Câu cầu khiến trong tiếng Anh: Cấu trúc, cách dùng và bài tập chi tiết

Câu cầu khiến (Imperative Sentence) hay câu mệnh lệnh là cấu trúc dùng để đưa ra những mệnh lệnh, đề nghị hoặc yêu cầu đối với ai đó. Loại câu này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự linh hoạt và độ phong phú cho văn viết. Dù Imperative Sentence được sử dụng khá phổ biến, nhưng do có nhiều cấu trúc khác nhau nên khiến người học khó ghi nhớ.

Vì vậy, trong bài viết này, DOL Grammar sẽ làm rõ khái niệm câu cầu khiến trong tiếng Anh là gì, giải đáp cho bạn cấu trúc câu cầu khiến có công thức và cách sử dụng như thế nào. Cuối cùng, bài viết sẽ đưa ra một số mẫu câu mệnh lệnh thường gặp và một số bài tập để bạn luyện tập sử dụng một cách chính xác nhất. Hãy cùng bắt đầu bài học nhé!

câu cầu khiến trong tiếng anh
Câu cầu khiến trong tiếng Anh

Câu cầu khiến (Imperative Sentence) là gì?

Câu cầu khiến (Imperative Sentence) là 1 dạng cấu trúc câu cơ bản dùng để đưa ra những mệnh lệnh, đề nghị hoặc yêu cầu đối với ai đó.

Loại câu này còn được gọi là câu mệnh lệnh khi sử dụng động từ ở dạng nguyên mẫu để ra lệnh, nhờ vả, hoặc cầu khiến người nghe thực hiện hành động đó.

Cấu trúc câu cầu khiến có dạng như sau.

V1 (Động từ ở dạng nguyên mẫu) + Các thành phần bổ nghĩa (nếu có).

Ví dụ.

  • Close the door now. (Đóng cửa lại ngay.)

  • Sit on the ground. (Ngồi dưới đất đi.)

Cấu trúc câu cầu khiến có thể sử dụng thêm các kính ngữ (những từ thể hiện sự tôn trọng) như “please” (làm ơn) để thể hiện nét nghĩa tôn trọng khi nhờ vả người khác hoặc trạng từ tần suất “always” (luôn luôn) để nhấn mạnh quy tắc, quy luật mà câu cầu khiến đang thể hiện.

Từ “please” hoặc “always” có thể được sử dụng ở đầu câu cầu khiến hoặc ở cuối câu (tách bởi dấu phẩy) nhưng không làm thay đổi nội dung hoặc chức năng của câu.

Ví dụ với từ “please”.

  • Không dùng: Turn down the volume a bit. (Vặn nhỏ âm lượng một tí đi.)

  • Đứng đầu: Please turn down the volume a bit. (Làm ơn vặn nhỏ âm lượng một tí.)

  • Đứng cuối: Turn down the volume a bit, please. (Vặn nhỏ âm lượng một tí đi, làm ơn.)

→ Khi dùng “please”, câu cầu khiến có tính lịch sự cao hơn và thể hiện được sự tôn trọng với người nghe. Vì vậy, người ta thường dùng “please” với câu cầu khiến trong các ngữ cảnh trang trọng, lịch sự.

Ví dụ từ “always”.

  • Không dùng: Wash your hands before going out. (Rửa tay trước khi đi ra ngoài.)

  • Đứng đầu: Always wash your hands before going out. (Luôn luôn rửa tay trước khi đi ra ngoài.)

  • Đứng cuối: Wash your hands before going out, always. (Luôn luôn rửa tay trước khi đi ra ngoài.)

→ Từ “always” giúp câu thể hiện rõ hơn mức độ quan trọng của hành động. Vì vậy, người ta thường dùng “always” đối với các mệnh lệnh cấp thiết, yêu cầu sự tuân thủ cao của người nghe/người đọc.

Đôi khi, bạn có thể sử dụng duy nhất mỗi động từ để tạo thành câu cầu khiến, miễn là động từ đó có thể đứng một mình (nghĩa là đó là nội động từ) và các thành phần bổ nghĩa được hiểu bởi người nghe.

Ví dụ.

  • Go! (Đi đi.)

  • Continue. (Tiếp tục đi.)

Bạn có thể sử dụng cụm động từ (phrasal verb - các động từ kết hợp với giới từ khác như “get on”, “speak up”) ở vị trí động từ nguyên mẫu trong câu cầu khiến để yêu cầu, nhờ vả người nghe thực hiện hành động đó.

Ví dụ.

  • Get on the bus. (Lên xe buýt đi.)

  • Speak up about the issue now. (Lên tiếng về vấn đề đó ngay đi.)

Cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng Anh

Câu cầu khiến có 4 dạng chính trong tiếng Anh ở thể khẳng định, phủ định, chủ động và bị động, cụ thể mỗi cấu trúc sẽ có ý nghĩa như sau.

1. Cấu trúc câu cầu khiến khẳng định (yêu cầu ai đó làm gì

2. Cấu trúc câu cầu khiến phủ định (yêu cầu ai đó không làm gì)

3. Cấu trúc câu cầu khiến chủ động (yêu cầu ai đó thực hiện một hành động

4. Cấu trúc câu cầu khiến bị động (yêu cầu một hành động được thực hiện bởi ai đó, vật gì đó)

cấu trúc câu cầu khiến
Câu cầu khiến có 4 dạng chính trong tiếng Anh như trên

DOL Grammar sẽ làm rõ cấu trúc của từng dạng câu cầu khiến này bên dưới cũng như đưa ra các ví dụ cụ thể để bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc này.

Câu cầu khiến dạng khẳng định và phủ định

Câu cầu khiến có thể được chia làm 2 dạng câu dựa trên chức năng là câu khẳng định hoặc câu phủ định.

1 Câu cầu khiến khẳng định

Câu cầu khiến khẳng định là dạng câu yêu cầu, nhờ vả ai đó thực hiện một hành động nào đó. Cấu trúc này sử dụng động từ nguyên mẫu ở đầu câu. Cấu trúc này có dạng như sau.

V1 (Động từ ở dạng nguyên mẫu) + Các thành phần bổ nghĩa (nếu có).

Ví dụ

  • Give me back my glasses! (Trả lại mắt kính cho tôi.)

  • Put this bottle back on the shelf. (Để cái chai nước này lên lại cái kệ.)

→ Các câu cầu khiến khẳng định trên yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó, cụ thể là trả lại mắt kính và để chai nước lên kệ.

Đôi khi câu cầu khiến chủ động có thể sử dụng thêm trợ động từ “Do + V1” để nhấn mạnh vào việc nên làm việc gì đó. Cách sử dụng này thường được thấy trong các mệnh lệnh, các quy tắc, quy luật liệt kê song song như các điều nên làm và không nên làm.

Ví dụ: In case of emergency, don’t be panic; do evacuate in order. (Trong các trường hợp khẩn cấp, không được hoảng hốt; hãy sơ tán trong trật tự.)

2 Câu cầu khiến phủ định Câu cầu khiến phủ định là dạng câu yêu cầu, nhờ vả ai đó không thực hiện một hành động nào đó. Cấu trúc câu này sử dụng trợ động từ “do” và từ phủ định “not” ở đầu câu, trước động từ nguyên mẫu. Cấu trúc này có dạng như sau.

Don’t/Do not + V1 (Động từ ở dạng nguyên mẫu) + Các thành phần bổ nghĩa (nếu có).

Ví dụ.

  • Do not talk to your mother like that. (Không được nói chuyện với mẹ của con như thế.)

  • Don’t call me today. (Đừng gọi cho tôi trong hôm nay.)

→ Các câu cầu khiến phủ định trên yêu cầu người nghe không thực hiện một hành động nào đó, cụ thể là không nói chuyện với mẹ như thế, và không gọi cho người nói. 

Khi sử dụng cấu trúc câu cầu khiến phủ định, bạn cần lưu ý một số điều sau.

  • Bạn có thể sử dụng trợ động từ “do” và từ phủ định “not” ở dạng thường “do not” hoặc dạng rút gọn “don’t”. Tuy nhiên, việc sử dụng “do not” sẽ thể hiện sự nghiêm khắc hơn và được dùng cho các câu mệnh lệnh, quy tắc, quy luật. Trong khi đó, cấu trúc rút gọn “don’t” có thể được sử dụng để nói về những việc người nói không muốn người nghe làm.

  • Chỉ có thể sử dụng trợ động từ “Do not” hoặc “Don’t” ở câu tường thuật phủ định. Bạn không thể sử dụng các dạng trợ động từ khác như “doesn’t” hoặc didn’t”. Điều này là bởi vì đây là trợ động từ chính xác của động từ nguyên mẫu thường được sử dụng ở đầu câu cầu khiến.

Câu cầu khiến dạng chủ động và bị động

Mặt khác, câu cầu khiến có thể được chia làm 2 dạng câu dựa trên chức năng là câu cầu khiến chủ động hoặc câu cầu khiến bị động.

1 Câu cầu khiến chủ động

Câu cầu khiến chủ động là dạng câu yêu cầu ai đó thực hiện một hành động nào đó. Cấu trúc này sử dụng động từ nguyên mẫu ở đầu câu. Cấu trúc này có dạng như sau.

V1 (Động từ ở dạng nguyên mẫu) + Các thành phần bổ nghĩa (nếu có).

Ví dụ.

  • Carry the box into the living room. (Hãy khiên cái hộp vào phòng khách.)

  • Fix the car please. (Làm ơn hãy sửa chiếc xe này.)

→  Các câu cầu khiến chủ động yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó, cụ thể là khiên hộp và sửa xe.

2 Câu cầu khiến bị động

Câu cầu khiến bị động là dạng câu yêu cầu một hành động tác động đến một đồ vật, hoặc một ai đó. Cấu trúc này sử dụng động từ “let” và đi kèm với dạng bị động của động từ. Cấu trúc này có dạng như sau.

Let + Object (tân ngữ)be + V3 + Các thành phần bổ nghĩa (nếu có).

Ví dụ.

  • Let the box be carried into the living room. (Hãy để cái hộp được khiên vào phòng khách.)

  • Let the car be fixed please. (Hãy để chiếc xe này được sửa.)

→ Câu cầu khiến bị động yêu cầu các đối tượng, cụ thể là cái hộp và chiếc xe, được tác động bởi các hành động, lần lượt là được khiên và được sửa. 

Kết hợp câu cầu khiến với các cấu trúc khác.

Câu cầu khiến không nhất thiết phải sử dụng riêng lẻ mà có thể kết hợp được với các cấu trúc câu khác để đa dạng hóa khả năng diễn đạt hoặc biểu đạt các ý nghĩa phức tạp hơn. Đây là các điểm ngữ pháp cao hơn để giúp bạn nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh nhưng không nhất thiết để tạo thành một câu cầu khiến hoàn chỉnh. 

Câu cầu khiến và câu điều kiện

Câu cầu khiến có thể được sử dụng kèm với câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh để yêu cầu, nhờ vả người nghe làm một việc gì đó, nếu điều kiện đi kèm được thoả mãn.

Câu cầu khiến và câu điều kiện

Câu cầu khiến đứng sau

Công thức: If S + V(s/es), V1 + thành phần còn lại.

Ví dụ: If it rains, close the door. (Nếu trời mưa, hãy đóng cửa lại.)

Câu cầu khiến đứng trước

Công thức: V1 + thành phần còn lạiif S + V(s/es).

Ví dụ: Always look both sides if you are crossing the street. 

(Luôn nhìn hai bên nếu bạn chuẩn bị qua đường.)

Câu cầu khiến và mệnh đề trạng từ

Câu cầu khiến có thể đi kèm với một mệnh đề phụ thuộc (subordinate clause) để cụ thể thêm các ngữ cảnh cần thiết trong lời cầu khiến, nhờ vả.

Câu cầu khiến và mệnh đề trạng từ

Câu cầu khiến đứng sau

Công thức: V1 + thành phần còn lại [mệnh đề trạng từ].

Ví dụ: Turn off the light when you go out. (Hãy tắt đèn khi bạn đi ra ngoài.)

Câu cầu khiến đứng trước

Công thức: [mệnh đề trạng từ], V1 + thành phần còn lại.

Ví dụ: As soon as you finish using the car, wash it. (Ngay sau khi bạn sử dụng xong chiếc xe, hãy rửa nó.)

Câu cầu khiến với mệnh đề quan hệ

Câu cầu khiến có thể sử dụng kèm với mệnh đề quan hệ để bổ sung nghĩa cho các thành phần trong câu, tương tự như các cấu trúc câu khác trong tiếng Anh.

Ví dụ: Buy the laptop that is the cheapest in the store. (Hãy mua cái laptop mà rẻ nhất trong cửa hàng.)

Dùng câu cầu khiến như thế nào?

Câu cầu khiến (imperative sentences) được đùng để yêu cầu người nghe thực hiện một hành động gì đó. Những mục đích chính mà câu cầu khiến thường được sử dụng trong tiếng Anh như sau.

cách dùng câu cầu khiến
5 Cách dùng chính của câu cầu khiến

Đưa ra mệnh lệnh

Câu cầu khiến thường được sử dụng để đưa ra mệnh lệnh hoặc yêu cầu ai đó làm một điều gì. Ở dạng này, câu cầu khiến không nhất thiết sử dụng các từ như “please” hoặc “always”.

Ví dụ: Close the door. (Đóng cửa lại.)

Đưa ra yêu cầu hay đề xuất

Câu cầu khiến có thể được sử dụng để yêu cầu một ai đó thực hiện một việc nào đó hoặc để đề xuất một hành động. Người nghe có thể thực hiện hành động này hoặc không tuỳ theo sở thích và mong muốn. Để thể hiện yêu cầu một cách lịch sự hơn, bạn có thể sử dụng kính ngữ “please”.

Ví dụ: Please tell me the direction to the police station. (Xin hãy chỉ tôi đường đến đồn cảnh sát.)

Đưa ra lời mời gọi lịch sự

Câu cầu khiến có thể được sử dụng để mời gọi ai đó làm điều gì một cách lịch sự. Để thể hiện lời mời một cách lịch sự hơn, bạn có thể sử dụng kính ngữ “please”.

Ví dụ: Please enjoy your meal. (Xin hãy ăn ngon miệng.)

Đưa ra chỉ dẫn hoặc hướng dẫn

Câu cầu khiến thường được sử dụng trong các văn bản hướng dẫn, các biển báo chỉ dẫn để đưa ra các quy luật, các quy tắc và luật lệ.

Ngoài ra, câu cầu khiến còn thường được sử dụng trong các hướng dẫn sử dụng để yêu cầu người đọc thực hiện (hoặc không thực hiện) các bước cần thiết.

Ví dụ.

  • Quy tắc, quy luật: Always wear a helmet in the construction site. (Luôn luôn đội nón bảo hộ trong công trường.)

  • Hướng dẫn sử dụng: Remove the plastic cover before consumption. (Loại bỏ vỏ bọc nhựa trước khi sử dụng.)

  • Cấm, cảnh báo: Deep water. Do not swim! (Vùng nước sâu. Không được phép bơi lội!)

Đưa ra lời chúc

Câu cầu khiến còn được sử dụng để đưa ra lời chúc thân mật, hoặc tình cảm.

Ví dụ: Have a wonderful day! (Chúc một ngày vui vẻ.)

Bài tập

Bài tập: Xác định cấu trúc câu cầu khiến trong các đáp án sau.

 

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

You should wear a coat when going out.

Would you like to wear a coat when going out?

 

Wear a coat when you go out.

 

Worn a coat going out.

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

Please remember to bring your ID.

 

Did you remember to bring your ID?

 

Bringing your ID is important.

 

Brought your ID with you.

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

Why don't you turn off the lights?

 

Turn off the lights when leaving the room.

Turning off the lights before leaving.

 

To turn off your lights.

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

You might want to clean your room.

 

Should you clean your room?

 

Clean your room before going out.

 

Cleaning your room is advisable.

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

Having a good time at the party.

 

Make sure you have a good time at the party.

 

Did you have a good time at the party?

 

Have a good time at the party, will you?

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

You must finish your homework.

 

You should finish your homework.

 

If you want to play, finish your homework.

 

Finished your homework before you play.

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

Could you please help me with this?

 

Helping me with this is appreciated.

 

How about helping me with this?

 

Help me with this, please.

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

To be careful when crossing the street.

 

Are you being careful when crossing the street?

 

Be careful when you cross the street.

 

Being careful while crossing the street.

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

Writing a thank-you note is polite.

 

If you can, you should write a thank-you note.

 

Always write a thank-you note for your gift.

 

Written a thank-you note yet?

 

00.

Chọn cấu trúc câu cầu khiến trong các câu sau.

You could try the new restaurant.

 

How about trying the new restaurant?

 

Trying the new restaurant might be fun.

 

Try the new restaurant for dinner.

 

Check answer

Tổng kết

Như vậy, chúng ta đã điểm qua cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng Anh được sử dụng thường xuyên trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Vì vậy, việc nắm rõ được ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc này một trong những kỹ năng bạn cần đạt được khi bắt đầu học tiếng Anh.

DOL Grammar hy vọng rằng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc hiểu và ứng dụng được câu cầu khiến trong ngôn ngữ giao tiếp tiếng Anh của mình.

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc