Cấu trúc viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh kèm ví dụ và bài tập
Câu điều kiện được sử dụng để diễn đạt các giả thuyết có thể hoặc không thể xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó, viết lại câu điều kiện là quá trình biến đổi cấu trúc của một câu điều kiện (conditional sentence) thành một câu khác có nghĩa tương tự.
Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ tổng hợp lại kiến thức cấu trúc về câu điều kiện để bạn có thể viết lại câu điều kiện đối với từng dạng câu, cũng như cung cấp một số bài tập để bạn có thể thực hành áp dụng kiến thức này. hãy cùng bắt đầu bài học nhé
Tổng hợp kiến thức về viết lại câu điều kiện
Câu điều kiện trong tiếng Anh được chia ra làm 3 loại chính là câu điều kiện loại 1, loại 2 và loại 3.
Ngoài ra, câu điều kiện còn có loại 0 là một biến đổi của dạng câu điều kiện loại 1 và câu điều kiện hỗn hợp là sự kết hợp của câu điều kiện loại 2 và loại 3.
Viết lại câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3
Để viết lại câu điều kiện, bạn cần nắm rõ các cấu trúc của câu điều kiện trong tiếng Anh.
Câu điều kiện được cấu thành từ 2 mệnh đề, bao gồm mệnh đề chính (hay còn gọi là mệnh đề độc lập) và mệnh đề điều kiện (hay còn gọi là mệnh đề if).
Mệnh đề điều kiện chính là mệnh đề nêu điều kiện cần phải thoả mãn thì mệnh đề chính mới xảy ra.
Câu điều kiện loại 0
Câu điều kiện loại 0 là các câu điều kiện được dùng để miêu tả một sự thật hiển nhiên và quy luật tự nhiên luôn đúng, cũng như thói quen, sự việc thường xuyên xảy ra.
If [hiện tại đơn], [hiện tại đơn].
If + S + V(s/es), S + V(s/es).
Ví dụ: If you heat water to 100 degree, it boils. (Nếu bạn đun nước đến 100 độ, nó luôn sôi.)
→ Trong ví dụ trên, câu trên ví dụ là câu điều kiện loại 0 sử dụng thì hiện tại đơn ở 2 mệnh đề để diễn tả một quy luật tự nhiên, một sự thật luôn đúng rằng nếu nước được đun đến 100 độ C, nó luôn sôi.
Ngoài ra, câu điều kiện loại 0 còn được dùng để đưa ra yêu cầu, lời nhờ vả, giúp đỡ điều gì đó nếu mệnh đề chính được biến đổi thành cấu trúc câu mệnh lệnh, nhờ vả.
If [hiện tại đơn], [câu mệnh lệnh].
If + S + V(s/es), V.
Ví dụ: If you go outside, buy me some oranges. (Nếu bạn đi ra ngoài, hãy mua giúp tôi ít cam.)
→ Khi sử dụng với cấu trúc câu mệnh lệnh, câu điều kiện loại 0 diễn tả một yêu cầu, một sự nhờ vả (mua ít cam) sẽ diễn ra chỉ khi đi kèm điều kiện (bạn đi ra ngoài.)
Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 1 là các câu điều kiện được dùng để miêu tả một sự việc có thể xảy ra trong tương lai, hoặc đưa ra một lời đề nghị, cảnh báo, đe dọa.
If [hiện tại đơn], [mệnh đề will/can/should].
If + S + V(s/es), S + will/can/should + V1.
Ví dụ: If you don’t turn off the oven, the cake will be burned. (Nếu bạn không tắt cái lò, chiếc bánh sẽ bị cháy.)
→ Trong ví dụ trên, câu điều kiện loại 1 diễn tả một chuỗi điều kiện - hệ quả có thể xảy ra trong tương lai gần là không tắt cái lò nướng thì bánh sẽ bị cháy. Chuỗi điều kiện - hệ quả này theo người khác là có thể xảy ra, nhưng không hoàn toàn luôn luôn xảy ra.
Ngoài ra, câu điều kiện loại 1 còn có một số biến thể khác với các thì tiếp diễn, bao gồm.
1. Biến thể mệnh đề chính: dùng thì tương lai tiếp diễn (để nhấn mạnh sự đang xảy ra trong tương lai) hoặc thì tương lai hoàn thành (để nhấn mạnh sự đã hoàn thành trong tương lai).
If + S + V(s/es), S + will/can/should + be + V-ing
If + S + V(s/es), S + will/can/should + have + V3.
Ví dụ.
Thì tương lai tiếp diễn: If we go now, we will be partying in Hanoi this time tomorrow. (Nếu chúng ta đi vào bây giờ, chúng ta sẽ đang tiệc tùng ở Hà Nội vào giờ này ngày mai.)
Thì tương lai hoàn thành: If you start now, you will have finished this assignment in three hours. (Nếu bạn bắt đầu bây giờ, bạn sẽ đã hoàn thành bài tập này trong vòng ba giờ nữa.)
2. Biến thể mệnh đề if: dùng thì hiện tại tiếp diễn (để nhấn mạnh sự việc đang xảy ra ở hiện tại), hoặc thì hiện tại hoàn thành (khi không rõ về thời điểm hoàn thành của sự việc).
If + S + am/is/are + V-ing, S + will/can/should + V1.
If + S + has/have + V3, S + will/can/should + V1.
Ví dụ.
Thì hiện tại tiếp diễn: If you are looking for the city square, I can help you. (Nếu bạn đang tìm kiếm quảng trường của thành phố, tôi có thể giúp bạn.)
Thì hiện tại hoàn thành: If you have never traveled here, we will have to take you around then. (Nếu bạn đã chưa bao giờ đi du lịch đến đây, chúng tôi sẽ phải đưa bạn đi thăm nơi này.)
Câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại 2 là các câu điều kiện được dùng để miêu tả một sự việc có thể hoặc không thể xảy ra trong tương lai hoặc hiện tại, dựa vào một điều kiện không có thực trong hiện tại.
If [quá khứ đơn], [mệnh đề would/could/should].
If + S + V2, S + would/could/should + V1.
Lưu ý: động từ “be” trong câu điều kiện loại 2 sử dụng là “were” đối với tất cả các đại từ.
Ví dụ: If I had a nickel for every rainy day in Saigon, I would have a lot of money. (Nếu tôi có 1 đồng xu cho mỗi ngày mưa ở Sài Gòn, tôi sẽ có hơi nhiều tiền.)
→ Trong ví dụ trên, câu điều kiện loại 2 được sử dụng để đưa ra một chuỗi điều kiện - kết quả không có thật và không thể xảy ra ở hiện tại là tôi có tiền mỗi khi trời mưa.
Ngoài ra, câu điều kiện loại 2 còn có một số biến thể khác, bao gồm.
1. Biến thể với động từ khiếm khuyết: Các động từ khiếm khuyết có thể được thay thế trong các trường hợp sau.
Đưa ra mệnh lệnh: dùng “must/had to”.
Ví dụ: If you were bitten by a wild animal, you must/[had to] see a doctor immediately. (Nếu bạn bị thú vật hoang dã cắn, bạn phải gặp bác sĩ ngay lập tức.)
Đưa ra lời khuyên: dùng “should/ought to”.
Ví dụ: You should invest in real estate if housing prices decreased. (Bạn nên đầu tư vào bất động sản nếu giá cả nhà đất có giảm.)
Thể hiện sự đồng ý: dùng “could/might”.
Ví dụ: If Jack were a nice person, he could be invited into my party. (Nếu Jack là một người tử tế, anh ấy có thể được mời vào bữa tiệc của tôi.)
2. Biến thể của mệnh đề chính: dùng thể tiếp diễn để thể hiện một sự kiện có thể đang xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng. Hơn nữa, có thể sử dụng dạng quá khứ đơn cho mệnh đề chính để nhấn mạnh một sự việc đã xảy ra
If + S + V2, S + would/could/should + be + V-ing.
If + S + V2, S + V2.
Ví dụ.
Thì tiếp diễn: If today were Sunday, I would be traveling to Thailand for my vacation. (Nếu hôm nay là Chủ Nhật, tôi sẽ đang du lịch đến Thái Lan cho kỳ nghỉ.)
Thì quá khứ đơn: If Sarah didn’t swim across the English channel, England lost the Olympics. (Nếu Sarah không bơi qua kênh đào Anh, nước Anh đã thua.)
3. Biến thể của mệnh đề if: Để nhấn mạnh hành động của điều kiện đang xảy ra, bạn có thể sử dụng thì quá khứ tiếp diễn trong mệnh đề điều kiện.
Công thức chi tiết: If + S + was/were V-ing, S + would/could/should + V1.
Ví dụ: If I were staying with Brian, I would be in America right now. (Nếu tôi đang ở chung với Brian, tôi sẽ ở Mỹ bây giờ.)
Câu điều kiện loại 3
Câu điều kiện loại 3 là các câu điều kiện được dùng để miêu tả một sự việc có thể hoặc không thể xảy ra trong quá khứ, dựa vào một điều kiện không có thực trong quá khứ.
If [quá khứ hoàn thành], [mệnh đề would/could/should have V3].
If + S + had + V3, S + would/could/should + have V3.
Ví dụ: If you had called him, he would have been here with us right last night. (Nếu bạn đã gọi cho anh ấy, anh ấy đã có thể ở cùng chúng ta tối qua.)
→ Trong ví dụ trên, câu điều kiện loại 3 được sử dụng để diễn đạt một chuỗi điều kiện - kết quả đã không xảy ra trong quá khứ, cụ thể là việc gọi cho anh ấy và việc anh ấy sẽ ở cùng người nói.
Ngoài ra, câu điều kiện loại 3 còn có một số biến thể khác, bao gồm.
1. Biến thể của mệnh đề chính: dùng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn để thể hiện tính tiếp diễn của sự việc.
Công thức chi tiết: If + S + had + V3, S + would/could/should + have been V-ing.
Ví dụ: If he had bought the plane ticket, he would have been talking with us yesterday. (Nếu anh ấy đã mua vé máy bay, anh ấy đã đang nói chuyện với chúng ta hôm qua. )
2. Biến thể của mệnh đề if: dùng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn để thể hiện tính tiếp diễn của điều kiện.
Công thức chi tiết: If + S + had + been V-ing, S + would/could/should + have + V3.
Ví dụ: If they had been playing badminton, they would have been able to teach me. (Nếu họ đã đang chơi cầu lông, họ đã có thể dạy tôi.)
Câu điều kiện loại hỗn hợp
Câu điều kiện hỗn hợp được sử dụng để diễn đạt các chuỗi điều kiện - kết quả không có chung thời điểm xảy ra với nhau.
Có hai dạng câu điều kiện hỗn hợp là câu hỗn hợp loại 1 và loại 2.
1. Câu điều kiện hỗn hợp loại 1: dùng để nói về một sự kiện ở hiện tại có thể xảy ra nếu điều kiện trong quá khứ được đáp ứng.
If [quá khứ hoàn thành], [mệnh đề would/could/should].
If + S + had + V3 S + would/could/should + V1.
Ví dụ: If you had called me earlier, I would only receive your message now. (Nếu bạn đã gọi cho tôi lúc trước, bây giờ tôi mới nhận được tin nhắn của bạn.)
2. Câu điều kiện hỗn hợp loại 2: dùng để nói về một sự kiện ở quá khứ có thể xảy ra nếu điều kiện hiện tại được đáp ứng
If [quá khứ đơn], [mệnh đề would/could/should].
If + S + V2, S + would/could/should + V1.
Ví dụ: If Vietnamese weren’t brave people, we wouldn’t have won in the Vietnam war. (Nếu người Việt Nam không dũng cảm, chúng ta đã không thể chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.)
Viết lại câu điều kiện dùng Unless
Cấu trúc câu “unless” được sử dụng thay thế cho một mệnh đề điều kiện phủ định, có nghĩa là “trừ khi”.
Để chuyển đổi từ cấu trúc câu điều kiện sang cấu trúc “unless”, bạn tuân theo công thức sau.
If S1 + (not) V1, S2 + V2.
Unless S1 + V1, S2 + V2.
Ví dụ.
Câu điều kiện: If you don’t water the plants, they will be dead. (Nếu bạn không tưới cây, chúng sẽ chết.)
Câu “unless”: Unless you water the plants, they will be dead. (Trừ khi bạn tưới cây, chúng sẽ chết.)
Viết lại câu điều kiện từ ‘otherwise’ và ‘or’
Cấu trúc “otherwise” hoặc “or” được sử dụng để thay thế cấu trúc câu điều kiện, có nghĩa là “nếu không”.
Để chuyển đổi từ cấu trúc câu điều kiện sang cấu trúc “otherwise/or”, bạn tuân theo công thức sau.
If S1 + (not) V1, S2 + V2.
S1 + V1, otherwise/or S2 + V2.
Ví dụ.
Câu điều kiện: If you don’t eat your food now, I won’t allow you to play video games. (Nếu con không ăn đồ ăn của mình ngay bây giờ, mẹ sẽ không cho con chơi điện tử.)
Câu “otherwise/or”: You eat your food now, otherwise/or I won’t allow you to play video games. (Con không ăn đồ ăn của mình ngay bây giờ, nếu không thì mẹ sẽ không cho con chơi điện tử.)
Viết lại câu với “Without”
Cấu trúc “without” được sử dụng để thay thế cấu trúc câu điều kiện, có nghĩa là “không có, không làm”. Vì “without” là một giới từ, nó chỉ có thể đi kèm với một danh từ N hoặc một động từ ở dạng tiếp diễn V-ing.
Để chuyển đổi từ cấu trúc câu điều kiện sang cấu trúc “without”, bạn tuân theo công thức sau.
If S + (not) V1, S + V2.
Without V1-ing/N, S + V2.
Lưu ý: Để chuyển đổi về cấu trúc “without”, chủ ngữ của 2 mệnh đề phải là một.
Ví dụ.
Câu điều kiện: If you don’t buy a raincoat, you will get wet. (Nếu bạn không mua áo mưa, bạn sẽ bị ướt.)
Câu “without”: Without buying a raincoat, you will get wet. (Nếu không mua một chiếc áo mưa, bạn sẽ bị ướt.)
Viết lại câu với “When”
“When” thường được sử dụng để giới thiệu các mệnh đề điều kiện liên quan đến mốc thời gian.
Khi sử dụng “when” câu sẽ có ngụ ý rằng hành động trong mệnh đề chính xảy ra sau khi điều kiện được đáp ứng.
Vì vậy, “when” thường được sử dụng để viết lại cho câu điều kiện với kết quả khả năng xảy ra cao hoặc thường xuyên xảy ra (như trong Câu điểu kiện loại 0).
Để chuyển đổi từ cấu trúc câu điều kiện sang cấu trúc “when”, bạn theo dõi công thức sau.
If S + (not) V1, S + V2.
When S + V1, S + V2.
Ví dụ.
Câu điều kiện: If it rains, the streets become slippery. (Nếu trời mưa, đường phố trở nên trơn trượt.)
Câu dùng “when”: When it rains, the streets become slippery. (Khi trời mưa, đường phố trở nên trơn trượt.)
Viết lại câu với “Supposing”
“Supposing” có nghĩa là “giả sử” thường được dùng để đưa ra các tình huống giả định.
Người nói/viết sử dụng “supposing” khi muốn gợi ý cho người khác tưởng tượng đến một tình huống mà người nói/viết muốn.
Cấu trúc này có thể được sử dụng để thay thế câu điều kiện loại 1, 2 hoặc 3. Bạn theo dõi công thức sau để chuyển đổi từ cấu trúc câu điều kiện sang cấu trúc dùng “supposing”:
If S + (not) V1, S + V2.
Supposing S + V1, S + V2.
Ví dụ.
Câu điều kiện: If we arrive early, we can grab some coffee before the meeting. (Nếu chúng ta đến sớm, chúng ta có thể uống chút cà phê trước cuộc họp.)
Câu dùng “supposing”: Supposing we arrive early, we can grab some coffee before the meeting. (Giả sử chúng ta đến sớm, chúng ta có thể uống chút cà phê trước cuộc họp.)
Viết lại câu với “As long as / So long as”
“As long as” và “So long as” đều có nghĩa là “miễn là” hoặc “chỉ khi”. Cả hai cụm này thường dùng để giới thiệu mệnh đề điều kiện và thường sẽ dùng để chỉ về điều sắp hoặc có khả năng xảy ra trong tương lai.
Theo sau, “as long as” và “so long as” thường là động từ ở thì Hiện tại đơn. Vì vậy, hai cụm này thường dùng để viết lại cho câu điều kiện loại 1.
Bên dưới là công thức chuyển đổi từ câu điều kiện sang câu dùng “as long as” hoặc “so long as”:
Câu điều kiện | If S + (not) V1, S + V2. |
Câu dùng “as long as”/ “so long as” | As long as/So long as S + V1 , S + V2. |
Ví dụ.
Câu điều kiện: You can borrow my car if you return it by tomorrow. (Bạn có thể mượn xe của tôi nếu bạn trả nó trước ngày mai)
Câu dùng “as long as”/ “so long as”: You can borrow my car as long as/so long as you return it by tomorrow. (Bạn có thể mượn xe của tôi miễn là bạn trả nó trước ngày mai)
Viết lại câu với “On the condition that”
Cụm “on the condtion that” có nghĩa là “với điều kiện”.
Cụm này thường được dùng để giới thiệu mệnh đề điều kiện và nhấn mạnh rằng điều kiện phải được đáp ứng để hành động ở mệnh đề chính được diễn ra.
“On the condition that” thường được sử dụng trong bối cảnh trang trong hoặc trong các hợp đồng. Cụm này thường đứng ở vị trí giữa câu. Bạn tuân thủ theo công thức bên dưới để chuyển đổi câu điều kiện sang câu dùng “on the condition that”:
Câu điều kiện | If S + (not) V1, S + V2. |
Câu dùng “on the condition that” | S + V2 on the condition that S + (not) V1 . |
Ví dụ.
Câu điều kiện: The bank agreed to lend him the money if he repaid it by the end of the month. (Ngân hàng đồng ý cho anh vay tiền nếu anh trả vào cuối tháng.)
Câu dùng “on the condition that”: The bank agreed to lend him the money on the condition that he repaid it by the end of the month. (Ngân hàng đồng ý cho anh vay tiền với điều kiện anh phải trả vào cuối tháng.)
Viết lại câu với “Providing that”
“Providing that” có nghĩa là “miễn là”. Cụm này có thể dùng để thay thế cho “if” trong câu điều kiện và thường phổ biến trong văn nói hơn văn viết. Để viết lại câu điều kiện với “providing that”, bạn theo dõi công thức bên dưới:
If S + (not) V1, S + V2.
Providing that S + (not) V1, S + V2.
Ví dụ.
Câu điều kiện: If the weather improves, we'll have a picnic in the park. (Nếu thời tiết được cải thiện, chúng tôi sẽ đi dã ngoại trong công viên.)
Câu dùng “providing that”: Providing that the weather improves, we'll have a picnic in the park. (Với điều kiện thời tiết được cải thiện, chúng tôi sẽ đi dã ngoại trong công viên.)
Viết lại từ cấu trúc đảo ngữ của câu điều kiện
Cấu trúc câu điều kiện còn có dạng đảo ngữ đối với từng loại câu. Để chuyển đổi từ câu điều kiện sang các dạng đảo ngữ, bạn tuân thủ theo các cấu trúc sau.
If + S + V(s/es), S + will/can/should + V1.
Should + S + V1, S + will/can/should + V1.
Ví dụ.
Câu điều kiện loại 1: If you see me at school, you can call me! (Nếu bạn có gặp tôi ở trường, bạn có thể gọi tôi nhé!)
Câu đảo ngữ: Should you see me at school, you can call me! (Nếu bạn có gặp tôi ở trường, bạn có thể gọi tôi nhé!)
Câu điều kiện loại 2: If + S + V2, S + would/could/should + V1. |
Câu đảo ngữ với “be”: Were + S + thành phần bổ nghĩa, S + would/could/should + V1. |
Câu đảo ngữ với động từ thường: Were + S + to V, S + would/could/should + V1. |
Ví dụ.
Câu điều kiện loại 2: If I were you, I would never give my children money. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ cho con cái tôi tiền.)
Câu đảo ngữ với “be”: Were I you, I would never give my children money. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ cho con cái tôi tiền.)
Câu điều kiện loại 2: If it never rained, I would be so sad. (Nếu trời không bao giờ mưa, tôi sẽ rất buồn.)
Câu đảo ngữ với động từ thường: Were it to never rain, I would be so sad. (Nếu trời không bao giờ mưa, tôi sẽ rất buồn.)
Bài tập viết lại câu điều kiện
Bài 1: Viết lại câu điều kiện
He/wish/that/he/sign up/the/program/last night.
-->
After/seeing/the/pianist/she/wish/that/she/be/able to/play the piano.
-->
They/wish/that/they/could/travel to/more/countries.
-->
He/wish/that/he/have/a/better/job.
-->
She/wish/that/she/be/a/famous/actress/in/five/years.
-->
I/wish/that/I/not/miss/the/train/this morning.
-->
They/wish/that/they/not/have/to/work/on/weekends.
-->
She/wish/that/she/know/how to/speak/French.
-->
He/wish/get/a/promotion/soon.
-->
We/wish/you/stop/what/you/doing/and/follow/us.
-->
Your last result is 0/10
Bài 2: Viết lại câu điều kiện dùng Unless
If you don’t understand the lesson, you can ask the lecturer again.
--> Unless
If you don't finish your homework, you won't be allowed to go out.
--> Unless
If you don't water the plants, they will wither and die.
--> Unless
If you don't save your work, you might lose all your data.
--> Unless
If you didn't study regularly, you wouldn't pass the exam.
--> Unless
Your last result is 0/5
Bài 3: Viết lại câu điều kiện từ ‘otherwise’ và ‘or’
It is raining outside, otherwise I would go home.
--> If
The traffic is heavy; otherwise, we would have arrived on time.
--> If
I forgot to set the alarm; otherwise, I would have woken up on time.
--> If
She failed to submit the report on time; otherwise, she would have received positive feedback.
--> If
The team lost the match; otherwise, they would have advanced to the finals.
--> If
Your last result is 0/5
Bài 4: Viết lại câu với Without
Without knowing him, you can’t imagine what he looks like.
-->
Without studying, you won’t pass the exam.
-->
Without practicing regularly, you can't improve your skills.
-->
Without saving money, you won’t be able to buy a new car.
-->
Without a good education, students won’t secure a well-paying job.
-->
Your last result is 0/5
Bài 5: Viết lại từ cấu trúc đảo ngữ của câu điều kiện
If you had talked to him, you would have known that he left for Japan.
--> Had
If it rains tomorrow, we will stay at home.
--> If
If she studies hard, she will pass the exam.
--> Were
If she had studied harder, she would have passed the exam.
--> Had
If they had invited us, we would have attended the party.
--> Had
If I see her, I will tell her the news.
--> Should
If it rains tomorrow, we won't go to the beach.
--> Should
If the weather had been better, we would have gone for a picnic.
--> Had
If he studied regularly, he would pass the final exam.
--> Were
If the weather is good, we will go for a picnic.
--> Should
Your last result is 0/10
Tổng kết
Cấu trúc câu điều kiện được sử dụng để thể hiện các chuỗi điều kiện - kết quả trong tiếng Anh. Trong bài viết này, DOL Grammar đã làm rõ cách chuyển đổi từ các cấu trúc khác nhau về cấu trúc câu điều kiện và cung cấp cho bạn một số bài tập để luyện tập. DOL Grammar hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc này và mời bạn cùng luyện tập các cấu trúc câu khác trong kho bài viết.
Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!