Câu điều kiện: Công thức, cách dùng và bài tập vận dụng kèm lời giải chi tiết

Câu điều kiện (Conditional sentences) là một điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh, được dùng để cung cấp cách diễn đạt điều kiện, giả định và kết quả trong các tình huống khác nhau. Câu điều kiện trong tiếng Anh được chia thành 4 loại chính, bao gồm câu điều kiện loại 0, câu điều kiện loại 1, câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3.

Nắm vững các cấu trúc câu điều kiện sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình thành thạo ngữ pháp tiếng Anh. Vì vậy, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công thức, cách dùng và những kiến thức mở rộng của 4 loại câu điều kiện.

Bên cạnh những kiến thức cơ bản, DOL Grammar còn cung cấp thêm những kỹ năng nâng cao như câu điều kiện hỗn hợp, cách viết lại câu điều kiện và những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Cuối bài học, bạn sẽ được vận dụng những kiến thức trong bài vào các bài tập đơn giản kèm lời giải chi tiết để có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc ngữ pháp này. Hãy cùng bắt đầu bài học nhé!

câu điều kiện
Tổng hợp điểm ngữ pháp câu điều kiện trong tiếng anh

Câu điều kiện là gì? 

Câu điều kiện (Conditional Sentence) là loại cấu trúc câu được sử dụng để diễn đạt về các điều kiện, giả định, và kết quả.

Câu điều kiện thường bao gồm 2 phần chính: mệnh đề giả thiết (If-clause) và mệnh đề kết quả hay còn gọi là mệnh đề chính (main clause).

Ví dụ:

  • If I feel hungry later, I will make a sandwich. (Sau này nếu tôi cảm thấy đói, tôi sẽ làm bánh mì kẹp.)

→ Trong ví dụ này, người nói sử dụng câu điều kiện loại 1 để nói về một điều kiện thực tế có thể xảy ra trong tương lai (cảm thấy đói) và kết quả nếu điều kiện đó xảy ra (sẽ tự làm bánh mì kẹp để ăn).

  • If I were rich, I would travel around the world. (Nếu tôi giàu tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.)

→ Trong ví dụ này, người nói sử dụng câu điều kiện loại 2 để thể hiện một giả định rằng trong tương lai rằng nếu giàu thì sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới. Câu này nhấn mạnh rằng đây chỉ là giả định, không có thực và không thể xảy ra, nghĩa là hiện tại người nói không giàu và cũng không thể đi du lịch vòng quanh thế giới được.

Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh 

Câu điều kiện trong tiếng Anh được chia làm 4 loại, bao gồm: loại 0, loại 1, loại 2 và loại 3. Hãy xem qua công thức 4 loại cấu trúc câu điều kiện trong tiếng Anh nhé!

 công thức câu điều kiện
Trên đây là bảng tổng hợp công thức và cách dùng của 4 loại câu điều kiện trong tiếng Anh

Mỗi loại câu điều kiện diễn tả một tình huống và mức độ khả thi khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về từng loại câu điều kiện nhé.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 thường dùng để diễn đạt sự chắc chắn, các quy luật nhân quả luôn chính xác .

1. Công thức câu điều kiện loại 0

If + S + V(s/es), S + V(s/es).

Ví dụ: If it rains, the streets get wet. (Nếu trời mưa, đường phố sẽ ướt.)

 

→ Câu điều kiện loại 0 bao gồm 2 phần chính: mệnh đề giả thiết sử dụng thì hiện tại đơn “If it rains” và mệnh đề chính sử dụng thì hiện tại đơn “the streets get wet”.

2. Cách dùng câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 có 3 cách dùng phổ biến nhất như sau.

smiley25 Diễn đạt các sự thật, quy luật hiển nhiên trong đời sống

Ví dụ: If you heat water to 100 degrees Celsius, it boils. (Nếu bạn đun nóng nước đến 100 độ C thì nước sẽ sôi.)

 

→ Câu điều kiện này dùng diễn đạt sự thật hiển nhiên trong đời sống về việc nếu nước được đun sôi 100 độ C thì nước sẽ sôi.

smiley19 Diễn đạt các thói quen lặp đi lặp lại 

Ví dụ: When it's hot, she wears shorts and a T-shirt. (Nếu trời nóng, cô ấy mặc quần short và áo phông.)

 

→ Câu điều kiện này dùng để diễn đạt thói quen ăn mặc của cô ấy mỗi khi trời nóng.

smiley20 Diễn đạt các chỉ dẫn hoặc các quy luật

Ví dụ: If you want to bake a cake, you have to preheat the oven. (Nếu bạn muốn nướng bánh thì phải làm nóng lò trước.)

 

→ Câu điều kiện này dùng để diễn đạt chỉ dẫn khi nướng bánh.

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn đạt các sự kiện có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

1. Công thức câu điều kiện loại 1

If + S + V(s/es), S + will/can + V (nguyên thể)

Ví dụ: If the train arrives late, we will miss the meeting. (Nếu tàu đến muộn, chúng ta sẽ lỡ cuộc họp.)

 

→ Câu điều kiện loại 1 bao gồm 2 phần chính: mệnh đề giả thiết sử dụng thì hiện tại đơn “If the train arrives late” và mệnh đề chính sử dụng thì tương lai đơn “we will miss the meeting”.

2. Cách dùng câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 có 4 cách dùng phổ biến nhất như sau.

smiley28 Diễn đạt một dự đoán trong tương lai

Ví dụ: If it rains tomorrow, the picnic will be canceled. (Nếu ngày mai trời mưa, buổi dã ngoại sẽ bị hủy bỏ.)

 

 

→ Câu điều kiện này dùng để diễn tả dự đoán về sự việc có thể xảy ra vào ngày mai, cụ thể là nếu trời mưa thì buổi dã ngoại có thể sẽ bị hủy bỏ.

smiley22 Diễn đạt gợi ý hoặc lời khuyên

Ví dụ: If you practice speaking English everyday, you can improve your pronunciation. (Nếu bạn luyện nói tiếng Anh hàng ngày, bạn sẽ có thể cải thiện được khả năng phát âm của mình.)

 

 

→ Câu điều kiện này dùng để diễn đạt lời khuyên nếu muốn cải thiện phát âm thì nên luyện nói tiếng Anh hàng ngày.

smiley17 Diễn đạt lời cảnh báo hay hàm ý đe doạ

Ví dụ: If you keep ignoring the warnings, you will face serious consequences. (Nếu tiếp tục phớt lờ những lời cảnh báo, bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.)

 

 

→ Câu điều kiện này dùng để diễn đạt lời cảnh báo người nghe về việc sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng nếu phớt lờ những lời cảnh báo.

smiley43 Diễn đạt một kế hoạch cho tương lai

Ví dụ: If I have enough money, I will buy a new car next year. (Nếu tôi có đủ tiền, tôi sẽ mua một chiếc xe ô tô mới vào năm sau.)

 

 

→ Câu điều kiện này dùng để diễn đạt kế hoạch cho tương lai, cụ thể là kế hoạch mua xe ô tô mới nếu đủ tiền.

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 sẽ diễn đạt các tình huống giả định hoặc không thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

1. Công thức câu điều kiện loại 2

If + S + V2/ed, S + would/could + V (nguyên thể).

Ví dụ: If I were taller, I could reach the top shelf. (Nếu tôi cao hơn, tôi có thể chạm tới kệ trên cùng.)

→ Câu điều kiện loại 2 bao gồm 2 phần chính: mệnh đề giả thiết sử dụng thì quá khứ đơn “If I were taller” và mệnh đề chính sử dụng động từ khuyết thiếu could “I could reach the top shelf”.

2. Cách dùng câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 có 3 cách dùng phổ biến nhất như sau.

smiley11 Diễn đạt một hành động không thực tế và không thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. 

Ví dụ: If I were a bird, I could fly anywhere in the world. (Nếu tôi là một con chim, tôi có thể bay đến bất cứ đâu trên thế giới.)

 

 

→ Câu điều kiện này diễn đạt việc người nói là một con chim là không thực tế và không thể xảy ra trong hiện tại và tương lai.

smiley22 Diễn đạt một lời khuyên, yêu cầu, hoặc mong muốn.

Ví dụ: If she studied harder, she would get better grades. (Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn, cô ấy sẽ đạt điểm cao hơn.)

 

 

→ Câu điều kiện này diễn đạt lời khuyên dành cho cô ấy là nếu học chăm chỉ hơn thì sẽ đạt điểm cao hơn.

smiley15 Diễn đạt một lời từ chối một cách lịch sự.

Ví dụ: If it were possible, I would help you move, but I have a prior commitment. (Nếu có thể, tôi sẽ giúp bạn chuyển nhà, nhưng tôi có việc bận từ trước.)

 

 

→ Câu điều kiện này diễn đạt lời từ chối lịch sự của người nói về việc giúp đỡ chuyển nhà.

Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn đạt các sự kiện đã có thể xảy ra trong quá khứ.

1. Công thức câu điều kiện loại 3

If + S + had + V3/ed, S + would/could have + V3/ed.

Ví dụ: If they had left earlier, they wouldn't have missed the train. (Nếu họ đi sớm hơn thì họ đã không bị lỡ chuyến tàu.)

 

 

→ Câu điều kiện loại 3 bao gồm 2 phần chính: mệnh đề giả thiết sử dụng thì quá khứ hoàn thành “If they had left earlier” và mệnh đề chính sử dụng động từ khuyết thiếu (chỉ quá khứ) would have “they wouldn't have missed the train”.

2. Cách dùng câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 có 3 cách dùng phổ biến nhất như sau.

smiley28 Diễn tả sự việc không xảy ra trong quá khứ

Ví dụ: If they had listened to the weather forecast, they wouldn't have gotten caught in the storm. (Nếu họ đã nghe dự báo thời tiết thì họ đã không bị vướng phải cơn bão.)

 

 

→ Câu điều kiện này dùng để thể hiện một sự kiện đã không xảy ra trong quá khứ (nghe dự báo thời tiết) và giả thuyết về hành động kết quả của sự kiện đó (bị vướng phải cơn bão).

smiley33 Diễn đạt về hối tiếc trong quá khứ

Ví dụ: If I had known about the traffic jam, I wouldn't have been late for the meeting. (Nếu tôi biết về vụ tắc đường thì tôi đã không đến cuộc họp muộn.)

 

 

→ Câu điều kiện này diễn đạt một giả thuyết rằng người nói sẽ có được kết quả mong muốn (không đến trễ họp) nếu đã thực hiện hành động trong mệnh đề điều kiện (biết về vụ tắc đường), từ đó thể hiện được một sự nuối tiếc về một việc trong quá khứ mà người nói đã không làm. 

smiley48 Diễn đạt sự phê phán về hành động đã xảy ra trong quá khứ

Ví dụ: If she had listened to her parents' advice, she wouldn't have ended up in such a difficult situation. (Nếu cô ấy nghe lời khuyên của bố mẹ thì cô ấy đã không rơi vào hoàn cảnh khó khăn như vậy.)

 

 

→ Câu điều kiện này diễn đạt sự phê phán về một hành động sai lầm của người nghe trong quá khứ (không nghe lời khuyên của bố mẹ), và nhấn mạnh rằng hậu quả của nó (rơi vào hoàn cảnh khó khăn) đã không xảy ra. Từ đó, người nói thể hiện ý phê phán hành động này của người nghe.

smiley18 Mẹo nhớ công thức 3 loại câu điều kiện 

Để có thể ghi nhớ nhanh công thức của 3 loại câu điều kiện (loại 1, 2 và 3), bạn nên ghi nhớ mẹo nhỏ sau đây: Lùi thì

Việc lùi thì được thể hiện qua hai mệnh đề của câu điều kiện như sau.

Mệnh đề If: Hiện tại đơn → Quá khứ đơn → Quá khứ hoàn thành.

 

Mệnh đề chính: will V1 → would V1 → would have V3/ed.

mẹo ghi nhớ câu điều kiện
Dấu mũi tên thể hiện việc lùi thì trong các câu điều kiện tiếng Anh

Câu điều kiện loại hỗn hợp - Mixed conditional

Câu điều kiện hỗn hợp (Mixed conditional sentence) là một dạng câu điều kiện đặc biệt bên cạnh các câu điều kiện khác, được sử dụng để thể hiện các mối quan hệ điều kiện và kết quả trong các thời gian khác nhau.

Câu điều kiện hỗn hợp được chia thành 2 loại chính: loại 1 và loại 2.

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Dưới đây là công thức và cách sử dụng của câu điều kiện hỗn hợp loại 1.

1. Công thức câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp loại 1 sử dụng mệnh đề điều kiện loại 3 và mệnh đề chính loại 2.

If + S + had + V3/ed, S + would/could/should + V1.

2. Cách dùng câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 được sử dụng để diễn tả một điều kiện nếu xảy ra trong quá khứ sẽ dẫn đến kết quả không thể xảy ra trong hiện tại.

Ví dụ: If I had bought a ticket earlier, I could attend the concert tonight. (Nếu tôi đã mua vé sớm hơn, tôi có thể tham dự buổi hòa nhạc tối nay.)

 

 

→ Ví dụ này diễn tả chuỗi điều kiện - kết quả bao gồm điều kiện trong quá khứ là người nói đã mua vé, và kết quả xảy ra trong hiện tại là người nói có thể đi dự buổi hòa nhạc. Việc sử dụng câu điều kiện hỗn hợp thể hiện rằng, trong thực tế, người nói đã không mua vé trước đó và hiện tại đã không thể đi xem buổi hòa nhạc.

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Dưới đây là công thức và cách sử dụng của câu điều kiện hỗn hợp loại 2.

1. Công thức câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp loại 2 sử dụng mệnh đề điều kiện loại 2 và mệnh đề chính loại 3.

If + S + V2/ed, S + would/could/should + have + V3/ed.

2. Cách dùng câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 được sử dụng để diễn tả một điều kiện không có thật trong hiện tại sẽ dẫn đến kết quả đã không thể xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ: If we had enough money, we would have bought that house. (Nếu chúng ta có đủ tiền, chúng ta đã mua ngôi nhà đó.)

 

 

→ Trong ví dụ trên, chuỗi điều kiện - kết quả bao gồm điều kiện không có thật trong hiện tại là chủ thể có đủ tiền, và kết quả xảy ra trong quá khứ là chủ thể đã có thể mua ngôi nhà đó. (Có thể hiểu là trong quá khứ chủ thể đã không thể mua ngôi nhà đó do sự thật trong hiện tại là không có đủ tiền.)

Đảo ngữ câu điều kiện

Đảo ngữ trong câu điều kiện là việc đảo ngược thứ tự thông thường của chủ ngữ và động từ trong mệnh đề điều kiện (if-clause) để nhấn mạnh mệnh đề điều kiện của câu.

Có 3 dạng đảo ngữ câu điều kiện ứng với 3 loại câu điều kiện: loại 1, 2 và 3. Hãy cùng khám phá!

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1 thường được dùng để đưa ra một lời nhờ vả, yêu cầu.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 1 có công thức như sau.

Cấu trúc Đảo ngữ câu điều kiện loại 1

 

Cấu trúc gốc

Cấu trúc đảo ngữ

Công thức

If + S + V(s/es), S + will / should / can + V1.

Should + S + V1, S + will / should / can + V1.

Ví dụ

If you have any questions, you can ask me.  (Nếu bạn có thắc mắc gì, bạn có thể hỏi tôi.)

Should you have any questions, you can ask me.  (Nếu bạn có thắc mắc gì, bạn có thể hỏi tôi.)

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 dùng để đưa ra lời khuyên một cách lịch sự, tế nhị về một sự việc, sự kiện không thể thay đổi được, làm giảm tính áp đặt, bắt buộc trong câu văn, câu nói.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 2 có công thức như sau.

Loại động từ

Cấu trúc gốc

Cấu trúc đảo ngữ

Động từ thường

If + S + V2/ed, S + would/should/could + V1.

Were + S + to + V1, S + would/should/could + V1.

If she studied harder, she would pass the exam. (Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn thì cô ấy sẽ đậu kỳ thi.)

Were she to study harder, she would pass the exam. (Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn thì cô ấy sẽ đậu kỳ thi.)

Động từ to be

If + S + were + bổ ngữ, S + would/should/could + V1.

Were + S + bổ ngữ, S + would/should/could + V1.

If I were in your position, I would consider all the options carefully.

(Nếu tôi ở vị trí của bạn, tôi sẽ xem xét cẩn thận tất cả các lựa chọn.)

Were I in your position, I would consider all the options carefully.

(Nếu tôi ở vị trí của bạn, tôi sẽ xem xét cẩn thận tất cả các lựa chọn.)

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 dùng để đưa ra lời khuyên một cách lịch sự, tế nhị về một sự việc, sự kiện không thể thay đổi được trong quá khứ, làm giảm tính áp đặt, bắt buộc trong câu văn, câu nói.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3 có công thức như sau.

Cấu trúc Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

 

Cấu trúc gốc

Cấu trúc đảo ngữ

Công thức

If + S + had + V3/ed, S + would/could/might + have V3/ed.

Had + S + V3/ed, S + would/could/might + have V3/ed.

Ví dụ

If we had booked the tickets in advance, we wouldn't have paid so much.  (Nếu chúng tôi đặt vé trước thì chúng tôi đã không phải trả nhiều tiền như vậy.)

Had we booked the tickets in advance, we wouldn't have paid so much. (Nếu chúng tôi đặt vé trước thì chúng tôi đã không phải trả nhiều tiền như vậy.)

Các cách viết lại của câu điều kiện

Sau khi đã nắm rõ kiến thức khái quát về các loại câu điều kiện, hãy cùng DOL tìm hiểu thêm về một số cách viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh.

1. Viết lại câu điều kiện dùng “unless”

Cấu trúc câu “unless” được sử dụng thay thế cho một mệnh đề điều kiện phủ định (If not), có nghĩa là “trừ khi”. Dưới đây là cách viết lại câu điều kiện dùng Unless.

 

Câu điều kiện

Câu “unless”

Công thức

If S1 + (not) V1, S2 + V2.

Unless S1 + V1, S2 + V2.

Ví dụ

If you don't pay the bill by Friday, we will charge you a late fee. (Nếu bạn không thanh toán hóa đơn trước thứ Sáu, chúng tôi sẽ tính phí trả chậm cho bạn.)

Unless you pay the bill by Friday, we will charge you a late fee unless you pay the bill by Friday. (Trừ khi bạn thanh toán hóa đơn trước thứ Sáu, chúng tôi sẽ tính phí trễ hạn cho bạn trừ khi bạn thanh toán hóa đơn trước thứ Sáu.)

Trong đó

  • S1, S2: chủ ngữ 1, 2

  • V1, V2: động từ của chủ ngữ 1, 2

  • V1 của câu điều kiện ở thể phủ định

2. Viết lại câu điều kiện dùng “otherwise” và “or”

Cấu trúc “otherwise” hoặc “or” được sử dụng để thay thế cho một mệnh đề điều kiện phủ định (If not), có nghĩa là “nếu không”. Dưới đây là cách viết lại câu điều kiện dùng “otherwise” và “or”.

Dùng “otherwise” và “or” để viết lại câu điều kiện

 

Câu điều kiện

Câu “otherwise” và “or”

Công thức

If S1 + (not) V1, S2 + V2.

S1 + V1, otherwise/or S2 + V2.

Ví dụ

If we don't leave now, we'll miss the beginning of the movie.  (Nếu chúng ta không rời đi bây giờ, chúng ta sẽ bỏ lỡ phần đầu của bộ phim.)

We leave now, otherwise/or we'll miss the beginning of the movie.  (Chúng ta rời đi ngay bây giờ, nếu không/hoặc chúng ta sẽ bỏ lỡ phần đầu của bộ phim.)

Trong đó

  • S1, S2: chủ ngữ 1, 2

  • V1, V2: động từ của chủ ngữ 1, 2

  • V1 của câu điều kiện ở thể phủ định

3. Viết lại câu điều kiện dùng “when”

Câu điều kiện loại 0 còn được sử dụng với “when” (khi). Cấu trúc câu khi đó vẫn giữ nguyên và câu sử dụng “when” hoàn toàn có thể được xem như là một câu điều kiện.

Ví dụ.

  • If the power goes out, they light candles and use flashlights. (Nếu mất điện, họ thắp nến và dùng đèn pin.)

  • When the power goes out, they light candles and use flashlights. (Khi mất điện, họ thắp nến và dùng đèn pin.)

4. Viết lại câu điều kiện dùng “without”

Cấu trúc “without” được sử dụng để thay thế cấu trúc câu điều kiện, có nghĩa là “không có, không làm”.

Vì “without” là một giới từ nên chỉ có thể đi kèm với một danh từ (Noun) hoặc một động từ hiện tại phân từ (V-ing). Dưới đây là cách viết lại câu điều kiện dùng “without”.

 

Câu điều kiện

Câu “without”

Công thức

If S + (not) V1, S + V2.

Without V1-ing/N, S + V2.

Ví dụ

If you don't study hard, you won't pass the exam.

(Nếu bạn không học chăm chỉ, bạn sẽ không vượt qua kỳ thi.)

Without studying hard, you won't pass the exam.

(Nếu không học tập chăm chỉ, bạn sẽ không vượt qua kỳ thi.)

Lưu ý: Để chuyển đổi về cấu trúc “without”, chủ ngữ của 2 mệnh đề trong của điều kiện phải là một.

5. Viết lại câu điều kiện dùng với “supposing”

Cấu trúc “supposing” có nghĩa là “giả sử”. Người nói/viết sử dụng “supposing” khi muốn gợi ý cho người khác tưởng tượng đến một tình huống mà người nói/viết muốn.

Cấu trúc này có thể được sử dụng để thay thế câu điều kiện loại 1, 2 hoặc 3. 

Ví dụ.

  • If you finish your work early, you can leave the office. (Nếu bạn hoàn thành công việc sớm, bạn có thể rời khỏi văn phòng.)

  • Supposing you finish your work early, you can leave the office. (Giả sử bạn hoàn thành công việc sớm, bạn có thể rời văn phòng.)

6. Viết lại câu điều kiện dùng với một số cụm từ khác

Đôi khi ta cần đặt những điều kiện cụ thể hoặc đặt ra giới hạn cho một tình huống.

Trong những trường hợp này, mệnh đề điều kiện có thể bắt đầu bằng các cụm từ như as long as (miễn là), so long as (miễn là), on condition that (với điều kiện là), providing that (miễn là), provided that (miễn là)... Những cấu trúc này được sử dụng để thay thế cấu trúc câu điều kiện.

Ví dụ.

  • If you arrive before 9:00 AM, you can still join the meeting. (Nếu bạn đến trước 9h sáng thì bạn vẫn có thể tham gia cuộc họp.)

  • As long as you arrive before 9:00 AM, you can still join the meeting. (Chỉ cần bạn đến trước 9h sáng thì bạn vẫn có thể tham gia cuộc họp.)

Bài tập

Hãy cùng DOL luyện một số bài tập câu điều kiện dưới đây để củng cố lại kiến thức về cấu trúc ngữ pháp này nhé!

Bài 1: Phân loại các câu điều kiện dưới đây

 

 

00.

If he calls me tonight, I will invite him to the party.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 3

00.

If we had taken the shortcut, we wouldn't have been late.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

 

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 3

00.

If you press the power button, the computer turns on.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 2

 

Câu điều kiện loại 3

00.

Should they help us, we will be able to finish the project.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 3

00.

If I had more free time, I would learn a new language.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 2

 

Câu điều kiện loại 3

00.

If you had told me the truth, I wouldn't have been so angry.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 3

00.

Were he taller, he would be a basketball player.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 3

00.

If you drop an object, it falls to the ground.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 3

00.

If I finish my work early, I will go to the cinema.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 2

 

Câu điều kiện loại 3

 

00.

Had they been more prepared, they would have won the game.

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 3

Check answer

Bài 2: Chọn đáp án đúng với cách chia động từ phù hợp cho câu điều kiện 

Ms. Hoa: Can't you stop playing that trumpet? You're making an awful noise.

 

Minh : Well, if I (1)______, I won't pass my exam.

 

Ms. Hoa: But why at night? It's half past twelve. If you (2) ________ it in the daytime I (3) ________ you because I'd be at work. If you (4) _______ me about this trumpet when you first came here, I (5) _________ you have the room. I'm afraid it's becoming a nuisance. If you (6) _________ so loud, it (7) _______ so bad.

 

Minh: I'm sorry, but you can't play a trumpet quietly.

 

Ms. Hoa: If I (8) ________ a year ago what you were going to do, then I (9) _______ you out long ago. If you (10) ______ making this noise at night, I (11)_______ complain to your college.

 

 

00.

 

don't practice

 

didn't practice

00.

 

played

had played

00.

 

couldn't hear

couldn't have heard

00.

 

told

had told

00.

 

wouldn't let

 

wouldn't have let

00.

 

don't play

didn't play

00.

 

may not be

might not be

00.

 

realized

had realized

00.

 

would throw

would have thrown

00.

 

go on

went on

00.

 

will have

would have to

Check answer

Bài 3: Chia động từ trong ngoặc phù hợp với các cấu trúc của câu điều kiện

 

 

1. If I 01. (be) a bird, I 02. (not want) to live my whole life in a cage.

 

 

2. I didn’t realize that David is in the hospital. If I 03.(know) he was in the hospital, I 04.(go) to visit him.

 

 

3. If you 05. (pour) oil on water, it 06. (float)

 

 

4. If I 07. (have) wings, I 08. (not have to) take an airplane to fly home.

 

 

5.

 

A: What shall we do tomorrow?

 

B: If it 09.(be) a nice day, we 10. (go) to the beach.

 

 

6.

 

A: You look tired!

 

B: Well! If you 11. (not wake) me up in the middle of the night, I 12. (not be) so tired now.

 

 

7. Unfortunately, I didn’t have my address book with me when I was in New York. If I 13.(have) your address, I 14. (send) you a postcard.

 

 

8. If you 15. (not / leave) immediately, I 16.(call) the police.

 

 

9. If you 17. (put) sugar in water, it 18. (dissolve).

 

 

10.

 

A: Is Mr. James an agile person?

 

B: No, he isn’t. If he 19. (be) agile, he 20. (put) those shelves up a bit quicker yesterday. It took him ages.

 

Your last result is 0/20

Check answer

Bài 4: Viết lại câu sao cho đồng nghĩa với câu cho sẵn, sử dụng gợi ý trong ngoặc.

 

 

01.

If you don’t study hard, you won’t pass the exam. (unless)

 

02.

If you don't finish your assignment, you won't get a good grade. (supposing)

 

03.

If you arrive before 9 PM, you can still enter the theater. (with the condition that)

 

04.

If the sun sets, it will get dark outside. (when)

 

05.

If you study regularly, you will understand the material easily. (without)

 

06.

If you call your mother, she will be very happy. (Đảo ngữ)

 

07.

If you practiced more, your English would improve. (Đảo ngữ)

 

08.

If I were a famous singer, people would love hearing my songs. (Đảo ngữ)

 

09.

If we had known you were coming, we would have cooked dinner. (Đảo ngữ)

 

10.

If you submit your application by the deadline, your admission will be considered. (provided that)

 

11.

If you call me back before noon to hold the reservation, I won’t give it to someone else. (otherwise)

 

Your last result is 0/11

Check answer

Tổng kết

Qua bài viết này, DOL Grammar đã cùng bạn khám phá từ định nghĩa, phân loại, đảo ngữ tới các cách viết lại của câu điều kiện.

Cấu trúc câu điều kiện được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh, vì vậy bạn nên sử dụng cấu trúc này thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày để luyện tập và nắm vững được điểm ngữ pháp này một cách chắc chắn nhất nha!

Tạ Hà Phương

Tạ Hà Phương là một trợ giảng với 5 năm kinh nghiệm trong việc dạy tiếng Anh cho học sinh THCS chuẩn bị ôn thi lớp 10. Ngoài ra, Phương cũng có kinh nghiệm làm phiên dịch viên tiếng Anh và tham gia biên soạn tài liệu ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh chuẩn bị ôn thi THPT Quốc Gia.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc