Cách phân biệt Will và Be going to trong tiếng Anh đơn giản
Trong tiếng Anh, hai hình thức ngữ pháp được sử dụng phổ biến nhất để nói về tương lai là Will + V hoặc Be going to +V. Cấu trúc Will và cấu trúc Be going to đều được sử dụng để diễn tả ý định hoặc dự định trong tương lai, nhưng có một số điểm khác biệt quan trọng giữa hai cách sử dụng này.
Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ giúp bạn phân biệt cấu trúc Will và Be going to thông qua việc cung cấp định nghĩa, cách dùng và cách nhận biế của từng loại. Bên cạnh đó, bài viết cũng phổ cập thêm kiến thức về cấu trúc Be V-ing của thì hiện tại tiếp diễn có cách dùng tương tự khi diễn tả các hành động trong tương lai gần. Hãy cùng bắt đầu bài học nhé!
Định nghĩa Will trong tiếng Anh
Will là một trợ động từ được sử dụng trong tương lai đơn trong tiếng Anh (Simple Future Tense) để diễn tả hành động chưa diễn ra ở hiện tại, mà sẽ bắt đầu và kết thúc trong tương lai. Trong phần này, hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc Will, cách dùng và các dấu hiệu nhận biết của Will.
Cấu trúc Will
Bảng dưới đây đã tổng hợp cấu trúc Will - thì tương lai đơn (với will là trợ động từ) của thể khẳng định, thể phủ định, thể nghi vấn cùng với ví dụ minh họa.
Thể câu | Cấu trúc |
Thể khẳng định | S + will + V (nguyên thể) (Viết tắt: will → ’ll) Ví dụ: I promise I will come to your birthday party next month. (Tôi hứa tôi sẽ đến dự tiệc sinh nhật bạn vào tháng tới.) |
Thể phủ định | S + will not (won’t) + V (nguyên thể) Ví dụ: He won’t speak to her unless she apologizes to him first. (Anh ấy sẽ không nói chuyện với cô ấy trừ khi cô ấy xin lỗi anh ấy trước.) |
Thể nghi vấn Yes-No | Will + S + V (nguyên thể)? Ví dụ: Will she agree to go to prom with me? (Liệu cô ấy sẽ đồng ý đi đến buổi dạ hội với mình chứ?) |
Thể nghi vấn Wh- | Wh- + will + S + V (nguyên thể)? Ví dụ: What will we do at the conference? (Chúng ta sẽ làm gì ở buổi hội nghị?) |
Cách dùng cấu trúc Will
Dưới đây là 6 cách dùng phổ biến của cấu trúc will trong thì tương lai đơn.
Cách 1. Diễn tả một lời dự đoán về sự việc có thể xảy ra trong tương lai
Ví dụ: I think it will rain tomorrow. (Tôi nghĩ ngày mai sẽ mưa).
Cách 2. Diễn tả quyết định/ý định nảy ra ngay tại thời điểm nói
Ví dụ.
A: I'm so tired. I'm about to fall asleep.
B: I'll get you some coffee.
(A: Tôi mệt quá. Tôi sắp ngủ gục.
B: Tôi sẽ lấy cho bạn chút cà phê).
Cách 3. Diễn tả lời yêu cầu, đề nghị, lời mời hoặc lời gợi ý
Ví dụ: Will you help me move this heavy table?
(Bạn có thể giúp tôi di chuyển cái bàn nặng này được không?)
Cách 4. Diễn tả lời hứa
Ví dụ: I promise I will not tell him about the surprise party. (Tôi hứa sẽ không nói với anh ấy về bữa tiệc bất ngờ).
Cách 5. Diễn tả lời cảnh báo hoặc đe dọa
Ví dụ: I will not forgive you if you do that again.
(Tôi sẽ không tha thứ cho bạn nếu bạn làm điều đó lần nữa.)
Cách 6. Diễn tả một giả định có thể xảy ra trong hiện tại và tương lai trong câu điều kiện loại 1
Ví dụ: If I am elected President of the United States, I will make sure everyone has access to inexpensive health insurance.
(Nếu tôi được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, tôi sẽ đảm bảo mọi người đều có quyền tiếp cận bảo hiểm y tế giá rẻ).
Cách nhận biết khi nào dùng Will
Bạn sẽ dùng Will khi có 3 dấu hiệu nhận biết phổ biến sau.
Dấu hiệu 1: Trạng từ chỉ thời gian trong tương lai.
tomorrow: ngày mai
this/next + week/month/year: tuần/tháng/năm này/sau
this/next + buổi trong ngày/thứ trong tuần/tháng trong năm: this/next + buổi trong ngày/thứ trong tuần/tháng trong năm này/sau
in + thời gian trong tương lai: vào lúc…
Dấu hiệu 2: Câu chứa từ chỉ quan điểm, sự suy đoán.
think/believe/suppose/assume: nghĩ rằng/tin rằng/cho rằng
guess: đoán rằng
probably/perhaps/maybe: có lẽ
to be + sure/certain: chắc chắn rằng
Dấu hiệu 3: Câu chứa từ chỉ sự hứa hẹn hay hy vọng, mong chờ
promise: hứa
hope: hy vọng
expect: kỳ vọng
Định nghĩa Be going to trong tiếng Anh
Trong phần này, hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc, cách dùng và các dấu hiệu nhận biết của Be going to.
Cấu trúc Be going to
Be going to được sử dụng trong cấu trúc thì Tương lai gần (Near Future Tense) để diễn tả hành động chưa diễn ra ở hiện tại, mà sẽ bắt đầu và kết thúc trong tương lai.
Thể câu | Cấu trúc |
Thể khẳng định | S + am/is/are + going to + V (nguyên thể) Ví dụ: I am going to host a business workshop at 8 a.m this Sunday. (Tôi sẽ tổ chức một buổi hội thảo kinh doanh vào lúc 8 giờ sáng Chủ Nhật tuần này.) |
Thể phủ định | S + am/is/are + not + going to + V (nguyên thể) Ví dụ: She is not going to follow your plan, she has her own. (Cô ấy sẽ không làm theo kế hoạch của cậu, cô ấy có kế hoạch của riêng mình.) |
Thể nghi vấn Yes- No | Am/Is/Are + S + going to + V (nguyên thể)? Ví dụ: Are you going to sit with us? (Cậu có định ngồi với bọn tớ không?) |
Thể nghi vấn Wh- | Wh- + am/is/are + going to + V (nguyên thể)? Ví dụ: How are they going to get there? (Họ sẽ tới đó bằng cách nào?) |
Trong tiếng anh, có một cấu trúc cũng mang ý nghĩa tương tự như thì tương lai gần (be going to) và thì tương lai đơn (will) đó là “Gonna”, dạng viết tắt của “Going to”.
Cấu trúc gonna V mang nghĩa là “sẽ” làm gì đó, dùng để thể hiện một hành động trong tương lai gần mà người nói dự định sẽ thực hiện.
Cách dùng cấu trúc Be going to
Dưới đây là 3 cách dùng phổ biến của cấu trúc be going to trong thì tương lai gần.
Cách 1. Diễn tả một dự định sẽ được thực hiện trong tương lai gần
Ví dụ: My mother going to buy me a new phone tomorrow.
(Mẹ tôi sẽ mua cho tôi một chiếc điện thoại mới.)
Cách 2. Diễn tả một dự đoán về một sự việc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai dựa vào các bằng chứng hiện tại
Ví dụ: Look at the heavy snow outside! It’s going to be very cold today.
(Nhìn tuyết rơi dày bên ngoài kia kìa! Hôm nay trời sẽ rất lạnh đây.)
Cách 3. Dùng trong câu mệnh lệnh
Ví dụ: You’re going to pick up all of those toys right now. This room is a mess!
(Con sẽ nhặt tất cả những đồ chơi đó ngay bây giờ. Căn phòng này thật bừa bộn!)
Cách nhận biết khi nào dùng Be going to
Dấu hiệu nhận biết khi nào dùng Be going to bao gồm các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai. Những dẫn chứng, căn cứ cụ thể cũng thường được đi kèm khi sử dụng thì tương lai gần.
Dưới đây là từ chỉ thời gian trong tương lai gần thường gặp.
tonight: tối nay
tomorrow: ngày mai
next + week/month/year: tuần/tháng/năm tới
in + mốc thời gian trong tương lai: trong + mốc thời gian trong tương lai
this/next + buổi trong ngày/thứ trong tuần/tháng trong năm: this/next + buổi trong ngày/thứ trong tuần/tháng trong năm này/sau
Cấu trúc be going to so với cấu trúc be about to có một số điểm tương đồng khi nói về hành động trong tương lai gần, tuy nhiên giữa 2 cách diễn đạt vẫn có một vài điểm khác biệt nhất định về ý nghĩa sử dụng.
Cấu trúc Be V-ing
Trong phần này, hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc, cách dùng và các dấu hiệu nhận biết của Be V-ing.
Cấu trúc Be V-ing
Cấu trúc Be V-ing được sử dụng trong thì Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous Tense) mang ý nghĩa diễn tả sự việc trong tương lai gần.
Thể câu | Cấu trúc |
Thể khẳng định | S + am/is/ are + V-ing Ví dụ: They are having a party this weekend. (Họ sẽ tổ chức 1 bữa tiệc vào cuối tuần này.) |
Thể phủ định | S + am/is/are + not + V-ing Ví dụ: I am not meeting Sarah at the airport tomorrow. (Tôi sẽ không gặp Sarah tại sân bay vào ngày mai.) |
Thể nghi vấn Yes-No | Am/Is/Are + S + V-ing? Ví dụ: Are you leaving for your vacation on Friday? (Bạn sẽ đi nghỉ mát vào thứ sáu?) |
Thể nghi vấn Wh- | Wh- + am/is/are + S + V-ing? Ví dụ: What is she doing tomorrow evening? (Cô ấy sẽ làm gì vào tối mai?) |
Cách dùng cấu trúc Be V-ing
Cấu trúc Be Ving dùng để diễn tả sự việc, hành động đang xảy ra trong thời điểm hiện tại. Ngoài ra, thì Hiện tại tiếp diễn còn được sử dụng như thì tương lai gần để miêu tả một dự định, kế hoạch chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai, thường đã có sắp xếp, chuẩn bị từ trước.
Ví dụ: We are leaving for the vacation in Hawaii on Friday.
(Chúng tôi sẽ đi nghỉ mát tại Hawaii vào thứ Sáu.)
→ Giải thích: Hành động “đi nghỉ mát tại Hawaii” đã có sự sắp xếp, chuẩn bị từ trước nên chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Cách nhận biết khi nào dùng Be V-ing
Dấu hiệu nhận biết của cấu trúc Be Ving bao gồm các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai. Dưới đây là từ chỉ thời gian trong tương lai thường gặp.
tonight: tối nay
tomorrow: ngày mai
next + week/month/year: tuần/tháng/năm tới
in + mốc thời gian trong tương lai: trong + mốc thời gian trong tương lai
this/next + buổi trong ngày/thứ trong tuần/tháng trong năm: this/next + buổi trong ngày/thứ trong tuần/tháng trong năm này/sau
Phân biệt Will và Be going to, Be Ving trong tiếng Anh
Hãy cùng DOL Grammar phân biệt 3 cấu trúc chỉ hành động trong tương lai qua 3 điểm khác biệt sau: Mức độ chắc chắn sẽ xảy ra hành động, Kế hoạch cho hành động và Thời điểm trong tương lai sẽ xảy ra hành động.
Mức độ chắc chắn hành động sẽ xảy ra
Trong trường hợp này, cách dùng 3 cấu trúc Be Ving, Will và Be going to có sự khác biệt về mức độ chắc chắn.
Cấu trúc | Cách dùng | Mức độ chắc chắn |
Be + V-ing | Diễn tả sự việc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần và đã có một hành động hoặc động thái nào đó để đảm bảo sự việc sẽ xảy ra. Ví dụ: I am visiting my sister in San Francisco next week. (Tôi sẽ đến thăm chị mình ở San Francisco vào tuần tới.) → Diễn tả kế hoạch thăm chị gái đã có hành động đảm bảo như gọi điện hẹn, mua vé tàu/máy bay để tới San Francisco. | 80% - 100% |
Be going to + V | Diễn tả một kế hoạch trong tương lai nhưng chưa có một hành động hoặc động thái nào để đảm bảo kế hoạch sẽ xảy ra. Ví dụ: I am going to the concert with my friend this weekend. (Tôi định đi tới buổi hòa nhạc với bạn bè vào cuối tuần) → Diễn tả kế hoạch đi xem buổi hòa nhạc nhưng có thể chưa có hành động đảm bảo như đặt mua vé hòa nhạc, chuẩn bị trang phục, … | 50% - 80% |
Will + V | Diễn tả một lời hứa không chuẩn bị trước, một hi vọng hay sự tiên đoán không có căn cứ, hay một hành động có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Ví dụ: Yes, dad, I heard you. I will do my laundry tomorrow. (Vâng, bố, con biết rồi. Sáng mai con sẽ giặt đồ.) → Lời hứa không chuẩn bị trước mà là đáp lại một lời nói khác. | < 50% |
Kế hoạch cho hành động
3 cấu Be V-ing, Be going to V và Will đều lên kế hoạch cho hành động tuy nhiên vẫn có sự khác nhau về mặt ý nghĩa.
Cấu trúc | Cách dùng | Kế hoạch |
Be + V-ing | Diễn tả một sự sắp xếp, kế hoạch được lên từ trước để chắc chắn hành động sẽ xảy ra. Ví dụ: I'm meeting Linh at 9 a.m on Saturday to discuss about our presentation. (Tôi sẽ gặp Linh vào 9 giờ sáng Chủ Nhật để thảo luận về bài thuyết trình.) → Diễn tả sự sắp xếp kế hoạch gặp mặt từ trước với mục đích cụ thể. | Arrangement (Sự sắp xếp từ trước) |
Be going to + V | Diễn tả một kế hoạch đã được quyết định trước thời điểm nói. Ví dụ: I'm going to phone my mother after dinner. I told her I'd call at 9 o'clock. (Tôi sẽ gọi cho mẹ tôi sau bữa tối. Tôi đã bảo bà ấy là tôi sẽ gọi lúc 9 giờ.) → Diễn tả kế hoạch gọi điện cho mẹ vào lúc 9 giờ đã được quyết định trước điểm nói. | Pre-made plan (Kế hoạch trước thời điểm nói) |
Will + V | Diễn tả kế hoạch tự phát, hành động được nảy ra ngay tại thời điểm nói. Ví dụ: Oops, I forgot to phone my mother! I'll do it after dinner. (Úi, tôi quên gọi điện cho mẹ! Tôi sẽ làm việc đó sau bữa tối.) → Diễn tả quyết định sẽ gọi điện cho mẹ ngay tại thời điểm nói. | Spontaneous plan (Kế hoạch tự phát) |
Thời điểm trong tương lai sẽ xảy ra hành động
Cả 3 cấu trúc đều diễn tả thời điểm xảy ra hành động tương lai, tuy nhiên ý nghĩa sẽ khác nhau tùy vào chủ đích người nói.
Cấu trúc | Cách dùng |
Be + V-ing | Diễn tả một kế hoạch, hành động đang chuẩn bị xảy ra hoặc sắp xảy ra trong tương lai gần (thường đi với mốc thời gian) Ví dụ: We're having a party next Saturday. Would you like to come? (Chúng tôi sẽ tổ chức một bữa tiệc vào thứ bảy tới. Bạn có muốn đến không?) → Nhấn mạnh kế hoạch “tổ chức bữa tiệc” sắp xảy ra trong tương lai gần với mốc thời gian xác định (thứ Bảy tới). |
Be going to + V | Diễn tả hành động đã được lên kế hoạch từ trước và có thể xảy ra trong tương lai gần, nhấn mạnh vào ý định của người nói (intention) (thường đi kèm với dẫn chứng, căn cứ cụ thể) Ví dụ: We need flour to make this cake. I'm going to buy some. (Chúng ta cần bột mì để làm chiếc bánh này. Tôi sẽ đi mua chút bột mì.) → Nhấn mạnh vào ý định của người nói đối với việc “đi mua bột mì” để làm bánh. |
Will + V |
Ví dụ: I'm tired, so I will go to bed early. (Tôi mệt rồi, tôi sẽ đi ngủ sớm.) → Quyết định “đi ngủ sớm” xảy ra ngay tại thời điểm nói, nhấn mạnh rằng người nói sẽ sớm thực hiện.
Ví dụ: The economy will improve in the future. (Nền kinh tế sẽ cải thiện trong tương lai.) → Lời dự đoán về “nền kinh tế” trong tương lai được đưa ra không có căn cứ. |
Lưu ý: Không dùng Be V-ing để đưa ra lời dự đoán. Thay vào đó bạn có thể sử dụng be going to hoặc will.
Sai: It’s raining again soon.
Đúng: It’s going to rain again soon.
Đúng: It will rain again soon
(Trời sẽ mưa sớm thôi.)
Bài tập
Sau khi đã tìm hiểu qua các điểm lý thuyết của từng loại, hãy áp dụng vào một số dạng bài tập đơn giản sau để có thể phân biệt cấu trúc Will và Be going to hay Be Ving một cách chính xác nhé!
Đề bài
Bài 1: Chọn đáp án chính xác cho các câu sau
I completely forgot about this assignment. Give me a moment, I__________ it now.
A: Mrs. Ha gave birth to a baby yesterday.
B: Yes, I know that. I_____________ her.
____________the door, please?
Linh has already made her travel plan. She______at noon tomorrow.
Thanks for the money. I___________you back on Friday.
My boss _________ with some potential investors this morning.
I haven’t made up my mind about what to wear yet. But I think I______something nice in my sister’s wardrobe.
This is my last day here in London. I________back to Vietnam tomorrow.
If you don’t study hard, you______the final exam.
We bought all this stuff because we ____ (host) our mother’s birthday tomorrow evening.
Đề bài
Bài 2: Chia động từ sử dụng Be going to, Will và Be V-ing
1.
A: Hello, can I speak to Lisa, please?
B: Just a moment. I
2. My fiance and I
3. The weather is too nice to stay indoors. I
4. Don’t worry about your phone. I’m sure you
5. I
6. If I have enough money, I
7. Look at the dark clouds in the sky! It
8.
A: “I'm driving to the party, would you like a lift?”
B: “Okay, I
9. The bridge looks so weak, it
10. I think I
Tổng kết
Qua bài viết này, DOL Grammar đã cùng bạn khám phá cách phân biệt cấu trúcWil và Be going to cũng như cấu trúc tương tự Be V-ing thông qua công thức, cách dùng và dấu hiệu nhận biết. Các bài tập kèm theo cũng sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng và củng cố kiến thức đã học. Chúc bạn may mắn và thành công trên hành trình chinh phục tiếng Anh của mình!
Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!