Cấu trúc Would you mind: Công thức, cách dùng, lưu ý và bài tập

Would you mind là cấu trúc thường được sử dụng trong tiếng Anh để đề nghị người nghe thực hiện một hành động nào đó mà bản thân người nói mong muốn. Để tăng tính trang trọng và lịch sự, bạn có thể sử dụng kèm với cả từ “please” ở cuối câu.

Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ điểm qua cách sử dụng cấu trúc “would you mind” trong các dạng câu, những lưu ý cần thiết và cách trả lời cho cấu trúc này. Mời bạn cùng bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc này bên dưới.

cấu trúc would you mind
Cấu trúc Would you mind: Công thức, cách dùng, lưu ý và bài tập

Would you mind là gì?

Would you mind cấu trúc nhờ vả, mời gọi hoặc yêu cầu người khác giúp đỡ thực hiện một hành động nào đó.

Cấu trúc này được sắp xếp dưới dạng một câu hỏi để giúp người nói thể hiện một yêu cầu mà bản thân muốn người khác giúp đỡ.

Từ đó, người nói có thể tránh việc sử dụng các cấu trúc bất lịch sự khác như câu mệnh lệnh.

Ví dụ:

  • Thể hiện sự nhờ vả: Would you mind opening the window for me? (Bạn có phiền mở cửa sửa giúp tôi chứ?)

  • Thể hiện sự xin phép: Would you mind if I borrowed your car? (Bạn có phiền nếu tôi mượn xe hơi của bạn?)

Cách dùng Would you mind

Mind trong cấu trúc "Would you mind?" đóng vai trò là động từ, mang ý nghĩa quan tâm, bận tâm đến điều gì đó. Đây là một cấu trúc câu hỏi lịch sự được sử dụng trong tiếng Anh để yêu cầu ai đó giúp đỡ hoặc làm điều gì đó, đồng thời thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người được hỏi.

Cách dùng cụ thể của cấu trúc would you mind trong từng ngữ cảnh như sau.

1. Cách dùng Would you mind trong câu xin phép, hỏi ý kiến lịch sự

Cấu trúc “would you mind” và “do you mind” có thể được sử dụng để thể hiện sự xin phép lịch sự để người nói có thể làm một việc gì đó. Công thức cụ thể của cấu trúc này như sau.

Do you mind if I + V(s/es)

 

Would you mind if I + V2.

Ví dụ:

  • Do you mind if I use your phone a bit? (Bạn có phiền nếu tôi sử dụng điện thoại của bạn một chút chứ?)

  • Would you mind if I opened the window? (Bạn có phiền nếu tôi mở cửa sổ chứ?)

-> Trong các ví dụ trên, cấu trúc “would/do you mind” được dùng để hiện sự xin phép người nghe một cách lịch sự để thực hiện một hành động của người nói. Bạn lưu ý, hành động chính trong câu xin phép này sẽ được thực hiện bởi người nói ra câu trên, không phải phải là của người nghe.

2. Cách dùng Would you mind trong câu yêu cầu

Cấu trúc “would you mind” và “do you mind” còn có thể được sử dụng để nhờ vả, hoặc yêu cầu người nghe làm giúp một việc gì đó. Công thức cụ thể của cấu trúc này như sau.

Would/Do you mind + V-ing

Ví dụ:

  • Would you mind showing me where the living room is? (Bạn có phiền chỉ cho tôi phòng khách ở đâu chứ?) -> Trong ví dụ trên, cấu trúc “would you mind” được dùng để thể hiện một yêu cầu hoặc một sự nhờ vả người nghe để thực hiện một hành động nào đó một cách lịch sự. Bạn lưu ý, hành động chính trong câu nhờ vả này sẽ được thực hiện bởi người nghe câu trên, không phải là người nói.

  • Would you mind turning off the speaker? (Bạn có phiền vặn nhỏ tiếng cái loa chứ?) -> Trong ví dụ trên, cấu trúc “would you mind” được dùng để thể hiện một yêu cầu hoặc một sự nhờ vả người nghe để thực hiện một hành động nào đó. 

Tuy nhiên, trong ngữ cảnh câu này, người nói vẫn có thể sử dụng cấu trúc này để thể hiện sự khó chịu nếu hành động nào đó của người nghe ảnh hưởng đến người nói. (Trong ví dụ này, có thể là người nghe đã bật tiếng loa lớn gây ảnh hưởng đến người nói, và vì vậy, người nói yêu cầu họ tắt tiếng loa).

Bạn lưu ý, hành động chính trong câu nhờ vả này sẽ được thực hiện bởi người nghe câu trên, không phải là người nói.

Ngoài ra, "Would you mind?" có thể được sử dụng trong câu cầu khiến, nhưng với một số lưu ý nhất định. Vì cấu trúc này trong câu cầu khiến với tính chất lịch sự và đề nghị, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người được hỏi.

 

Trong các ngữ cảnh trang trọng hoặc cần mệnh lệnh rõ ràng, nên sử dụng các dạng câu cầu khiến khác.

Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Would you mind

So sánh cấu trúc “Would you mind” và “Do you mind” 

Cấu trúc “would you mind” và “do you mind” có ý nghĩa tương đối giống nhau. Tuy nhiên, bạn lưu ý một số điểm khác biệt để có thể sử dụng các cấu trúc này chính xác hơn.

Would you mind

Do you mind

Về ngữ pháp

Would you mind + V-ing.

Do you mind + V-ing

Ví dụ: Would you mind closing the door? 

(Bạn có phiền đóng cửa không chứ?)

Ví dụ: Do you mind opening the window? 

(Bạn có phiền mở cửa sổ ra không chứ?)

Would you mind if I + V2.

Do you mind if I + V.

Ví dụ: Would you mind if I left early? 

(Bạn có phiền nếu tôi về sớm chứ?)

Ví dụ: Do you mind if I change the radio? (Bạn có phiền nếu tôi thay đổi đài radio?)

Về mặt ý nghĩa

Cấu trúc “would you mind” thể hiện một nét nghĩa trang trọng hơn và thường được sử dụng trong các ngữ cảnh yêu cầu sự lịch sự.

Cấu trúc “do you mind” có phần suồng sã hơn. Tuy cấu trúc vẫn giữ được nét lịch sự, “do you mind” thường được sử dụng trong các ngữ cảnh tự nhiên, thân mật hơn và có thể được xem là thô lỗ trong những ngữ cảnh trang trọng.

Ví dụ: Would you mind showing us the way to the lobby? 

(Bạn có phiền chỉ chúng tôi đường đến đại sảnh chứ?)

Ví dụ: Do you mind if I borrow your pen for a moment? 

(Bạn có phiền nếu tôi mượn bút của bạn một chút không?)

Dạng phủ định của cấu trúc

Khi muốn chuyển về dạng phủ định của các cấu trúc này, bạn chỉ cần thêm “not” trước động từ.

Would/Do you mind + not + V-ing

Ví dụ:

Would you mind sharing your notes with me? (Bạn có phiền chia sẻ ghi chú của bạn với tôi chứ?)

 

➔ Would you mind not sharing your notes with me? (Bạn có phiền đừng chia sẻ ghi chú của bạn với tôi chứ?)

Dạng rút gọn của cấu trúc “do you mind”

Trong ngôn ngữ nói hằng ngày, cấu trúc “do you mind” còn được rút gọn để tiện lợi hơn cho người nói khi sử dụng. Có hai dạng rút gọn của cấu trúc này, bao gồm.

Do you mind?

Bạn có thể sử dụng cấu trúc này để thể hiện sự khó chịu, giận dữ, đặc biệt là khi một hành động của một ai đó gây ảnh hưởng đến bạn.

Khi sử dụng cấu trúc này, người nghe sẽ tự hiểu rằng bạn đang cảm thấy khó chịu với hành động của họ. 

Ví dụ:

Do you mind (not talking so loudly)? I am studying at the moment. (Bạn có phiền (không nói chuyện quá ồn ào) chứ? Tôi đang học bài ngay bây giờ.)

 

-> Trong ví dụ trên, dựa trên ngữ cảnh trước đó (người nghe nói chuyện ồn ào, gây ảnh hưởng đến người nói, vốn đang học bài), người nói có thể sử dụng cấu trúc “do you mind?” để nhắc nhở người nghe giữ im lặng mà không cần phải sử dụng đầy đủ cấu trúc “do you mind”. Tuy nhiên, cách sử dụng này thường đi kèm với thái độ khó chịu và vì vậy, không nên sử dụng trong các ngữ cảnh trang trọng hoặc khi không có mục đích thể hiện thái độ này.

‘Mind V-ing?

Ngoại trừ việc nói rõ cả cấu trúc “do you mind V-ing”, đôi khi người nói có thể rút gọn cấu trúc bằng cách lược bỏ đi cụm “do you”, biến cấu trúc trở thành “‘mind V-ing”.

Ví dụ: ‘Mind closing the door for me? (Phiền bạn đóng cửa giùm tôi được chứ?)

 

Trong ví dụ trên, người nói có thể sử dụng cấu trúc rút gọn “mind V-ing” thay cho việc nói rõ cả câu để có thể tiết kiệm thời gian nhiều hơn. Tuy nhiên, cấu trúc này mang nghĩa suồng sã và không nên sử dụng trong các ngữ cảnh trang trọng.

Cách trả lời cho câu hỏi Would you mind

Cấu trúc câu hỏi nhờ vả “would you mind” có đa dạng cách trả lời và không nhất thiết phải được trả lời theo cấu trúc thông thường của câu hỏi yes-no (“yes, I would mind” và “no, I wouldn’t mind”).

Sau đây, DOL Grammar sẽ liệt kê một số cách để trả lời cho dạng câu hỏi này theo mức độ lịch sự tăng dần từ trên xuống dưới.

Không thấy phiền (Đồng ý)

Thấy phiền (Không đồng ý)

Sure. (Chắc rồi)

I would rather not do that. (Tôi thà không làm vậy đâu.)

Ok. (Đồng ý)

Honestly, I do mind. (Thật sự mà nói thì tôi thấy phiền.)

No, not at all. (Không, chẳng có vấn đề gì cả.)

Sorry, I’m busy right now. (Xin lỗi, hiện tại tôi hơi bận.)

No, I don't mind. I'd be happy to help. (Không, tôi không phiền. Tôi rất vui lòng giúp đỡ.)

I wish I could, but I’ve got my hands tied right now. (Ước gì tôi có thể giúp, nhưng bây giờ tôi hơi bận tí.)

It’s  a pleasure. (Đó là vinh hạnh của tôi.)

I appreciate the offer, but I would prefer not to. (Tôi đánh giá cao sự đề nghị, nhưng tôi không thích làm việc này lắm.)

It’s  a pleasure to help. (Đó là vinh hạnh của tôi để được giúp bạn.)

Thank you for asking, but I do mind a little bit. (Cảm ơn vì lời đề nghị, nhưng hiện tại tôi cảm thấy hơi phiền tí.)

Đồng ý, nhưng có điều kiện

I don't mind, but could you please be quick? 

(Tôi không phiền, nhưng bạn có thể làm nhanh chóng được không?)

I don't mind, but would you mind if we did it later? 

(Tôi không phiền, nhưng bạn có phiền nếu phải làm nó sau không?)

"Would you mind?" và "Would you like?" đều là những câu hỏi được sử dụng trong tiếng Anh để giao tiếp lịch sự, nhưng cách sử dụng và sắc thái của chúng có sự khác biệt.

 

Nếu Would you mind được sử dụng trong các tình huống không quá quan trọng thì cấu trúc Would you like sẽ dùng trong các tình huống thân thiện và cởi mở, khi bạn muốn đề nghị hoặc mời ai đó làm điều gì đó mà bạn nghĩ rằng họ có thể thích.

Bài tập

Chia động từ trong ngoặc và điền vào chỗ trống:

 

 

1. Would you mind if I 01. (change) the channel on the TV? 

 

2. Would you mind if I 02. (borrow) your umbrella for a moment?

 

3. Do you mind if I 03. (open) the window? It's a bit stuffy in here.

 

4. Would you mind 04. (help) me carry these bags?

 

5. Do you mind if I 05. (take) a short break? I've been working for hours.

 

6. Would you mind if I 06. (invite) a friend to dinner tonight?

 

7. Do you mind 07. (wait) a few minutes? The meeting will start shortly.

 

8. Would you mind if I 08. (use) your computer for a moment?

 

9. Do you mind if I 09. (share) my opinion on this matter?

 

10. Would you mind 10. (pick) me up from the airport tomorrow?

Your last result is 0/10

Check answer

Tổng kết

Cấu trúc “would you mind” là một cấu trúc thông dụng trong tiếng Anh để thể hiện một sự nhờ vả, yêu cầu hoặc hỏi ý kiến, xin phép làm một việc gì đó một cách lịch sự. Vì vậy, việc sử dụng chính xác cấu trúc này là một điều quan trọng để bạn có thể đa dạng hóa vốn tiếng Anh của mình hơn và diễn đạt được ý kiến của bản thân. 

Thông qua bài viết này, DOL Grammar đã làm rõ khái niệm và cách dùng cấu trúc này đối với các mục đích khác nhau, các lưu ý khi sử dụng, cách trả lời cấu trúc này và đưa ra một số bài tập để bạn có thể luyện tập sử dụng chúng. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn.

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc