Tổng hợp kiến thức ngữ pháp IELTS quan trọng cần nắm vững

Việc nắm vững ngữ pháp là nền tảng quan trọng trong việc trau dồi nâng cao 4 kỹ năng Nghe- Nói - Đọc - Viết trong IELTS. Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ tổng hợp những điểm ngữ pháp IELTS quan trọng mà bạn cần nắm để có thể ôn tập và hoàn thành được tốt bài thi IELTS của mình, bao gồm: 12 thì trong Tiếng Anh, Từ loại, Câu so sánh, Câu bị động, Mệnh đề quan hệ,... Dù bạn là người mới bắt đầu hoặc đang muốn làm mới lại kiến thức của mình, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và áp dụng ngữ pháp một cách linh hoạt và tự tin.

ngữ pháp ielts
Tổng hợp kiến thức ngữ pháp IELTS quan trọng cần nắm vững

Tầm quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh

Việc nắm vững ngữ pháp IELTS giúp bạn có một nền tảng vững chắc để nâng cao 4 kỹ năng Nghe - Đọc - Nói - Viết hiệu quả trong quá trình luyện thi IELTS. 

  • Trong kỹ năng Nghe (Listening): Hiểu rõ được ngữ pháp giúp bạn xác định mối quan hệ giữa các từ và cụm từ trong câu, từ đó nắm bắt được từ khóa và ngữ cảnh cuộc hội thoại hay của bản ghi âm được phát. Đồng thời việc nắm vững ngữ pháp như thì của động từ và cách phân biệt từ loại, bạn có thể dự đoán loại thông tin sắp được nói tiếp theo. Cuối cùng, việc ghi chú thông tin cũng có thể trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn nếu bạn nắm vững ngữ pháp.

  • Trong kỹ năng Đọc (Reading): Ngữ pháp giúp bạn hiểu rõ nghĩa và mối liên hệ giữa các phần của câu hoặc đoạn văn. Đồng thời, thông qua cấu trúc ngữ pháp (thì của động từ, câu bị động, mệnh đề quan hệ,..), bạn có thể xác định và hiểu rõ ý nghĩa của những thông tin chính trong một đoạn văn. Đôi khi trong bài thi Đọc, dựa vào cấu trúc ngữ pháp, bạn cũng có thể dự đoán được nghĩa của một từ hoặc cụm từ mới mà bạn chưa từng gặp.

  • Trong kỹ năng Nói (Speaking): Kiến thức ngữ pháp vững chắc sẽ giúp bạn diễn đạt các câu trả lời một cách rõ ràng và logic. Cụ thể, khả năng sử dụng các thì, cấu trúc câu phức tạp, và các từ nối cần thiết cho thấy việc bạn biết lựa chọn từ ngữ và sử dụng chúng một cách linh hoạt trong câu trả lời. Việc nắm rõ nhiều cấu trúc ngữ pháp cũng sẽ giúp cho phần nói của bạn phong phú hơn, tránh lặp đi lặp lại. 

  • Trong kỹ năng Viết (Writing): Ngữ pháp là một trong những tiêu chí quan trọng nhất của bài thi Viết. Kiến thức ngữ pháp vững chắc sẽ giúp bạn xây dựng các đoạn văn mạch lạc và logic. Bạn có thể sử dụng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp như mệnh đề quan hệ, câu phức, câu điều kiện…để diễn đạt ý kiến, lập trường và lý lẽ một cách rõ ràng và thuyết phục cho bài viết của mình. 

Tổng hợp toàn bộ kiến thức ngữ pháp IELTS cần ôn luyện 

Trong phần này, DOL Grammar sẽ tổng hợp 10 điểm ngữ pháp IELTS quan trọng nhất mà bạn cần nắm vững và luyện tập thường xuyên.

các điểm ngữ pháp ielts
10 Điểm ngữ pháp ielts quan trọng cần chú ý

12 thì trong Tiếng Anh

Thì (Tenses) trong tiếng anh là phần ngữ pháp rất quan trọng. Có tất cả 12 thì được chia thành ba mốc thời gian: Hiện tại (Present), Quá khứ (Past) và Tương lai (Future). 

Dưới đây là bảng tổng hợp gồm các thì, công thức và ví dụ minh họa cho 12 thì trong tiếng Anh.

Thì
Công thức
Ví dụ
Hiện tại (Present)

Present Simple 

(Thì hiện tại đơn)

Động từ tobe: S + am/is/are

Động từ thường: S + V-s/es

He runs around the park every day. (Anh ấy chạy xung quanh công viên mỗi ngày.)

Present Continuous 

(Thì hiện tại tiếp diễn)

S + am/is/are + V-ing

I am talking on the phone. 

(Tôi đang nói chuyện trên điện thoại.)

Present Perfect

(Thì hiện tại hoàn thành)

S + has/have + V3/ed

I have lived in Ha Noi for 10 years.

(Tôi đã sống tại Hà Nội 10 năm rồi.)

Present Perfect Continuous 

(Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn)

S + has/have + been + Ving

I have been looking for my phone for 2 hours.  (Tôi đã tìm điện thoại của mình được 2 tiếng rồi.)

Quá khứ (Past)

Past Simple

(Thì quá khứ đơn)

Động từ tobe: S + was/were

Động từ thường: S + V2/ed

He went to school yesterday.

(Anh ấy đã đi đến trường ngày hôm qua.)

Past Continuous

(Thì quá khứ tiếp diễn)

S + was/were + V-ing

She was playing badminton at this time yesterday.

(Cô ấy đang chơi cầu lông vào giờ này ngày hôm qua.)

Past Perfect 

(Thì quá khứ hoàn thành)

S + had + V3/ed

I had known him before you introduced him.

(Tôi đã biết anh ấy trước khi bạn đã giới thiệu anh ấy.)

Past Perfect Continuous

(Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn)

S + had + been + V-ing

I had been standing there for 3 hours before he came.

(Tôi đã đang đứng ở đó được ba tiếng đồng hồ trước khi anh ấy đã đến.)

Tương lai (Future)

Future Simple

(Thì tương lai đơn)

S + will + V1

I will clean my room today.

(Tôi sẽ dọn phòng của tôi hôm nay.)

Future Continuous

(Thì tương lai tiếp diễn)

S + will + be + V-ing

My dad will be lying on the beach at 8 a.m tomorrow.

(Bố tôi sẽ đang nằm trên bãi biển vào lúc 8 giờ sáng mai.)

Future Perfect 

(Thì tương lai hoàn thành)

S + will + have + V3/ed

The man will have worked for 8 hours at 5 p.m this evening.

(Người đàn ông sẽ đã làm việc được 8 tiếng vào 5 giờ chiều hôm nay.)

Past Perfect Continuous

(Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn)

S + will + have + been + V-ing

I will have been learning English for 10 years by the end of this year.

(Tôi sẽ học tiếng Anh được 10 năm tính đến hết năm nay.)

Từ loại

Từ loại trong tiếng Anh được chia ra thành 9 loại từ chính: Danh từ (Noun), Động từ (Verb), Tính từ (Adjective), Trạng từ (Adverb), Giới từ (Preposition), Đại từ (Pronoun), Liên từ (Conjunction), Thán từ (Interjection), Hạn định từ (Determiner). 

Trong bài thi IELTS Nghe và Đọc, ngữ pháp về từ loại giúp thí sinh nhận diện và hiểu rõ cấu trúc của ngôn ngữ để xác định ý nghĩa và mối quan hệ giữa các thông tin được trình bày. Trong bài thi IELTS Nói và Viết, việc sử dụng đúng các từ loại không chỉ giúp thí sinh truyền đạt ý nghĩa chính xác mà còn thể hiện được khả năng ngôn ngữ đa dạng và phong phú của bạn, điều này được đánh giá cao trong tiêu chí chấm điểm. 

Trong phần này, DOL sẽ giới thiệu định nghĩa, cách phân loại, vị trí trong câu và ví dụ cụ thể của từng loại từ. 

1. Danh từ (Noun)

Định nghĩa: Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng, địa điểm hay nơi chốn. 

Phân loại: Danh từ được chia ra làm 2 loại chính:

  • Danh từ chung (Common noun)  là tên gọi chung của một nhóm người, sự vật, hiện tượng (Ví dụ: ball, car, stick, table, bed…)

  • Danh từ riêng (Proper noun) là tên riêng của người, nơi chốn hoặc đồ vật (Ví dụ: Charles, The White House, The Sun, Honda…)

Vị trí trong câu

  • Đứng đầu câu làm chủ ngữ

Ví dụ: Cars are expensive. (Những chiếc xe thật đắt đỏ.)

  • Đứng sau động từ

Ví dụ: She saw a cat. (Cô ấy đã thấy một con mèo.)

  • Đứng sau tính từ

Ví dụ: I have a black cat. (Tôi có một con mèo đen.)

  • Đứng sau giới từ

Ví dụ: My phone is on the table. (Điện thoại của tôi ở trên bàn.)

  • Đứng sau hạn định từ

Ví dụ: That book is interesting. (Quyển sách đó thật thú vị.)

2. Động từ (Verb)

Định nghĩa: Động từ là những từ chỉ hành động hoặc chỉ trạng thái của một hoặc nhiều chủ thể (người hoặc vật). 

Phân loại: Động từ được chia ra làm 4 loại chính:

  • Động từ chỉ hành động (Action verb) diễn tả hành động của chủ thể. (Ví dụ: hit, run, swim, read, write…)

  • Động từ chỉ trạng thái (Stative verb) diễn tả suy nghĩ, quan điểm, cảm giác, cảm nhận, tình cảm, sự sở hữu, và trạng thái của chủ thể.(Ví dụ: be, want, like, love, possess…)

  • Động từ giới hạn (Finite verb) là những động từ có chủ ngữ, được chia thì, và cần được đảm bảo sự hòa hợp về thì, ngôi, và số đối với chủ ngữ. (Ví dụ: go, run, hit, read, live…)

  • Động từ không giới hạn (Non-finite verb) là những động từ không chia thì và không liên kết trực tiếp chủ ngữ với các thành phần còn lại. (Ví dụ: to be, to work, being, playing, been, known, gone,...)

Vị trí trong câu

  • Đứng sau chủ ngữ

Ví dụ: She plays badminton every day. (Cô ấy chơi cầu lông hàng ngày.)

  • Động từ "thường" đứng sau trạng từ chỉ tần suất

Ví dụ: She always eats breakfast before going to work. (Cô ấy luôn ăn sáng trước khi đi làm.)

  • Động từ “tobe” đứng trước trạng từ chỉ tần suất

Ví dụ: He is rarely at home during the weekends. (Anh ấy hiếm khi ở nhà vào cuối tuần.)

  • Đứng trước tân ngữ

Ví dụ: They play soccer. (Họ chơi bóng đá.)

  • Đứng trước tính từ

Ví dụ: He seems tired. (Anh ấy có vẻ mệt mỏi.)

3. Tính từ (Adjective)

Định nghĩa: Tính từ là những từ diễn tả tính cách, tính chất, đặc điểm, đặc tính, tình trạng của người, sự vật, sự việc hoặc hiện tượng.

Thứ tự của tính từ: Khi một danh từ có nhiều tính từ để bổ sung tính chất, chúng ta cần sắp xếp các tính từ theo đúng thứ tự sau:

Opinion - Size - Age - Shape - Color - Origin - Material - Purpose

 

(Ý kiến - Kích cỡ - Độ tuổi - Hình dáng - Màu sắc - Nguồn gốc - Chất liệu - Mục đích)

Ví dụ: I have a beautiful small new round yellow French wooden sitting chair. (Tôi có một cái ghế đẹp nhỏ mà mới tròn màu vàng của Pháp bằng gỗ dành cho việc ngồi.)

Vị trí trong câu

  • Đứng trước danh từ

Ví dụ: She is a funny girl. (Cô ấy là một cô gái vui tính.)

  • Đứng sau động từ tobe

Ví dụ: The place we visited yesterday was amazing. (Địa điểm hôm qua chúng tôi đã ghé thăm rất tuyệt vời.)

  • Đứng sau động từ chỉ trạng thái

Ví dụ: I feel exhausted. (Tôi cảm thấy mệt mỏi.)

  • Đứng sau trạng từ

Ví dụ: The performance we watched yesterday evening was extremely thrilling. (Màn biểu diễn chúng tôi đã xem tối qua rất là kịch tính.)

4. Trạng từ (Adverb)

Định nghĩa: Trạng từ là những từ biểu hiện trạng thái hay tình trạng của người, sự vật, hiện tượng. Trạng từ được dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một mệnh đề hoặc một trạng từ khác trong tiếng Anh. Đôi khi, trạng từ còn được gọi là phó từ.

Phân loại: Trạng từ được chia ra làm 7 loại chính.

  • Trạng từ chỉ cách thức (Adverbs of manner) diễn tả cách thức thực hiện một hành động. (Ví dụ: quickly, slowly, fast, cleverly…)

  • Trạng từ chỉ mức độ (Adverbs of degree) diễn tả cường độ, mức độ của một hành động, hoặc một tính chất của sự việc. (Ví dụ: very, really, quite, extremely…)

  • Trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency) diễn tả về mức độ xảy ra của một sự kiện, hiện tượng nào đó. (Ví dụ: always, often , sometimes, never…)

  • Trạng từ chỉ thời gian (Adverbs of time) diễn tả về thời điểm, khoảng thời gian và diễn ra trong bao lâu của một hành động hay sự việc. (Ví dụ: yesterday, tonight, last Monday…)

  • Trạng từ chỉ nơi chốn (Adverbs of place) diễn tả thông tin về nơi chốn, phương hướng hoặc vị trí diễn ra của một hành động hay sự việc. (Ví dụ: here, there, outside, somewhere…)

  • Trạng từ liên kết (Conjunctive Adverbs) dùng để liên kết hai mệnh đề với nhau. (Ví dụ: however, therefore, meanwhile…)

  • Trạng từ khác: Trạng từ chỉ số lượng (Ví dụ: once, few, many,...) và trạng từ nghi vấn để hỏi (Ví dụ: what, when, why, how,...)

Vị trí trong câu

  • Đứng trước động từ thường

Ví dụ: He often stays up late. (Anh ấy thường xuyên thức muộn.)

  • Đứng giữa trợ động từ và động từ thường

Ví dụ: The children have recently finished their homework. (Lũ trẻ vừa hoàn thành bài tập về nhà.)

  • Đứng trước tính từ

Ví dụ: She is always late for meetings. (Cô ấy luôn đến muộn trong các cuộc họp.)

  • Đứng trước trạng từ

Ví dụ: The man speaks too slowly. (Người đàn ông nói quá chậm.)

  • Đứng độc lập ở đầu câu

Ví dụ: Unfortunately, I did not have enough time to complete the test. (Thật đáng tiếc, tôi đã không có đủ thời gian để hoàn thành bài kiểm tra.)

5. Giới từ (Preposition)

Định nghĩa: Giới từ là những từ chỉ sự liên quan giữa các từ đối tượng, vật thể trong cụm từ, trong câu. 

Phân loại: Giới từ được chia thành 3 loại chính:

  • Giới từ chỉ nơi chốn: at, in, on, near, beside, inside, in front of…

  • Giới từ chỉ thời gian: at, in, on, during, when, since, while…

  • Giới từ chỉ phương hướng, chuyển động: to, from, across, along…

  • Vị trí trong câu

  • Đứng trước danh từ

Ví dụ: The pen is under the table. (Con mèo ở trên bàn.)

  • Đứng sau danh từ

Ví dụ: There is a cat behind the sofa. (Có một con mèo đằng sau ghế sofa.)

  • Đứng sau tính từ

Ví dụ: She is good at playing the piano. (Cô ấy giỏi chơi đàn piano.)

  • Đứng sau động từ

Ví dụ: I usually get up early in the morning. (Tôi thường dậy sớm vào buổi sáng.)

6. Đại từ (Pronoun)

Định nghĩa: Đại từ là từ hoặc cụm từ dùng để thay thế cho danh từ (hoặc cụm danh từ). 

Phân loại: Đại từ được chia thành 7 loại chính

  • Đại từ nhân xưng (Personal pronoun) chỉ người/ nhóm người và sự vật cụ thể. (Ví dụ: I, me, you, we, us, they, them, he, him, she, her, it)

  • Đại từ sở hữu (Possessive pronoun) được dùng để chỉ vật gì hoặc điều gì thuộc về một ai đó. (Ví dụ: mine , yours, his, hers, ours, theirs)

  • Đại từ phản thân (Reflexive pronoun) được dùng khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một đối tượng. (Ví dụ: myself, yourself, herself, himself, itself, ourselves, yourselves, themselves)

  • Đại từ quan hệ (Relative pronoun) được dùng thay danh từ đi trước, có chức năng nối mệnh đề chính với mệnh đề phụ trong mệnh đề quan hệ. (Ví dụ: who, whom, which, that, whose)

  • Đại từ nghi vấn (Interrogative pronouns) dùng để hỏi, mang tính chất nghi vấn và thường đứng đầu câu, luôn đi trước động từ. (Ví dụ: what, who, whom, which, whose)

  • Đại từ chỉ định (Demonstrative pronouns) được dùng để chỉ định và giới thiệu sự vật, sự việc, và con người dựa vào khoảng cách giữa người nói với sự vật, sự việc, và con người muốn nhắc đến. (Ví dụ: this, that, these, those)

  • Đại từ bất định (Indefinite pronouns) chỉ một hoặc nhiều người/ vật không xác định. (Ví dụ: everyone, somebody, someone, everything, something, anything…)

Vị trí trong câu

  • Đứng đầu câu, trước động từ chính và làm chủ ngữ

Ví dụ: I reached home at six in the evening. (Tôi đã về nhà lúc 6 giờ sáng.)

  • Đứng sau động từ chính và làm tân ngữ

Ví dụ: I hurt myself yesterday when we were playing football. (Tôi đã làm đau bản thân hôm qua khi chúng tôi đang chơi bóng đá.)

7. Liên từ (Conjunction)

Định nghĩa: Liên từ là những từ được sử dụng để liên kết cụm từ, mệnh đề, các câu hoặc các đoạn văn lại với nhau.

Phân loại: Liên từ được chia thành 3 loại chính

  • Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions) được sử dụng để kết nối hai (hoặc nhiều hơn) đơn vị từ tương đương nhau. (Ví dụ: for, and, nor, but, or, yet, so)

  • Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions) được sử dụng để kết nối 2 đơn vị từ với nhau và luôn đi thành cặp không thể tách rời. (Ví dụ: either…or, neither…nor, both…and, but…also, not only…but also, whether…or, as…as, such…that, so…that, rather…than)

  • Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions) được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, gắn kết mệnh đề này vào mệnh đề chính trong câu. (Ví dụ: after, before, although, as, as long as, when, because…)

Vị trí trong câu

  • Liên từ kết hợp thường được đặt ở giữa hai từ, cụm từ hoặc mệnh đề mà nó kết nối.

Ví dụ: Meera and Jasmine came to my birthday party. (Meera và Jasmine đã tới bữa tiệc sinh nhật của tôi.)

  • Liên từ tương quan thường được đặt ở giữa hai từ, cụm từ hoặc mệnh đề mà nó kết nối

Ví dụ: The boy has such a good attitude that everyone has an affection for him. (Cậu bé có một thái độ tốt đến mức mà mọi người đều có cảm tình với cậu ấy.)

  • Liên từ phụ thuộc thường được đặt ở đầu mệnh đề phụ mà nó liên kết với mệnh đề chính. Vế liên từ phụ thuộc kèm mệnh đề phụ có thể đứng đầu câu hoặc ở vế sau mệnh đề chính. 

Ví dụ: Jane did not go to work as she was sick. (Jane đã không đi làm vì cô ấy ốm.)

8. Thán từ (Interjection)

Định nghĩa: Thán từ là những từ dùng để cảm thán, bộc lộ cảm xúc của người nói. 

Phân loại: Thán từ được chia thành 4 loại chính

  • Diễn đạt cảm xúc của người nói. Ví dụ như:

+) Diễn tả sự đau đớn: Ow, Ouch,...

+) Diễn tả sự sợ hãi: Yikes, Eek,...

+) Diễn tả sự tiếc nuối: Oh well, Oh no, Shoot…

+) Diễn tả sự không thích: Boo, Ew, Yuck,...

+) Diễn tả sự bất ngờ: Gosh, Oh my,...

+) Diễn tả sự vui mừng hài lòng: Yay, Yeah, Hooray,...

+) Diễn tả sự ăn mừng, chúc mừng: Cheers, Congratulations,...

  • Diễn đạt sự đồng ý hoặc phủ định, từ chối như: Yes, No, Yah, Nah, Nay,...

  • Thu hút sự chú ý của đối tượng nào đó như: Hey, Hi, Yo, Yoo-hoo, Excuse me...

  • Thể hiện sự ngập ngừng trong giao tiếp như: Uh, Uhm, Hmmm, Well...

Vị trí trong câu

  • Đứng một mình một câu

Ví dụ: Wow! What a wonderful work of art. (Quào! Thật là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.)

  • Đứng đầu câu 

Ví dụ: Oops, I forgot to bring an umbrella. (Thôi chết, tôi quên mang theo cái ô rồi.) 

  • Đứng cuối câu

Ví dụ: Something smells bad, yuck! It is coming from that meat on the table. (Có mùi gì ghê quá. Ẹc! Mùi này là từ miếng thịt trên bàn.)

  • Đứng giữa câu 

Ví dụ: Lima is the capital of…err…Peru. (Lima là thủ đô của…er…Peru)

9. Từ hạn định (Determiners)

Định nghĩa: Từ hạn định là những từ hoặc nhóm từ được sử dụng trước danh từ hay cụm danh từ để xác định hoặc mở rộng ý nghĩa của nó. 

Phân loại: Từ hạn định được chia thành 7 loại chính

  • Mạo từ “a”, “an”, “the”

  • Từ hạn định chỉ định: This, that, these, those

  • Từ hạn định sở hữu: my, your, his, her, its, our, their

  • Từ hạn định chỉ số lượng: one, two, three, first, second, few, little, many, much…

  • Từ hạn định chỉ sự phân bổ: either, neither, both, each, every, most, all...

  • Từ hạn định chỉ sự khác biệt: another, other, the other

  • Từ hạn định nghi vấn và quan hệ: whose, which, what

Vị trí trong câu: Từ hạn định luôn đi trước danh từ.

Ví dụ.

 

- That book is mine. (Quyển sách đó là của tôi.)

- My car is parked outside. (Xe của tôi đậu bên ngoài.)

- I need another pen. (Tôi cần một cây bút khác.)

Câu so sánh (Comparison)

Ngữ pháp về câu so sánh trong bài thi IELTS chứng tỏ khả năng sử dụng tiếng Anh linh hoạt và tinh tế của thí sinh. Câu so sánh là kỹ năng quan trọng trong các phần Thi Nói và Viết. Trong phần Thi Nói, việc so sánh giúp thí sinh thể hiện ý kiến và tạo ra bài nói sinh động, còn trong phần Thi Viết, câu so sánh thúc đẩy tính mạch lạc và sự phát triển ý tưởng. Không chỉ thế, sự am hiểu về câu so sánh còn cần thiết khi phân tích và so sánh thông tin trong các bài Đọc và Nghe.

Cụ thể, cấu trúc so sánh được chia thành 3 loại chính dựa trên mức độ so sánh: So sánh bằng (Comparison of equality), So sánh hơn (Comparative comparison) và So sánh nhất (Superlative comparison).

1. So sánh bằng (Comparison of equality)

Định nghĩa: So sánh bằng là so sánh giữa 2 sự vật, sự việc với tính chất, mức độ, thuộc tính nào đó ngang nhau. 

Công thức: Cấu trúc so sánh bằng được sử dụng với tính từ/trạng từ hoặc với danh từ.

Tính từ/Trạng từ
Danh từ

Công thức 

S + V + as + adj/adv + as + Noun/Pronoun/Clause

S + V + as + many/ much/ little/ few + Noun + as + Noun/ Pronoun

Ví dụ

  • Linh is as tall as her sister. (Linh cao bằng chị cô ấy.)

  • He doesn’t run as fast as me. (Anh ấy không chạy nhanh bằng tôi.)

  • My mother doesn't like cats as much as I do. (Mẹ tôi không thích mèo bằng tôi.)

  • I drink as much water as the doctor asked me to. (Tôi uống lượng nước bằng với lượng bác sĩ bảo tôi uống.)

2. So sánh hơn (Comparative comparison)

Định nghĩa: So sánh hơn là việc so sánh hai đối tượng với nhau, đối tượng này có tính chất, mức độ, thuộc tính nào đó nổi trội hơn đối tượng kia.

Công thức: Cấu trúc so sánh hơn được sử dụng với tính từ/trạng từ ngắn (có 1 âm tiết) hoặc tính từ/trạng từ dài (có từ 2 âm tiết trở lên).

Tính từ/Trạng từ ngắn
Tính từ/Trạng từ dài
Tính từ/Trạng từ bất quy tắc

S + V + adj/adv-er + than + Noun / Pronoun / Clause

S + V + more + adj/adv + than + Noun / Pronoun / Clause

S + V + adj/adv (bất quy tắc) + than + Noun / Pronoun / Clause

  • He is taller than his father. (Anh ấy cao hơn bố anh ấy.)

  • This movie started earlier than I had expected. (Bộ phim này bắt đầu sớm hơn tôi dự kiến.)

  • We travel to Japan more frequently than people think. (Chúng tôi đi du lịch Nhật Bản thường xuyên hơn mọi người nghĩ.)

  • This hand-made bag is more expensive than that one. (Chiếc túi tự làm này đắt tiền hơn chiếc kia.)

  • The weather today is worse than yesterday. (Thời tiết hôm nay tệ hơn hôm qua.)

  • This cake tastes better than I thought. (Chiếc bánh này ngon hơn tôi nghĩ.)

3. So sánh nhất (Superlative Comparison)

Định nghĩa: So sánh nhất là việc so sánh một đối tượng với nhiều đối tượng khác (từ 2 đối tượng trở lên) hoặc một tập thể để làm nổi bật một tính chất, đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng.

Công thức: Cấu trúc so sánh nhất được sử dụng với tính từ/trạng từ ngắn (có 1 âm tiết) hoặc tính từ/trạng từ dài (có từ 2 âm tiết trở lên).

Tính từ/Trạng từ ngắn
Tính từ/Trạng từ dài
Tính từ/Trạng từ bất quy tắc

S + V + the + adj/adv-est + Noun / Clause

S + V + the most + adj/adv + Noun / Clause

S + V + adj/adv (bất quy tắc) + Noun / Clause

  • It’s the shortest bridge I’ve ever seen. (Cây cầu đó là cây cầu ngắn nhất mà tôi đã thấy.)

  • He is the tallest boy in my class. (Anh ấy là anh chàng cao nhất trong lớp tôi.)

  • It’s the most interesting novel I’ve ever read. (Đó là cuốn tiểu thuyết hay nhất mà tôi từng đọc.)

  • Andy is the most intelligent in his class. (Andy là người thông minh nhất lớp anh ấy.)

  • This is the best cake I've ever tasted. (Đây là chiếc bánh ngon nhất tôi từng nếm.)

  • She made the least effort to finish the project. (Cô ấy đã nỗ lực ít nhất để hoàn thành dự án.)

Câu bị động

Câu bị động (passive voice) là một trong những cấu trúc câu cơ bản và thông dụng nhất trong tiếng Anh. Trong phần thi Nói và Viết, sử dụng câu bị động giúp thay đổi cách trình bày ý kiến, tạo sự đa dạng và phong phú về ngôn ngữ. Hơn nữa, hiểu rõ cấu trúc câu bị động còn giúp thí sinh dễ dàng nhận ra và nắm bắt được thông tin chính của bài thi Nghe và Đọc. Trong phần này, DOL Grammar sẽ giới thiệu định nghĩa, cấu trúc, các bước tạo nên câu bị động từ câu chủ động. 

Định nghĩa: Câu bị động (passive voice) là câu mà trong đó chủ thể (người/sự vật) không tự thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động bởi một đối tượng/sự vật khác. 

Công thức: Dưới đây là công thức cơ bản cho câu bị động với 3 thể câu: Câu khẳng định, câu phủ định và câu nghi vấn.

Công Thức
Ví dụ

Câu khẳng định

Câu chủ động: S + V + O.

-> Câu bị động: O (cũ) + be + V3 + by + S (cũ).

Câu chủ động: Michael kicked the ball. (Michael đá quả bóng.)

-> Câu bị động: The ball was kicked by Michael. (Quá bóng bị đá bởi Michael.)

Câu phủ định

Câu chủ động: S + not + V + O.

-> Câu bị động: O (cũ) + be + not + V3 + by + S ( cũ).

Câu chủ động: The chef didn't prepare the dessert. (Đầu bếp không chuẩn bị món tráng miệng.)

-> Câu bị động: The dessert wasn't prepared by the chef. (Món tráng miệng không được đầu bếp chuẩn bị.)

Câu nghi vấn

Câu chủ động: Trợ động từ + S + V + O?

-> Câu bị động: Trợ động từ + O (cũ) + be + not + V3 +  by + S (cũ)?

Câu chủ động: Did they finish the project on time? (Họ có hoàn thành dự án đúng thời hạn không?)

-> Câu bị động: Was the project finished on time by them? (Dự án có được họ hoàn thành đúng thời hạn không?)

Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ là điểm ngữ pháp nâng cao mà bạn cần nắm vững trong quá trình ôn luyện IELTS. Mệnh đề quan hệ được coi là cấu trúc phức tạp (complex structure) - một trong những tiêu chí chấm Nói/Viết để giúp thí sinh đạt được từ band 6 trở lên.  

Trong phần này, DOL sẽ giới thiệu định nghĩa, cấu trúc, các loại từ xuất hiện trong mệnh đề quan hệ cùng với các loại mệnh đề quan hệ chính. 

Định nghĩa: Mệnh đề quan hệ (Relative Clause) là mệnh đề phụ đứng sau một danh từ/cụm danh từ hoặc đại từ, với chức năng chính là bổ nghĩa cho danh từ/cụm danh từ hoặc đại từ đó.  

Dạng từ trong mệnh đề quan hệ: Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh được bắt đầu bằng hai dạng từ chính

  • Đại từ quan hệ (Relative pronouns): who, whom, which, whose, that.

  • Trạng từ quan hệ (Relative adverbs): when, where, why

Cấu trúc chung của mệnh đề quan hệ: Dưới đây là cấu trúc câu của mệnh đề quan hệ trong 2 trường hợp bao gồm: Mệnh đề quan hệ đứng sau chủ ngữ và Mệnh đề quan hệ đứng sau tân ngữ.

  • Đứng sau chủ ngữ 
    Đứng sau tân ngữ

    Công thức

    S + (Đại từ quan hệ/Trạng từ quan hệ + S + V + O) + V + O

    S + V + O + (Đại từ quan hệ/Trạng Từ quan hệ + S + V + O)

    Ví dụ

    • The people who live on the island are very friendly. (Những người sống trên đảo rất thân thiện.)

    • The flat where I live is amazing. (Căn hộ nơi tôi sống rất tuyệt vời.)

    • John met a woman whom I had been to school with. (John đã gặp 1 người phụ nữ mà tôi đã học cùng trường.)

    • John didn’t tell me the reason why he was late. (John không nói cho tôi biết lý do tại sao anh ấy muộn.)

Phân loại: Mệnh đề quan hệ (Relative Clauses) trong tiếng Anh chia thành hai loại chính

Mệnh đề quan hệ xác định (Defining Relative Clauses)

Ví dụ: The woman that lives next door works in a bank. 

 

→ Mệnh đề phụ “that lives next door” là mệnh đề quan hệ, được nối với mệnh đề chính bằng đại từ quan hệ “that”. Nó đứng sau và bổ nghĩa cho chủ ngữ (cụm danh từ) “the woman”.

Mệnh đề quan hệ không xác định (Non-defining Relative Clauses)

Ví dụ: My sister, who I live with, knows a lot about cars.

 

→ Mệnh đề quan hệ “who I live with” chỉ có tác dụng bổ sung thêm thông tin về người chị gái. Nếu như lược bỏ mệnh đề này, nó không có tác động tới nghĩa của câu “My sister knows a lot about cars”. 

Từ chỉ số lượng

Ngữ pháp IELTS về từ chỉ số lượng (Quantifiers) đóng vai trò quan trọng trong cả 4 kỹ năng. Việc hiểu và sử dụng đúng từ chỉ số lượng là chìa khóa để xác định thông tin cụ thể và trả lời chính xác các câu hỏi liên quan đến số liệu. Trong phần này, hãy cùng DOL tìm hiểu về định nghĩa và cách phân loại các lượng từ trong tiếng Anh.

Định nghĩa: Lượng từ (Quantifiers) là các từ dùng để chỉ số lượng. Lượng từ được đặt trước danh từ để bổ nghĩa cho chính danh từ đó. 

Phân loại: Dựa vào cách phân loại danh từ đếm được hay không đếm được, có 3 cách phân loại lượng từ tương ứng: Lượng từ đi với danh từ đếm được, lượng từ đi với danh từ không đếm được, lượng từ đi với cả danh từ đếm được và không đếm được.

Bảng dưới đây đã tổng hợp các lượng từ phổ biến nhất của cả 3 loại trên.

Lượng từ đi với danh từ đếm được
Lượng từ kết hợp với danh từ không đếm được
Lượng từ đứng trước cả hai dạng danh từ
A large number of/A great number of (Một số lượng lớn)
A great deal of/A large amount of (Một lượng lớn)
Any (Bất cứ)
Few (Vài)
Little (Chút)
Some (Chút)
A few (Một vài)
A little (Một chút)
Most (Phần lớn)
Many (Nhiều)
Much (Nhiều)
Most of (Phần lớn của)
Several (Một vài)

Plenty of/A lot of/Lots of (Nhiều)

Each/Every (Mỗi)

All/All of (Tất cả)

Cấu trúc câu (Câu đơn - Câu ghép - Câu phức)

Việc phân biệt được và sử dụng chính xác các cấu trúc câu đơn, câu ghép, và câu phức giúp thí sinh biểu đạt ý tưởng một cách rõ ràng và mạch lạc, tăng cường sự liên kết và phong phú cho bài thi của mình. Trong phần này, DOL sẽ giới thiệu về 3 cấu trúc câu phổ biến nhất trong tiếng Anh qua định nghĩa và cấu trúc của chúng. 

1. Câu đơn (Single sentence)

Định nghĩa: Câu đơn là loại câu chứa một chủ ngữ và một vị ngữ, biểu đạt một ý tưởng hoàn chỉnh và không chứa mệnh đề phụ thuộc. Hay nói cách khác, câu đơn là loại câu chỉ chứa một mệnh đề độc lập. 

Ví dụ.

 

  • He is a student. (Anh ấy là học sinh.)

  • He loves his dog. (Anh ấy yêu con chó của mình.)

2. Câu ghép (Compound sentence)

Định nghĩa: Câu ghép là dạng câu có từ 2 mệnh đề độc lập trở lên và 2 mệnh đề này được nối với nhau bằng một thành phần liên kết, với mệnh đề độc lập (Câu đơn) là mệnh đề có đầy đủ chủ vị và luôn có nghĩa khi đứng một mình như các dạng câu khẳng định hoặc phủ định trên.

Cách tạo nên câu ghép: Câu ghép có thể được tạo nên từ 2 mệnh đề độc lập bằng cách dùng liên từ, trạng từ liên kết hoặc dấu chấm phẩy.

  • Dùng liên từ (conjunction)

Ví dụ

 

  • I received my salary this morning so I bought a cake for myself. (Tôi đã nhận được lương sáng nay nên tôi mua cho bản thân một chiếc bánh.)

  • You should study harder, or your study result will get worse. (Bạn nên học chăm hơn hoặc kết quả học tập của bạn sẽ tệ hơn.)

  • Dùng trạng từ liên kết (conjunctive adverbs)

Ví dụ.

 

  • He didn't study for the test; therefore, he failed.

  • He didn't study for the test, and therefore, he failed.

(Anh ấy không học cho bài kiểm tra, (và) vì vậy, anh ấy đã trượt.)

  • Dùng dấu chấm phẩy (semicolon)

Ví dụ

 

  • My mom is cooking; my father is watching TV.  (Mẹ tôi đang nấu ăn, bố tôi đang xem tivi.)

  • The teacher is explaining exercises, the students are listening. (Giáo viên đang giải thích bài tập, học sinh đang lắng nghe.)

3. Câu phức (Complex sentence) 

Định nghĩa: Câu phức là cấu trúc câu có ít nhất hai mệnh đề: một mệnh đề chính (main clause) và một hoặc nhiều mệnh đề phụ (subordinate clause). Mệnh đề chính có thể tồn tại một mình như một câu đơn, nhưng mệnh đề phụ không thể tồn tại độc lập mà cần mệnh đề chính để hoàn thành ý nghĩa.

Phân loại: Có 2 loại câu phức thường gặp

  • Câu phức đi với liên từ

Ví dụ.

 

  • Although she asked me to go, I stayed. (Mặc dù cô ấy bảo tôi đi, tôi ở lại.)

  • We’ll go out when the rain stops. (Chúng ta sẽ ra ngoài khi trời ngừng mưa.)

  • Câu phức đi với mệnh đề quan hệ

Ví dụ

 

  • The boy who is talking to me now is my cousin. (Cậu bé người mà đang nói chuyện với tôi là em họ tôi.)

  • She took me to the park where we used to play as children. (Cô ấy đưa tôi đến công viên nơi chúng tôi từng chơi hồi còn nhỏ.)

Mạo từ A, An, The (Articles)

Các loại mạo từ A, An, The thường được sử dụng trong câu để nhấn mạnh chủ thể chính của câu. Do đó, đây là một yếu tố ngữ pháp quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần lưu ý trong quá trình học Tiếng Anh, cũng như trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi IELTS. Trong phần này, DOL sẽ giúp bạn nắm rõ vị trí trong câu, cách phân loại và cách sử dụng của các loại mạo từ này.

Định nghĩa: Mạo từ là những từ đứng trước danh từ nhằm để xác định đó là danh từ số ít hay số nhiều. Bên cạnh đó, mạo từ còn được dùng để xác định một danh từ đang được nhắc đến là đối tượng xác định hay không xác định.

Phân loại: Mạo từ được chia ra thành 2 loại chính bao gồm mạo từ xác định “the” (definite article) và mạo từ bất bất định “a/an” (Indefinite article)

Ví dụ.

  • a house (một ngôi nhà), an apple (một quả táo).

  • the car (một chiếc xe ô tô), the red cars (những chiếc xe ô tô màu đỏ).

Cách sử dụng 2 loại mạo từ: Bảng sau đây sẽ phân biệt cách sử dụng mạo từ xác xác định và mạo từ bất định kèm với ví dụ cụ thể.

Mạo từ “The”
Mạo từ “A, An”

Khi nhắc đến đối tượng nào đó cụ thể, đã xác định

Khi nhắc đến đối tượng nào đó chung chung, chưa xác định

Khi nhắc đến đối tượng nào đó đã được đề cập

Khi nhắc đến đối tượng nào đó lần đầu tiên

“The” có thể sử dụng với danh từ đếm được số ít và số nhiều 

A/An” chỉ sử dụng với danh từ đếm được số ít

Câu điều kiện (Conditional sentences)

Câu điều kiện là một trong những điểm ngữ pháp quan trọng cần chú ý trong kỳ thi IELTS. Trong phần này, hãy cùng DOL tìm hiểu về các loại câu điều kiện trong tiếng Anh qua định nghĩa, công thức và cách sử dụng của chúng.

Định nghĩa: Câu điều kiện (Conditional sentences) được dùng để miêu tả một sự việc sẽ xảy ra khi có một điều kiện được thỏa mãn. Trong câu điều kiện, mệnh đề chứa “if” miêu tả điều kiện, và mệnh đề chính của câu diễn đạt kết quả.

Ví dụ: I would travel around the world if I won the lottery. (Tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới nếu tôi trúng số.)

Phân loại: Có tổng cộng bốn loại câu điều kiện cơ bản bao gồm loại 0, 1, 2, và 3. 

Bảng dưới đây đã tổng hợp công thức, cách dùng kèm ví dụ cụ thể của 4 câu điều kiện.

Câu điều kiện
Công thức
Cách dùng
Ví dụ

Loại 0

If S + V(e/es), S + V(e/es)

Diễn tả thói quen hay sự thật hiển nhiên

If you run fast, you get tired soon. (Nếu bạn chạy nhanh, bạn sẽ sớm mệt mỏi.)

Loại 1

If S + V (e/es), S + will/should/can… + V

Diễn tả một sự việc có khả năng xảy ra ở tương lai.

If you rest, you will feel better. (Nếu bạn nghỉ ngơi, bạn sẽ thấy đỡ hơn.)

Loại 2

If + S + V-ed /V2, S + would/could/should… + V

Diễn tả các giả định hoặc sự việc không có thật, không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và kết quả của nó.

If I were you, I would stop watching Netflix everyday. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ ngừng xem Netflix mỗi ngày.)

Loại 3

If + S + had + V-ed/V3, S + would/could/should… + have + V-ed/V3.

Diễn tả những sự việc đã không xảy ra trong quá khứ và kết quả có tính giả định của nó.

If I had studied harder, I would have scored 8.0 in IELTS. (Nếu tôi học chăm chỉ hơn, tôi đã đạt 8.0 IELTS.)

Động từ khuyết thiếu (Modal verbs)

Động từ khiếm khuyết có thể được sử dụng để thể hiện xác suất khi thực hiện khái quát hóa và nói chuyện một cách trừu tượng hơn. Trong bài thi Nghe, chúng giúp thí sinh nhận diện và hiểu ý định của người nói, trong kỹ năng Đọc, chúng hỗ trợ việc phân tích và suy luận thông tin từ các văn bản. Sự hiểu biết chính xác về động từ khuyết thiếu không chỉ cải thiện độ chính xác ngữ pháp trong bài thi Viết mà còn thể hiện khả năng giao tiếp linh hoạt và phong phú của thí sinh. Trong phần này, DOL sẽ giới thiệu cho bạn một vài động từ khuyết thiếu được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh.

Định nghĩa: Động từ khuyết thiếu Động từ khuyết thiếu là một loại trợ động từ, đứng trước động từ chính ở dạng nguyên thể để bổ sung nghĩa cho động từ chính. Động từ khuyết thiếu là những từ bổ sung ý nghĩa về khả năng, dự định, sự cho phép, bắt buộc, chắc chắn, cần thiết,… cho động từ chính.

Công thức câu sử dụng động từ khuyết thiếu:

S + Modal Verbs + V (nguyên thể) + (Object)

9 loại động từ khuyết thiếu chính: Bảng dưới đây đã tổng hợp 9 loại động từ khuyết thiếu chính trong tiếng Anh kèm ví dụ cụ thể.

Các động từ khuyết thiếu
Dịch nghĩa
Ví dụ
Can
Có thể

I can run fast. (Tôi có thể chạy nhanh.)

Could 
Có thể

My uncle could swim when he was only four years old. (Chú tôi có thể bơi khi mới bốn tuổi.)

May
Có thể

Students may have high levels of stress due to their hectic schedules. (Học sinh có thể có mức độ căng thẳng cao do lịch trình bận rộn của họ.)

Might 
Có thể

I might see you tomorrow. (Tôi có thể gặp bạn vào ngày mai.)

Must
Phải

All customers must check-in with reception. (Mọi khách hàng phải check-in với lễ tân.)

Shall
Sẽ

Next week, I shall be in Scotland. (Tuần tới tôi sẽ ở Scotland.)

Will
Sẽ

I will accept your offer. (Tôi sẽ chấp nhận lời đề nghị của bạn.)

Would 
Sẽ

Normally, we would work until 6 p.m. (Thông thường, chúng tôi sẽ làm việc đến 6 giờ chiều.)

Should
Nên

You should rest at home today. (Bạn nên nghỉ ngơi ở nhà hôm nay.)

Lỗi ngữ pháp IELTS mà người Việt thường gặp phải

Tiêu chí “Độ chính xác về mặt ngữ pháp” (Grammar Accuracy) trong IELTS đề cập đến số lỗi ngữ pháp mà thí sinh mắc phải trong bài thi Nói- Viết và đây là một trong những yếu tố chính mà giám khảo cân nhắc khi chấm điểm. Hiểu được những lỗi bạn mắc phải là bước đầu tiên để hướng tới việc sửa và khắc phục chúng. Có một số lỗi ngữ pháp phổ biến mà thí sinh thường mắc phải trong bài thi Nói và Viết trong IELTS. Hãy cùng DOL xem xét những lỗi ngữ pháp này.

lỗi ngữ pháp ielts
5 Lỗi người pháp IELTS người Việt thường gặp phải
  • Câu thiếu sự hòa hợp chủ ngữ - động từ (Subject - Verb agreement): Điều này có nghĩa là bạn không chia động từ trong câu (số ít hay số nhiều) theo số lượng chủ thể của câu đó.

  • Dùng sai mạo từ (a/an/the): Lỗi sai này xuất phát từ việc người học chưa nắm rõ được cách dùng của các mạo từ này cũng như các nhầm lẫn trong việc xác định tính chất các danh từ, cụm danh từ đi kèm.

  • Dùng sai giới từ: Lỗi dùng sai giới từ xuất hiện rất phổ biến trong bài thi Writing Task 1. Thí sinh thường nhầm lẫn trong việc việc sử dụng các giới từ trong các cấu trúc liên quan đến số liệu (phần trăm, tăng/giảm, xu hướng).

  • Dùng sai thì (verb tenses): Vấn đề về thì động từ có thể xảy ra khi thí sinh sử dụng sai thì cho một tình huống hoặc bối cảnh nhất định, trộn lẫn các thì khác nhau trong cùng một đoạn văn hoặc bài nói hoặc quên thay đổi thì theo mốc thời gian của chuỗi sự kiện.

  • Nhầm lẫn giữa các cấu trúc so sánh: Cấu trúc so sánh được sử dụng phổ biến trong cả bài thi Nói và Viết, đặc biệt là Writing Task 1. Do chưa nắm vững được công thức và cách sử dụng nên còn nhiều thí sinh nhầm lẫn giữa các cấu trúc so sánh, đặc biệt là so sánh hơn và so sánh nhất.

Tips học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả

Trên thực tế, có rất nhiều những phương pháp học ngữ pháp khác nhau. Trong phần này, DOL sẽ chia sẻ cho bạn quy trình học ngữ pháp hiệu quả qua bảy bước sau. Bằng cách thực hiện và nắm vững quy trình này, bạn sẽ có được nền tảng vững chắc về ngữ pháp tiếng Anh và cải thiện trình độ ngôn ngữ tổng thể của mình.

  • Bước 1: Tìm hiểu về từ loại (Parts of speech)

Hãy bắt đầu bằng cách làm quen với các từ loại trong tiếng Anh chẳng hạn như danh từ, động từ, tính từ,... Bạn nên tìm hiểu định nghĩa và chức năng của chúng trong một câu. Hiểu được kiến thức ngữ pháp cơ bản này sẽ giúp bạn nắm bắt được các khái niệm ngữ pháp phức tạp hơn sau này.

  • Bước 2: Tìm hiểu về các thành phần cơ bản trong câu 

Tiếp theo, hãy tập trung vào việc hiểu cấu trúc câu. Bạn nên tìm hiểu về các thành phần chính cấu thành một mệnh đề hoàn chỉnh như chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ... Nhận biết cách các thành phần này phối hợp với nhau sẽ cho phép bạn xây dựng các câu đúng ngữ pháp và mạch lạc.

  • Bước 3: Tìm hiểu các thì của động từ (Verb tenses)

Động từ đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thời gian và hành động của sự việc hay sự kiện. Vì vậy, bạn nên bắt đầu bằng cách học các thì cơ bản như thì hiện tại/quá khứ đơn, hiện tại/quá khứ tiếp diễn. Sau khi bạn nắm vững được cách sử dụng của các thì, hãy đi sâu vào các thì nâng cao hơn, chẳng hạn như hiện tại hoàn thành, quá khứ tiếp diễn và tương lai hoàn thành. 

  • Bước 4: Tìm hiểu các cấu trúc câu thông dụng (Common sentence patterns)

Hãy tìm hiểu và làm quen với các cấu trúc câu phổ biến, chẳng hạn như cấu trúc: chủ ngữ + động từ + tân ngữ (S+ V + O) hay cấu trúc chủ ngữ + động từ + bổ ngữ (S + V + C)... Các cấu trúc này là điểm ngữ pháp quan trọng xuất hiện trong cả 4 kỹ năng IELTS.

  • Bước 5: Xác định và sửa các lỗi thường gặp

Hãy chú ý đến những lỗi ngữ pháp mà bạn thường gặp trong quá trình tìm hiểu, luyện tập và tập trung sửa chúng. Hơn nữa, hãy nghiên cứu những lỗi chung của người học tiếng Anh, chẳng hạn như sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, tính nhất quán của thì động từ và cách sử dụng mạo từ đúng cách… Tận dụng các tài nguyên trực tuyến, sách ngữ pháp và các công cụ kiểm tra ngữ pháp để trau dồi kỹ năng ngữ pháp của bạn.

  • Bước 6: Luyện tập thường xuyên

Luyện tập thường xuyên là chìa khóa để nắm vững ngữ pháp tiếng Anh. Hãy áp dụng những những chủ điểm kiến thức bạn học được vào các bài kiểm tra 4 kỹ năng Nghe, Nói, Viết và Đọc. Ngoài ra, bạn nên kết hợp các hoạt động tập trung vào ngữ pháp vào thói quen hàng ngày của bạn, chẳng hạn như nghe podcast hoặc xem video cung cấp ví dụ về cách sử dụng ngữ pháp chính xác.

  • Bước 7: Tìm kiếm phản hồi (feedback) và hướng dẫn

Đừng ngần ngại tìm kiếm phản hồi từ giáo viên, gia sư dạy tiếng Anh. Họ có thể đưa ra những hiểu biết sâu sắc, sửa lỗi ngữ pháp cho bạn và cung cấp hướng dẫn để nâng cao kỹ năng ngữ pháp của bạn. 

Câu hỏi thường gặp

1. Thì hiện tại đơn có thường gặp trong quá trình thi IELTS hay không?

Câu trả lời là có. Ngay cả trong đề bài và những câu trả lời của các thí sinh thuộc 4 phần nghe, nói, đọc, viết đều ứng dụng dạng ngữ pháp này. Cấu trúc cơ bản của thì hiện tại đơn với 2 loại động từ:

  • Động từ tobe: S + am/ is/ are 

  • Động từ thường: S + V(e/es)

2. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành (Past perfect tense) trong tiếng Anh là gì?

  • Nhận biết bằng các từ đặc trưng sau: Until then, by the time, prior to that time, before, after, for, as soon as, by, before, after, when by, by the time, by the end of + time in the past,...

  • Nhận biết bằng: When, Before, After, By the time, No sooner… than…, Hardly/Barely/Scarcely … when …

3. Khi nào thì sử dụng thì tương lai đơn? Và cấu trúc của thì tương lai đơn như thế nào?

  • Khi muốn diễn tả một quyết định tại thời điểm nói

  • Khi đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, lời mời

  • Khi đưa ra 1 lời hứa hẹn

Cấu trúc của thì tương lai đơn:

  • Câu khẳng định (Động từ to be): S + will + be + N/Adj

  • Câu khẳng định (Động từ thường): S + will + V(nguyên thể)

  • Câu phủ định (Động từ to be): S + will not + be + N/Adj

  • Câu phủ định (Động từ thường): S + will not + V(nguyên thể)

  • Câu nghi vấn (Động từ to be): 

Q: Will + S + be + …?

A: Yes, S + will. No, S + won’t.

  • Câu nghi vấn (Động từ thường): 

Q: Will + S + V(nguyên thể)?

A: Yes, S + will. No, S + won’t.

4. Có những dấu hiệu nhận biết thì tương lai tiếp diễn (Future continuous) nào?

Có thể nhận biết thì tương lai tiếp diễn trong tiếng Anh thông qua những yếu tố sau:

  • At this time/at this moment + thời gian trong tương lai

  • At + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai

  • Các từ: In the future, next year, next week, next time, soon

Lưu ý.

 

  • Thì tương lai tiếp diễn không sử dụng các mệnh đề bắt đầu với những từ chỉ thời gian như: If, as soon as, by the time, unless, when, while, before, after,...

  • Một số từ không dùng hoặc ít khi dùng ở dạng tiếp diễn như: be, cost, fit, mean, suit, belong, have, feel, hear, see, smell, taste, touch, hate, hope, like, love, prefer, regret, want, wish, believe, know, think, understand,...

Tổng kết 

Trong bài viết này, DOL Grammar đã đưa ra những khái niệm cơ bản của ngữ pháp IELTS, nhằm giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ này. Từ việc nhận biết các thì cơ bản, đến việc hiểu rõ về cấu trúc câu và các loại từ vựng quan trọng, hy vọng bạn đã có kiến thức nền để từ đó phát triển thêm các kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh.

Hãy đăng ký ngay bài test online miễn phí tại DOL Grammar để có cái nhìn thực tế về trình độ của mình. Bạn sẽ nhận được phản hồi tức thì với những lời khuyên hữu ích, giúp định hình lộ trình ôn luyện IELTS của bạn một cách chính xác nhất

Tạ Hà Phương

Tạ Hà Phương là một trợ giảng với 5 năm kinh nghiệm trong việc dạy tiếng Anh cho học sinh THCS chuẩn bị ôn thi lớp 10. Ngoài ra, Phương cũng có kinh nghiệm làm phiên dịch viên tiếng Anh và tham gia biên soạn tài liệu ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh chuẩn bị ôn thi THPT Quốc Gia.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc