Câu bị động (Passive Voice): Định nghĩa, Công thức, cách dùng và bài tập đầy đủ nhất
Câu bị động (Passive Voice) là một trong những cấu trúc câu cơ bản và thông dụng nhất trong tiếng Anh. Cấu trúc bị động được sử dụng để tập trung vào đối tượng chịu tác động từ hành động đó thay vì người/sự vật thực hiện hành động.
Trong bài viết này sẽ chia sẻ những kiến thức quan trọng về khái niệm và công thức của cấu trúc câu bị động, cách chuyển chủ động sang câu bị động cũng như các loại câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh. Đúc kết lại là những lưu ý và bài tập passive voice được chính DOL Grammar biên soạn nhằm giúp bạn củng cố kiến thức được học trong bài. Hãy cùng bắt đầu bày học ngay nhé!
Câu bị động (Passive Voice) là gì?
Câu bị động (Passive Voice) là câu mà trong đó chủ ngữ (người/sự vật) không tự thực hiện hành động mà chịu ảnh hưởng hoặc tác động ngược lại bởi một đối tượng/sự vật khác.
Nói cách khác, chủ thể bị tác động được nhắc đến trong câu trở thành trọng tâm của cả câu đó.
Hãy theo dõi sự khác biệt khi câu chủ động được chuyển đổi câu sang thể bị động thông qua các ví dụ sau.
Câu chủ động (Active voice) | Câu bị động (Passive voice) |
My mom punished me for being late (Mẹ tôi đã phạt tôi vì đi học trễ.) | I was punished for being late by my mom. (Tôi đã bị phạt vì đi học trễ bởi mẹ tôi.) |
My mom gave me a gift because of my outstanding academic performance (Mẹ tôi đã tặng quà cho tôi bởi vì thành tích học tập xuất sắc của tôi.) | I was given a gift by my mom because of my outstanding academic performance. (Tôi đã được tặng quà bởi mẹ tôi bởi vì thành tích học tập xuất sắc của tôi.) |
Cấu trúc câu bị động là một trong những cấu trúc câu (Sentence Structure) cơ bản và được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh. Hãy tìm hiểu công thức của công bị động ở nội dung tiếp theo nhé!
Công thức câu bị động (Passive Voice)
Công thức chung cho câu bị động sẽ được chia ở 3 dạng câu khẳng định, phủ định và nghi vấn. Tìm hiểu rõ hơn trong bảng sau nhé!
Công Thức | Ví dụ | |
Câu khẳng định | Câu chủ động: S + V + O. → Câu bị động: O (cũ) + be + V3 + by + S (cũ). | Câu chủ động: I push the door. (Tôi đẩy cửa vào.) → Câu bị động: The door is pushed by me. (Cửa được đẩy vào bởi tôi.) |
Câu phủ định | Câu chủ động: S + not + V + O. → Câu bị động: O (cũ) + be + not + V3 + by + S ( cũ). | Câu chủ động: I did not hit her car. (Tôi đã không đụng chiếc xe của cô ấy.) → Câu bị động: Her car was not hit by me. (Chiếc xe của cô ấy đã không bị đụng bởi tôi.) |
Câu nghi vấn | Câu chủ động: Trợ động từ + S + V + O? → Câu bị động: Trợ động từ + O (cũ) + be + not + V3 + by + S (cũ)? | Câu chủ động: Have you washed your bike before you bring it in? (Bạn đã rửa xe trước khi bạn đem nó vào chưa.) → Câu bị động: Have your bike been washed before you bring it in? (Chiếc xe của bạn đã được rửa trước khi bạn đem nó vào chưa.) |
Lưu ý: Cấu trúc “by + O” chỉ hiện diện khi người nói muốn nhấn mạnh đối tượng thực hiện hành động. Tuy nhiên, bạn không cần cụ thể đối tượng thực hiện hành động trong câu bị động nếu thông tin này không phải là thông tin chính.
Cách dùng By trong những câu bị động thường để chỉ người thực hiện hành động và mang nghĩa là “bởi ai đó”.
Cụ thể hơn, nếu người nói không muốn cụ thể đối tượng thực hiện hành động hoặc không biết đối tượng thực hiện hành động, câu bị động không cần sử dụng kèm cấu trúc “by O”.
Ví dụ: Last night, my house was broken into. (Tối qua, nhà tôi bị đột nhập.)
Trong ví dụ trên, người nói không biết đối tượng nào thực hiện hành động đột nhập vào nhà của mình. Vì vậy, người nói không cần cụ thể đối tượng này trong câu bị động.
Chuyển câu chủ động sang câu bị động như thế nào?
Để chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động, bạn cần tuân thủ theo các bước sau.
Bước | Quy trình | Ví dụ |
Bước 1 | Xác định chủ ngữ, động từ, và tân ngữ của câu. | Ví dụ: “John took my dog for a walk.”
|
Bước 2 | Chuyển tân ngữ thành chủ ngữ mới và biến chủ ngữ cũ thành đối tượng tác động (đi sau “by”). |
*Lưu ý: với tân ngữ mới này là đối tượng thực hiện hành động thì ta thêm giới từ “by” (bởi) phía trước → “by John”. |
Bước 3 | Xác định thì (tense) của động từ chính trong câu chủ động. | Động từ: “took” ở dạng quá khứ đơn. |
Bước 4 | Thay thế động từ chính bằng động từ “be” và chia thì đã xác định ở bước 3 cho động từ này. | Chủ ngữ mới: “My dog” (ngôi thứ ba số ít) -> động từ “be” ở dạng quá khứ đơn là “was” |
Bước 5 | Bổ sung động từ chính sau “be” và chia ở dạng V3. | Động từ “took” -> chuyển sang V3 là “taken”. Viết sau động từ “be” (was) sẽ là “was taken”. |
Bước 6 | Viết thành phần bổ sung nghĩa (nếu có) sau cụm động từ bị động mới. | Thành phần còn lại trong câu gốc ban đầu là: “for a walk”. |
Bước 7 | Kết hợp chủ ngữ mới, đối tượng tác động và động từ với cụm bạn có ở bước 6. | My dog was taken for a walk by John. |
Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động trong các thì khác nhau, thành phần chính mà bạn cần điều chỉnh là động từ to be để phù hợp với thì của câu.
Dưới đây là bảng tổng hợp cấu trúc câu bị động theo 12 thì trong tiếng Anh.
S | To be | Past participle (V3) | Phần còn lại của câu |
1. Thì hiện tại đơn | |||
S | am/is/are | V3 | + Phần còn lại của câu. |
A tree Cái cây | is thì | planted được trồng | by my mother. bởi mẹ tôi |
2. Thì hiện tại tiếp diễn | |||
S | am/is/are being | V3 | + Phần còn lại của câu. |
The house Ngôi nhà | is being đang được | cleaned làm sạch | at the moment by the men. hiện tại bởi những người đàn ông. |
3. Thì hiện tại hoàn thành | |||
S | has/have been | V3 | + Phần còn lại của câu. |
The dog Con chó | has been đã được | fed nhận nuôi | just 5 minutes before. chỉ 5 phút trước. |
4. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn | |||
S | has/have been being | V3 | + Phần còn lại của câu. |
My laptop Máy tính của tôi | has been being đã được | used sử dụng | by me for 5 years. bởi tôi 5 năm. |
5. Thì quá khứ đơn | |||
S | was/were | V3 | + Phần còn lại của câu. |
I Tôi | was đã được | told nói | about the plan. về kế hoạch. |
6. Thì quá khứ tiếp diễn | |||
S | was/were being | V3 | + Phần còn lại của câu. |
The car Chiếc xe | was being đã đang được | driven lái | by John when I last saw it. bởi John lần cuối tôi thấy nó. |
7. Thì quá khứ hoàn thành | |||
S | had been | V3 | + Phần còn lại của câu. |
My manager Quản lý của tôi | had been đã được | briefed tóm tắt | about the meeting before he attended it. về buổi họp trước khi anh ấy dự nó. |
8. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn | |||
S | had been being | V3 | + Phần còn lại của câu. |
The program Cái chương trình | had been being đã đang được | tested kiểm tra | by the tech team when I installed it. bởi đội kỹ thuật khi tôi cài đặt nó. |
9. Thì tương lai đơn | |||
S | will be | V3 | + Phần còn lại của câu. |
The course Chương trình học | will be sẽ được | finished hoàn tất | at the end of the year. vào cuối năm nay. |
10. Thì tương lai tiếp diễn | |||
S | will be being | V3 | + Phần còn lại của câu. |
The customer Người khách hàng | will be being sẽ đang được | met tiếp | by Mr. John at five this evening. bởi ông John vào năm giờ chiều nay. |
11. Thì tương lai hoàn thành | |||
S | will have been | V3 | + Phần còn lại của câu. |
The project Cái dự án | will have been sẽ đã được | examined kiểm tra | before its release. trước khi nó được ra mắt. |
12. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn | |||
S | will have been being | V3 | + Phần còn lại của câu. |
English Tiếng Anh | will have been being sẽ đã đang được | studied học | by me for a year up until next month. bởi tôi được một năm tính đến tháng sau. |
Các động từ chính trong các thì có thể chia “not” để biến thành câu bị động dạng phủ định.
Các loại câu bị động đặc biệt
Câu bị động đặc biệt được dùng để nhấn mạnh đối tượng của hành động hoặc khi không biết người thực hiện hành động đó là ai. Câu bị động đặc biệt được chia làm 7 dạng với công thức khác nhau.
1. Công thức câu bị động với 2 tân ngữ
Một số động từ theo sau bởi hai tân ngữ (tân ngữ chỉ người và tân ngữ chỉ vật) có 2 cách chuyển đổi thành câu bị động.
Loại câu | Công thức | Ví dụ |
Câu chủ động | S + V + O (người) + O (vật) | I gave my father a new shirt. (Tôi đã tặng cho cha tôi một chiếc áo mới.) |
Câu bị động | Chuyển tân ngữ chỉ người thành S. -> S + be + V3 + O (vật) + by + người tác động. | My father was given a new shirt (by me). (Cha của tôi đã được tặng một chiếc áo mới (bởi tôi).) |
Chuyển tân ngữ chỉ vật thành S. -> S + be + V3 + giới từ + O (người) + by + người tác động. | A new shirt was given to my father (by me). (Một chiếc áo mới đã được tặng cho cha tôi (bởi tôi).) |
2. Công thức câu bị động với động từ dạng V + V-ing
Đối với các động từ đi kèm với động từ V-ing phía sau, bạn có thể áp dụng cách chuyển đổi sau để biến câu chủ động thành câu bị động.
Loại câu | Công thức | Ví dụ |
Câu chủ động | S + V + V-ing + O. | I love watering my flowers in the morning. (Tôi thích tưới những bông hoa vào buổi sáng.) |
Câu bị động | S + V + O + being + V3 | I love my flowers being watered in the morning. (Tôi thích những bông hoa của tôi được tưới vào buổi sáng.) |
3. Công thức câu bị động với động từ tri giác
Các động từ giác quan là các động từ chỉ nhận thức của con người như: see (nhìn), hear (nghe), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy). Đối với các động từ tri giác, bạn sử dụng các công thức sau để chuyển đổi.
Sau các động từ tri giác là V-ing | ||
Loại câu | Công thức | Ví dụ |
Câu chủ động | S + V giác quan + O + V-ing | They saw the lorry running down the hill. (Họ thấy chiếc xe tải chạy xuống đồi). |
Câu bị động | S + be + V3/ed + V-ing | The lorry was seen running down the hill. (Chiếc xe tải được nhìn thấy chạy xuống đồi.) |
Sau các động từ tri giác là V-bare | ||
Loại câu | Công thức | Ví dụ |
Câu chủ động | S + V giác quan + O + V0 | I heard her cry. (Tôi nghe thấy cô ấy khóc) |
Câu bị động | S + be + V3/ed + to + V | She was heard to cry. (Cô ấy được nghe là đã khóc.) |
4. Công thức câu bị động của câu mệnh lệnh
Đối với câu chủ động là câu mệnh lệnh, bạn sử dụng cấu trúc với động từ “let” để chuyển thành dạng bị động.
Câu mệnh lệnh dạng khẳng định | ||
Loại câu | Công thức | Ví dụ |
Câu chủ động dạng khẳng định | V0 + O | Sign your name here, please. (Hãy vui lòng ký tên của bạn ở đây.) |
Câu bị động dạng chủ động | Let + O + be + V3 | Let your name be signed here, please. (Hãy vui lòng để tên của bạn được ký ở đây.) |
Câu mệnh lệnh dạng phủ định | ||
Loại câu | Công thức | Ví dụ |
Câu chủ động dạng phủ định | Don’t V0 + O | Don’t touch the wet paint. (Đừng chạm vào sơn còn ướt) |
Câu bị động dạng phủ định | Don’t let + O + be + V3 | Don’t let the wet paint be touched. (Đừng để sơn còn ướt bị chạm vào.) |
5. Công thức câu bị động kép
Câu bị động kép là câu được hình thành bằng cách sử dụng hai động từ ở dạng bị động trong một câu. Câu bị động kép thường xuất hiện khi một đối tượng chịu sự tác động của 2 hành động trở lên.
Câu chủ động | Câu bị động đơn | Câu bị động kép |
People believe that the storm broke the lighthouse. (Người ta tin rằng cơn bão đã đánh ngã tòa hải đăng.) | The storm is believed to break the lighthouse. (Cơn bão được tin rằng đã đánh ngã tòa hải đăng.) | The lighthouse is believed to be broken by the storm. (Toà hải đăng được tin rằng đã bị đánh ngã bởi cơn bão.) |
Trong ví dụ trên, đối tượng ngọn hải đăng (the lighthouse) đang chịu tác động của 2 hành động, bao gồm hành động thứ nhất là “believe” của đối tượng “people” và hành động thứ hai là “break” của đối tượng “storm”. Vì vậy bạn có thể sử dụng cấu trúc câu bị động kép cho ngọn hải đăng.
Để hiểu rõ hơn về công thức và các dạng bị động kép, bạn có thể tham khảo bảng tổng hợp 4 công thức với ví dụ tương ứng sau đây.
Dạng câu bị động | Công thức | Ví dụ |
Chủ ngữ chịu sự tác động của 2 hành động từ 1 đối tượng. | O (cũ) + be + V3 thứ nhất + and + (be) + V3 thứ hai + (by + S (cũ)). | Câu chủ động: The criminal stole a car and drove it to the gas station. (Tên tội phạm đã trộm một chiếc xe hơi và lái nó đến cây xăng.) -> Câu bị động kép: A car was stolen and driven to the gas station by the criminal. (Một chiếc xe hơi đã bị trộm và bị lái đến cây xăng bởi tên tội phạm.) |
Chủ ngữ chịu sự tác động của 2 hành động từ 2 đối tượng khác nhau. | O (cũ) + be + V3 thứ nhất + (by + O1 (cũ)) + and + (be) + V3 thứ hai + (by + O2 (cũ)). | Câu chủ động: John will pick me up and his family will greet me at their home. (John sẽ đón tôi và gia đình của anh ấy sẽ chào mừng tôi ở nhà của họ.) -> Câu bị động: I will be picked up by John and greeted by his family at their home. (Tôi sẽ được đón bởi John và được chào mừng bởi gia đình anh ấy ở nhà của họ.) |
Chủ ngữ chịu sự tác động của 2 hành động từ 2 đối tượng khác nhau *Với hành động thứ 1 có dạng bị động là be V3 to V | O (cũ) + be + V3 thứ nhất + by + S (cũ) + to + be + V3 thứ hai. | Câu chủ động: People believe that the storm broke the lighthouse. (Người ta tin rằng cơn bão đã đánh ngã tòa hải đăng.) -> Câu bị động: The lighthouse is believed to be broken by the storm. (Toà hải đăng được tin rằng đã bị đánh ngã bởi cơn bão.) |
Câu bị động kép dạng tường thuật | It + be + V3 tường thuật + that + O (cũ) + be + V3 + by + S (cũ). | Câu chủ động: People believe that the storm broke the lighthouse. (Người ta tin rằng cơn bão đã đánh ngã tòa hải đăng.) -> Câu bị động: It is believed that the lighthouse was broken by the storm. (Nó được tin rằng là tòa hải đăng đã bị đánh ngã bởi cơn bão.) |
6. Câu bị động với các động từ make, let, have, và get
Đối với các động từ make, let, get và allow, bạn cần sử dụng các công thức thích hợp khi chuyển sang dạng bị động. DOL Grammar đã tổng hợp bảng công thức bên dưới để bạn có thể dễ dàng theo dõi.
Động từ và dạng chủ động | Công thức bị động | Ví dụ |
| ||
Make + O1 + V + O2 | Sử dụng động từ “make” ở thể bị động cho chủ ngữ là người bị sai khiến: O1 + be + made + to V | Câu chủ động: My dad makes me clean my room every morning. (Ba tôi bắt tôi dọn phòng của tôi mỗi sáng.) Câu bị động: I was made to clean my room every morning by my dad. (Tôi bị bắt dọn phòng mình vào mỗi sáng bởi ba tôi.) |
Sử dụng động từ “make” ở thể sai khiến (Causative form) cho chủ ngữ là người sai khiến: S + make+ O2 + V3 | Câu chủ động: My dad makes me clean my room every morning. (Ba tôi bắt tôi dọn phòng của tôi mỗi sáng.) Câu bị động: My dad makes my room cleaned by me every morning. (Ba tôi bắt rằng phòng của tôi được dọn bởi tôi mỗi sáng.) | |
| ||
Have/Got + O1 + V + O2 | Sử dụng động từ “have/got” ở thể sai khiến (Causative form): S + have/got + O2 + V3 | Câu chủ động: Sarah had her boyfriend wash her car. (Sarah yêu cầu bạn trai của cô ấy rửa xe của cô ấy.) Câu bị động: Sarah had her car washed by her boyfriend. (Sarah yêu cầu xe của cô ấy được rửa bởi bạn trai của cô ấy.) |
| ||
Let + O1 + V + O2 | Sử dụng động từ của tân ngữ ở thể bị động: S + let + O2 + be + V3 + by + O1 | Câu chủ động: Mr. Smith let his son use his ticket to see the movie. (Ông Smith cho phép con trai sử dụng vé xem phim của mình để xem phim.) Câu bị động: Mr. Smith let his ticket be used by his son to see the movie. (Ông Smith cho phép chiếc vé xem phim của mình được sử dụng bởi con trai ông để xem phim.) |
Sử dụng động từ “let” ở thể bị động (đổi sang động từ tương đương allow): S + be + allowed + to V | Câu chủ động: Mr. Smith let his son use his ticket to see the movie. (Ông Smith cho phép con trai sử dụng vé xem phim của mình để xem phim.) Câu bị động: Mr. Smith’s son was allowed to use his ticket to see the movie. (Con trai của ông Smith được cho phép sử dụng chiếc vé của ông ấy để xem phim.) |
Một dạng cấu trúc tương tự khác của câu bị động, đó là cấu trúc Have something done. Đây là dạng cầu khiến bị động, được sử dụng để diễn tả một hành động, công việc được/bị làm bởi người khác, nhấn mạnh tính chất không phải do người nói thực hiện hành động.
7. Công thức câu bị động với động từ khiếm khuyết (modal verb)
Động từ khiếm khuyết không có dạng bị động. Thay vào đó, chúng ta sẽ chia cấu trúc bị động cho động từ chính.
Công thức | Ví dụ | |
Câu chủ động | S + Động từ khiếm khuyết + V nguyên mẫu | The Sun can warm the Earth for millennia. (Mặt Trời có thể làm ấm Trái Đất hàng thiên niên kỷ.) |
Câu bị động | S + Động từ khiếm khuyết + be + V3 | The Earth can be warmed for millennia by the Sun. (Trái Đất có thể được làm ấm hàng thiên niên kỷ bởi Mặt Trời.) |
Những trường hợp sử dụng câu bị động
Câu bị động (passive voice) trong tiếng Anh thường được sử dụng trong 4 tình huống sau.
1. Khi muốn làm nổi bật người/vật bị tác động bởi hành động chứ không phải người/vật thực hiện hành động đó.
Ví dụ.
The house was built in 1655. (Căn nhà được xây vào năm 1654.)
The road is being repaired by those people over there. (Con đường đang được tu sửa bởi những người đứng đằng đó.)
→ Bạn có thể sử dụng câu bị động để làm rõ chủ đề được nhấn mạnh là ngôi nhà và con đường chứ không phải là những người sửa nó.
2. Khi chủ thể gây ra hành động trong câu không rõ là ai, không quan trọng hoặc không muốn đề cập đến.
Ví dụ.
My bike was stolen yesterday so now I have to walk. (Chiếc xe đạp của tôi bị trộm ngày hôm qua nên bây giờ tôi phải đi bộ.)
→ Chủ thể thực hiện hành động trộm không rõ là ai nên bạn cần sử dụng cấu trúc bị động.
The hero was rewarded a small amount of money. (Người hùng đã được trao thưởng một khoảng tiền nhỏ.)
→ Chủ thể thực hiện hành động trao thưởng không phải là thông tin chính nên là không quan trọng nên bạn có thể sử dụng cấu trúc câu bị động.
3. Khi muốn thể hiện tính trang trọng hoặc sử dụng trong văn bản học thuật.
Ví dụ.
Câu chủ động: A few well-chosen words convey a great deal of meaning. (Một vài từ được lựa chọn kỹ lưỡng sẽ truyền tải rất nhiều ý nghĩa.)
Câu bị động: A great deal of meaning is conveyed by a few well-chosen words. (Rất nhiều ý nghĩa được truyền tải bằng một vài từ được lựa chọn kỹ lưỡng.)
→ Khi chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động, bạn có thể khiến cho câu văn mang tính trang trọng hơn.
4. Khi không muốn đổ lỗi hành động cho người nào khác.
Ví dụ.
Errors have been made during the process of writing this book. (Một vài lỗi sai đã bị mắc trong quá trình viết ra cuốn sách này.)
→ Khi sử dụng câu bị động, bạn không cần cụ thể người thực hiện hành động và hướng sự tập trung vào các sai sót đã bị mắc phải.
The project was delayed and wasn’t finished on time. (Dự án đã bị chậm trễ và đã không được hoàn thành kịp lúc.)
→ Tương tự, cấu trúc câu bị động được sử dụng để hướng sự tập trung của người đọc vào sự chậm trễ của dự án, không phải người gây ra sự chậm trễ đó.
Một số lưu ý khi chuyển sang câu bị động trong tiếng Anh
Bạn cần lưu ý một số quy tắc sau để sử dụng câu bị động chính xác nhất.
Nội động từ không dùng ở dạng bị động
Khi động từ chính của câu là nội động từ, bạn không thể chuyển đổi câu về dạng bị động vì chúng không có tân ngữ. Bạn chỉ có thể chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động khi động từ của câu là ngoại động từ vì khi đó, bạn có thể đưa tân ngữ lên làm chủ ngữ mới.
Ví dụ.
My leg hurts. (Chân của tôi đau.)
The accident took place yesterday. (Tai nạn xảy ra vào hôm qua.)
Trong các ví dụ trên, động từ “hurt” và “take place” là các nội động từ, không có tân ngữ phía sau nên không thể chuyển đổi chúng thành dạng bị động.
Khi chủ ngữ trong câu chủ động ở dạng phủ định như no one, nobody, none of + N
Trong câu chủ động ban đầu, nếu chủ ngữ là các đại từ bất định mang nghĩa phủ định như nobody, no one, none of + Nouns, bạn chia thể phủ định trong câu bị động và không cần cụ thể tân ngữ là đại từ bất định này.
Ví dụ.
Nobody saw him leaving the room. (Không ai đã thấy anh ấy rời khỏi căn phòng.)
→ He wasn’t seen leaving the room. (Anh ấy đã không được nhìn thấy rời khỏi căn phòng.)
Trong một số trường hợp động từ be/to get + V3 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang nghĩa khác
Trường hợp 1: Động từ be/to get + V3 chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải
Ví dụ.
Could you please check my mailbox while I am gone. (Bạn có thể kiểm tra hòm thư giúp tôi khi tôi đi vắng không?)
He got lost in the maze of the town yesterday. (Anh ấy lạc trong mê cung ngày hôm qua)
Trong các ví dụ trên, cấu trúc “be gone” và “got lost” không phải là dạng bị động, mà là các cấu trúc có nghĩa lần lượt là “đi mất” và “bị lạc” nên không thể chuyển đổi câu về dạng bị động.
Trường hợp 2: Động từ be/to get + V3 chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy
Ví dụ.
The little boy gets dressed very quickly. (Cậu bé mang quần áo rất nhanh)
I will be done when I finish tightening these bolts. (Tôi sẽ xong khi tôi vặn xong những con ốc này)
Trong các ví dụ trên, cấu trúc “get dressed” và “be done” không phải là dạng bị động, mà là các cấu trúc có nghĩa lần lượt là “tự thay đồ” và “tự hoàn thành một việc nào đó” nên không thể chuyển đổi câu về dạng bị động.
Mọi sự thay đổi về động từ trong câu bị động đều tác động lên động từ “be”, trong khi động từ V3 không thay đổi.
Thay đổi về thì sẽ chỉ ảnh hưởng lên động từ “be”.
Thì hiện tại đơn | Thì quá khứ | Thì hiện tại hoàn thành |
The house is cleaned. | The house was cleaned. | The house has been cleaned. |
Thay đổi về chủ ngữ số ít - số nhiều ảnh hưởng lên động từ “be”.
Chủ ngữ số ít | Chủ ngữ số nhiều |
The chair was fixed. | The chairs were fixed. |
Dùng with (không dùng by) để chỉ dụng cụ, công cụ hoặc nguyên liệu được sử dụng.
Ví dụ.
He was hit with a long and hard bar. (Anh ấy bị đánh bằng một vật dài và cứng.)
→ Vật dài và cứng ở đây không phải là chủ thể chính sát hại anh ấy mà anh ta đã bị sát hại bởi một người nào đó và vật này là công cụ được dùng để tấn công anh ấy.
Bài tập
Sau khi trải qua phần lý thuyết, ta đã hiểu được câu bị động là một trong những cấu trúc ngữ pháp quan trọng giúp bạn diễn đạt ý tưởng một cách linh hoạt và đa dạng hơn. Tiếp theo, phần bài tập câu bị động được DOL Grammar biên soạn sẽ cung cấp cho bạn những thử thách thú vị để luyện tập và củng cố kiến thức về cấu trúc này.
Bài tập 1: Fill in the gaps with the correct passive form of the verbs in the original sentences.
1. She told me to meet her at the park.
→ I
2. The chef prepared a delicious meal for us.
→ A delicious meal
3. They will assign a new project to the team next week.
→ A new project
4. The company is promoting him to a higher position.
→ He
5. Someone stole my bike yesterday.
→ My bike
6. The teacher will be giving the students a challenging assignment this time next week.
→ The students
7. Someone had been repairing the broken window in the office before I came.
→ The broken window
8. They have already announced the winners of the competition.
→ The winners
9. The gardener is planting new flowers in the garden.
--> New flowers
10. The police was arresting the suspect last night.
--> The suspect
Tổng Kết
Tóm lại, câu bị động (passive voice) là một trong những cấu trúc ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh. Cấu trúc này thường được sử dụng trong văn viết để tạo sự trang trọng.
Việc hiểu rõ về ngữ pháp của cấu trúc câu bị động sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn đang muốn mở rộng và làm phong phú vốn ngữ pháp tiếng Anh của bản thân.
Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!