Câu điều kiện loại 1: Công thức, cách dùng và bài tập đi kèm

Cấu trúc câu điều kiện là một trong những cấu trúc quan trọng và được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh. Trong đó, câu điều kiện loại 1 là một trong những loại câu điều kiện cơ bản nhất và xuất hiện thường xuyên nhất trong các câu nói và trong các bài viết.

Thông qua bài viết này, DOL sẽ làm rõ khái niệm, cấu trúc, và cách dùng câu điều kiện loại 1, các loại biến thể câu điều kiện loại 1. Ngoài ra, DOL sẽ lưu ý một số điểm cần nắm khi sử dụng cấu trúc này và đưa ra một số bài tập để bạn luyện tập sử dụng cấu trúc câu này.

Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 1: Công thức, cách dùng và bài tập đi kèm

Câu điều kiện loại 1 là gì?

Câu điều kiện loại 1cấu trúc câu điều kiện được sử dụng để diễn tả một điều kiện và hậu quả của nó có khả năng xảy ra trong hiện tại, hoặc tương lai. 

Khi sử dụng cấu trúc này, người nói/viết thể hiện ý nghĩa rằng các điều kiện và hậu quả là hoàn toàn có thể xảy ra dựa vào những dự đoán của họ, hoặc thông qua các điều kiện cụ thể trong thời điểm nói. 

Trong cấu trúc câu điều kiện, mệnh đề chứa “if” còn được gọi là mệnh đề điều kiện, trong khi mệnh đề còn lại được gọi là mệnh đề chính, hay mệnh đề kết quả.

Ví dụ: 

If it rains, I will stay at home. (Nếu trời mưa, tôi sẽ ở nhà.)

Trong ví dụ trên, người nói sử dụng câu điều kiện loại 1 để nói về một điều kiện thực tế có thể xảy ra trong tương lai gần (Trời mưa) và kết quả nếu điều kiện đó xảy ra (tôi sẽ ở nhà).

Lưu ý, rằng trong hiện thực, có thể hiện tại trời không mưa, nhưng dựa trên những suy luận trước đó của người nói thông qua các điều kiện cụ thể (mây đen, gió thổi mạnh, hoặc vừa mới mưa trước đó), người nói xác định rằng khả năng xảy ra trời mưa là rất cao. Đây chính là sự khác biệt của câu điều kiện loại 1 so với những câu điều kiện khác.

Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại được sử dụng để diễn tả một điều kiện và hậu quả của nó có khả năng xảy ra trong hiện tại, hoặc tương lai.

Công thức câu điều kiện loại 1

Cấu trúc câu điều kiện loại 1 như sau.

Công thức tổng quát: If + S + V , S + will/can (not) + V.

 

Công thức chi tiết: If + S + V(s/es) , S + will/can (not) + V.

Ví dụ:

  • If the weather is good this weekend , we will have a barbecue. (Nếu thời tiết đẹp vào cuối tuần này, chúng ta sẽ có một buổi nướng ngoại ô.)

  • If you eat too much , you will feel sick. (Nếu bạn ăn quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn.)

Câu if loại 1 và thì tương lai đơn (Future simple) có mối liên hệ mật thiết với nhau khi cùng diễn đạt các tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng của loại câu điều kiện này.

Cách dùng câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 được sử dụng để diễn đạt các sự kiện có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. Dưới đây là 4 cách dùng phổ biến của câu điều kiện loại 1.

  • Diễn đạt một dự đoán trong tương lai

  • Diễn đạt gợi ý hoặc lời khuyên

  • Diễn đạt lời cảnh báo hay hàm ý đe dọa

  • Diễn đạt một kế hoạch cho tương lai

Cùng khám phá chi tiết 4 cách dùng sau.

1. Diễn đạt một dự đoán trong tương lai

Câu điều kiện loại 1 có thể được sử dụng để người nói đưa một dự đoán có cơ sở về một hành động có thể xảy ra trong tương lai gần, hoặc tương lai xa và hành động đó sẽ xảy ra nếu điều kiện đó được đáp ứng. 

Ví dụ:

If it is sunny tomorrow, I will go out with my friends. (Nếu ngày mai trời nắng, tôi sẽ đi chơi với những người bạn của tôi.)

Trong ví dụ trên, người nói sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 1 để đưa ra một dự đoán về thời tiết (trời nắng) trong tương lai và hành động sẽ xảy khi điều kiện đó được đáp ứng (tôi sẽ đi chơi với những người bạn của tôi.). 

2. Diễn đạt gợi ý hoặc lời khuyên

Câu điều kiện loại 1 đưa ra một điều kiện và kết quả có thể hoàn toàn xảy ra trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, bạn có thể sử dụng cấu trúc này để đưa ra gợi ý hoặc lời khuyên về một vấn đề nào đó để tạo sự thuyết phục cao hơn.

Ví dụ: If you exercise regularly, you will stay healthy. (Nếu bạn tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ duy trì sức khỏe.)

Trong ví dụ trên, người nói sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 1 để đưa ra một lời khuyên về việc tập thể dục thường xuyên. Lưu ý, bằng việc sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 1 này, người nói muốn diễn đạt rằng khả năng xảy ra của cặp điều kiện và kết quả này là rất cao, từ đó khiến cho lời khuyên trở nên thuyết phục hơn rất.

3. Diễn đạt lời cảnh báo hay hàm ý đe dọa

Tương tự, câu điều kiện loại 1 có thể được sử dụng để cảnh báo, hay đe doạ. Vì tính chất của cấu trúc này là thể hiện một điều kiện và kết quả hoàn toàn có thể xảy ra, người nói tiếng Anh thường sử dụng câu điều kiện loại 1 để cảnh báo hoặc đe doạ người khác, giúp cho mục đích được thể hiện rõ ràng hơn.

Ví dụ: If you don’t pass the final test, your dad will not give you anymore allowance. (Nếu con không đậu kỳ thi cuối học kì, cha của con sẽ không cho con tiền tiêu vặt nữa.)

Trong ví dụ trên, việc sử dụng cấu trúc câu điều kiện này nhấn mạnh một chuỗi điều kiện (Con không đậu kì thi) - kết quả (Cha sẽ không cho tiền tiêu vặt) hoàn toàn sẽ xảy ra trong tương lai. Từ đó, tính răn đe của lời nói đe doạ này được nâng cao hơn.

4. Diễn đạt một kế hoạch cho tương lai

Câu điều kiện loại 1 còn được sử dụng để diễn đạt một kế hoạch đã định trước trong tương lai và sẽ xảy ra.

Ví dụ: If they finish the project on time, they will celebrate this weekend. (Nếu họ hoàn thành dự án đúng hạn, họ sẽ tổ chức tiệc cuối tuần này.)

Trong ví dụ trên, người nói đề cập đến một kế hoạch đã định sẵn và sẽ xảy ra trong tương lai (Họ tổ chức tiệc cuối tuần này). 

Cách dùng câu điều kiện loại 1
4 Cách dùng chính của câu điều kiện loại 1

Lưu ý khi dùng câu điều kiện loại 1

Khi sử dụng câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh, bạn cần chú ý một số điểm sau.

  • Tên gọi của các mệnh đề

  • Vị trí của các mệnh đề

  • Cấu trúc “unless”

  • Hàm ý khi sử dụng câu điều kiện loại 1

  • Mệnh đề if thường không sử dụng thì tương lai

Cùng DOL tìm hiểu chi tiết những lưu ý khi sử dụng câu điều kiện loại 1 nhé!

Tên gọi của các mệnh đề

Mệnh đề chứa “if” được gọi là mệnh đề điều kiện, hoặc mệnh đề “if”, trong khi đó mệnh đề thể hiện kết quả được gọi là mệnh đề chính.

Vị trí của các mệnh đề

Mệnh đề điều kiện (mệnh đề “if”) có thể có vị trí nằm ở sau mệnh đề chính. Lúc này, bạn không cần sử dụng dấu phẩy để ngăn cách hai mệnh đề.

Ví dụ:

Câu điều kiện loại 1

If you don't set an alarm, you will oversleep. (Nếu bạn không đặt báo thức, bạn sẽ ngủ quên.)

Thay đổi vị trí câu điều kiện loại 1

You will oversleep if you don't set an alarm. (Bạn sẽ ngủ quên nếu bạn không đặt báo thức.)

Cấu trúc “unless”

Có thể sử dụng cấu trúc “unless” để thay cho mệnh đề điều kiện phủ định “if… not”.

Thì hiện tại đơn được chia cho trợ động từ (don’t/doesn’t/am not/isn’t/aren’t) trong câu phủ định trước đó sẽ được chia lại cho động từ chính ở dạng chủ động. Ngoài ra bạn không cần thay đổi các thành phần còn lại.

Ví dụ:

If...not...

If the traffic isn't too heavy, we will arrive at the party early. (Nếu giao thông không quá đông, chúng ta sẽ đến buổi tiệc sớm.)

Unless

Unless the traffic is too heavy, we will arrive at the party early. (Trừ khi giao thông quá đông, chúng ta sẽ đến buổi tiệc sớm.)

Hàm ý khi sử dụng câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 được sử dụng để thể hiện các điều kiện và sự kiện kết quả có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. Vì vậy, bạn chỉ sử dụng cấu trúc này khi diễn tả các chuỗi điều kiện - kết quả mà theo bạn là có khả năng xảy ra.

Đối với các chuỗi hành động mà bạn muốn ngụ ý tưởng tượng, là giả thuyết, và không có khả năng xảy ra trong hiện tại và tương lai, bạn sẽ sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 2.

Ví dụ:

Câu điều kiện loại 1

If I spend time learning, I can pass the exam. (Nếu tôi dành nhiều thời gian để học bài, tôi có thể đậu bài kiểm tra.)

Câu điều kiện loại 2

The exam will start in 1 hour. If I had more time learning, I could pass the exam. (Bài kiểm tra sắp bắt đầu trong vòng 1 giờ nữa. Nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi có thể đậu bài kiểm tra.)

Trong 2 ví dụ trên, mặc dù được sử dụng để diễn tả các chuỗi điều kiện - kết quả hoàn toàn tương đồng (có thời gian học bài → đậu bài kiểm tra), tuy nhiên việc sử dụng 2 loại câu điều kiện khác nhau sẽ thể hiện các ngụ ý khác nhau.

  • Đối với câu điều kiện loại 1, người nói muốn thể hiện rằng việc dành thời gian học bài và việc đậu bài kiểm tra là hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của họ và hoàn toàn có thể xảy ra.

  • Trong khi đó, câu điều kiện loại 2 thể hiện rằng người nói đang giả thiết việc có thời gian để học bài và hiện tại thì họ không hề có đủ thời gian để việc này có thể xảy ra.

Bên cạnh câu if loại 2, câu câu điều kiện loại 0 và loại 1 có thể dễ nhầm lẫn do có cấu trúc tương tự nhau. Để phân biệt bạn cần xem xét ý nghĩa của câu.

Nếu câu diễn tả một sự thật hiển nhiên hoặc một thói quen, thì đó là câu điều kiện loại 0. Nếu câu diễn tả một khả năng có thể xảy ra trong tương lai, thì đó là câu điều kiện loại 1.

Mệnh đề if thường không sử dụng thì tương lai

Mệnh đề if thường được sử dụng để đề cập đến điều kiện của một hành động khác trong mệnh đề chính.

Vì vậy, mệnh đề if thường không được cụ thể về thì nên mệnh đề if chỉ sử dụng thì hiện tại đơn, không sử dụng thì tương lai kể cả khi sự kiện trong mệnh đề if được ngụ ý xảy ra trong tương lai.

Ví dụ:

cross Sai

If you will come tomorrow, buy me some bread from the bakery near your house. 

checkĐúng

If you come tomorrow, buy me some bread from the bakery near your house. (Nếu bạn có đến vào ngày mai, hãy mua giúp tôi ít bánh mì từ lò bánh gần nhà bạn.)

Biến thể câu điều kiện loại 1

Ngoài các công thức cơ bản, câu điều kiện loại 1 còn có 2 biến thể khác nhau để thể hiện rõ hơn các ý nghĩa mà người nói muốn lồng ghép.

  • Biến thể mệnh đề chính

  • Biến thể của mệnh đề điều kiện “if” .

Biến thể mệnh đề chính

Ngoại trừ cấu trúc “will/can + V”, mệnh đề chính của câu điều kiện loại 1 còn có một số biến thể về thì và cấu trúc khác nhau để làm rõ hơn các đặc tính của hành động trong mệnh đề chính.

Bảng biến thể của mệnh đề chính trong câu điều kiện loại 1

Biến thể của mệnh đề chính
Ví dụ

If + S + V , S + may/can/should/must + V1

Mục đích: Diễn tả sự chấp thuận, đồng ý, gợi ý, khuyên nhủ, hoặc ép buộc.

Mang hàm ý chấp thuận: If you visit Saigon, you may/can stay at my apartment for a few days. (Nếu bạn có đến Sài Gòn, bạn có thể ở tại căn hộ của tôi vài ngày.)

Mang hàm ý khuyên nhủ: You should try some dessert if you visit Paris. (Bạn nên thử vài món tráng miệng nếu bạn có thăm Paris.)

Mang hàm ý ép buộc: If you sign the contract, you must obey the written rules of the company. (Nếu bạn ký hợp đồng, bạn phải tuân thủ các điều khoản của công ty.)

If + S +V , S +will/can + be + V-ing

Mục đích: Diễn tả tính tiếp diễn của hành động trong tương lai.

If Jack graduates with high scores, his new car will be waiting for him at home. (Nếu Jack tốt nghiệp với điểm số cao, chiếc xe mới của anh ấy sẽ đang đợi anh ấy ở nhà.)

If + S +V , V1.

Mục đích: Đưa ra một lời cầu khiến, nhờ vả, hoặc mệnh lệnh nếu điều kiện được đáp ứng.

If you see him, tell him I say hi. (Nếu bạn gặp anh ấy, hãy cho tôi gửi lời chào.)

Biến thể mệnh đề If

Mệnh đề điều kiện “if” ngoài cấu trúc sử dụng thì hiện tại đơn còn có các biến thể khác nhau để nhấn mạnh vào hành động trong mệnh đề điều kiện. 

Bảng biến thể mệnh đề If trong câu điều kiện loại 1

Biến thể của mệnh đề if
Ví dụ

If + S +V , S + will/can + V1. 

Mục đích: Diễn tả tính tiếp diễn của sự kiện trong điều kiện. 

If you are cleaning the house, you will need to use a special cleaning agent for the kitchen. (Nếu bạn đang dọn dẹp nhà cửa, bạn sẽ cần một chất tẩy rửa đặc biệt cho nhà bếp.)

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện if còn các các dạng đảo ngữ của mệnh đề điều kiện. Việc sử dụng cấu trúc đảo ngữ của câu giúp đa dạng hoá và giúp ngôn ngữ sử dụng được tự nhiên hơn.

Bảng đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Dạng đảo ngữ
Ví dụ

Đối với động từ chính là “be”:

Should + Subject + be + Complement* , S + will/can + V.

*Complement (bổ ngữ) có thể là danh từ/cụm danh từ, tính từ hoặc cụm giới từ bổ nghĩa cho chủ ngữ.

If I am a singer, I will sing rock music. (Nếu tôi là một ca sĩ, tôi sẽ hát nhạc rock.)

Should I be a singer, I will sing rock music. (Nếu tôi là một ca sĩ, tôi sẽ hát nhạc rock.)

Đối với động từ chính là động từ thường:

Should + Subject + V1, S + will/can + V.

If I finish my job by five, I can come and see you. (Nếu tôi hoàn thành công việc của mình vào lúc năm giờ, tôi có thể đến thăm bạn.)

Should I finish my job by five, I can come and see you. (Nếu tôi hoàn thành công việc của mình vào lúc năm giờ, tôi có thể đến thăm bạn.

Key Takeaway

Công thức cần phải ghi nhớ:

 

 

If + S + V(s/es), S + will/can (not) + V.

 

 

Câu điều kiện loại 1 có 4 cách dùng:

 

  • Diễn đạt một dự báo cho tương lai.

  • Diễn đạt một gợi ý, hoặc lời khuyên.

  • Diễn đạt cảnh báo, hoặc sự đe doạ.

  • Diễn đạt một hành động được lên kế hoạch trong tương lai.

 

 

Câu điều kiện loại 1 có 3 biến thể:

 

  • Biến thể mệnh đề chính

  • Biến thể mệnh đề điều kiện 

  • Dạng đảo ngữ

Bài tập 

Liên kết các câu sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 1.

 

01.

I will visit Ben Thanh market when I come to Vietnam.

→ If

02.

They won't go to the beach when it rains.

→ If

03.

Hurry up or you will be late!

→ If you don’t

04.

He always gets good grades because he studies hard.

→ If he

05.

I will cook dinner but only when you buy the ingredients.

→ If

06.

We will go to the park provided that the weather is sunny.

07.

He listens to music when he exercises.

08.

We don’t usually have a barbecue if the weather isn’t sunny.

→ Unless

09.

They will visit the museum when they travel to new cities.

10.

She reads novels during her free time.

→If she has free time,

Your last result is 0/10

Check answer

Tổng kết

Câu điều kiện loại 1 là một trong những cấu trúc câu điều kiện thông dụng và được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh. Vì vậy, việc nắm rõ cấu trúc này là một kỹ năng cần thiết khi sử dụng tiếng Anh. Hi vọng qua bài viết này, DOL Grammar đã giúp bạn làm rõ khái niệm, công thức và cách sử dụng của cấu trúc câu điều kiện này. 

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc