắng hoàn tất bài thi.)
7. Một số trạng từ khác
Trạng từ chỉ số lượng (Adverb of quantity)
Chức năng: Đây là các trạng từ chỉ số lượng hay mức độ hành động như ít hay nhiều.
Vị trí: Trạng từ chỉ số lượng thường đứng ở cuối câu hoặc đứng trước mà nó bổ nghĩa.
Một số trạng từ số lượng tiếng Anh được sử dụng phổ biến hiện nay gồm once, twice, many, much, few, little...
Ví dụ.
There are a few problems with your report. (Có một vài vấn đề với bản báo cáo của bạn.)
My teacher knows too much about my private life. (Giáo viên của tôi biết quá nhiều về đời sống cá nhân của tôi.)
Trạng từ nghi vấn (Adverb of questions)
Chức năng: Những trạng từ này thường được sử dụng để phủ định, nghi vấn, phỏng đoán. Trạng từ chỉ nghi vấn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành câu hỏi.
Vị trí: Trạng từ nghi vấn đứng đầu câu
Một số những trạng từ nghi vấn được sử dụng nhiều hiện nay gồm what, when, why, how,....
Ví dụ.
Why is the house in such a mess? (Tại sao ngôi nhà lại lộn xộn như vậy?)
What is the date today? (Hôm nay là ngày bao nhiêu?)
Thứ tự các loại trạng từ trong câu
Thứ tự các loại trạng từ trong câu sẽ tuân theo một trật tự nhất định. Thông thường trạng từ sẽ đứng theo thứ tự dưới đây.
Cách thức (manner) → Địa điểm (place) → Tần suất (frequency) → Thời gian (time)
Ví dụ:
Mary has to sprint as fast as possible (manner) through the park (place) every evening (frequency) after school (time)
(Mary phải chạy thật nhanh qua công viên mỗi buổi tối sau khi tan học.)
Cách tạo ra trạng từ, dấu hiệu nhận biết trạng từ và các trạng từ bất quy tắc
Trong phần này, hãy cùng DOL tìm hiểu về các cách tạo trạng từ tiếng anh từ các từ loại khác, cùng với cách để nhận biết trạng từ. DOL cũng sẽ cung cấp cho bạn các trạng từ bất quy tắc cần ghi nhớ trong tiếng Anh.
Cách tạo ra trạng từ
Để tạo lập trạng từ, một cách phổ biến là thêm đuôi "-ly" vào cuối của một tính từ. Tuy nhiên, không hẳn tính từ nào cũng có trạng từ tương ứng bằng cách này, bạn cũng có thể tạo ra trạng từ từ danh từ hay giới từ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 3 cách tạo lập này nhé.
1. Cách tạo ra trạng từ từ tính từ
Để tạo ra trạng từ trong tiếng Anh từ tính từ, bạn có thể áp dụng một số quy tắc chung trong bảng sau.
Cách dùng | Tính từ | Trạng từ | |
Đa số tính từ | Thêm đuôi -ly | quick nice sole careful | quickly nicely solely carefully |
Tính từ có đuôi -able or -ible or -le | Biến đuôi -e thành -y | regrettable horrible gentle | regrettably horribly gently |
Tính từ có đuôi -y | Biến đuôi -y thành -ily | happy easy | happily easily |
Tính từ có đuôi -ic | Thêm đuôi -ally | economic basic | economically basically |
Tính từ có đuôi -l | Gấp đôi -l và thêm -y | careful beautiful | carefully beautifully |
Từ hạn định (some, no, any) | Thêm đuôi “-where, -way, -how” | some no any | somewhere noway anyhow |
Lưu ý.
Không phải tất cả các từ kết thúc bằng -ly đều là trạng từ.
Ví dụ: Các từ có đuôi -ly sau đây đều là tính từ: friendly (thân thiện), lovely (dễ thương), lonely (cô đơn), neighbourly (hòa thuận), early (sớm), lively (sống động), sickly (ốm yếu), orderly (ngăn nắp)...
Một số từ có đuôi “-ly” nhưng vừa là trạng từ, vừa là tính từ tùy theo trường hợp sử dụng khác nhau
Ví dụ.
(1) Mike will attend a weekly meeting with his manager this afternoon. (Mike sẽ tham gia cuộc họp hàng tuần với xếp của anh ấy chiều nay.)
(2) Mike visits his grandparents weekly. (Mike thăm ông bà của anh ấy hàng tuần.)
Cùng là từ “weekly” nhưng ở ví dụ (1) từ vựng này đóng vai trò là tính từ bổ nghĩa cho danh từ “meeting”, còn ở ví dụ 2 nó lại mang vai trò của một trạng từ bổ nghĩa cho động từ “visit”.
Ngoài “weekly” ra, còn có những từ thuộc trường hợp trên: hourly (hàng giờ), daily (hàng ngày), nightly (hàng đêm), monthly (hàng tháng), quarterly (hàng quý) và yearly (hàng năm).
2. Cách tạo ra trạng từ từ danh từ
Trạng từ có thể được tạo ra bằng cách dùng tiền tố là giới từ chỉ phương hướng như “in/ out/ down” vào trước danh từ.
“in/ out” + | Noun | Adverb |
in | doors | indoors (trong nhà) |
out | doors | outdoors (ngoài trời) |
down | town | downtown (trong thị trấn) |
Ví dụ: Tom isn’t staying here anymore. He has lived downtown since last month.
(Tom không còn sống ở đây nữa. Anh ấy đã sống ở thị trấn kể từ tháng trước.)
3. Cách tạo ra trạng từ từ giới từ
Trạng từ có thể được tạo ra bằng cách kết hợp “here”, “there” và “where” với giới từ “in”, “on”, “by”.
“here/there/where” + | Giới từ (preposition) | Adverb |
here | in | herein (ở đây) |
there | on | thereon (trên đó) |
where | by | whereby (nhờ bằng phương cách đó) |
Ví dụ: The company has just introduced a new system whereby all employees must apply to their work.
(Công ty vừa mới giới thiệu một hệ thống mới mà nhờ đó tất cả nhân viên phải áp dụng vào công việc của họ.)
Dấu hiệu nhận biết trạng từ
Đa số trạng từ đều có đuôi “-ly”: carefully (cẩn thận), mostly (đa số), actually (thực sự), quickly (nhanh), slowly (chậm)…
Một số trạng từ có đuôi “-ward”, “-wise”: likewise (cũng vậy), upward (hướng lên lên trên), downward (hướng xuống dưới)…
Một số trạng từ có hình thức như tính từ: early (sớm), fast (nhanh), hard (chắc, mạnh),…
Các trạng từ bất quy tắc
Đây là danh sách các trạng từ bất quy tắc, tức là những trạng từ không tuân theo quy tắc thông thường.
Tính từ | Trạng từ | Ví dụ |
good | well | The team works well together. (Nhóm làm việc tốt với nhau.) |
fast | fast | Night was fast approaching. (Đêm đã đến rất nhanh.) |
hard | hard | He is fighting hard to keep his job. (Anh ấy đang chiến đấu hết mình để giữ được công việc của mình.) |
late | late | I got up late (Tôi đã thức dậy muộn) |
early | early | We arrived at class early. (Chúng tôi đã đến lớp sớm.) |
daily | daily | News stories are updated daily. (Những câu chuyện tin tức được cập nhật hàng ngày.) |
straight | straight | He was too tired to walk straight. (Anh quá mệt để có thể đi thẳng.) |
wrong | wrong/wrongly | My name is spelt wrong. (Tên tôi viết sai chính tả.) |
Những lỗi thường gặp khi sử dụng trạng từ
1. Không phân biệt được trạng từ liên kết (Conjunctive Adverb) và liên từ (Conjunction)
Không phân biệt được trạng từ liên kết và liên từ là một trong những lỗi phổ biến với những người chưa có tiếp xúc nhiều với tiếng Anh. Tuy công dụng của hai từ loại này tương đối giống nhau nhưng liên từ và trạng từ liên kết lại khác nhau về chức năng và vị trí.
Chức năng: Trạng từ liên kết có vai trò kết nối hai mệnh đề độc lập thành một câu. Trong khi đó, liên từ lại có chức năng chính là liên kết hai từ, hai cụm từ. Ngoài ra, liên từ phụ thuộc (subordinating conjunction) có thể liên kết hai mệnh đề với nhau (trong đó có một phần là mệnh đề phụ thuộc).
Ví dụ:
Trạng từ liên kết: My daughter kept talking in class; therefore, she got in trouble. (Con gái tôi liên tục nói chuyện trong lớp, vì vậy, nó đã gặp rắc rối.)
→ Trong ví dụ này, trạng từ “therefore” liên kết hai mệnh đề độc lập với nhau.
Liên từ: My sister neither like Rock music nor Jazz music. (Chị gái tôi không thích nhạc Rock hay nhạc Jazz.)
→ Trong ví dụ này, liên từ “neither” - “nor” liên kết 2 cụm danh từ với nhau.
Vị trí: Cả hai loại từ này đều có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu. Tuy nhiên, thông thường, các trạng từ liên kết sẽ được ngăn cách với thành phần chính của câu bằng dấu phẩy (và dấu chấm phẩy), trong khi, các liên từ thì có thể không cần đi kèm dấu câu (trong trường hợp liên kết 2 từ/cụm từ).
Ví dụ.
Trạng từ liên kết: You’re my friend; nonetheless, I feel like you’re taking advantage of me. (Bạn là bạn của tôi; tuy nhiên, tôi có cảm giác như bạn đang lợi dụng tôi.)
→ Trong ví dụ này, trạng từ “nonetheless” đứng giữa câu và được ngăn cách với thành phần chính của câu bằng dấu phẩy và dấu chấm phẩy.
Liên từ: I went to the store to buy apple and banana. (Tôi đã tới cửa hàng để mua táo và chuối.)
→ Trong ví dụ này, liên từ “and” đứng giữa câu để liên kết 2 từ và không cần được ngăn cách bởi dấu phẩy.
2. Sử dụng trạng từ ở đầu câu và bổ sung nghĩa cho cả câu nhưng không thêm dấu phẩy sau trạng từ.
Trên thực tế, nếu trạng từ giữ chức năng bổ nghĩa cho cả câu và đứng đầu tiên trong câu thì theo sau nó luôn luôn phải có dấu phẩy.
Ví dụ: Honestly, I don’t think you should go to this coffee shop. (Thành thật mà nói, tôi không nghĩ bạn nên đến quán cà phê này.)
→ Trong ví dụ này, trạng từ “honestly” được đặt ở đầu câu để bổ sung nghĩa cho cả câu. Khi trạng từ đứng ở đầu câu, theo sau nó luôn phải có dấu phẩy.
3. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng trạng từ trong IELTS Writing
Đặt sai vị trí của trạng từ trong câu: Trạng từ nên được đặt vị trí chính xác so với loại từ (động từ tobe, động từ thường…) mà chúng đang bổ nghĩa trong câu.
Ví dụ.
Incorrect: Lan does homeworks always.
Correct: Lan always does homeworks.
Dịch nghĩa: Lan luôn làm BTVN.
→ Trong ví dụ này, trạng từ chỉ tần suất phải đứng trước động từ thường.
Lạm dụng quá mức trạng từ chỉ mức độ như là “very”, “really”, “extremely”, “absolutely”, “incredibly”: Bạn cần tránh lạm dụng quá mức trạng từ chỉ mức độ để bài viết không bị phóng đại quá mức hoặc thiếu tính chính xác.
Ví dụ.
This new song was very, very good. I really enjoyed it. (Bài hát mới này rất, rất hay. Tôi thực sự rất thích nó.)
The weather is really, really cold. I feel like I am about to freeze. (Thời tiết thực sự, thực sự rất lạnh. Tôi cảm thấy như mình sắp đóng băng.)
→ Trong hai ví dụ này, việc lạm dụng từ chỉ mức độ khiến câu văn bị phóng đại quá mức.
Nhầm lẫn giữa tính từ và trạng từ: Bạn cần nắm rõ chức năng và vị trí của tính từ và trạng từ trong câu, Bạn cần xem xét loại từ cần được bổ nghĩa là gì để quyết định sử dụng tính từ hoặc trạng từ (Tính từ bổ nghĩa cho danh từ, trong khi trạng từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ khác).
Ví dụ.
Incorrect: She runs quick.
Correct: She runs quickly. (Cô ấy chạy nhanh.)
→ Trong trường hợp này, trạng từ “quickly” phải được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ “runs”.
Tổng hợp bài tập về trạng từ trong tiếng Anh kèm đáp án
Sau khi đã học được những kiến thức tổng quan về trạng từ, hãy áp dụng chúng vào các bài tập nhỏ dưới đây. Những bài tập này đơn giản này sẽ giúp bạn củng cố lại bài học.
Nếu bạn muốn luyện tập các dạng bài tập trạng từ tiếng Anh nâng cao hơn hoặc các từ loại khác, DOL Grammar luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rèn luyện ngữ pháp của bạn.
Bài 1: Chọn câu có trạng từ được đặt đúng vị trí.
Bài 2: Điền vào chỗ trống bằng cách chọn trạng từ thích hợp nhất trong phần gợi ý.
1. She ran to the store
2. The dogs bark
3. She speaks English
4. The rain falls
5. The baby is
6. The naughty boy is
7. My aunt
8. My grandpa is
9. I met a magician
10. Ambition urges us
Bài 3: Điền tính từ hoặc trạng từ vào chỗ trống
1. The bus driver was
2. Linh is
3. Mai is a
4.
Be
5. Tom looks
6. Jack is
7. This steak smells
8. He drives the car
9. Don't speak so
10. Maria
Tổng kết
Trong bài viết trên, DOL đã cung cấp cho bạn kiến thức tổng quan và chi tiết về định nghĩa, chức năng, vị trí và các loại trạng từ trong câu. Với những kiến thức được chia sẻ ở bài viết này hy vọng bạn đã nắm được kiến thức về trạng từ và cách ứng dụng chúng trong tiếng Anh.
Ngoài ra bạn có thể nâng cao kiến thức Anh ngữ bằng việc thường xuyên ghé thăm các bài viết của DOL Grammar! Hi vọng là bạn tìm thấy những thông tin và kiến thức bổ ích cho hành trình học tiếng Anh của mình.
Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!