Tổng hợp 9 từ loại tiếng anh: Chức năng, vị trí, dấu hiệu nhận biết từ loại và bài tập chi tiết

Từ loại (Parts of Speech) à một hạng mục từ có các thuộc tính ngữ pháp giống nhau. Đây là kiến thức ngữ pháp quan trọng giúp thí sinh nhận diện cấu trúc của ngôn ngữ để xác định ý nghĩa và mối quan hệ giữa các thông tin được trình bày. Việc nắm được khái niệm từ loại sẽ giúp các bạn hình thành câu đúng ngữ pháp và thể hiện được khả năng ngôn ngữ đa dạng và phong phú của bạn.

Bài viết này của DOL Grammar sẽ cung cấp chi tiết khái niệm, cách dùng và vị trí về các từ loại tiếng Anh. Hơn nữa, bài viết sẽ hướng dẫn các bạn những quy tắc chuyển đổi các từ loại tiếng Anh, để có thể áp dụng linh hoạt vào bài tập củng cố, cũng như thực hành trong câu văn Nói và Viết sao cho ngữ pháp nhất.

Tổng hợp 9 từ loại tiếng anh
Tổng hợp 9 từ loại tiếng anh

1. Danh từ trong tiếng Anh (Noun)

Trong phần này, DOL Grammar sẽ giúp bạn điểm qua các kiến thức cơ bản về lý thuyết danh từ, gồm các khái niệm, chức năng, vị trí của danh từ trong câu và dấu hiệu nhận biết của từ loại này. Bạn hãy tiếp tục theo dõi các đề mục nhỏ dưới đây nha.

Khái niệm danh từ (Noun)

Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng, địa điểm hay nơi chốn.

Danh từ có 4 cách phân loại chính, đó là.

1. Danh từ số ít (Singular noun) & Danh từ số nhiều (Plural nouns)

2. Danh từ đếm được (countable noun) & Danh từ không đếm được (uncountable noun)

3. Danh từ cụ thể (Concrete Noun) & Danh từ trừu tượng (Abstract Noun)

4. Danh từ đơn (Single noun) & Danh từ ghép (Compound noun)

Bạn hãy tham khảo định nghĩa và một vài ví dụ cho các phân loại danh từ trên như sau.

Cách phân loại

 

Phân loại

 

Ví dụ

 

Danh từ số ít (Singular noun) & Danh từ số nhiều (Plural nouns)

Danh từ số ít (Singular noun) là danh từ chỉ một người, sự vật, sự việc…

  • Ruler (một cái thước kẻ)

  • Farmer (một người nông dân)

  • City (một thành phố)

Danh từ số nhiều (Plural noun) là danh từ chỉ nhiều người, sự vật, sự việc…

  • Rulers (những cái thước kẻ)

  • Farmers (những người nông dân)

  • Cities (nhiều thành phố)

Danh từ đếm được (countable noun) & Danh từ không đếm được (uncountable noun)

 

 

 

Danh từ đếm được (countable noun) là danh từ chỉ con người, sự vật, sự việc… có thể đếm được, và có thể đi kèm với số lượng cụ thể.

 

 

  • A laptop (một chiếc laptop)

  • A country (một đất nước)

  • A doctor (một bác sĩ)

Danh từ không đếm được (uncountable noun) là danh từ chỉ con người, sự vật, sự việc… không thể đong đếm bằng số lượng.

  • Patience (sự kiên nhẫn)

  • Water (nước)

  • Sadness (sự buồn bã)

Danh từ cụ thể (Concrete Noun) & Danh từ trừu tượng (Abstract Noun)

Danh từ cụ thể (Concrete Noun) là danh từ cụ thể chỉ những sự vật, hiện tượng hữu hình, cảm nhận được qua các giác quan như nhìn thấy, sờ nắm được, nghe thấy, nếm được, ngửi được. Khi đó, Danh từ trừu tượng có 2 nhóm danh từ nhỏ hơn là:

  • Danh từ chung (Common noun) là tên gọi chung của một nhóm người, sự vật, hiện tượng.

  • Danh từ riêng (Proper noun) là tên riêng của người, nơi chốn hoặc đồ vật.

  • Danh từ chung: ball (quả bóng), car (xe ô tô), stick (cái gậy),..

  • Danh từ riêng: Charles, The White House (Nhà Trắng), The United Kingdom (nước Anh),..

Danh từ trừu tượng (Abstract Noun) là danh từ chỉ khái niệm, tính chất, trạng thái hoặc hoạt động, chỉ những sự vật mà ta không thể cảm nhận được qua các giác quan.

  • Danh từ chỉ cảm xúc: happiness (sự vui mừng), anger (sự tức giận), ...

  • Danh từ chỉ tính chất: beauty (vẻ đẹp), intelligence (trí thông minh) ,...

  • Danh từ chỉ khái niệm: freedom (tự do), love (tình yêu), ...

  • Danh từ chỉ thời gian: day (ngày), night (đêm), ...

Danh từ đơn (Single noun) & Danh từ ghép (Compound noun)

Danh từ đơn là danh từ chỉ có một từ.

  • Park (công viên)

  • Chair (cái ghế)

  • Table (bàn)

 

Danh từ ghép là danh từ có 2 hoặc nhiều từ kết hợp với nhau.

  • Hair dryer (máy sấy tóc)

  • Computer mouse (chuột máy tính)

  • Ice cream (kem)

Chức năng của danh từ

Danh từ có 5 chức năng chính trong câu, bao gồm:

1. Làm chủ ngữ

Ví dụ: The doctor save many people’s lives. (Bác sĩ cứu sống cho rất nhiều người.)

→ Chủ ngữ là danh từ chỉ người “the doctor” thực hiện hành động.

2. Làm tân ngữ của động từ

Ví dụ: I read a book every month to maintain my reading hobby. (Tôi đọc một cuốn sách mỗi tháng để duy trì sở thích đọc sách của mình.)

 

 

→ Danh từ “a book” chỉ vật tiếp nhận hành động read. Do đó, “a book” là tân ngữ trực tiếp của động từ.

3. Làm tân ngữ gián tiếp

Ví dụ: He always buys pet treats for his dog every time he goes to the supermarket. (Anh ấy luôn mua bánh thưởng cho chú chó của anh ấy mỗi khi anh ấy đi siêu thị.)

 

 

→ Danh từ “dog” đóng vai trò tân ngữ đứng sau giới từ “for” (dành cho ai/cái gì) và đồng thời là tân ngữ gián tiếp. Danh từ “pet treat” là danh từ trực tiếp đứng sau động từ “buys” nên được coi là tân ngữ trực tiếp.

4. Làm bổ ngữ cho chủ từ

Ví dụ: We are students. (Chúng tôi là học sinh.)

 

 

→ Danh từ “students” là danh từ chỉ người và làm bổ ngữ (từ bổ sung thông tin) cho chủ ngữ “we”.

Lưu ý: Danh từ là bổ ngữ cho chủ ngữ chỉ khi động từ trong câu là những động từ nối (linking verbs) sau:

  • be: là

  • stay: giữ nguyên

  • become: trở nên

  • get: trở nên

  • feel: cảm thấy

  • look: trông có vẻ

  • sound: nghe có vẻ

  • smell: ngửi mùi có vẻ

  • taste: nếm có vẻ

  • appear : trông có vẻ

  • seem: có vẻ

  • prove: hoá ra

  • turn: trở nên

  • grow: lớn lên

  • remain: giữ nguyên

5. Làm bổ ngữ cho tân ngữ

Ví dụ: He consider me a daydreamer. (Anh ta coi tôi như một kẻ mộng mơ.)

 

 

→ Danh từ “daydreamer” là bổ ngữ cho tân ngữ ”me” trực tiếp sau động từ.

Lưu ý: Danh từ là bổ ngữ cho tân ngữ chỉ khi động từ của câu là: make, turn, call, consider, ....

Vị trí của danh từ

Danh từ có 6 vị trí trong câu và vị trí so với các từ loại khác (động từ, tính từ,...) trong câu như sau.

1. Đứng đầu câu

Ví dụ: Students are studying in the library.

(Các sinh viên đang học trong thư viện.)

 

 

→ “Students” là danh từ số nhiều làm chủ ngữ trong câu.

2. Đứng sau động từ

Ví dụ: I saw a dog. (Tôi nhìn thấy một con chó.)

 

 

→ Danh từ “a dog” đứng sau động từ saw.

3. Đứng sau tính từ

Ví dụ: The beautiful woman is wearing a red dress.

(Người phụ nữ xinh đẹp đang mặc một chiếc váy đỏ.)

 

 

→ Danh từ “woman” đứng sau tính từ beautiful tạo thành cụm danh từ “the beautiful woman” = Người phụ nữ xinh đẹp.

4. Đứng sau giới từ

Ví dụ: The ball is under the table. (Quả bóng ở dưới bàn.)

 

 

→ Danh từ “the table” đứng sau giới từ under tạo thành cụm giới từ under the table = dưới cái bàn.

5. Đứng sau các từ hạn định (a, an, the, this, that, these, those, his, her,… )

Ví dụ: This song is awesome.

(Bài hát này thật tuyệt vời.)

 

 

→ Danh từ “song” đứng sau hạn từ hạn định “this”.

6. Đứng trong mẫu động từ có dạng: động từ + somebody/something + danh từ

Một số động từ có cấu trúc này như: consider, judge, make, believe,...

Ví dụ: He called me a liar.

(Anh ta gọi tôi là đồ dối trá.)

 

 

→ Danh từ “a liar” đi cùng cấu trúc động từ: call somebody + danh từ = gọi ai là gì.

Dấu hiệu nhận biết danh từ

Bạn có thể nhận biết danh từ dựa trên hậu tố - là thành phần đuôi của một từ. Những hậu tố thường gặp được chia làm 2 loại:

1. Danh từ chỉ vật hoặc chỉ khái niệm trừu tượng

2. Danh từ chỉ người.

Cùng theo dõi các hậu tố và ví dụ tương ứng được trình bày cụ thể ở 2 bảng sau.

Bảng các hậu tố nhận biết danh từ chỉ vật/ khái niệm trừu tượng

Hậu tố

 

Ví dụ

-ment

  • Payment (Thanh toán)

  • Movement (Sự chuyển động)

  • Arrangement (Sự sắp xếp)

-tion

 

 

  • Correction (Sự sửa chữa)

  • Protection (Sự bảo vệ)

  • Production (Sản xuất)

-sion

 

 

  • Confusion (Sự bối rối)

  • Expansion (Sự mở rộng)

  • Conclusion (Sự kết luận)

-ance

 

 

  • Performance (Sự biểu diễn)

  • Acceptance (Sự chấp nhận)

  • Appliance (Thiết bị)

-ence

 

 

  • Existence (Sự tồn tại)

  • Preference (Sự thích hơn)

  • Intelligence (Trí thông minh)

-ness

  • Happiness (Niềm hạnh phúc)

  • Illness (Bệnh tật)

  • Freshness (Sự tươi mới)

-ing

  • Dancing (Việc khiêu vũ)

  • Eating (Việc ăn)

  • Reading (Việc đọc)

-ty

  • Certainty (Sự chắc chắn)

  • Royalty (Hoàng gia)

  • Honesty (Sự trung thực)

-ity

  • Serendipity (Sự may mắn bất ngờ)

  • Stupidity (Sự ngu ngốc)

  • Ability (Khả năng)

-hood

  • Childhood (Thời thơ ấu)

  • Neighborhood (Khu phố)

  • Brotherhood (Tình anh em)

-ship

  • Leadership (Tính lãnh đạo)

  • Friendship (Tình bạn)

  • Partnership (Đối tác)

-ism

  • Capitalism (Chủ nghĩa tư bản)

  • Communism (Chủ nghĩa cộng sản)

  • Tourism (Ngành du lịch)

-age

  • Baggage (Hành lý)

  • Damage (Thiệt hại)

  • Breakage (Sự rạn nứt)

Bảng dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết danh từ chỉ người dựa vào những hậu tố của từ.

Bảng các hậu tố nhận biết danh từ chỉ vật/ khái niệm trừu tượng chỉ người

Hậu tố

Ví dụ

-er

  • Walker (Người đi bộ)

  • Owner (Chủ sở hữu)

  • Builder (Nhà thầu)

-or

  • Doctor (Bác sĩ)

  • Editor (Biên tập viên)

  • Author (Tác giả)

-ist

  • Journalist (Nhà báo)

  • Motorist (Người lái xe)

  • Tourist (Khách du lịch)

-ant

 

  • Applicant (Ứng viên)

  • Assistant (Phụ tá)

  • Servant (Người hầu)

-ent

 

  • Student (Sinh viên)

  • Resident (Cư dân)

  • President (Tổng thống)

-an/ian

  • Electrician (Thợ điện)

  • Historian (Nhà sử học)

  • Musician (Nhạc sĩ)

-ess

 

 

  • Waitress (Nữ bồi bàn)

  • Actress (Nữ diễn viên)

  • Stewardess (Nữ tiếp viên hàng không)

-man / -

woman

  • Policeman (Cảnh sát)

  • Businessman (Doanh nhân)

  • Congresswoman (Nữ nghị sĩ)

-ee

  • Employee (Nhân viên)

  • Payee (Người được trả tiền)

  • Interviewee (Người được phỏng vấn)

2. Động từ trong tiếng Anh (Verb)

Động từ là thành phần không thể thiếu của một câu văn hoàn chỉnh. Trong tiếng Anh, động từ được chia làm nhiều loại khác nhau.

Vì vậy trong phần này, DOL sẽ cung cấp cho bạn các đặc điểm, chức năng và dấu hiệu nhận biết cơ bản nhất của động từ.

Khái niệm động từ (Verb)

Động từ (Verb) là những từ biểu thị hành động (action), hoặc trạng thái (state) của sự vật hay sự việc.

Ví dụ:

  • Động từ biểu thị hành động (Action Verb): write (viết), eat (ăn), dance (nhảy),...

  • Động từ biểu thị trạng thái (Stative Verb): enjoy (thích), sound (nghe có vẻ), hate (ghét),...

Động từ được phân làm 4 loại chính, gồm có:

  1. Động từ chỉ hành động

  2. Động từ chỉ trạng thái

  3. Động từ giới hạn

  4. Động từ không giới hạn

Bạn hãy tham khảo thêm định nghĩa và ví dụ của từng loại động từ ở bảng minh họa cụ thể dưới đây.

Phân loại

Ví dụ

1. Động từ chỉ hành động

Nội động từ: là một động từ không xuất hiện tân ngữ trực tiếp (đại từ hoặc danh từ) đi kèm theo đằng sau.

Sleep (ngủ)

Laugh (cười)

Run (chạy)

Sail (ra khơi),...

Ngoại động từ: là động từ được theo sau bởi một hoặc nhiều tân ngữ (danh từ hoặc đại từ).

Offer (đề nghị)

Pay (trả)

Borrow (mượn)

Bring (mang),..

2. Động từ chỉ trạng thái

Động từ nối: là động từ thuộc nhóm diễn tả các giác quan, biểu thị sự thay đổi, hoặc diễn đạt ý kiến quan điểm cá nhân.

Be ()

Stay (Giữ nguyên)

Become (Trở nên)

Get (Trở nên)

Trợ động từ: là động từ đi kèm và hỗ trợ động từ chính trong câu với chức năng thể hiện dấu hiệu nhận biết của thì, cấu thành nên thể nghi vấn hoặc phủ định của câu.

Trợ động từ thường không có nghĩa được dịch.

 

Do, Have, Be

Động từ khuyết thiếu: là những động từ được sử dụng đi kèm với động từ chính trong câu để diễn đạt khả năng, sự cấm đoán, sự cho phép, sự khuyên răn…

Can (Có thể

May (Có lẽ)

Must (Phải)

Will (Sẽ

Would (Sẽ có thể)

Should (Nên)

3. Động từ giới hạn: là những động từ có chủ ngữ, được chia thì, và cần được đảm bảo sự hòa hợp về thì, ngôi, và số đối với chủ ngữ.

My girlfriend and I went to the supermarket today. (Bạn gái và tôi đã đi đến siêu thị hôm nay.)

went (đã đi) là động từ chia quá khứ của động từ nguyên thể go (đi).

4. Động từ không giới hạn: là những động từ không chia thì và không liên kết trực tiếp chủ ngữ với các thành phần còn lại. Đây không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu.

Động từ nguyên mẫu (to-infinitive)

to be, to work, to talk, to run, to go, to drink,...

Hiện tại phân từ (Present Participle) và danh động từ (Gerund)

being, playing, talking, talking, eating,...

Quá khứ phân từ (Past Participle)

been, known, reminded, gone,...

Chức năng của động từ

Chức năng của động từ chỉ hành động và trạng thái sẽ mô tả hành động hoặc trạng thái của sự vật, hiện tượng, con người với cụ thể chi tiết như sau.

Động từ chỉ hành động: Diễn tả hành động mà chủ thể làm, tính cả mặt thể chất hoặc tinh thần.

Ví dụ: We traveled to Ha Noi last summer. 

(Chúng tôi đã đi du lịch tới Hà Nội hè vừa rồi.)

 

→ Động từ “traveled” mô tả hành động chủ thể đã đi du lịch.

Động từ chỉ trạng thái: Diễn tả suy nghĩ, quan điểm, cảm giác, cảm nhận, tình cảm, sự sở hữu, và trạng thái của chủ thể (người hoặc vật). 

Ví dụ: That cup belongs to me. 

(Chiếc cốc đó thuộc về tôi.)

 

→ Động từ “belongs” (thuộc về) diễn tả sự sở hữu

Trong đó, có 3 nhóm động từ nhỏ hơn, đó là:

Động từ nối: Diễn tả các giác quan, biểu thị sự thay đổi, hoặc diễn đạt ý kiến quan điểm cá nhân.

Ví dụ: I feel upset after the argument with my parents.  

(Tôi cảm thấy buồn sau cuộc cãi nhau với ba mẹ.)

 

→ Động từ “feel” diễn tả cảm nhận.

Trợ động từ: Thể hiện dấu hiệu nhận biết của thì, cấu thành nên thể nghi vấn hoặc phủ định của câu.

Ví dụ: I do not like to do the Reading practice test. 

(Tôi không thích làm bài luyện tập kỹ năng đọc.)

 

→ “Do” là trợ động từ, đóng vai trò cần thiết để diễn đạt sự phủ định cho động từ chính like.

Động từ khuyết thiếu: Diễn đạt khả năng, sự cấm đoán, sự cho phép, sự khuyên răn…

Ví dụ: He can speak English fluently. 

(Anh ta có thể nói tiếng Anh một cách lưu loát.)

 

→ Động từ khuyết thiếu “can” diễn đạt khả năng làm hành động chính trong câu là speak (nói).

Vị trí động từ trong câu

Động từ có 4 vị trí chính trong câu.

1. Đứng sau chủ ngữ

Ví dụ: My father works at a bank. 

(Bố tôi làm việc tại một ngân hàng.)

→ Động từ “works” đứng sau chủ ngữ my father.

2. Đứng sau trạng từ chỉ tần suất

Ví dụ: My grandfather usually drinks warm milk before bedtime. 

(Ông tôi luôn uống sữa ấm trước giờ đi ngủ.)

→ Động từ “drinks” đứng sau trạng từ chỉ tần suất “usually” (luôn luôn).

3. Đứng trước tân ngữ

Ví dụ: Nana is painting her window

(Nana đang sơn cửa sổ của cô ấy.)

→ Động từ “painting” đứng trước tân ngữ “her window”.

4. Đứng trước tính từ

Ví dụ: That actress is beautiful and fashionable

(Nữ diễn viên đó đẹp phong cách.)

→ Động từ “be” có dạng “is” đứng trước tính từ beautiful (đẹp) và fashionable (phong cách).

Dấu hiệu nhận biết động từ

Động từ có thể được nhận biết dựa trên vị trí đứng của chúng trong câu. Ngoài ra, một số động từ được nhận biết dựa trên tiền tố và hậu tố của động từ. Đây là phần phụ được thêm vào phía trước hoặc sau của từ.

DOL đã tổng hợp một số tiền tố để nhận biết động từ trong bảng dưới đây.

Các tiền tố nhận biết động từ

Ví dụ

en- (nghĩa là "bắt đầu", "kích hoạt")

Encircle (Bao vây)

Enlighten (Chiếu sáng)

Enrich (Làm giàu)

de- (nghĩa là "loại bỏ", "trừ bỏ")

Defrost (Rã đông)

Dehydrate (Làm mất nước)

Deactivate (Bất hoạt)

mis- (nghĩa là "sai", "không đúng")

Misunderstand (Hiểu lầm)

Misuse (Sử dụng sai)

Misplace (Đặt sai chỗ)

re- (nghĩa là "lại", "tái")

Rebuild (Xây lại)

Reopen (Mở lại

Reread (Đọc lại)

Bên cạnh đó, động từ cũng được nhận biết thông qua hậu tố. 4 hậu tố phổ biến trong bảng sau sẽ giúp bạn nhận biết đó là động từ trong câu.

Các hậu tố nhận biết động từ

Ví dụ

-ize/-ise 

Legalize/ Legalise (Làm cho hợp pháp)

Modernize/ Modernise  (Hiện đại hóa)

Personalize/ Personalise (Cá nhân hóa)

-ify 

Simplify (Làm cho đơn giản)

Purify (Làm cho tinh khiết)

Solidify (Làm cho rắn lại)

-ate 

Activate (Kích hoạt)

Educate (Giáo dục)

Appreciate (Trân trọng)

-en

Strengthen (Làm cho mạnh mẽ hơn)

Darken (Làm cho tối hơn)

Lengthen (Làm cho dài hơn)

3. Tính từ trong tiếng Anh (Adjective)

Tính từ là từ loại cần thiết để mỗi người dùng ngôn ngữ mô tả chính mình hay những đối tượng hay sự việc nào đó.

Các bạn hãy cùng DOL tìm hiểu cụ thể hơn khái niệm, chức năng, vị trí trong câu và các dấu hiệu nhận biết của tính từ ở các mục dưới đây nha.

Khái niệm tính từ (Adjective)

Tính từ (Adjectives) là từ được dùng để miêu tả, tính cách, đặc điểm, tính chất, đặc tính hoặc tình trạng của một đối tượng nào đó, có thể là một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng. 

Tính từ được chia làm 10 loại chính.

Phân loại

Ví dụ

1. Tính từ mô tả

Small (nhỏ)

Tall (cao)

Short (thấp),...

2. Tính từ sở hữu

Your (của bạn)

Her (của cô ấy)

His(của anh ấy),...

3. Tính từ so sánh

Better (tốt hơn)

Prettier (xinh hơn)

Worse (tệ hơn),...

4. Tính từ chỉ định

This (cái này)

That (cái kia)

These (những cái này

Those (những cái kia).

5. Tính từ phân phối

Every (mọi)

Either (đều)

Neither (đều không),...

6. Tính từ nghi vấn trong câu hỏi

Which (cái nào)

What (cái gì)

Whose (của ai),...

7. Tính từ quan hệ trong mệnh đề quan hệ

Which (cái nào)

What (cái gì)

Whose (của ai),...

8. Tính từ ghép

Well-known (nổi tiếng)

Low-paid (được trả tiền thấp)

Left-handed (thuận tay trái)

9. Tính từ riêng

Shakespearean (có liên quan đến Shakespeare)

Vietnamese (thuộc về/liên quan đến Việt Nam),...

10. Tính từ phân từ

Excited (hào hứng)

Scheduled (đã được lên lịch)

Bored (chán)

Chức năng của tính từ

Tính từ có 4 chức năng chính để bổ sung thêm ý nghĩa cho câu như sau.

1. Bổ nghĩa cho danh từ/cụm danh từ

Ví dụ: She is a beautiful girl. 

(Cô ấy là một cô gái xinh đẹp.)

→ Tính từ “beautiful” (đẹp) mở rộng nghĩa cho danh từ “girl” (cô gái) thành “một cô gái xinh đẹp”.

2. Bổ nghĩa cho chủ ngữ

Ví dụ:  He is handsome

(Anh ấy đẹp trai.)

→ Tính từ “handsome” (đẹp trai) mở rộng nghĩa cho chủ ngữ “he” (anh ấy) bằng cách mô tả “anh ấy đẹp trai”.

3. Làm bổ ngữ cho tân ngữ

Ví dụ: The movie makes me emotional

(Bộ phim làm cho tôi xúc động.)

→ Tính từ “emotional” (xúc động) mở rộng nghĩa cho tân ngữ “me” (tôi) bằng cách mô tả cảm xúc: tôi cảm thấy xúc động.

4. Làm danh từ

Ví dụ: The rich are getting richer.

(Những người giàu ngày càng giàu.)

→ Tính từ “rich” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu với cụm “the rich”. “The rich” ám chỉ một nhóm người có cùng đặc điểm là giàu có.

Vị trí tính từ trong câu

Vị trí đứng của tính từ trong câu có thể quyết định vai trò, chức năng của chúng ở trong câu. Vì vậy, 4 chức năng của tính từ trên tương ứng với 4 vị trí đứng của chúng.

1. Đứng trước danh từ

Ví dụ: This is my blue pen. 

(Đây là chiếc bút màu xanh của tôi.)

→ Tính từ “blue” đứng trước danh từ “pen”. 

2. Đứng sau động từ liên kết như: be, stay, become, get, feel, look, sound, smell, taste, appear, seem, prove, turn, grow, remain.

Ví dụ: The food tastes good

(Đồ ăn có vị ngon.)

→ Tính từ “good” đứng sau động từ “taste”.

3. Đứng trong mẫu động từ có dạng: động từ + somebody/something + tính từ

Một số động từ có cấu trúc này như: consider, find, make, keep...

Ví dụ: You make me upset

(Bạn làm mình tức giận.)

→ Tính từ “upset” đi cùng cấu trúc động từ: make + somebody + tính từ = khiến ai cảm thấy ra sao.

4. Đứng sau mạo từ “the” để làm cụm danh từ

Ví dụ: There are many organizations working to improve the lives of the deaf

(Có rất nhiều tổ chức đang làm việc để hỗ trợ cải thiện đời sống cho những người khiếm thính.)

→ Tính từ “deaf” đứng sau mạo từ “the” để tạo thành danh từ nói chung về những người khiếm thính.

Dấu hiệu nhận biết tính từ 

Tính từ trong tiếng Anh có thể được nhận biết dựa vào vị trí mà tính từ đó đứng trong câu hay cấu tạo của tính từ đó, cụ thể là các tiền tố (nhóm các ký tự được thêm vào phía trước từ) hay hậu tố (nhóm các ký tự được thêm vào phía sau từ).

Một số tiền tố như sau có thể được thêm vào tính từ để làm trái ngược nghĩa ban đầu của tính từ gốc, bạn hãy tham khảo cụ thể trong bảng như sau.

Tiền tố

Ví dụ

ir- (nghĩa là "không")

Irresposible (vô trách nhiệm)

Irregular (không theo quy tắc),...

im- (nghĩa là "không")

Imposible (không thể)

Immature (chưa chín chắn),...

il- (nghĩa là "không")

Illegal (trái pháp luật)

Illegible (khó đọc),...

un- (nghĩa là "không")

Uncountable (không thể đếm được)

Unacceptable (không thể chấp nhận được),...

in- (nghĩa là "không")

Insecure (bất an)

Incomplete (chưa hoàn thiện),...

dis- (nghĩa là "không")

Dishonest (không thành thật)

Disable (khuyết tật),...

super- (nghĩa là "rất", “siêu”)

Superhot (rất nóng)

Superhuman (phi phàm),...

under- (nghĩa là "dưới, chưa đạt")

Underdeveloped (chưa phát triển)

Undersea (dưới biển),...

over- (nghĩa là "quá lên")

Overworked (làm việc quá sức)

Overfed (được cho ăn quá nhiều),...

sub- (nghĩa là "dưới")

Subconscious (thuộc về tiềm thức)

Suburban (ở vùng ngoại ô),...

Tiếp theo, DOL sẽ giới thiệu cho bạn một số hậu tố tạo nên tính từ trong bảng tổng hợp dưới đây.

Hậu tố

Ví dụ

-able 

Knowledgeable (có hiểu biết)

Comfortable (thoải mái),...

-ous

Dangerous (nguy hiểm)

Delicious (ngon),...

-ive

Positive (tích cực)

Expensive (đắt đỏ),...

-ful 

Useful (có ích)

Forgetful (hay quên),...

-less

Careless (bất cẩn)

Endless (vô tận),...

-y

Happy (hạnh phúc)

Noisy (ồn ào),... 

-al

Environmental (liên quan đến môi trường)

Fatal (nguy hiểm chết người),...

-ed

Excited (hào hứng)

Bored (chán),...

-ible 

Edible (có thể ăn được)

Terrible (khủng khiếp),...

-ent 

Dependent (phụ thuộc)

Patient (kiên trì),...

-ant

Reluctant (chần chừ)

Arrogant (kiêu ngạo),...

-ic

Economic (liên quan đến kinh tế)

Scientific (liên quan đến khoa học),...

-ing 

Interesting (thú vị)

Surprising (bất ngờ),...

4. Trạng từ trong tiếng Anh (Adverb)

Trạng từ không phải thành phần bắt buộc của câu nhưng đây là từ loại giúp hành động, tính chất được mô tả sinh động hơn. 

Khái niệm trạng từ (Adverb)

Trạng từ (Adverb) được dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một mệnh đề hoặc một trạng từ khác trong tiếng Anh. Đôi khi, trạng từ còn được gọi là phó từ.

Trong tiếng Anh, trạng từ được chia thành 7 loại như sau.

Phân loại

Ví dụ

Trạng từ chỉ thời gian

Now (bây giờ)

Yesterday (hôm qua)

Recently (gần đây),...

Trạng từ chỉ nơi chốn

There (ở kia)

Here (ở đây

Everywhere (ở mọi nơi),...

Trạng từ chỉ cách thức

Badly (một cách tồi tệ)

Well (một cách xuất sắc)

Carefully (một cách cẩn thận),...

Trạng từ chỉ tần suất

Sometimes (đôi khi)

Always (luôn luôn)

Never (không bao giờ),...

Trạng từ chỉ mức độ

Slightly (khá là)

Too (quá là)

Very (rất),...

Trạng từ liên kết

However (tuy nhiên)

Therefore (vì vậy)

Meanwhile (trong khi đó),...

Trạng từ khác

Trạng từ chỉ số lượng: once (một lần), few (ít), many (nhiều),...

Trạng từ nghi vấn để hỏi: what (cái gì), when (khi nào), why (tại sao), how (như nào),...

Chức năng của trạng từ

Trạng từ có 5 chức năng cần thiết trong việc mở rộng nghĩa và góp phần mô tả chính xác mức độ của hành động như sau.

1. Adverb bổ nghĩa cho động từ trong câu

Ví dụ: The little girl ran quickly to her mother. 

(Cô bé chạy nhanh tới mẹ cô ấy.)

→ Trạng từ “quickly” (một cách nhanh chóng) mở rộng nghĩa cho động từ “ran” giúp ta hiểu rõ hơn về hành động chạy của cô bé diễn ra trong tốc độ là nhanh, vội.

2. Adverb bổ nghĩa cho tính từ trong câu

Ví dụ: The man is quite good-looking. 

(Người đàn ông đó khá đẹp trai.)

→ Trạng từ “quite” (khá là) bổ nghĩa cho tính từ good-looking giúp ta biết được mức độ ưa nhìn của người đàn ông đó.

3. Adverb bổ nghĩa cho trạng từ khác trong câu

Ví dụ: Jack plays tennis very well. 

(Jack chơi tennis rất giỏi.)

→ Trạng từ “very” (rất) mở rộng nghĩa cho trạng từ “well” bằng cách nhấn mạnh là rất giỏi.

4. Trạng từ bổ nghĩa cho cả câu

Các trạng từ thường bổ nghĩa cho cả câu như là “generally”, “fortunately”, “interestingly”, “accordingly” hay “hopefully”.

Ví dụ: Fortunately, Lucy recorded Tom’s win. 

(May mắn thay, Lucy đã quay lại được chiến thắng của Tom.)

→ Trạng từ “Fortunately” bổ nghĩa cho cả câu bằng cách trạng từ được giới thiệu ở đầu câu để thông báo cho người đọc về điều nói có tính chất “may mắn” như vậy.

5. Bổ nghĩa cho các loại từ khác

Trạng từ bổ nghĩa danh từ/cụm danh từ.

Ví dụ: She is just a freshman. Don’t expect her to know everything about the campus. 

(Cô ấy chỉ là sinh viên năm nhất. Đừng kỳ vọng cô ấy biết tất cả mọi thứ về khuôn viên trường.)

 

→ Trạng từ “just” bổ nghĩa cho danh từ “freshman” để bổ sung thêm thông tin về tính chất, trạng thái mới mẻ của chủ thể (mới chủ là sinh viên năm nhất.)

Trạng từ bổ nghĩa cụm giới từ.

Ví dụ: This dress is always cheap, even in peak seasons. 

(Chiếc váy này luôn rẻ, ngay cả vào mùa cao điểm.)

 

→ Trạng từ “even” bổ nghĩa cho cụm giới từ “in peak seasons” nhấn mạnh hơn thông tin về thời gian chiếc váy luôn có giá rẻ: ngay cả mùa cao điểm.

Vị trí của trạng từ

Trạng từ có thể được đặt linh hoạt tại 4 vị trí so với các từ loại trong câu như sau.

1. Đứng trước tính từ

Ví dụ: You are absolutely gorgeous. 

(Bạn thật lộng lẫy.)

→ Trạng từ “absolutely” đứng trước tính từ “gorgeous”.

2. Đứng trước động từ thường

Ví dụ: Tom usually plays football with his friends on the weekend. 

(Tom thường chơi đá banh với bạn anh ấy vào cuối tuần.)

→ Trạng từ usually đứng trước động từ plays.

3. Đứng trước động từ thường và sau động từ Be trong câu bị động

Ví dụ: The house was terribly destroyed by the hurricane last night. 

(Căn nhà đã bị tàn phá một cách kinh khủng bởi cơn bão tối qua.)

→ Trạng từ “terribly” đứng giữa cấu trúc bị động gồm động từ “be” (was) và quá khứ phân từ (destroyed).

4. Đứng trước trạng từ khác 

Ví dụ: Mike spoke really fast when I talked with him. 

(Mike nói chuyện rất nhanh khi tôi nói chuyện với anh ấy.)

→ Trạng từ “really” đứng trước trạng từ “fast” để nhấn mạnh mức độ hơn cho ý nghĩa trạng từ “fast” này.

Dấu hiệu nhận biết của trạng từ

Trạng từ có thể được nhận biết qua vị trí đứng của nó trong câu hoặc qua hậu tố (nhóm các ký tự được thêm vào phía sau từ). Cách nhận biết dựa trên hậu tố của từ sẽ đúng cho một số trạng từ, và sẽ có ngoại lệ cho các trường hợp.

Hậu tố nhận biết trạng từ

Ví dụ

-ly

Carefully (cẩn thận), mostly (đa số), actually (thực sự),...

Ngoại lệ: lovely (tính từ - đáng yêu), friendly (tính từ - thân thiện),...

-ward

Backward (lùi lại), forward (tiến lên), downward (xuống)

...

-wise

Clockwise (theo chiều kim đồng hồ), counterclockwise ngược chiều kim đồng hồ), lengthwise (theo chiều dài),...

Ngoài ra một số trạng từ bất quy tắc không theo cách hình thành thêm hậu tố. Đó là những trạng từ sau. 

Tính từ

Trạng từ

good (tốt)

well (một cách xuất sắc)

fast (nhanh)

fast (một cách xuất sắc)

hard (chăm chỉ)

hard (một cách chăm chỉ)

late (muộn)

late (muộn)

early (sớm)

early (sớm)

daily (hàng ngày)

daily (hàng ngày)

straight (thẳng)

straight (một cách thẳng)

wrong (sai)

wrong/wrongly (sai)

5. Giới từ trong tiếng Anh (Preposition)

Giới từ là từ loại giúp chúng ta có thể bổ sung thêm thông tin về con người, sự vật, thời gian, địa điểm bên cạnh mệnh đề chính của câu. 

Khái niệm giới từ (Preposition)

Giới từ (Prepositions) là những từ thường liên kết với (cụm) danh từ hay đại từ để nêu vị trí, hướng đi, thời gian hoặc để giới thiệu những đặc điểm khác như: tác nhân, so sánh, mục đích,... của một sự kiện hoặc sự vật nào đó. 

Ví dụ: It was difficult to concentrate during the break time. 

(Thật khó khăn để có thể ngủ trong suốt chuyến bay.)

→ “During” (trong suốt) là giới từ kết hợp danh từ “the break time” (giờ nghỉ giải lao). Giới từ “during” được dùng để chỉ một khoảng thời gian. 

Chức năng của giới từ

Trong tiếng Anh, có 8 nhóm giới từ được phân loại theo chức năng của chúng:

Giới từ

Chức năng

Ví dụ

Giới từ chỉ thời gian 

Biểu thị mối quan hệ thời gian

in (vào), on (vào), at (vào lúc), during (trong khi),...

Giới từ chỉ vị trí

Biểu thị mối quan hệ không gian, vị trí so với người hoặc vật khác

in (ở/ ở trong), on (ở/ ở trên), at (tại), near (gần)

Giới từ chỉ sự phương hướng

Biểu thị phương hướng chuyển động của đối tượng

into (vào), through (xuyên qua), along (dọc theo),...

Giới từ chỉ tác nhân

Biểu thị đối tượng hoặc phương tiện thực hiện hành động

by (bởi), with (bằng),...

Giới từ chỉ cách thức 

Biểu thị cách mà hành động được thực hiện

by (bằng cách), with (bằng cách), through (nhờ/ qua/ thông qua),...

Giới từ chỉ lý do, mục đích 

Biểu thị mục đích hay nguyên nhân của hành động

for (), because of (bởi vì),...

Giới từ chỉ nguồn gốc 

Biểu thị nguồn gốc từ đâu của người/vật/sự việc

from (từ đâu đó), of (thuộc về).

Giới từ chỉ quan hệ sở hữu 

Biểu thị quan hệ sở hữu đối tượng thuộc về ai hay cái gì

of (của), with (với/có), to (thuộc về).

Vị trí của giới từ

Trong tiếng Anh, giới từ có 4 vị trí đứng so với các từ loại trong câu, như: đứng trước danh từ, sau danh từ, sau tính từ, hoặc sau động từ.

  • Giới từ đứng trước danh từ

Ví dụ: The cat is on the table. 

(Con mèo ở trên bàn)

→ “On” (trên) là giới từ đứng trước danh từ “table” (cái bàn). Giới từ “on” chỉ vị trí, làm rõ được sự liên quan về vị trí giữa con mèo và cái bàn.

  • Giới từ đứng sau danh từ

Ví dụ: The reason behind her wrongdoing was unknown. 

(Nguyên nhân đằng sau giải thích cho hành vi sai trái của cô ấy vẫn chưa được xác định.)

→ “Behind” (phía sau) là giới từ hay đi sau danh từ “reason” để thành mẫu câu cố định “reason behind” nghĩa là “lý do đằng sau chuyện gì”.

  • Giới từ đứng sau tính từ

Ví dụ: I am afraid of mice. 

(Tôi sợ chuột.)

→ “Of” là giới từ đi sau tính từ “afraid” để thành mẫu câu tự nhiên, và không đóng vai trò vào nghĩa của cụm.

  • Giới từ đứng sau động từ

Ví dụ: I don’t agree with your explanation. 

(Tôi không đồng ý với lời giải thích của bạn.)

→ “With” (với) là giới từ đi sau động từ “agree” (đồng ý) để thành cụm từ tự nhiên “agree with” (đồng ý với cái gì).

Dấu hiệu nhận biết của giới từ

DOL sẽ gợi ý giúp bạn 3 cách để nhận biết giới từ như sau:

  • Nhận biết giới từ qua vị trí đứng của nó trong câu: đứng trước danh từ, sau danh từ, sau tính từ, hoặc sau động từ. 

  • Nhận biết giới từ dựa vào các mối quan hệ mà nó biểu thị, dựa vào phân loại các giới từ.

  • Nhận biết giới từ qua các giới từ có thể được kết hợp với để tạo thành cụm giới từ như: in front of (phía trước), from behind (từ phía sau), because of (bởi vì), in order to (để),...

6. Từ hạn định trong tiếng Anh (Determiner)

Từ hạn định đôi khi chỉ được coi là một khái niệm, vì vậy dẫn đến một vài nguồn chỉ công nhận chỉ có 8 từ loại (part of speech), trong đó đã loại từ Từ hạn định. Tuy nhiên, thông qua nhiều nguồn nghiên cứu học thuật DOL tham khảo, Từ hạn định vẫn được coi góp phần tạo nên 9 từ loại trong tiếng Anh, dựa trên đặc điểm, chức năng của nó trong câu mà DOl sẽ giới thiệu cho bạn sau đây.

Khái niệm từ hạn định (Determiner)

Từ hạn định là những từ hoặc nhóm từ được sử dụng trước danh từ hay cụm danh từ để xác định hoặc mở rộng ý nghĩa của nó. 

Ví dụ

  • I am reading a book. (Tôi đang đọc 1 quyển sách.)

→ “A” được coi là từ hạn định đứng trước danh từ “book”.

  • That boy is naughty. (Bạn trai đó thật hư.)

→ “That” được coi là từ hạn định đứng trước danh từ “boy”.

Từ hạn định được chia làm 7 nhóm, đó là:

  1. Mạo từ: a, an, the

  2. Từ hạn định chỉ định: This, that, there, those

  3. Từ hạn định sở hữu

  4. Từ hạn định chỉ số lượng

  5. Từ hạn định chỉ sự phân bổ 

  6. Từ hạn định chỉ sự khác biệt: Another, other, the other

  7. Từ hạn định nghi vấn và quan hệ: Whose, which, what

Sau đây là một vài các minh họa cho từng phân loại từ hạn định.

Phân loại

Ví dụ

Mạo từ

A, an, the

Từ hạn định chỉ định

This (Cái này)

That (Cái kia)

These (Những cái này)

Those (Những cái kia)

Từ hạn định chỉ sự sở hữu

My (Của tôi)

Your (Của bạn)

His (Của anh ấy)

Her (Của cô ấy)

Its (Của nó)

Our (Của chúng tôi)

Their (Của họ)

Từ hạn định chỉ số lượng

Số đếm: one (một), twenty (hai mươi),...

Số lượng chung: few (ít), plenty (nhiều), some (một vài),...

Từ hạn định chỉ sự phân bổ

Either (Một trong hai)

Neither (Không cái nào)

Both (Cả hai)

Each (Mỗi),...

Từ hạn định chỉ sự khác biệt

Another (Một cái khác)

Other (Những cái khác)

The other (Những cái khác)

Từ hạn định nghi vấn và quan hệ

Whose (Của ai (mà))

Which (Cái nào/ cái mà)

What (Cái gì/ cái mà)

Chức năng của từ hạn định

7 nhóm từ hạn định này sẽ phục vụ từng chức năng riêng cho danh từ đứng sau nó. Bảng minh họa dưới đây sẽ làm rõ chức năng và bổ sung ví dụ cho từng nhóm từ hạn định.

Từ hạn định

Chức năng

Ví dụ

Mạo từ: A/an/the 

Mạo từ “a/an” biểu thị danh từ phía sau chưa xác định vì đối tượng danh từ đó mới được biết chung chung và mới được đề cập lần đầu bởi người nói/viết.

A laptop is expensive. 

(Chiếc laptop thì đắt tiền.)

I need an egg. 

(Tôi cần một quả trứng.)

Mạo từ “the” biểu thị danh từ phía sau đã xác định vì đối tượng danh từ đều được người nói/viết lẫn người nhận thông tin biết rõ đó là ai hay cái gì.

The latest gaming laptop is expensive. (Chiếc laptop để chơi game đời mới nhất thì đắt tiền.)

Từ hạn định chỉ định: This, that, these, those

Chỉ vị trí của đối tượng danh từ ngay sau nó ở khoảng cách gần hay xa. 

  • This” và These” đều nghĩa là “này” và ám chỉ đối tượng danh từ theo sau ở vị trí gần người nói.

  • That” và “Those” đều nghĩa là “kia” và ám chỉ đối tượng danh từ theo sau ở vị trí xa người nói.

That shirt is ugly. 

(Cái áo kia xấu thế.)

These students are in the same class. 

(Những học sinh này học cùng lớp với nhau.)

Từ hạn định sở hữu: 

my, your, his, her, our, its, their,...

Chỉ sự sở hữu của một người, vật, sự việc đối với một người, vật, sự việc khác. 

Her boots looks nice. 

(Đôi bốt của cô ấy trông đẹp đó.)

Từ hạn định chỉ số lượng

Chỉ một lượng cụ thể hoặc một lượng không xác định của danh từ mà nó đi kèm

Many people (Nhiều người)

Two books (2 quyển sách)

Từ hạn định chỉ sự phân bổ

Chỉ định một phần, tất cả hoặc không cá thể nào trong một nhóm thuộc danh từ theo sau những từ hạn định này.

Every day (Mỗi ngày)

Both women 

(Cả 2 người phụ nữ

Từ hạn định chỉ sự khác biệt: Another, The other, Other

Another - Chỉ một thứ khác thêm vào thứ được nêu trước đó

Another person 

(Một người khác)

The other - Chỉ những thứ khác còn lại trong số những thứ được nêu trước đó

The other hand (Cái tay còn lại)

Other - Chỉ những thứ khác so với thứ được nêu trước đó.

Other people (Những người khác)

Từ hạn định nghi vấn và quan hệ: Whose, which, what

Whose, which, what được coi là từ hạn định nghi vấn khi hình thành nên câu hỏi.

What day is it today? 

(Hôm nay là ngày nào?)

Giới từ chỉ quan hệ sở hữu 

Whose, which, what còn đóng vai trò trong mệnh đề quan hệ danh ngữ, nhằm làm rõ, bổ sung thêm nghĩa cho danh từ phía sau nó.

Can you show me which ways lead to the bank?

(Bạn có thể chỉ cho tôi lối nào tới được ngân hàng được không?)

Vị trí của từ hạn định

So với các loại từ trong câu, từ hạn định chỉ đứng trước danh từ/cụm danh từ.

Đối với câu thông thường (phủ định, khẳng định, nghi vấn), từ hạn định chỉ đứng trước danh từ/cụm danh từ.

Ví dụ: My grandfather own 50 restaurant in many countries around the world.

(Ông tôi sở hữu 50 nhà hàng ở nhiều nước trên thế giới.)

→ Trong câu có 4 từ hạn định đứng trước danh từ.

  • Từ hạn định “my” đứng trước danh từ “grandfather” chỉ sự sở hữu “ông của tôi”.

  • Từ hạn định “50” chỉ số lượng xác định số lượng cho danh từ “restarant”.

  • Từ hạn định “many” (nhiều) chỉ số lượng chung cho danh từ “countries”.

  • Từ hạn định “the” thuộc mạo từ, xác định cho danh từ “world” (thế giới).

Đối với từ hạn định nghi vấn What, Whose, và Which, 3 từ hạn định trên chỉ đứng đầu câu và trước một danh từ trong một câu hỏi thông tin.

Ví dụ: Which ice cream flavour do you want?

→ Từ hạn định “which” đứng đầu câu và trước danh từ “ice cream flavour” để làm rõ, hỏi về “vị kem nào”. 

Dấu hiệu nhận biết của từ hạn định

Bạn có thể dựa vào mẹo nhỏ là: từ hạn định thường đứng trước danh từ hay cụm danh từ. Bên cạnh đó, bạn cần nắm được các từ hạn định cụ thể thuộc 7 nhóm phân loại để làm quen ngữ nghĩa và ý nghĩa của từ hạn định đó trong cụm. Từ đó, bạn có thể xác định được từ hạn định thường đứng trước danh từ hay cụm danh từ nhằm các mục đích khác nhau ra sao.

7. Đại từ trong tiếng Anh (Pronoun)

Đại từ là đơn vị kiến thức cơ bản và quan trọng trong tiếng Anh. DOL sẽ giúp bạn khám phá khái niệm, chức năng, vị trí trong câu và dấu hiệu nhận biết của đại từ, để có thể hiểu và áp dụng nhanh vào việc hình thành câu tiếng Anh. 

Khái niệm đại từ (Pronoun)

Đại từ (Pronoun) là từ hoặc cụm từ dùng để thay thế cho danh từ (hoặc cụm danh từ). 

Đại từ được chia thành 7 loại chính, đó là:

  1. Đại từ nhân xưng

  2. Đại từ phản thân

  3. Đại từ sở hữu

  4. Đại từ quan hệ

  5. Đại từ nghi vấn

  6. Đại từ chỉ định

  7. Đại từ bất định

Cụ thể hơn về định nghĩa và ví dụ cho từng phân loại, bạn hãy tham khảo thêm bảng minh họa dưới đây nhé.

Phân loại

Ví dụ

Đại từ nhân xưng: chỉ người/ nhóm người và sự vật cụ thể

I, me, you, we, us, they, them, he, him, she, her, it,...

Đại từ phản thân: dùng khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một đối tượng 

Myself, yourself, herself, himself, itself, ourselves, yourselves, themselves.

Đại từ sở hữu: dùng để chỉ vật gì hoặc điều gì thuộc về một ai đó. 

Mine , yours, his, hers, ours, theirs,...

Đại từ quan hệ: dùng thay danh từ đi trước

Who, whom, which, that, whose,...

Đại từ nghi vấn: dùng để hỏi, mang tính chất nghi vấn và thường đứng đầu câu, luôn đi trước động từ 

What, who, whom, which, whose,...

Đại từ chỉ định:  được dùng để chỉ định và giới thiệu sự vật, sự việc, và con người dựa vào khoảng cách giữa người nói với sự vật, sự việc, và con người muốn nhắc đến 

This, that, these, those,...

Đại từ bất định: chỉ một hoặc nhiều người/ vật không xác định

Everyone, somebody, someone, everything, something, anything…

Bảng dưới đây bao gồm các đại từ nhân xưng ở vị trí chủ ngữ hoặc tân ngữ trong một câu hoàn chỉnh.

Đại từ nhân xưng

Chủ ngữ

Tân ngữ

I (Tôi) 

(Ngôi tôi (“I”)luôn phải viết hoa mọi lúc.)

Me (Tôi)

We (Chúng tôi)

Us (Chúng tôi)

You (Bạn / Ông / Anh / Chị, v.v)

You (Bạn / Ông / Anh / Chị, v.v)

You (Các bạn)

You (Các bạn)

He (Anh ấy)

Him (Anh ấy)

She (Cô ấy)

Her (Cô ấy)

It (Nó, Con vật đó, Sự vật, sự việc đó)

It (Nó, Con vật đó, Sự vật, sự việc đó)

They (Họ, Những người kia)

Them (Họ, Những người kia)

Chức năng của đại từ

Một đại từ có thể được sử dụng như chủ thể, hoặc tân ngữ để thay thế cho các danh từ (chỉ người, nơi chốn, động vật hoặc sự vật).

  • Làm chủ ngữ

Ví dụ: Mary and I went to the cinema last night. We enjoyed the movie a lot!

(Mary và tôi đã tới rạp chiếu phim tối qua. Chúng tôi rất thích bộ phim!)

→ Đại từ nhân xưng “we” dùng để thay thế cho chủ thể “Mary and I”.

  • Tân ngữ (object)

Ví dụ: My boyfriend’s parents invited me to dinner at their home. (Gia đình nhà bạn trai mời tôi qua ăn tối.)

→ Đại từ nhân xưng “me” (tôi) được dùng cho vị trí tân ngữ của câu.

Vị trí của đại từ

Đại từ có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong câu, tùy thuộc vào chức năng làm chủ ngữ hay tân ngữ của nó trong câu.

  • Đại từ đứng đầu câu, trước động từ chính và làm chủ ngữ

Ví dụ: She is a doctor. (Cô ấy là bác sĩ.)

  • Đại từ đứng sau động từ chính và làm tân ngữ

Ví dụ: She gave me a book. (Cô ấy tặng tôi một cuốn sách.)

Dấu hiệu nhận biết của đại từ

Bạn cần nắm được từng loại đại từ và cách dùng của chúng để có thể nhận diện và dùng được chúng trong câu. Đại từ là kiến thức cơ bản và cần thiết để bạn có thể hình thành câu và xưng hô thay thế các danh từ một cách chính xác.

8. Liên từ trong tiếng Anh (Conjunction)

Trong phần này, DOL sẽ cùng các bạn tìm hiểu khái niệm, chức năng, vị trí trong câu và dấu hiệu nhận biết của liên từ, để giúp bạn có hiểu biết cơ bản về từ loại này. 

Khái niệm liên từ (Conjunction)

Liên từ là từ có chức năng nối các từ, cụm từ và các mệnh đề với nhau trong cùng 1 câu.

Liên từ (Conjunction) thường được chia thành 3 loại, gồm có: Liên từ kết hợp, liên từ tương quan, liên từ phụ thuộc. Dưới đây là một vài ví dụ minh họa cho từng loại Liên từ.

Phân loại

Ví dụ

Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)

For (), and (), but (nhưng), nor (cũng không),...

Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)

Not only…but also (không chỉ mà còn), both…and (cả…và cả…), either…or (hoặc…hoặc…),...

Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)

Although (mặc dù), after (sau khi), before (trước khi),...

Chức năng của liên từ

Chức năng của liên từ là giúp người dùng ngôn ngữ mở rộng một câu đơn giản, thành câu phức hay câu ghép có nhiều thông tin và có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các vế câu.

Ví dụ: I went to the store because I needed to buy some groceries. (Tôi đi đến của hàng vì tôi cần mua ít đồ ăn.)

→ “because” là liên từ mang nghĩa “bởi vì

→ “because” nối 2 mệnh đề độc lập là câu đơn: “I went to the store” và “I needed to buy some groceries” thành 1 câu phức (complex sentence) hoàn chỉnh.

→ Từ 2 hành động riêng biệt, không liên quan gì tới nhau (trong câu không có liên từ), “because” thiết lập mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa 2 mệnh đề trong ở cùng 1 câu.

Cụ thể vào 3 loại liên từ lần lượt có chức năng sau trong câu.

  • Liên từ kết hợp (như for, but, yet, or, nor, so, and) được sử dụng để kết nối hai mệnh đề độc lập với nhau.

  • Liên từ tương quan được sử dụng thành cặp để kết nối hai từ, cụm từ hoặc mệnh đề với nhau

  • Liên từ phụ thuộc được sử dụng để kết nối một mệnh đề phụ với một mệnh đề chính. 

Vị trí của liên từ 

Vị trí của liên từ phụ thuộc vào tính chất sử dụng của từng loại liên từ kết hợp, liên từ tương quan và liên từ phụ thuộc. Dựa vào chức năng của 3 loại liên từ, liên từ có thể đứng ở những vị trí sau

  • Liên từ kết hợp thường được đặt ở giữa hai từ, cụm từ hoặc mệnh đề mà nó kết nối.

Ví dụ: I went to the store, and I bought some groceries. (Tôi đi đến cửa hàng, và tôi mua ít đồ ăn.)

And () là liên từ kết hợp

And nối 2 mệnh đề độc lập là câu đơn: “I went to the store” và “I bought some groceries” để thành 1 câu ghép (compound sentence) hoàn chỉnh.

  • Liên từ tương quan thường được đặt ở giữa hai từ, cụm từ hoặc mệnh đề mà nó kết nối

Ví dụ: He is not only a good student but also a talented doctor. (Anh ấy không chỉ là sinh viên giỏi mà còn là một bác sĩ tài năng.)

→ Liên từ tương quan not only…but also liên kết 2 cụm từ a good student và a talented doctor.

  • Liên từ phụ thuộc thường được đặt ở đầu mệnh đề phụ mà nó liên kết với mệnh đề chính. Vế liên từ phụ thuộc kèm mệnh đề phụ có thể đứng đầu câu hoặc ở vế sau mệnh đề chính. 

Ví dụ: While I was cooking, my brother was sleeping. (Trong lúc tôi nấu ăn thì em trai tôi nằm ngủ.) (= My brother was sleeping, while I was cooking.)

→ Câu chứa liên từ phụ thuộc “while”

→ “While” nối 2 mệnh đề “I was cooking” và “my brother was sleeping” vào cùng 1 câu tạo nên câu phức (là câu có mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề chính). 

Lưu ý: Có một số liên từ phụ thuộc (như as if, as though,...) đi kèm mệnh đề phụ phải đứng cố định sau mệnh đề chính.

Ví dụ: She spoke as if she knew everything. (Cô ấy nói như thể cô ấy biết tất cả mọi thứ.)

Dấu hiệu nhận biết của liên từ

DOL sẽ chia sẻ cho bạn 2 “mẹo” nhỏ để có thể nhận biết liên từ trong câu:

  • Bạn có thể dựa vào một câu mà chứa nhiều mệnh đề, để nhận biết được liên từ nào kết nối 2 hay nhiều mệnh đề đó trong cùng câu.

  • Bạn có thể nhận thấy 2 từ hay 2 cụm từ loại xuất hiện cùng nhau, thông thường chúng sẽ được liên kết bởi liên từ.

9. Thán từ trong tiếng Anh (Interjection)

Thán từ là từ loại đặc biệt trong tiếng Anh, bởi chúng không đóng góp vào ngữ pháp của câu nói nhưng chúng lại có tầm quan trọng trong việc diễn đạt cảm xúc trực tiếp của người nói. Chính vì thán từ có tính ứng dụng cao trong giao tiếp hàng ngày, bạn nên nắm được khái niệm cơ bản, chức năng, vị trí dùng trong câu và dấu hiệu nhận biết của thán từ, để có thể tự áp dụng được trong thực tế nha.

Khái niệm thán từ (Interjection)

Thán từ là những từ hay cụm từ ngắn, không có giá trị về mặt ngữ pháp, thể hiện đa dạng các cảm giác và cảm xúc của người nói như: vui mừng, giận dữ, ngạc nhiên,.... Đôi khi, thán từ cũng được dùng để thể hiện sự ngập ngừng trong giao tiếp. 

Chức năng của thán từ

Thán từ có 4 chức năng chính.

  1. Diễn đạt cảm xúc của người nói. Ví dụ như:

  • Diễn tả sự đau đớn: Ow, Ouch,...

  • Diễn tả sự sợ hãi: Yikes, Eek,...

  • Diễn tả sự tiếc nuối: Oh well, Oh no, Shoot…

  • Diễn tả sự không thích: Boo, Ew, Yuck,...

  • Diễn tả sự bất ngờ: Gosh, Oh my,...

  • Diễn tả sự vui mừng hài lòng: Yay, Yeah, Hooray,...

  • Diễn tả sự ăn mừng, chúc mừng: Cheers, Congratulations,...

  1. Diễn đạt sự đồng ý hoặc phủ định, từ chối như: Yes, No, Yah, Nah, Nay,...

  2. Thu hút sự chú ý của đối tượng nào đó như: Hey, Hi, Yo, Yoo-hoo, Excuse me...

  3. Thể hiện sự ngập ngừng trong giao tiếp như: Uh, Uhm, Hmmm, Well...

Vị trí của thán từ

Thán từ có thể được đặt ở 4 vị trí, bao gồm: đứng một mình một câu, đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu khi đứng trong cùng câu chứa mệnh đề chính.

1. Thán từ đứng một mình một câu

Ví dụ: No way! You are leaving tomorrow? 

(Không thể nào! Mai bạn đã đi rồi ư?)

2. Thán từ đứng đầu câu 

Ví dụ: Oops, I forgot to lock the door. 

(Thôi chết, tôi quên khóa cửa mất rồi.) 

3. Thán từ đứng đầu cuối câu

Ví dụ: Something smells bad, yuck! It is coming from the spoiled milk. 

(Có mùi gì ghê quá. Ẹc! Mùi này là từ sữa bị hỏng.)

4. Thán từ đứng giữa câu 

Ví dụ: I was making dinner and dang, I dropped the whole pan of spaghetti. 

(Tôi đang làm bữa tối thì, ối trời ơi, tôi lỡ đánh rơi nguyên cái chảo spaghetti.)

Dấu hiệu nhận biết của thán từ

Bạn có thể dễ dàng nhận biết thán từ dựa vào 2 cách sau.

  • Thán từ có thể được nhận biết nhờ vào thái độ của người nói và những từ thốt ra ngắn và không đóng góp thêm vào mặt ý nghĩa cho câu.

  • Bạn có thể dựa vào độ ngắn của thán từ và vị trí của thán từ: 

  • Thán từ tách biệt ra khỏi mệnh đề chính ở đầu hoặc cuối câu, hoặc ở một câu riêng biệt.

  • Thán từ đứng giữa câu và được nói trước khi kể hành động tiếp theo để tạo điểm nhấn mạnh cho câu chuyện theo ý người nói.

Chuyển đổi các từ loại tiếng Anh

Một từ ban đầu có dạng là 4 từ loại: danh từ, động từ, tính từ và trạng từ có thể được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Chẳng hạn như 1 từ có dạng là danh từ có thể được chuyển thành dạng động từ, tính từ, hay trạng từ mà vẫn có nghĩa chính liên quan tới từ ban đầu.

Người học tiếng Anh cần phải nắm được việc chuyển đổi này để có thể đáp ứng yêu cầu ngữ pháp của dạng từ trong việc hình thành câu. 

Ví dụ: “a house” là ngôi nhà.

→ Giả sử bạn muốn cụm từ này sinh động hơn là “cái nhà đẹp”. Khi đó bạn cần tìm từ nghĩa là “đẹp” và tìm đúng dạng từ có thể ghép với danh từ “a house”.

→ Giả sử bạn chỉ biết từ “beauty” là danh từ “(vẻ) đẹp” và biết theo ngữ pháp, bạn cần một tính từ đứng trước danh từ.

→ Lúc này bạn cần dùng tới từ điển hoặc cách chuyển đổi từ để chuyển danh từ beauty sang tính từ của nó là “beautiful” → cụm “a beautiful house” (một ngôi nhà đẹp) đúng ngữ pháp.

Qua ví dụ trên, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của việc chuyển đổi từ loại. Vì vậy, DOL sẽ giúp bạn tổng hợp một số cách thông dụng trong tiếng Anh để chuyển đổi các từ loại sau:

  • Động từ thành danh từ

  • Tính từ thành danh từ

  • Tính từ thành trạng từ

Động từ thành danh từ

Trong tiếng Anh, có một số động từ được bổ sung thêm thành phần phía sau (hậu tố) để tạo nên danh từ. 

Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ là: cùng một từ nhưng có cả vai trò làm danh từ và động từ như: “record” ((n)bản ghi, (v) ghi âm), “rise” ((n) sự tăng lên, (v) tăng),...

Sau đây, DOL sẽ hướng dẫn các bạn cách chuyển đổi động từ thành danh từ chỉ vật hoặc khái niệm trừu tượng như sau.

Chuyển Động từ (V) → Danh từ chỉ vật (N)

Ví dụ

Động từ + -ion/tion/ation/ition

correct → correction (sự sửa chữa)

discuss → discussion (thảo luận) 

produce → production (sản xuất) 

inform → information (thông tin) 

Động từ có đuôi d/t 

→ Bỏ đuôi d/t và thêm -sion

decide → decision (quyết định)

permit → permission (cho phép)

emit → emission (sự thải ra)

Động từ + -ment

pay → payment (thanh toán)

move → movement (sự chuyển động)

arrange → arrangement (sự sắp xếp)

Động từ + -ance/ence

perform → performance (sự biểu diễn) 

accept → acceptance (sự chấp nhận) 

exist → existence (sự tồn tại)

Động từ + -al

arrive → arrival (sự đến nơi)

approve → approval (sự đồng thuận)

deny → denial (sự phủ nhận)

Động từ + -ery = N chỉ cơ sở kinh doanh/ tình trạng nào đó

bake → bakery (tiệm bánh)

slave → slavery (chế độ nô lệ)

cream → creamery 

(nơi chuyên bán chế phẩm từ sữa)

Động từ + -ing

teach → teaching (việc giảng dạy)

learn → learning (việc học tập)

do → doing (hành động)

Động từ + -age

use → usage (cách sử dụng)

marry → mariage (hôn nhân)

pack → package (kiện hàng)

Ngoài ra, danh từ chỉ người cũng có thể được chuyển đổi từ động từ. Các bạn tham khảo cách thành lập danh từ trong các bảng tổng hợp dưới đây nha.

Chuyển Động từ (V) → Danh từ chỉ người (Personal Noun)

Ví dụ

Động từ + -er

drive → driver (tài xế)

teach → teacher (giáo viên)

buy → buyer (người mua hàng)

Động từ + -ant/-ent

inform → informant (người cung cấp thông tin)

assist – assistant (thư kí)

preside – president (tổng thống)

reside – resident (cư dân)

Động từ + -or

act→ actor (diễn viên)

edit → editor (biên tập viên)

collect → collector (người sưu tầm)

Động từ + -ar

beg – beggar (người ăn xin)

burgle – burglar (kẻ đột nhập)

lie – liar (kẻ dối trá)

Động từ + -ist

tour → tourist (khách du lịch)

type → typist (người đánh máy)

machine

Động từ + -ee = N chỉ người nhận hành động tương ứng với động từ đó

attend → attendee (người tham gia)

examine → examinee (người được kiểm tra/ thí sinh)

pay → payee (người được trả tiền/ người nhận tiền)

Tính từ thành danh từ

Trong mục này, DOL sẽ hướng dẫn các bạn cách thành lập danh từ chỉ vật/ khái niệm trừu tượng hoặc danh từ chỉ người từ tính từ ban đầu. 

Tính từ → Danh từ chỉ vật/ khái niệm trừu tượng

Ví dụ

Tính từ + -ty/ity

certain → certainty (sự chắc chắn)

royal → royalty (hoàng gia)

loyal → loyalty (lòng trung thành)

Tính từ + -ness

happy → happiness (niềm hạnh phúc)

ill → illness (bệnh tật)

forget → forgetfulness (tính hay quên)

Tính từ có đuôi -ent

→ Bỏ đuôi -ent và thêm -ence

silent --> silence (sự im lặng)

absent → absence (sự vắng mặt) 

violent → violence (bạo lực)

Tính từ có đuôi -ant

→ Bỏ đuôi -ant và thêm -ance

distant → distance (khoảng cách)

important → importance (sự quan trọng)

dominant → dominance (sự thống trị)

Tính từ + -th

wide → width (chiều rộng)

long → length (chiều dài)

dead → death (cái chết)

Tính từ + -y

honest → honesty (tính trung thực)

jealous → jealousy (tính ghen tị)

modest → modesty (tính khiêm tốn)

Hơn nữa, tính từ có một số cách để chuyển đổi thành danh từ chỉ người như sau.

Tính từ → Danh từ chỉ người

Ví dụ

Tính từ + -ist

colonial → colonialist (người theo chủ nghĩa thực dân)

extreme → extremist (người theo chủ nghĩa cực đoan)

ideal → idealist (người theo chủ nghĩa lí tưởng)

Ngoại lệ đối với chuyển đổi từ tính từ sang danh từ là: đôi khi sự hình thành danh từ từ tính từ không theo quy tắc nào cả.

Tính từ

Danh từ

old (già)

age (tuổi già)

proud (tự hào)

pride (niềm tự hào)

calm (yên bình)

calm (sự yên bình)

Tính từ thành trạng từ

Hầu hết các trạng từ được thành lập bằng cách thêm đuôi “-ly” vào tính từ. Tuy nhiên, có một số cách sau DOL tổng hợp được để hình thành nên trạng từ từ tính từ ban đầu.

Tính từ → Trạng từ

Ví dụ

Tính từ + -ly

slow → slowly (một cách chậm chạp)

loud → loudly (một cách lớn tiếng)

quick → quickly (một cách nhanh chóng)

Tính từ kết thúc bằng -y

→ thay “y” bằng “i” và thêm -ly

happy → happily (một cách vui vẻ)

angry → angrily (một cách giận dữ)

easy → easily (một cách dễ dàng)

Tính từ kết thúc bằng -able/ -ible/  -le → thay -le bằng -ly

probable → probably (có thể)

terrible → terribly (một cách tồi tệ)

gentle → gently (một cách nhẹ nhàng)

Tính từ kết thúc bằng -ic/ → thêm -ally (trừ: public → publicly)

basic → basically (về cơ bản)

tragic → tragically (một cách bi kịch)

dramatic → dramatically 

(một cách biến động)

Ngoại lệ: một số trạng từ có dạng giống với tính từ hoặc được chuyển đổi một cách bất quy tắc. Bạn hãy chú ý về các trạng từ này trong bảng tổng hợp dưới đây.

Tính từ

Trạng từ

good (tốt)

well (một cách xuất sắc)

fast (nhanh)

fast (một cách xuất sắc)

hard (chăm chỉ)

hard (một cách chăm chỉ)

late (muộn)

late (muộn)

early (sớm)

early (sớm)

daily (hàng ngày)

daily (hàng ngày)

straight (thẳng)

straight (một cách thẳng)

wrong (sai)

wrong/wrongly (sai)

Các lỗi thường gặp khi sử dụng từ loại

Từ loại là phần kiến thức lớn yêu cầu các bạn nắm chắc các cách sử dụng ngữ pháp đúng của từng loại. Trong phần này, DOL tổng hợp một số lỗi sai phổ biến khi sử dụng từ loại kèm theo cách chữa chi tiết, để bạn có thể tránh các lỗi tương tự và ghi nhớ cách sử dụng chính của từ vựng lâu hơn.

Lỗi 1: Sử dụng sai từ loại/ từ loại chưa phù hợp.

Người học tiếng Anh đôi khi sẽ mắc phải lỗi sử dụng sai dạng của từ trong câu.

❌ Lỗi sai từ loại

✔️ Câu đúng

At present, there is a lot of compete for good jobs.

→ Lỗi: cấu trúc There is + Danh từ (Có cái gì). Trong câu có compete là động từ.

→ Sửa: Chuyển động từ “compete” (cạnh tranh) thành dạng danh từ “sự cạnh tranh”.

At present,  there is a lot of competition for good jobs. 

(Ngày nay có nhiều sự cạnh tranh để có được công việc tốt.)

→ Câu sửa: “competition” là danh từ nghĩa là “sự cạnh tranh”.

This car runs fastly.

→ Lỗi: Người nói muốn bổ sung nghĩa cho từ “chạy” (run) là “chạy nhanh” → Phải dùng trạng từ bổ nghĩa cho động từ run. 

Tuy nhiên, “fastly” không phải trạng từ.

This car runs fast. 

(Chiếc xe này chạy nhanh.)

Câu sửa: trạng từ “nhanh” là “fast”, giống với dạng tính từ

The examiner was nervous before sitting the exam. 

→ Lỗi: Chủ ngữ “examiner” đúng là dạng danh từ, nhưng chưa phù hợp với nghĩa của câu: “Người trông thi rất lo lắng trước lúc làm bài kiểm tra”.

→ Hướng sửa: chọn danh từ chỉ người khác liên quan và phù hợp với ngữ cảnh này hơn

The examinee was nervous before sitting the exam. 

(Thí sinh rất lo lắng trước lúc làm bài kiểm tra.)

→ Câu sửa: chủ ngữ là danh từ “examinee” (thí sinh) sẽ phù hợp hơn.

Lỗi 2: Nhầm lẫn giữa danh động từ (V-ing) và các dạng danh từ thông thường.

Các dạng danh từ thông thường sẽ không đi kèm các tân ngữ phía sau. 

Ngược lại, danh động từ V-ing có thể làm chủ ngữ và kèm theo tân ngữ phía sau (thực chất là động từ đi kèm với tân ngữ và cụm này được thêm đuôi -ing để làm danh từ). 

Sau đây là các lỗi thường gặp giữa 2 dạng danh từ này

❌ Lỗi sai dạng danh từ

✔️ Câu đúng

Development a high quality product is of paramount importance. 

(Sự phát triển các mặt hàng chất lượng cao là vô cùng quan trọng.)

→ Lỗi: Sau “development” vẫn còn có cụm danh từ theo sau. 

Câu này muốn nói chủ ngữ là: “Việc phát triển các mặt hàng chất lượng cao…”

→ Cách sửa: Dùng danh động từ V-ing làm chủ ngữ để đi kèm tân ngữ (cụm danh từ) phía sau → diễn đạt sự thực hiện hành động nào đó.

Developing a high quality product is of paramount importance. 

(Việc phát triển các mặt hàng chất lượng cao là vô cùng quan trọng.)

→ Câu sửa: Danh động từ “Developing” + tân ngữ  “a high quality product” = Việc phát triển các mặt hàng chất lượng cao…

Developing is very important.

→ Lỗi: Danh động từ developing chưa đi kèm tân ngữ nào, việc này khiến câu chưa hoàn thiện: Việc phát triển là vô cùng quan trọng.

→ Hướng sửa: bổ sung thêm tân ngữ cho developing hoặc đổi thành danh từ thường của động từ “develop”.

Developing economies  are very important. 

(Việc phát triển kinh tế là rất quan trọng.)

→ Cách sửa này bổ sung tân ngữ cho danh động từ “developing”.

Economic development is very important. 

(Sự phát triển kinh tế là rất quan trọng.)

→ Cách sửa này đổi thành danh từ thường “development” và bổ sung thành cụm danh từ để rõ sự phát triển của đối tượng nào = Economic development (Sự phát triển kinh tế).

Lỗi 3: Nhầm lẫn các dạng đại từ.

Đại từ thường được dùng để thay thế cho các danh từ chỉ người/vật/sự việc đã nêu trước đó. Vì vậy, bạn cần chú ý đến đại từ loại nào sẽ phù hợp thay thế cho danh từ dạng số ít hay số nhiều ban đầu. 

❌ Lỗi sai về đại từ

✔️ Câu đúng

All employees have been notified that their are to be made redundant.

→ Lỗi: their (của họ) chưa phù hợp câu vì đây là vị trí đầu của mệnh đề (that + S +V) → cần chủ ngữ

→ Hướng sửa: tìm đại từ chủ ngữ nhắc lại cho danh từ số nhiều “all employees”.

All employees have been notified that they are to be made redundant. 

(Toàn bộ nhân sự đã nhận được thông báo rằng họ bị sa thải.)

→ Câu sửa: “all employees” là danh từ số nhiều → cần đại từ chủ ngữ là “they” (họ) phù hợp thay thế danh từ số nhiều.

He gave me many flowers and it is beautiful. (Anh ta tặng tôi nhiều bông hoa và chúng rất đẹp.)

→ Lỗi: “many flowers” là danh từ số nhiều → it () chỉ dùng để nhắc cho danh từ số ít → chưa phù hợp.

He gave me many flowers and they are beautiful. 

(Anh ta tặng tôi nhiều bông hoa và chúng rất đẹp.)

→ Câu sửa:  đại từ chủ ngữ là “they“ (họ) phù hợp thay thế danh từ số nhiều “many flowers”.

Bài tập về từ loại tiếng Anh

Bạn hãy thử sức với 2 bài tập nhỏ sau ôn tập tổng hợp về 9 từ loại dưới dạng trắc nghiệm và 1 bài tập chuyển đổi từ loại dưới dạng điền từ vào ô trống.

Bài 1: Chọn đáp án đúng.

 

 

00.

The store is open from 9am to 5pm, and we are ______ on Sundays.

 

close

closing

closed

00.

I will go to the store, or I will ______ home.

stay

staying

stayed

00.

I like to eat pizza, ______ I am trying to eat healthier.

although

because

nor

00.

Although I am not a native speaker, I can speak English fairly ______.

good

well

goodly

00.

I have been studying English since I was a ______.

children

childs

child

00.

I am happy because I got a ______ grade on my test.

well

good

badly

00.

She is beautiful and ______.

intelligently

intelligence

intelligent

00.

If you are hungry, you can eat lunch now or you can wait ______dinner.

until

with

during

00.

It is raining ______. I can’t go outside.

heavy

heavily

heaviness

00.

_______! I am admitted to Stanford University.

Oh my god

Yuck

Oh no

Check answer

Tổng kết

Từ loại (Parts of Speech) là đơn vị kiến thức cơ bản và quan trọng trong tiếng Anh. Qua bài viết này, đã tổng hợp và thống kê chi tiết nhất khái niệm, chức năng, vị trí trong câu và dấu hiệu nhận biết 9 từ loại.

Hy vọng qua các bài tập cuối bài, các bạn cảm thấy dễ hiểu và dễ dàng vận dụng kiến thức về từ loại để hình thành câu đúng ngữ pháp và sử dụng ngôn ngữ trôi chảy hơn.

Ngoài ra, các bạn đừng quên ghé tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề Từ loại hoặc các bài viết khác của DOL Grammar ở chủ đề mà bạn quan tâm, để được củng cố kiến thức kĩ hơn.

Khuất Thị Ngân Hà

Khuất Thị Ngân Hà là một trợ giảng tiếng Anh hơn 4 năm kinh nghiệm và là thành viên của nhóm Học thuật tại Trung tâm DOL English. Với niềm đam mê Anh Ngữ, cô đã sở hữu cho mình tấm bằng IELTS Academic 7.5 Overall cùng chứng chỉ TOEIC 870, thể hiện khả năng kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh vô cùng thành thạo.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc