Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs) là gì? Khái niệm, cấu trúc và bài tập kèm lời giải
Động từ khuyết thiếu (Modal verbs) là những động từ đặc biệt dùng để bổ nghĩa cho động từ chính trong câu. Modal verb thường dùng để diễn đạt sự chắc chắn, bằng lòng, cho phép, bắt buộc, cần thiết, khả năng và nhiều khía cạnh khác của hành động mà động từ chính mà chúng mô tả.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Modal verb là gì? Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ giúp bạn giải thích khái niệm về động từ khuyết thiếu, cấu trúc, tính chất và cách sử dụng động từ khuyết thiếu một cách chính xác. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp thêm những lưu ý và thông tin về động từ bán khuyết thiếu (Semi-modal verb) trong tiếng Anh. Hãy cùng bắt đầu bài học nhé!
Động từ khuyết thiếu (Modal Verb) là gì?
Động từ khuyết thiếu (Modal verb) hay còn gọi là động từ khiếm khuyết là một trong 4 loại động từ phổ biến trong tiếng Anh. Chúng là một loại trợ động từ, đứng trước động từ chính ở dạng nguyên thể để bổ sung nghĩa cho động từ chính.
Trong giao tiếp hay văn bản, chúng ta phải thường xuyên phải bày tỏ sự chắc chắn, bằng lòng, cho phép, bắt buộc, cần thiết hay khả năng. Sử dụng modal verb là cách đơn giản và thông dụng nhất để thể hiện điều này.
Động từ khuyết thiếu là những từ bổ sung ý nghĩa về khả năng, dự định, sự cho phép, bắt buộc, chắc chắn, cần thiết,… cho động từ chính.
Trong tiếng Anh, có 9 động từ khuyết thiếu được sử dụng phổ biến nhất. Bảng dưới đây đã tổng hợp ý nghĩa của các động từ khuyết thiếu kèm ví dụ minh họa.
Các động từ khuyết thiếu | Dịch nghĩa | Ví dụ |
1. Can | Có thể | I can play the guitar. (Tôi có thể chơi đàn guitar.) |
2. Could | Có thể | I could speak English when I was a child. (Tôi có thể nói tiếng Anh khi tôi còn nhỏ.) |
3. May | Có thể | You may go now. (Bạn có thể đi bây giờ.) |
4. Might | Có thể | I might go to the movies tonight. (Tôi có thể đi xem phim tối nay.) |
5. Must | Phải | You must finish your homework before going out. (Bạn phải hoàn thành bài tập trước khi đi ra ngoài.) |
6. Shall | Sẽ | I shall help you carry these bags. (Tôi sẽ giúp bạn mang những chiếc túi này.) |
7. Will | Sẽ | I will help you with your project. (Tôi sẽ giúp bạn với dự án của bạn.) |
8. Would | Sẽ | I would go to the beach if I had time. (Tôi sẽ đi biển nếu tôi có thời gian.) |
9. Should | Nên | You should finish your homework before 9. (Bạn nên hoàn thành bài tập về nhà trước 9 giờ.) |
Cấu trúc của động từ khuyết thiếu (Modal Verb) trong câu
Động từ khuyết thiếu có thể được dùng trong cả 3 thể câu: thể khẳng định, thể phủ định và thể nghi vấn. Ngoài ra, động từ khuyết thiếu còn được sử dụng trong thể câu bị động.
Thể khẳng định
Động từ khuyết thiếu được sử dụng trong câu khẳng định như sau:
S + động từ khuyết thiếu + V (nguyên thể) + O
Ví dụ.
You must study hard to pass the exam. (Bạn phải học chăm chỉ để vượt qua kỳ thi.)
→ Động từ khuyết thiếu "must" có vai trò diễn tả sự bắt buộc, cần thiết. Trong trường hợp này, người nói đang nói rằng việc học hành chăm chỉ là điều cần thiết để vượt qua kỳ thi.
It may rain tomorrow. (Trời có thể mưa vào ngày mai.)
→ Động từ khuyết thiếu "may" có vai trò diễn tả khả năng xảy ra việc gì đó. Trong trường hợp này, người nói đang nói rằng việc trời có thể khả năng mưa.
Thể phủ định
Động từ khuyết thiếu được sử dụng trong câu phủ định như sau:
S + động từ khuyết thiếu + not + V(nguyên thể) + O
Ví dụ.
We should not go to the beach tomorrow. (Chúng ta không nên đi biển vào ngày mai.)
→ Động từ khuyết thiếu "should" có vai trò diễn tả lời khuyên. Trong trường hợp này, người nói đang khuyên rằng không nên đến bãi biển vào ngày mai.
I can not go to school this week. (Tôi không thể tới trường trong tuần này.)
→ Động từ khuyết thiếu "can" có vai trò diễn tả khả năng làm một việc gì đó. Trong trường hợp này, người nói đang bày tỏ việc không thể đến trường trong tuần này.
Dưới đây là cách viết tắt của các động từ khuyết thiếu ở dạng phủ định:
can not → can’t
could not → couldn’t
shall not → shan’t
should not → shouldn’t
will not → won’t
must not → mustn’t
would not → wouldn’t
may not → mayn’t (hình thức viết tắt này ít khi được sử dụng)
might not → mightn’t (hình thức viết tắt này ít khi được sử dụng)
Thể nghi vấn
Động từ khuyết thiếu được sử dụng trong câu hỏi Yes-No và câu hỏi Wh- như sau:
Yes - No question: Động từ khuyết thiếu + S + V (nguyên thể) + O?
Wh - question: Wh- + động từ khuyết thiếu + S + V (nguyên thể) + O?
Ví dụ:
Can I come back later? (Tôi quay lại sau được không?)
→ Động từ khuyết thiếu "can" có vai trò diễn tả sự xin phép. Trong trường hợp này, người nói đang xin phép quay lại sau.
What should I do if I find myself in this situation again? (Tôi nên làm gì nếu tôi lại gặp tình huống này?)
→ Động từ khuyết thiếu "should" có vai trò diễn tả lời khuyên. Trong trường hợp này, người nói đang xin lời khuyên nên làm gì nếu lại gặp tình huống này.
Câu bị động với động từ khuyết thiếu
Câu bị động là câu mà chủ ngữ không thực hiện hành động, mà là đối tượng nhận tác động của hành động. Động từ khuyết thiếu được sử dụng trong câu bị động như sau.
S + động từ khuyết thiếu (+ not) + be + V3/ed + O
Ví dụ.
The report can be submitted by tomorrow. (Báo cáo có thể được nộp vào ngày mai.)
→ Động từ khuyết thiếu "can" có vai trò diễn tả khả năng làm một việc gì đó. Trong trường hợp này, câu diễn tả việc bản báo cáo có thể được nộp vào ngày mai.
The assignment should be completed by the end of the week. (Bài tập nên được hoàn thành vào cuối tuần.)
→ Động từ khuyết thiếu "should" có vai trò diễn tả lời khuyên. Trong trường hợp này, câu này diễn tả bài tập nên được hoàn thành vào cuối tuần.
Tính chất và cách sử dụng động từ khuyết thiếu (Modal Verb)
Để sử dụng được thành thạo các động từ khuyết thiếu trong câu, bạn cần nắm rõ được tính chất và cách sử dụng các động từ khuyết thiếu như sau.
Hãy cùng điểm lại cấu trúc của động từ khuyết thiếu nhé!
Các tính chất của Modal Verb
Động từ khuyết thiếu có 4 tính chất, đặc điểm cơ bản bao gồm: Động từ khuyết thiếu không đứng một mình, không phải chia theo chủ ngữ, không có dạng nguyên mẫu hay dạng phân từ và không cần trợ động từ đi kèm.
1. Không đứng được một mình, cần động từ chính đi kèm
Động từ khuyết thiếu có tính chất như một trợ động từ, vì vậy khi sử dụng trong câu, nó cần có động từ chính dạng nguyên mẫu đi kèm đằng sau.
Ví dụ.
I can a car
I can drive a car.
(Tôi có thể lái xe ô tô.)
→ Trong ví dụ này, nếu động từ khuyết thiếu một mình thì sẽ khiến câu không có ý nghĩa và sai ngữ pháp. Động từ khuyết thiếu “can” đứng trước bổ trợ cho động từ chính “drive”.
2. Không phải chia theo chủ ngữ số ít hay số nhiều
Động từ khuyết thiếu không phải chia theo chủ ngữ số ít hay số nhiều. Dù là chủ ngữ nào thì động từ khuyết thiếu cũng chỉ có một dạng duy nhất.
Ví dụ.
An Olympic athlete must have both talent and dedication. (Một vận động viên Olympic phải có cả tài năng và sự cống hiến.)
Olympic athletes must be strong both physically and mentally. (Các vận động viên Olympic phải khỏe cả về thể chất và tinh thần.)
→ Trong ví dụ này, dù chủ ngữ là số ít “an Olympic athlete” (một vận động viên Olympic) hay là số nhiều “Olympic athletes” (nhiều vận động viên Olympic) đều sử dụng với “must” không chia.
3. Không có dạng nguyên mẫu hay các dạng phân từ khác
Động từ khuyết thiếu chỉ có một dạng duy nhất. Nó không có dạng nguyên mẫu (to V) hay các dạng phân từ khác (V-ing hay V-ed).
Ví dụ:
I to will swim in this pool.
I will swim in this pool.
(Tôi sẽ bơi ở cái hồ bơi này.)
→ Trong ví dụ này, nếu sử dụng dạng nguyên mẫu to-V với “will” sẽ khiến câu văn sai ngữ pháp. Động từ chỉ có một dạng duy nhất.
4. Không cần trợ động từ đi kèm trong câu phủ định, câu hỏi Yes/No hoặc câu hỏi Wh-
Động từ khuyết thiếu là một dạng trợ động từ, vì vậy nó không cần trợ động từ đi kèm trong câu phủ định, câu hỏi Yes-No và câu hỏi Wh-.
Ví dụ.
Do you could stay with me?
Could you stay with me?
(Cậu có thể ở lại với tớ không?)
→ Trong ví dụ này, “could” đã đóng vai trò là trợ động từ rồi nên nó không cần trợ động từ đi kèm.
Cách sử dụng của động từ khuyết thiếu (Modal Verb)
Dưới đây là 6 cách mà động từ khuyết thiếu có thể sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho động từ chính.
1. Diễn tả năng lực, khả năng (Ability)
Động từ khuyết thiếu cho biết chủ thể có khả năng hay năng lực để làm điều gì đó. Các động từ khuyết thiếu thường dùng để diễn tả ý nghĩa này bao gồm: can và could. Trong đó, “can” dùng để diễn tả khả năng trong hiện tại hoặc tương lai, còn “could” dùng để diễn tả khả năng trong quá khứ.
Ví dụ.
I can fix the computer problem for you. (Tôi có thể sửa chữa vấn đề máy tính cho bạn.)
My uncle could swim when he was only four years old. (Chú tôi biết bơi khi mới bốn tuổi.)
2. Diễn tả mức độ khả năng xảy ra (Possibility)
Động từ khuyết thiếu được sử dụng để thể hiện mức độ khả năng xảy ra của một hành động hay sự việc nào đó. Các động từ khuyết thiếu thường dùng để diễn tả ý nghĩa này bao gồm: must, may, will, would, could, can, might.
Các động từ khuyết thiếu kể trên có thể được sắp xếp dựa trên khả năng sự việc xảy ra từ cao tới thấp như sau: must (chắc hẳn) → will/would (sẽ) → can/could (có thể) → may/might (có thể).
Ví dụ:
The dark clouds must mean rain today. (Mây đen chắc hẳn hôm nay sẽ mưa.)
→ Động từ khuyết thiếu “must” diễn tả độ chắc chắn mưa sẽ xảy ra vì đã có dấu hiệu rõ ràng là “mây đen”.
Due to the news, the stock will go down. (Do tin tức này, cổ phiếu sẽ giảm giá.)
→ Động từ khuyết thiếu “will” diễn tả việc cổ phiếu giảm sẽ xảy ra do tin tức nổ ra.
Being careless can have bad consequences. (Bất cẩn có thể gây ra hậu quả xấu.)
→ Động từ khuyết thiếu “can” diễn tả việc hậu quả xấu có thể sẽ xảy ra nếu bất cẩn.
This change may improve the results. (Sự thay đổi này có thể cải thiện kết quả.)
→ Động từ khuyết thiếu “may” diễn tả việc kết quả có thể sẽ được cải thiện nhờ sự thay đổi. Đây chỉ là sự phỏng đoán không chắc chắn.
Can, Could, May, Might là những động từ khuyết thiếu (Modal verbs) được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Anh. Chúng ta chúng ta thường xuyên sử dụng chúng khi phải bày tỏ khả năng hay sự cho phép.
3. Diễn tả sự bắt buộc (Obligation)
Động từ khuyết thiếu được sử dụng để diễn đạt một hành động cần thiết như một sự bắt buộc hay nghĩa vụ phải làm gì đó. Động từ khuyết thiếu thường dùng để diễn tả ý nghĩa này là must.
Ví dụ.
They must complete their parts of the assignment, or they will fail. (Họ phải hoàn thành phần nhiệm vụ của mình, nếu không họ sẽ thất bại.)
You must not drive after drinking alcohol. (Bạn không được lái xe sau khi uống rượu.)
4. Diễn tả yêu cầu, đề nghị, lời mời (Request)
Động từ khuyết thiếu được sử dụng khi người dùng muốn yêu cầu hoặc nhờ người khác làm điều gì đó. Các động từ khuyết thiếu thường dùng để diễn tả ý nghĩa này bao gồm: will, would, can, could.
Thông thường, câu hỏi Yes-No cũng sẽ được sử dụng với những động từ khuyết thiếu này để diễn tả yêu cầu đề nghị. Trong đó, “would” và “could” là cách sử dụng trang trọng hơn “will” và “can”.
Ví dụ.
Could you make me a medium iced coffee? (Bạn có thể làm cho tôi một ly cà phê đá cỡ vừa được không?)
Can your friends wait a moment? (Các bạn của anh có thể đợi chút được không?)
Will you take a photo of us? (Bạn sẽ chụp ảnh chúng tôi chứ?)
Would you like a cup of coffee? (Bạn có muốn một tách cà phê không?)
5. Diễn tả sự xin phép (Permission)
Động từ khuyết thiếu được sử dụng khi người nói muốn xin phép làm điều gì đó. Các động từ khuyết thiếu thường dùng để diễn tả ý nghĩa này bao gồm: may, might, could, can.
Thông thường, câu hỏi Yes-No sẽ được sử dụng với những động từ khuyết thiếu này để diễn tả lời xin phép. Trong đó, “may” và “might” là cách sử dụng trang trọng hơn “can” và “could”.
Ví dụ.
May I turn in my paper tomorrow? (Tôi có thể nộp bài vào ngày mai được không?)
Might he have some more soup? (Anh ấy có thể ăn thêm súp được không?)
Could I buy the new model? (Tôi có thể mua mẫu mới được không?)
Can I go to my friend’s house? (Con có thể đến nhà bạn được không?)
6. Diễn tả lời khuyên (Advice)
Động từ khuyết thiếu được sử dụng khi người dùng muốn đưa ra lời khuyên cho người khác. Động từ khuyết thiếu thường dùng để diễn tả ý nghĩa này là should (nên).
Ví dụ.
You should see a doctor if you're not feeling well. (Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn không cảm thấy khỏe.)
Children should not eat too much junk food. (Trẻ em không nên ăn quá nhiều đồ ăn vặt.)
7. Thể hiện mức độ chắc chắn về sự việc xảy ra trong quá khứ
Động từ khuyết thiếu giúp người dùng thể hiện được mức độ chắc chắn về sự việc xảy ra trong quá khứ. Động từ khuyết thiếu thường dùng để thể hiện điều này bao gồm: must, might/may, can/could, should, would.
Dưới đây là công thức chung của các động từ khuyết thiếu trên khi được sử dụng để nhắc tới sự việc trong quá khứ.
S + động từ khuyết thiếu + have + V3/ed + O
Hãy cùng DOL tìm hiểu về sự khác biệt trong cách dùng của các động từ khuyết thiếu trên khi đi với công thức này!
Modal verbs | Cách dùng | Ví dụ |
Must have | Diễn tả sự chắc chắn về một hành động hoặc sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Động từ này thường được sử dụng để diễn tả sự suy đoán hoặc kết luận dựa trên những bằng chứng hoặc dấu hiệu có sẵn. | The ground is wet. It must have rained last night. (Mặt đất ướt. Chắc chắn trời đã mưa tối qua.) → Sự việc “mưa” chắc chắn đã xảy ra dựa trên bằng chứng được thấy “mặt đất ướt”. |
Might/May have | Diễn tả sự suy đoán không có căn cứ rõ ràng về một sự việc có khả năng xảy ra trong quá khứ. | They might have misunderstood your instructions. (Họ có thể đã hiểu lầm hướng dẫn của bạn.) → Hành động “hiểu nhầm về hướng dẫn” của họ có thể đã xảy ra. |
Can/Could have | Diễn tả rằng chủ thể có đủ khả năng để làm việc gì đó trong quá khứ nhưng thực tế đã không làm. | I could have studied harder for the exam. My mom is gonna yell at me for getting an F. (Tôi đã có thể học tập chăm chỉ hơn cho kỳ thi. Mẹ tôi sẽ mắng tôi vì bị điểm F.) → Người nói thể hiện sự tiếc nuối vì đã không học chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra. |
Can’t/Couldn’t have | Bày tỏ suy nghĩ rằng điều gì đó đã không thể xảy ra. | She can't have driven there. Her car keys are still here. (Cô ấy không thể lái xe tới đó được. Chìa khóa xe của cô ấy vẫn còn ở đây.) → Người nói bày tỏ suy nghĩ về việc cô ấy lái xe tới đây là điều không thể xảy ra vì chìa khóa xe của cô ấy vẫn còn ở đây. |
Should have | Diễn tả hành động đáng ra nên làm nhưng thực tế đã không thực hiện. | I’m exhausted today. I should have gone to bed early last night. (Hôm nay tôi như kiệt sức. Tối qua lẽ ra tôi nên ngủ sớm.) → Hành động “đi ngủ sớm” là hành động mà đáng ra chủ thể nên làm nhưng đã không làm. |
Shouldn’t have | Diễn tả hành động đáng ra không nên làm nhưng thực tế đã thực hiện. | I shouldn't have said that. It was mean of me. (Tôi không nên nói vậy. Tôi thật đáng ghét.) → Hành động “nói điều đó” là hành động mà đáng ra chủ thể không nên làm nhưng đã thực hiện rồi. |
Would have | Diễn tả dự định, điều muốn làm nhưng đã không thực hiện được | I would have gone to the beach, but I had to work. (Tôi đã định đi biển, nhưng tôi phải làm việc.) → Người nói bày tỏ ý định đi biển nhưng đã không thực hiện được do phải làm việc. |
Lưu ý khi sử dụng động từ khuyết thiếu (Modal Verb)
Một động từ khuyết thiếu có thể có nhiều cách sử dụng khác nhau, vì vậy, bạn cần chú ý đến ý nghĩa và ngữ cảnh của câu để phân biệt được cách dùng của chúng. Dưới đây là một số ví dụ để minh họa cho sự đa dạng cách dùng của động từ khuyết thiếu:
1. Động từ khuyết thiếu can
"Can" là một động từ khuyết thiếu (modal verb) phổ biến trong tiếng Anh, mang ý nghĩa "có thể" hoặc "có khả năng".
Ví dụ.
Can I use your phone? (Tôi có thể dùng điện thoại của bạn không?)
I can swim. (Tôi có thể bơi.)
→ Trong câu đầu tiên, can được sử dụng để hỏi xin phép. Trong câu thứ hai, can được sử dụng để diễn tả khả năng làm được điều gì.
2. Động từ khuyết thiếu must
Động từ khuyết thiếu Must là một trợ động từ dùng để bổ trợ cho động từ chính trong câu.
Trong câu, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà Must mang nhiều ý nghĩa khác nhau như “phải”, “cần phải”, “chắc hẳn là”.
Ví dụ.
The weather report showed a 99% chance of rain, so it must rain today. (Dự báo thời tiết cho biết 99% khả năng sẽ có mưa nên hôm nay trời phải mưa.)
You must study hard to pass the exam. (Bạn phải học chăm chỉ để vượt qua kỳ thi.)
→ Trong câu đầu tiên, must được sử dụng để diễn tả khả năng chắc chắn sẽ xảy ra của một sự việc. Trong câu thứ hai, must được sử dụng để diễn tả việc bắt buộc phải làm.
Động từ bán khuyết thiếu (Semi-Modal verb)
Ngoài 9 động từ khuyết thiếu chính, còn có những động từ có thể vừa đóng vai trò là động từ chính hoặc vừa là động từ khuyết thiếu tùy theo ngữ cảnh.
Những động từ này được gọi là động từ bán khuyết thiếu (Semi-Modal verb). Dưới đây là ý nghĩa, cách dùng kèm ví dụ của các động từ bán khuyết thiếu.
1. Ought to, Had better
Cả hai động từ Ought to và Had better đều mang ý nghĩa tương tự với should (nên), dùng để diễn tả lời khuyên. Cả hai động từ này đều không cần chia theo thì và chủ thể.
S + ought (not) to + V (nguyên thể) + O
S + had better (not) + V (nguyên thể) + O
Ví dụ:
She ought to go to the doctor if she’s feeling sick. (Cô ấy nên đi khám bác sĩ nếu cô ấy cảm thấy không khỏe.)
You ought not to lie to your parents. (Bạn không nên nói dối cha mẹ của mình.)
You had better study hard for the exam or you'll fail. (Bạn nên học tập chăm chỉ cho kỳ thi kẻo bạn sẽ trượt.)
He had better not smoke in the house. (Anh ấy không nên hút thuốc trong nhà.)
2. Have to
Động từ Have to mang ý nghĩa tương tự với must (phải), dùng để diễn tả sự bắt buộc, nghĩa vụ phải làm điều gì. Đối với động từ Have to, bạn cần chia động từ để phù hợp với thì và chủ thể. Động từ have to cần đi kèm với trợ động từ trong câu phủ định và câu nghi vấn.
S + have to + V (nguyên thể) + O
Ví dụ.
You have to pay your bills on time. (Bạn phải thanh toán hóa đơn đúng hạn.)
She has to work late tonight because she has a deadline to meet. (Cô ấy phải làm việc muộn tối nay vì cô ấy có thời hạn phải hoàn thành.)
You don’t have to give me your coat. (Bạn không phải đưa chiếc áo cho tôi đâu.)
Does he have to do exams this year? (Anh ấy có phải làm bài kiểm tra năm nay không?)
3. Dare
Động từ dare mang ý nghĩa là “dám làm điều gì đó”. Động từ dare vừa đóng vai trò là động từ bán khuyết thiếu, vừa đóng vai trò là động từ chính.
Dare là động từ bán khuyết thiếu
Động từ bán khuyết thiếu dare đóng vai trò là trợ động từ trong câu phủ định và câu nghi vấn. Động từ dare chia theo thì nhưng không cần chia theo chủ ngữ số nhiều hay số ít. Công thức của dare với vai trò là động từ bán khuyết thiếu như sau:
S + dare + (not) + V (nguyên thể) + O
Ví dụ.
No one dare go into that cave. (Không ai dám đi vào trong hang động đó.)
No one dared go into that cave. (Không ai dám đi vào trong hang động đó.)
He dare not go. (Anh ấy không dám đi.)
Dare he do it? (Anh ấy có dám làm không?)
Dare là động từ chính
Khi đóng vai trò là động từ chính, dare chia theo chủ ngữ, thì và cần đi kèm với trợ động từ trong câu phủ định và câu nghi vấn. Công thức của dare với vai trò là động từ chính như sau:
S + dare + to + V (nguyên thể) + O
Động từ dare khi đóng vai trò là động từ chính thì mang 2 ý nghĩa khác nhau:
Dám làm điều gì
Ví dụ.
I dare to go skydiving, but I'm really scared. (Tôi dám nhảy dù, nhưng tôi thực sự sợ hãi.)
If Molly dares to go there again, she’ll be in big trouble! (Nếu Molly dám tới đó lần nữa, cô ấy sẽ gặp rắc rối lớn!)
I don't dare to tell my parents that I'm failing school. (Tôi không dám nói với bố mẹ rằng tôi đang trượt học.)
Does she dare to tell the truth? (Cô ấy có dám nói sự thật không?)
Thách thức ai làm điều gì (dare somebody to V)
Ví dụ.:
I dare you to swim across the river. (Tôi thách thức bạn bơi qua sông.)
Why do you dare her to play this game? (Tại sao bạn lại thách cô ấy chơi trò chơi này?)
4. Need
Động từ need mang ý nghĩa là “cần làm điều gì đó”. Động từ need vừa đóng vai trò là động từ bán khuyết thiếu, vừa đóng vai trò là động từ chính.
Need là động từ bán khuyết thiếu
Dạng khẳng định của động từ bán khuyết thiếu “need” không phổ biến. Hầu như câu với dạng khẳng định “need” luôn có chủ ngữ mang ý nghĩa phủ định (ví dụ: no one, nobody, nothing…). Dạng phủ định “need not (needn’t)” được sử dụng phổ biến hơn. Động từ bán khuyết thiếu need đóng vai trò là trợ động từ trong câu phủ định và câu nghi vấn. Động từ need chia theo thì nhưng không cần chia theo chủ ngữ số nhiều hay số ít.
Công thức của need với vai trò là động từ bán khuyết thiếu như sau:
S + need + (not) + V (nguyên thể) + O
Ví dụ.
Nobody need know the name of the person who made the complaint. (Không ai cần biết tên của người khiếu nại.)
No one needed follow his
You needn’t worry about me. (Bạn không phải lo lắng cho tôi đâu.)
Need we be concerned about this issue? (Chúng ta cần lo lắng về vấn đề này không?)
Need là động từ chính
Khi đóng vai trò là động từ chính, need chia theo chủ ngữ, thì và cần đi kèm với trợ động từ trong câu phủ định và câu nghi vấn. Công thức của need với vai trò là động từ chính như sau:
S + need + to + V (nguyên thể) + O
Ví dụ.
I need to go to the doctor. (Tôi cần đi khám bác sĩ.)
She needs to study harder. (Cô ấy cần học tập chăm chỉ hơn.)
They didn't need to save money. (Họ không cần tiết kiệm tiền.)
Does he need to tell his parents the truth? (Anh ấy có cần nói sự thật cho bố mẹ anh ấy không?)
5. Used to
Động từ used to mang ý nghĩa là “đã từng làm điều gì đó”. Động từ used to vừa đóng vai trò là động từ bán khuyết thiếu, vừa đóng vai trò là động từ chính.
Used to là động từ bán khuyết thiếu
Khi used to là động từ bán khuyết thiếu, không cần chia theo thì và chủ thể. Công thức của used to với vai trò là động từ bán khuyết thiếu như sau:
S + used to + V (nguyên thể) + O
Ví dụ.
I used to live in a small town. (Tôi đã từng sống ở một thị trấn nhỏ.)
She used to be a teacher. (Cô ấy đã từng là một giáo viên.)
Used to là động từ chính
Khi đóng vai trò là động từ chính, used to được sử dụng với 2 công thức. Động từ used to cần chia theo thì và chủ thể. Nó cần đi kèm với trợ động từ trong câu phủ định và câu nghi vấn. Công thức của used to với vai trò là động từ chính như sau:
S + tobe + used to + V-ing/N/Noun phrase: đã quen với việc gì
S + get used to + V-ing/N/Noun phrase: dần dần quen với việc gì
Ví dụ.
I am used to getting up at 5AM every morning. (Tôi đã quen với việc dậy lúc 5 giờ sáng hàng ngày)
After a while Lan didn’t mind the noise in the office, she got used to it. (Sau một thời gian cô ấy đã không còn cảm thấy phiền bởi tiếng ồn nữa, cô ấy đã quen với nó.)
Bài tập
Để luyện tập động từ khuyết thiếu, DOL đã đưa ra các dạng bài tập cơ bản bao gồm bài tập điền động từ khuyết thiếu thích hợp vào chỗ trống, viết lại câu hoàn chỉnh và chọn đáp án đúng. Bài 1: Điền động từ khuyết thiếu phù hợp: can, should, would, must, will
1. You
2. I
3. I
4. There is a warning sign of danger.
Children
5. You
6. Mom!
7. She
8.
9. You don't bring your textbook ? I
10. I
Bài 2: Viết lại câu với động từ khuyết thiếu gợi ý.
1. She has the ability to speak three languages fluently.
→ She
2. It is necessary for you to submit the report by the end of the week.
→ You
3. The students are allowed to use calculators during the exam.
→ The students
4. I am not sure if he can finish the project on time.
→ I am
5. She is determined to succeed in her new business venture.
→ She
6. You are not allowed to smoke in this area.
→ You
7. He was very tired, but he managed to finish the marathon.
→ He was
8. Perhaps Harry knows the answers.
→ Harry
9. The book must be on my desk because I left it there.
→ The book
10. The sign says you can not take photographs inside the museum.
→ The sign
Bài 3: Chọn đáp án dưới đây để thay thế từ gạch chân trong câu.
You must study hard to pass the exam
She can play the piano very well.
You should visit your grandparents more often.
They will finish the project by next week.
You need to eat more vegetables for better health.
He must arrive on time for the meeting.
We can take the bus to the city center.
I may help you with the heavy bags.
They ought to call their parents to let them know
The movie will start at 7 PM .
Tổng kết
Qua bài viết này, DOL đã cùng bạn khám phá từ định nghĩa, cấu trúc trong câu, tính chất đến cách sử dụng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng động từ khuyết thiếu.
Việc sử dụng động từ khuyết thiếu đúng cách sẽ giúp bạn diễn đạt rõ ràng và chính xác ý nghĩa lời nói hoặc bài văn của mình.
Hy vọng bài viết của DOL bạn đọc hiểu được vai trò của động từ khuyết thiếu và có động lực để học tập và sử dụng hiệu quả. Chúc bạn may mắn và thành công trên hành trình chinh phục tiếng Anh của mình!
Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!