Câu điều kiện loại 2: Công thức, cách dùng và bài tập có đáp án

Câu điều kiện loại 2 là một trong 4 cấu trúc câu điều kiện thường đượ sử dụng trong tiếng Anh. Câu điều kiện loại 2 là mẫu câu được sử dụng để biểu thị một mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai sự kiện hoặc tình huống không có thật ở hiện tại hoặc tương lai.

Để hiểu rõ hơn về loại câu này, bài viết sau sẽ điểm qua về định nghĩa, công thức, cách dùng, lưu ý khi sử dụng và các biến thể của câu điều kiện loại 2. DOL Grammar cũng tổng hợp một số lưu ý và các bài tập đơn giản để bạn có thể củng cố lại kiến thức trong bài. Hãy cùng bắt đầu bài học nhé!

câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại 2 trong tiếng Anh

Câu điều kiện loại 2 là gì? 

Câu điều kiện loại 2 là một cấu trúc của câu điều kiện, được sử dụng để diễn đạt về một giả định, tình huống hoặc hành động không có thật hoặc không có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.  

Ví dụ 1:

  • If I were rich, I would buy every Taylor Swift’s concert ticket. (Nếu tôi giàu, tôi sẽ mua tất cả vé ca nhạc của Taylor Swift.)

Trong ví dụ 1, người nói thể hiện một giả định trong hiện tại rằng nếu họ giàu, họ sẽ mua hết vé ca nhạc của Taylor Swift.

➔ Bằng cách sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 2, người nói nhấn mạnh rằng đây chỉ là giả định, không có thực và không thể xảy ra, nghĩa là hiện tại người nói không giàu và cũng không thể mua tất cả vé ca nhạc được.

câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại 2 là cấu trúc dùng để giả định một tình huống không có thật hoặc không có khả năng xảy ra ở hiện tại.

Ví dụ 2: I would buy a house if I won lottery next week. (Tôi sẽ mua một căn nhà nếu tôi trúng số vào tuần sau.)

Trong ví dụ 2, người nói cũng thể hiện một giả định rằng trong tương lai rằng nếu họ sẽ trúng số, họ sẽ mua nhà.

Bằng cách sử dụng cấu trúc câu if loại 2, người nói cũng có thể nhấn mạnh rằng đây chỉ là một giả định, không có thực và không thể xảy ra, nghĩa là hiện tại người nói không cho rằng mình sẽ bao giờ trung số và cũng không thể có điều kiện để mua nhà được.

Công thức câu điều kiện loại 2

Công thức câu điều kiện loại 2 thường có cấu trúc như sau.

Công thức tổng quát: If + S + V , S + would/could (not) + V.

Công thức chi tiết: If + S + V2/ed, S + would/could (not) + V.

Ví dụ:

  • If I had more free time , I would take up a new hobby. (Nếu tôi có thêm thời gian rảnh rỗi, tôi sẽ bắt đầu một sở thích mới.)

  • If she studied harder , she could improve her grades. (Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn, cô ấy có thể cải thiện điểm số của mình.)

Cấu trúc câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 có thể dễ nhầm lẫn do có một số điểm tương đồng về cấu trúc và ý nghĩa. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt rõ ràng về thời gian và tính khả thi của điều kiện.

Câu điều kiện loại 2 dùng khi nào? 

Câu điều kiện loại 2 được dùng để diễn đạt các tình huống giả định hoặc không thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

Dưới đây là một số cách dùng phổ biến của câu điều kiện loại 2.

1. Diễn đạt một hành động không thực tế và không thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. 

Ví dụ: If the pastry weren’t so expensive, I would buy more. (Nếu món bánh ngọt không quá mắc, tôi sẽ mua thêm.)

Trong ví dụ trên, hành động mua thêm của người nói chỉ xảy ra khi các món bánh ngọt không có giá mắc. Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra được trong hiện tại nên người nói sử dụng câu điều kiện loại 2 để làm rõ giả định về giá tiền của món bánh. 

2. Diễn đạt một lời khuyên, yêu cầu, hoặc mong muốn.

Ví dụ 1: If I were John, I would run for president. (Nếu tôi là John, tôi sẽ tranh cử Tổng thống.)

Trong ví dụ 1, điều kiện “tôi là John” là một điều kiện hoàn toàn không thể xảy ra được. Vì vậy, cấu trúc câu điều kiện loại 2 ở đây được dùng để cho lời khuyên khi người nói đặt bản thân mình vào đối phương.

Ví dụ 2: If you helped me with the errands, I would be so delightful! (Nếu bạn giúp tôi với các công việc, tôi sẽ rất vui mừng!)

Trong ví dụ 2, người nói sử dụng câu điều kiện loại 2 để đưa ra một gợi ý lịch sự, ngụ ý nhờ vả người nghe giúp các công việc. Vì vậy, cấu trúc câu điều kiện này được dùng để nhờ vả, cầu khiến, hoặc thể hiện mong muốn.

cách dùng câu điều kiện loại 2
3 Cách dùng phổ biến của câu điều kiện loại 2

3. Diễn đạt một lời từ chối một cách lịch sự.

Ví dụ:

  • Can you help me move my furniture to another house? (Bạn có thể giúp tôi di chuyển nội thất đến một căn nhà mới không?)

➔ I would love to if I weren’t so busy with my work. (Tôi sẽ giúp nếu tôi không bận công việc.)

Trong ví dụ trên, người nói sử dụng câu điều kiện loại 2 để đưa ra một giả thuyết về tình trạng  không bận việc của họ để nhấn mạnh thực tế là họ đang bận, từ đó thể hiện lời từ chối giúp đỡ một cách lịch sự.

Vì vậy, câu điều kiện loại 2 có thể được sử dụng để từ chối một cách lịch sự lời đề nghị của người khác.

Lưu ý khi dùng câu điều kiện loại 2

Để sử dụng câu điều kiện 2 chính xác, hãy lưu ý một số yếu tố sau nhé!

Tên gọi của các mệnh đề

Mệnh đề chứa “if” được gọi là mệnh đề điều kiện, hoặc mệnh đề “if”, trong khi đó mệnh đề thể hiện kết quả được gọi là mệnh đề chính. 

Vị trí của các mệnh đề

Mệnh đề điều kiện (mệnh đề “if”) có thể có vị trí nằm ở sau mệnh đề chính. Lúc này, bạn không cần sử dụng dấu phẩy để ngăn cách hai mệnh đề.

Ví dụ:

 

If he learned to play the guitar, he could join a band. (Nếu anh ấy học chơi đàn guitar, anh ấy có thể tham gia vào một ban nhạc.)

= He could join a band if he learned to play the guitar. (Anh ấy có thể tham gia vào một ban nhạc nếu anh ấy học chơi đàn guitar.)

Các trường hợp sử dụng động từ khiếm khuyết khác

Bạn có thể thay thế động từ khiếm khuyết “would”trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại 2 trong 3 trường hợp sau.

Dùng “must/had to” thay cho “would” khi đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh.

Ví dụ:

 

If she ever came back, you must give her the money. (Nếu cô ấy có bao giờ quay lại, bạn phải đưa phần tiền này cho cô ấy.)

Dùng “should/ought to” thay cho “would” khi đưa ra lời khuyên.

Ví dụ:

 

You should buy your mother a gift if she agreed to visit you. (Bạn nên mua cho mẹ bạn một món quà nếu cô ấy đồng ý gặp bạn.)

Dùng “could/might” thay cho “would” khi thể hiện sự chấp thuận, đồng ý.

Ví dụ:

If the sky weren’t raining, you could go out. (Nếu trời không mưa, con có thể đi chơi.)

Cấu trúc “unless”

Có thể sử dụng cấu trúc “unless” để thay cho mệnh đề điều kiện phủ định “if… not”.

Thì quá khứ đơn được chia cho trợ động từ (didn’/wasn’t/weren’t) trong câu phủ định trước đó sẽ được chia lại cho động từ chính ở dạng chủ động.

Ngoài ra bạn không cần thay đổi các thành phần còn lại.

Ví dụ:

  • If it weren't raining, we could have a picnic in the park. (Nếu trời không mưa, chúng ta có thể tổ chức một buổi picnic trong công viên.)

Unless it were raining, we could have a picnic in the park. (Trừ khi trời mưa, chúng ta có thể tổ chức một buổi picnic trong công viên.)

Động từ “be” trong thể giả định

Khi trong câu có sử dụng động từ “be” làm động từ chính thì bạn sử dụng động từ “were” cho tất cả các ngôi (bao gồm cả ngôi số ít). Đây là một điều đặc biệt của thể giả định trong tiếng Anh.

Ví dụ:

 

If he was were an architect, he would be very famous. (Nếu anh ấy là một kiến trúc sư, anh ấy sẽ rất nổi tiếng.)

→ Trong ví dụ trên, theo ngữ pháp, bạn sẽ chia động từ “be” đối với chủ ngữ số ít “he” là “was”. Tuy nhiên, trong câu điều kiện loại 2, bạn sử dụng động từ “were” đối với tất cả các đại từ, bao gồm cả đại từ “he” như trong câu trên.

Biến thể của câu điều kiện loại 2

Ngoài các công thức cơ bản, câu điều kiện loại 2 còn có 2 biến thể khác nhau để thể hiện rõ hơn các ý nghĩa mà người nói muốn lồng ghép. 2 biến thể đó là biến thể mệnh đề chính và biến thể của mệnh đề điều kiện “if”.

Hãy tham khảo các dạng biến thể phổ biến của câu điều kiện loại 2 bên dưới.

Biến thể mệnh đề chính 

Ngoại trừ cấu trúc “would/could/should… + V”, mệnh đề chính của câu điều kiện loại 2 còn có một số biến thể về thì khác nhau để làm rõ hơn các đặc tính của hành động chính trong mệnh đề chính.

Biến thể của mệnh đề chính

Ví dụ

If + S + V , S + would/could (not) + be + V-ing.

Mục đích: Thể hiện hành động chính có thể đang diễn ra vào thời điểm hiện tại đang trò chuyện.

If I didn’t have to finish my homework, I would be going out with you right now. (Nếu tôi không phải hoàn thành bài tập về nhà, tôi sẽ đang đi chơi với bạn bây giờ.)

If + S + V1 , S + V2 .

Mục đích: Thể hiện hành động có thể đã xảy ra rồi hoặc không xảy ra tính đến thời điểm hiện tại đang trò chuyện.

If Mark didn’t score another goal, they lost. (Nếu Mark không ghi thêm bàn thắng, họ đã thua.)

Biến thể của mệnh đề điều kiện “if”

Mệnh đề điều kiện “if” ngoài cấu trúc sử dụng thì quá khứ đơn còn có các biến thể khác nhau để làm rõ hơn các đặc tính của hành động chính theo ý muốn diễn đạt của người nói.

Biến thể của mệnh đề điều kiện “if”

Biến thể của mệnh đề chính

Ví dụ

If + S + V , S + would / could / should … + V.

Mục đích: Thể hiện tính tiếp diễn của hành động trong câu điều kiện.

If you were cleaning the kitchen, you would see my missing earrings. (Nếu bạn đã đang dọn dẹp nhà bếp, bạn sẽ thấy đôi bông tai bị mất của tôi.)

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2

Ngoài 2 dạng biến thể về động từ, mệnh đề điều kiện trong câu điều kiện loại 2 còn có dạng biến thể đảo ngữ thường sử dụng trong văn nói.

DOL Grammar sẽ lưu ý cấu trúc đảo ngữ của mệnh đề điều kiện như sau.

Dạng đảo ngữ

Ví dụ

Đối với động từ chính là “be”:

Were + Subject + Complement*, S + would/could/should… + V.

*Complement (bổ ngữ) có thể là danh từ/cụm danh từ, tính từ hoặc cụm giới từ bổ nghĩa cho chủ ngữ

If I were the president of the USA, I would ban war. (Nếu tôi là tổng thống Hoa Kì, tôi sẽ cấm chiến tranh.)

Were I the president of the USA, I would ban war. (Nếu tôi là tổng thống Hoa Kì, tôi sẽ cấm chiến tranh.)

Đối với động từ chính là động từ thường:

Were + Subject + to V1, S + would/could/should… + V.

If I had a lot of money, I could play games all day. (Nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ chơi game suốt ngày.)

Were I to have a lot of money, I could play games all day. (Nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ chơi game suốt ngày.)

Key Takeaway:

  • Công thức cần phải ghi nhớ

 If + S + V , S + would/could (not) + V.

 

  • Câu điều kiện loại 2 có 3 cách dùng:

1. Diễn đạt một hành động không thực tế và không thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. 

2. Diễn đạt một lời khuyên, yêu cầu, hoặc mong muốn.

3. Diễn đạt một lời từ chối một cách lịch sự.

 

  • Câu điều kiện loại 2 có 3 biến thể:

1. Biến thể mệnh đề chính

 

2. Biến thể mệnh đề điều kiện 

 

3. Dạng đảo ngữ

Bài tập câu điều kiện loại 2

Sắp xếp các từ theo đúng thứ tự để tạo thành câu điều kiện loại 2 đúng. Nhớ thêm dấu phẩy khi câu bắt đầu bằng mệnh đề “if”.

 

01.

lot / A / health / if / be / problems / of / could / ate / prevented / people / better.

02.

wouldn’t / I / were / that / drink / if / milk / I / you.

03.

You / so / have / more / wouldn’t / many / if / drove / accidents / you / carefully.

04.

I / number / If / her / call / had / I / would / her.

05.

you / would / lot / What / money / if / a / do / the / you / found / of / on / street?

06.

you / you / what / do / would / if / won / the lottery?

07.

she / not / happy / she / travel / if / to / able / anymore / would not / be / weren’t .

08.

they / come / could/ to the party / they / if / invited / were.

09.

I / would not / feel / tired / I / stayed / up / late / if.

10.

he / would not / be / late / if / he / set / alarm / his.

Your last result is 0/10

Check answer

Tổng kết

Câu điều kiện loại 2 là một điểm ngữ pháp thông dụng trong cấu trúc câu điều kiện tiếng Anh.

Thông qua bài viết này, DOL Grammar hy vọng bạn đã nắm vững khái niệm, công thức, cách dùng câu điều kiện loại 2, cũng như có thể xác định và sử dụng được các dạng biến thể khác của câu điều kiện loại 2.

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc