Cấu trúc Feel trong tiếng Anh: Cách dùng và bài tập chi tiết
Động từ Feel nghĩa là “cảm thấy” và là một trong những động từ cơ bản khi bạn muốn diễn tả về cảm nhận của bản thân. Cấu trúc này có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ giao tiếp hàng ngày đến trong văn viết.
Vì vậy, bài viết nà sẽ cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ nhất về định nghĩa, cách hình thành cấu trúc Feel và cách dùng, kèm theo lưu ý sử dụng tương ứng. Hơn nữa, các bạn sẽ được giới thiệu một số từ/cụm từ phổ biến chứa Feel, và làm rõ sự khác biệt giữa 2 cách diễn đạt Feel like và Feel as if/as though. Các bạn hãy cùng DOL Grammar tìm hiểu kĩ hơn về Feel trong các đề mục dưới đây nhé.
Feel là gì?
Feel có nghĩa phổ biến nhất là “cảm thấy” . Bên cạnh đó, Feel còn có nhiều lớp nghĩa khác thuộc danh từ hay động từ.
Đôi khi, động từ Feel có thể đi kèm với một số giới từ để hình thành nên câu có lớp nghĩa chính xác với mục đích nói.
Feel có 2 nghĩa khác thuộc 2 từ loại khác nhau: danh từ và động từ.
Feel nghĩa là “cảm giác” khi nó làm danh từ.
Feel nghĩa là “cảm thấy”, “cảm tưởng” “chạm để cảm nhận”, “tìm kiếm” khi nó làm động từ. Feel còn là động từ bất quy tắc trong Quá khứ và được chuyển thành Felt.
DOL Grammar sẽ phân tích cụ thể từng ý nghĩa của 2 loại từ của Feel như sau.
Danh từ Feel (cảm giác)
Dù Feel ít được biết đến phổ biến như là một danh từ, nhưng danh từ Feel vẫn có 3 lớp nghĩa chỉ “cảm giác”.
Danh từ Feel thường xuyên được dùng dưới dạng “the feel” chỉ cảm giác, cảm nhận của ai đó.
1. Feel (cảm giác) - diễn tả cảm giác khi chạm vào ai/cái gì
Danh từ “the feel” thường được dùng khi bạn muốn mô tả cảm giác về một vật thể hoặc chất liệu như nào.
Ví dụ.
The fabric has a smooth feel. (Tấm vải mang lại một cảm giác mịn màng.)
The feel of the old book was rough.(Cảm giác của cuốn sách cũ đó mang lại thật thô ráp.)
2. Feel (cảm giác) - diễn tả nhận thức, cảm giác về bầu không khí xung quanh
“The feel” còn biểu thị cả cảm giác của người nói về một tình huống hoặc về trải nghiệm nào đó.
Ví dụ.
The feel of the party was electric.
(Cảm giác của bữa tiệc thật náo nhiệt.)
Your decoration gives the house the feel of an artist’s studio.
(Cách bạn trang trí mang cảm giác ngôi nhà như một studio của nghệ sĩ.)
3. Feel (cảm giác) - diễn tả cảm xúc mạnh mẽ
Ở nghĩa này, danh từ Feel thường được dùng dưới dạng “the feels” mang tính không trang trọng, phù hợp để giao tiếp thường ngày. “The feels” được sử dụng để diễn tả một loạt các cảm xúc mạnh mẽ, thường là nhiều tầng cảm xúc.
Ví dụ.
Watching that movie last night gave me all the feels. It was so beautiful, but also so sad.
(Xem bộ phim đó đêm qua khiến tôi có vô vàn cảm xúc. Nó vừa đẹp vừa buồn.)
The Weeknd’s concert was an emotional rollercoaster. All the feels in two hours!
(Buổi hòa nhạc của The Weeknd là mang lại cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Đủ mọi cung bậc cảm xúc trong hai giờ đồng hồ!)
Động từ Feel
Feel (cảm thấy/tìm kiếm) diễn tả với 5 ý nghĩa thường xuyên được dùng trong tiếng Anh. Feel là một trong những động từ cơ bản mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng nên biết, để diễn đạt 5 ý sau đây.
1. Động từ Feel (cảm thấy) - diễn tả cảm xúc của bản thân
Đây là nghĩa cơ bản nhất của Feel, để chỉ nhận thức của người nói về tâm trạng và cảm xúc của mình.
Ví dụ.
I feel happy today.
(Tôi cảm thấy hạnh phúc hôm nay.)
She feels nervous about the presentation.
(Cô ấy cảm thấy lo lắng về bài thuyết trình.)
2. Động từ Feel (cảm nhận thấy) - diễn tả cảm giác qua các giác quan
Tương tự như nghĩa tiếng Việt, Feel chỉ cảm giác thông qua các trải nghiệm trực tiếp chạm vào da hay có cảm thấy cái gì có tác động tới cơ thể.
Ví dụ.
I feel the sun on my skin.
(Tôi cảm nhận thấy ánh nắng mặt trời trên da.)
I can still feel the pain from the cut.
(Tôi vẫn cảm thấy đau từ vết cắt.)
3. Động từ Feel (cảm thấy) - diễn tả ý kiến, quan điểm
Feel còn biểu thị quan điểm, suy nghĩ của người nói về một vấn đề cụ thể nào đó.
Ví dụ.
They felt that it was important to help others, so they volunteered at the local shelter.
(Họ thấy việc giúp đỡ người khác là quan trọng, vì vậy họ đã làm tình nguyện tại nhà cứu hộ địa phương.)
I feel it my chance to make a difference.
(Tôi cảm thấy đây là cơ hội của tôi để tạo ra sự khác biệt.)
4. Động từ Feel (sờ có vẻ/ cảm tưởng như) - diễn tả sự ấn tượng về một thứ gì đó, chủ ngữ thường là vật/ sự việc
Động từ Feel có thể mô tả cảm nhận liên tưởng tới cái gì khi chạm vào thứ gì đó (cảm nhận đó có thể chính xác hoặc chỉ mang tính so sánh với thực tế). Chủ ngữ trong cách dùng này thường chỉ vật/sự việc.
Ví dụ.
The cloth feels soft and smooth.
(Vải mang lại cảm giác mềm và mịn.)
→ Câu ám chỉ người nói đã chạm vào miếng vải và cảm nhận được sự mềm và mịn của nó.
The cold pavement feels like ice under your bare feet.
(Mặt đường lạnh như băng dưới đôi chân trần.)
→ Câu ám chỉ người nói đã chạm vào mặt đường và cảm nhận cái ”lạnh” mà nó mang lại khiến người đó liên tưởng, so sánh với “băng”, thực tế mặt đường không phải “băng”.
Trong nghĩa rộng hơn, Feel có thể dùng để chỉ trải nghiệm, cảm giác về một sự vật, sự việc, tình huống mang lại.
Ví dụ.
Something feels right about this new job opportunity. I'm excited to explore it further.
(Có gì đó khiến tôi cảm giác đúng đắn về cơ hội việc làm mới này. Tôi rất hào hứng để tìm hiểu thêm về nó.)
It feels like I'm living in a dream. Everything is so perfect right now.
(Cảm giác như tôi đang sống trong một giấc mơ. Mọi thứ thật hoàn hảo ngay bây giờ.)
5. Động từ Feel (sờ, chạm để cảm nhận) - diễn tả hành động dùng tay để cảm nhận cái gì, chủ ngữ thường chỉ người
Trong trường hợp này, Feel còn cụ thể miêu tả hành động dùng tay/ ngón tay đặt lên cái gì đó để cảm nhận về đặc điểm vật lý hay về mặt năng lượng.
Ví dụ.
The children felt the bumpy bark of the ancient tree.
(Những đứa trẻ sờ vào lớp vỏ cây sần sùi của cây cổ thụ.)
The doctor felt the patient's forehead to quickly check their temperature.
(Bác sĩ sờ trán bệnh nhân để kiểm tra nhanh nhiệt độ cơ thể của người đó.)
6. Động từ Feel (tìm kiếm) - diễn tả sự tìm kiếm cái gì đó bằng cách quờ quạng tay, chân,...
Với mặt nghĩa riêng biệt này, Feel biểu thị hành động tìm vật gì đó thông qua cảm nhận với tay, chân,... tìm vật đó.
Ví dụ.
In the dark, the child felt around the wall for the light switch.
(Trong bóng tối, đứa trẻ mò mẫm dọc bức tường để tìm công tắc đèn.)
She felt in her drawer for her favorite pen.
(Cô ấy lục trong ngăn kéo của mình để tìm cây bút yêu thích của mình.)
Bạn vừa được giới thiệu một cách tổng quát về Feel dạng danh từ và động từ. Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn hình dung kĩ hơn về vai trò của động từ Feel ở phân loại nhỏ hơn thành 2 dạng từ. Việc nắm bắt được 2 khái niệm này sẽ giúp bạn sử dụng Feel đúng thì, và nghe tự nhiên hơn trong câu.
Phân loại động từ Feel
Feel thuộc 2 nhóm động từ là: Động từ tĩnh (Stative Verb) và động từ có tính động (Dynamic Verb).
Trong đó, về định nghĩa:
Động từ tĩnh (Stative Verb) = không dùng dạng V-ing
→ Động từ thuộc nhóm tĩnh thường ám chỉ tính chất không thay đổi của chủ ngữ (người/vật), vì vậy không dùng ở dạng Tiếp diễn vì nó không chỉ hành động vật lý.
Động từ có tính động (Dynamic Verb) = có thể dùng dạng V-ing
→ Động từ thuộc nhóm động thường ám chỉ hành động vật lý có thể đang diễn ra của chủ ngữ (người/vật), vì vậy động từ thuộc phân loại này có thể ở dạng Tiếp diễn.
Trong ứng dụng thực tế, đôi khi Feel có thể ở đồng thời cả 2 dạng tĩnh và động khi Feel chỉ cảm xúc, trạng thái của chủ ngữ.
Ví dụ.
I feel fantastic. (Tôi cảm thấy thật tuyệt vời.)
I am feeling fantastic. (Tôi cảm thấy thật tuyệt vời.)
→ Cả 2 trường hợp đều nói về cảm xúc “tuyệt vời” của chủ ngữ “I” và nghĩa của cả 2 câu là như nhau, không có sự khác biệt.
Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ Feel mang nghĩa chỉ quan điểm, thì lại không được dùng ở dạng tiếp diễn.
Ví dụ:
Đúng: I feel that she has the potential to be a great leader.
(Tôi cảm thấy cô ấy có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời.)
Sai: I am feeling feel that she has the potential to be a great leader.
Trên đây là một vài ví dụ để bạn hình dung rõ hơn lý do tại sao Feel lại đôi khi không được dùng dạng V-ing Tiếp diễn.
Sau đây là bảng khái quát hóa đầy đủ những trường hợp nghĩa nào của Feel (trong 6 tầng nghĩa động từ Feel) sẽ được dùng ở dạng Tiếp diễn (V-ing), để giúp bạn nắm rõ cách dùng với từng nghĩa.
Động từ Feel không dùng V-ing | Động từ Feel được dùng V-ing |
Nghĩa số 2:”Cảm giác, cảm thấy” - Cảm nhận qua giác quan. Ví dụ: I feel the sun on my skin. (Tôi cảm thấy ánh nắng mặt trời trên da mình.) | Nghĩa số 1: “Cảm thấy” - Chỉ cảm xúc và trạng thái Ví dụ: I’m feeling not so well. (Tôi cảm thấy không khỏe lắm.) |
Nghĩa số 3: “Cảm thấy” - Chỉ quan điểm Ví dụ: I feel that the world is a better place. (Tôi cảm thấy rằng thế giới là một nơi tốt đẹp hơn.) | Nghĩa số 5: “Sờ để cảm nhận” - Chỉ hành động của người chạm vào ai/cái gì (S= người). Ví dụ: The doctor is feeling my forehead to briefly check my body temperature. (Bác sĩ đang sờ trán tôi để kiểm tra thân nhiệt.) |
Nghĩa số 4: “Sờ cảm thấy, cảm tưởng như” - chạm cảm nhận (S= vật) và có liên tưởng Ví dụ: The bed feels like it's made of clouds. (Chiếc giường mang lại cảm giác như được làm bằng mây.) | Nghĩa số 6: “Tìm kiếm” - Chỉ hành động tìm kiếm qua cảm nhận bằng tay, chân,... Ví dụ: |
Ngoài "feel", động từ "see" cũng là một động từ tri giác quen thuộc, đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt cảm nhận bằng tiếng Anh. Khám phá ngay bài viết về cấu trúc see để hiểu rõ cách sử dụng linh hoạt và nâng tầm khả năng diễn đạt của bạn!
Cách dùng cấu trúc Feel trong tiếng Anh?
Trong phần này, DOL Grammar sẽ cung cấp cho bạn công thức của 11 cấu trúc của động từ Feel phổ biến trong tiếng Anh, và giải thích chi tiết công thức đó tương ứng với (những) tầng nghĩa nào của Feel nhé.
Cấu trúc Feel + tính từ
Cấu trúc Feel đi kèm với tính từ được hiểu trong 2 nghĩa và có cách dùng tương ứng như sau.
“Cảm thấy như thế nào” - Đây là mặt nghĩa số 1 chỉ cảm xúc và động từ Feel có thể dùng ở các thì mà không thêm đuôi “-ing” hoặc ở thì Tiếp diễn được thêm đuôi “-ing” (be + feeling).
S + feel/ be feeling + tính từ
Ví dụ.
I feel/ am feeling nervous about my upcoming presentation. (Tôi cảm thấy lo lắng về bài thuyết trình sắp tới của mình.)
She felt/ was feeling refreshed after a long walk in the park. (Cô ấy cảm thấy sảng khoái sau một buổi đi bộ dài trong công viên.)
“Sờ có vẻ, mang lại cảm giác nào đó” - Đây là nghĩa số 4 chỉ vật mang lại cảm nhận như nào khi chạm vào hay bầu không khí mang lại cảm giác, trải nghiệm gì. Chủ ngữ trong cấu trúc này thường chỉ vật/ sự việc và động từ Feel chỉ được dùng trong những thì mà không thêm đuôi “-ing” là như: Hiện tại đơn, Quá khứ đơn, Tương lai đơn,....
S (chỉ vật) + feel (“feel” chia tùy thì trừ Tiếp diễn be feeling) + tính từ
Ví dụ.
The warm blanket felt safe and comforting. (Chiếc chăn ấm áp mang lại cảm giác an toàn và dễ chịu.)→ Câu ám chỉ cảm nhận người nói khi chạm vào chăn là: an toàn và thoải mái.
The new city feels strange and unfamiliar. (Thành phố mới mang lại cảm giác lạ lùng và xa lạ.)→ Câu ám chỉ cảm giác, trải nghiệm của người nói nhận ở một thành phố mới: không thân thuộc.
Cấu trúc Feel + danh từ
Động từ Feel có thể theo sau bởi một danh từ và cấu trúc này thuộc 3 tầng nghĩa sau:
“Cảm thấy một trạng thái, cảm xúc gì” - thuộc tầng nghĩa số 1 chỉ cảm xúc và động từ Feel có thể dùng ở các thì mà không thêm đuôi “-ing” hoặc ở thì Tiếp diễn được đuôi “-ing” (be +feeling). Trạng thái cảm xúc này sẽ được thể hiện qua danh từ đi sau động từ Feel như công thức dưới đây.
S + feel/ be feeling + (cụm) Danh từ chỉ trạng thái
Ví dụ.
She felt/ was feeling a sense of relief when she heard that her friend was okay. (Cô ấy cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tin bạn mình ổn.)
Baking cookies for her neighbors, she felt the joy of sharing her love and spreading happiness. (Khi nướng bánh quy cho hàng xóm, cô cảm thấy niềm vui từ việc chia sẻ tình yêu thương và lan tỏa hạnh phúc.)
“Cảm nhận thấy cái gì” - thuộc tầng nghĩa số 2 chỉ cảm giác qua các giác quan, có gì đó tác động trực tiếp lên trên / bên trong cơ thể. Với mặt nghĩa này, động từ Feel chỉ được dùng ở thì không thêm đuôi “ing” như các thì Hiện tại đơn, Quá khứ đơn,...để chỉ cảm nhận, không chỉ hành động.
S + feel (“feel” chia tùy thì trừ thì Tiếp diễn be feeling) + (cụm) Danh từ
Ví dụ.
I felt the sun on my face as I walked through the park. (Tôi cảm nhận được ánh nắng mặt trời trên khuôn mặt khi tôi đi dạo trong công viên.)
I felt a sharp pain in my back when I bent over to pick up the book. (Tôi cảm thấy một cơn đau nhói ở lưng khi tôi cúi xuống để nhặt cuốn sách.)
“Sờ để cảm nhận cái gì = touch” - thuộc nghĩa số 5 chỉ hành động của người tác động lên ai/cái gì để cảm nhận đặc điểm nào đó. Vì trong trường hợp này, Feel chỉ hành động nên động từ được dùng thêm ở các thì Tiếp diễn thêm đuôi “-ing” (be + feeling).
S (chỉ người) + feel/ be feeling + (cụm) Danh từ
Ví dụ.
The blind man felt the raised lettering on the sign to read it.
(Người đàn ông mù sờ những chữ cái nổi trên biển báo để đọc.)
The child eagerly felt the soft fur of the kitten.
(Đứa trẻ hăm hở sờ bộ lông mịn của chú mèo con.)
Cấu trúc Feel somebody/something + V/V-ing
Đồng thời ở mặt nghĩa số 2: Feel chỉ cảm giác qua các giác quan, ai/ cái gì đó đang chạm vào chủ thể, bạn cũng có thế sử dụng cấu trúc Feel somebody/something + V hoặc V-ing.
S (chỉ người) + feel (“feel” chia tùy thì trừ thì Tiếp diễn be feeling) + somebody/something + V Nguyên thể/ V-ing
= cảm thấy ai/cái gì có hành động gì
2 cấu trúc này đều diễn đạt “cảm giác ai/cái gì có trạng thái, hành động nào đó”, tuy nhiên có một chút sự khác nhau khi dùng V nguyên thể và V-ing.
V nguyên thể ám chỉ chủ thể cảm giác sự việc từ đầu tới cuối
V-ing biểu thị chủ thể cảm giác được sự việc giữa chừng khi nó đang diễn ra.
Ví dụ.
I felt the cat rub against my leg. (Tôi cảm nhận được con mèo đang cọ vào chân mình.)→ Chủ thể “tôi” (I) cảm nhận từ đầu tới cuối hành động con mèo cọ vào chân.
I could feel my heart pounding in my chest as I waited for the results. (Tôi có thể cảm nhận được tim mình đập thình thịch trong lồng ngực khi chờ đợi kết quả.)
→ Chủ thể “tôi” (I) một lúc nào đó để ý và cảm nhận được trống ngực đập thình thịch.
Tuy nhiên, sự khác biệt này đôi khi không quá rõ ràng và có thể sử dụng thay thế cho nhau nếu người nói không có ý ám chỉ về độ dài hành động từ đầu tới cuối hay từ giữa chừng, đột nhiên.
Ví dụ:
I felt the cat rubbing against my leg.
(Tôi cảm nhận được con mèo đang cọ vào chân mình.)
→ = I felt the cat rub against my leg.
Cấu trúc Feel + what/how… + Mệnh đề
Cấu trúc này được áp dụng tổng hợp với nghĩa số 1: cảm thấy trạng thái gì và nghĩa số 5: chạm để cảm nhận (đồng nghĩa với “touch” (chạm)). Với nghĩa này, chủ ngữ phải chỉ người và động từ Feel có thể được chia ở cả thì Tiếp diễn (be + feeling).
S (chỉ người) + feel/ be feeling + what/how + tính từ/… + mệnh đề
= cảm thấy trạng thái gì/ chạm để cảm nhận cái gì
Ví dụ.
She wondered if he felt what she was feeling.(Cô ấy tự hỏi liệu anh ấy có cảm nhận được những gì cô ấy đang cảm nhận.)→ Feel + mệnh đề danh ngữ “what she was feeling” = mô tả hành động cảm nhận trạng thái “những gì mà cô ấy cảm thấy.”
Feel how soft the velvet is between your fingers.(Hãy cảm nhận sự mềm mại của nhung lụa giữa các ngón tay của bạn.)→ Feel + mệnh đề danh ngữ “how soft the velvet is” = mô tả hành động chạm vào nhung lụa và cảm nhận được sự mềm mại của nó.
Cấu trúc Feel like (muốn làm gì)
Feel like là một cấu trúc phổ biến và thường nghe trong cách giao tiếp thường ngày. Cụm này có nhiều nghĩa, trong phần này sẽ giúp bạn tiếp cận nghĩa đầu tiên của Feel là “muốn cái gì/ làm gì”.
Feel like biểu thị mong muốn cái gì tại 1 thời điểm nào đó.
Khi đó, Feel like đi kèm với Danh từ, trong đó động từ Feel không được chia ở thì Tiếp diễn có đuôi “ing” (be + feeling). Tức là Feel có thể chia ở các thì như Hiện tại Đơn, Quá khứ Đơn ,...
S + feel like (“feel” chia tùy thì trừ Tiếp diễn be feeling) + N/đại từ tân ngữ “it”
= ai đó muốn cái gì
Ví dụ.
I feel like a cold beer after a long day at work. (Tôi muốn uống một cốc bia lạnh sau một ngày làm việc dài.) → Feel like + danh từ “a cold beer”.
“Do you want to go to the gym with me?” - “No, I don’t feel like it today”.(“Bạn có muốn tới phòng tập với tôi không? - “Không, nay tôi không muốn đi lắm.”)→ Feel like + đại từ tân ngữ “it” được dùng để tránh bị lặp từ, thay thế cho “việc đi đến phòng tập” trong câu hỏi trước đó.
Feel like biểthời điểm nào đó hoặc mong muốn làm gì nhưng không thật sự thực hiện điều đó .
Để diễn đạt “mong muốn làm gì” với Feel like, động từ theo sau thể hiện hành động được mong muốn phải ở dạng V-ing. Bạn hãy tham khảo công thức tổng quát sau.
S + feel like (“feel” chia tùy thì trừ thì Tiếp diễn be feeling) + V-ing
Cấu trúc Feel like diễn đạt 2 trường hợp sau.
Khi ai đó muốn thực hiện hành động nào đó tại 1 thời điểm xác định.
Ví dụ.
I feel like going to the movies tonight. (Tôi muốn đi xem phim tối nay.)
She doesn’t feel like doing anything today. (Hôm nay cô ấy chẳng muốn làm bất kì cái gì.)
Khi ai đó muốn thực hiện điều gì, tưởng chừng như sắp làm gì đó, nhưng trong khi thực tế là người đó đã không làm điều này.
Ví dụ.
He was so rude that I felt like punching him in the face. (Anh ấy thô lỗ tới mức tôi đã muốn đấm vào mặt anh ta.)
I feel like screaming at the top of my lungs when my brother mocks me. (Tôi muốn hét toáng lên khi anh trai tôi trêu chọc tôi.)
Cấu trúc Feel like và It feels like
Cấu trúc “Feel like” và “It feels like” ở phần này có cùng chung nghĩa số 4 của Feel (sờ có vẻ, cảm tưởng như) để diễn tả một vật nào đó mang lại cảm giác khiến chủ thể liên tưởng tới thứ khác, nhằm so sánh, có phần nói quá để người nghe dễ mường tượng mức độ, tính chất của sự việc.
Bên cạnh đó Feel like còn có thể mang thêm nghĩa 1 là “cảm thấy như”. Feel like chỉ tâm trạng của người nói cảm thấy như có tính chất tương đương với cái gì. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về Feel like và It feels like trong 3 mục nhỏ dưới đây nhé
Cấu trúc Feel like (cảm thấy như)
Theo sau cấu trúc Feel like là một danh từ/ cụm danh từ. Cấu trúc này thường có chủ ngữ là vật mà mang lại cảm nhận cho người nói và tính từ “like” đi kèm để so sánh cảm giác này tương đương với điều gì đó.
Với nghĩa Feel là “cảm thấy như” để so sánh chủ thể cảm thấy bản thân có cách hành xử, đặc điểm giống với điều gì đó, động từ Feel có thể dùng ở tất cả các thì, bao gồm cả thì ở dạng Tiếp diễn thêm đuôi “-ing” (be + feeling). Khi đó, chủ ngữ phải là danh từ chỉ người.
S (chỉ người) + feel like/ be feeling like (chia động từ tùy thì) + (cụm)Danh từ
= cảm thấy như là cái gì
Ví dụ.
She feels like a rock star after her performance.
(Cô ấy cảm thấy như một ngôi sao nhạc rock sau buổi biểu diễn của mình.)
He felt like a burden on his family.
(Anh ấy cảm thấy bản thân như một gánh nặng lên gia đình của mình.)
Cấu trúc Feel like (sờ thấy như, cảm tưởng như)
Đặc điểm nổi bật của động từ Feel (sờ có vẻ, cảm tưởng như) là chỉ cảm giác, nên không dùng ở thì Tiếp diễn (be + feeling) và chủ ngữ phải chỉ vật. Khi đó, cấu trúc so sánh (có phần nói quá) cái gì mang lại cảm giác tương đương cái gì khác
S (chỉ vật) + feel like (“feel” chia tùy thì trừ thì Tiếp diễn be feeling) + (cụm)Danh từ
= cái gì sờ có vẻ/ cái gì mang lại cảm giác nào đó
Ví dụ.
The water feels like a cool breeze on a hot day. (Nước sờ vào có cảm giác như một làn gió mát vào ngày hè nóng nực.)
Nowhere feels like home.(Không nơi nào có cảm giác như ở quê nhà.)
Lưu ý: Cấu trúc trên có thể đi kèm với cả một mệnh đề thay vì là (cụm) danh từ, tuy nhiên đây là cách nói không trang trọng, chỉ nên sử dụng trong văn nói.
S (chỉ vật) + feel like (“feel” chia tùy thì trừ thì Tiếp diễn be feeling) + mệnh đề = cảm thấy như là cái gì
Ví dụ: I feel like I'm being watched.
(Tôi có cảm giác như là tôi đang bị theo dõi vậy.)
Cấu trúc It feels like (cảm tưởng như)
It feels like có ý nghĩa tương tự như Feel like (sờ thấy như, cảm tưởng như): so sánh cảm giác của cái gì mang lại giống với cái gì. Tuy nhiên, “it” ở công thức thường là chủ ngữ giả để hoặc làm từ thay thế cho danh từ số ít được nhắc tới trước đó.
It feels/felt like (“feel” chia tùy thì trừ thì Tiếp diễn be feeling)
+ (cụm)Danh từ/ Mệnh đề
= cái gì mang lại cảm giác như nào đó
Ví dụ.
It feels like rain. (Trời có cảm giác như sắp mưa.)
I was used to living abroad, but it never felt like I’m living in my parents’ home.(Tôi đã quen với cuộc sống ở nước ngoài, nhưng nơi đây dường như không bao giờ có cảm giác thân thuộc như sống cùng bố mẹ ở quê nhà.)
Cấu trúc Feel as if/as though và It feels as if/as though
As if và as though là 2 cụm từ nghĩa là “như thể” và không có sự khác biệt về nghĩa.
Cấu trúc Feel as if/as though và It feels as if/as though cũng mang ý nói về cái gì mang lại cảm tưởng như nào đó cho người nói giống với Feel like và It feels like. Cả Feel as if/as though và It feels as if/as though đều được theo sau bởi một mệnh đề.
Feel as if/as though + mệnh đề
Feel as if/as though được dùng để mô tả và so sánh cảm xúc của một ai đó tương đương với một việc nào đó. Lúc này chủ ngữ thường chỉ người.
Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là chỉ vật, lúc này câu có nghĩa là chủ thể vật đó mang lại cho người nói cảm giác giống như thể việc nào đó.
So với Feel like, Feel as if/as though có tính trang trọng hơn và có thể được dùng trong cả văn viết.
S (chỉ người/vật) + feel as if/as though (“feel” chia tùy thì trừ thì Tiếp diễn be feeling)+ mệnh đề
= cảm tưởng như/ cái gì mang lại cảm giác nào đó
Ví dụ.
The music felt as if it was swirling around me, pulling me into a different world. (Âm nhạc như xoay vòng xung quanh tôi, kéo tôi vào một thế giới khác.)
She felt as though her heart would break when he left. (Cô ấy cảm tưởng như trái tim mình sẽ vỡ ra khi anh ấy ra đi.)
Ngoài ra, cấu trúc It feels as if/as though cũng được dùng tương tự như Feel as if/as though là đi kèm với mệnh đề. Sự khác biệt nhỏ là chủ ngữ giả “it” đóng vai trò dự báo cho cảm giác của chủ thể trong mệnh đề sau đó. Hơn nữa, “it” còn có thể làm từ thay thế cho danh từ số ít, mệnh đề được nhắc tới trước đó.
Ví dụ.
It feels as if her heart would break when he left. ((Cô ấy) Cảm giác như trái tim cô ấy sẽ vỡ ra khi anh ấy ra đi.)→ It feels as if + mệnh đề, với “it”là chủ ngữ giả chuẩn bị cho cảm giác của chủ thể thật được nêu sau đó.
He looked sweaty. It felt as though he had been running for an hour. (Anh ta trông thật nhễ nhại. Cảm tưởng cứ như anh ta vừa chạy cả tiếng đồng hồ xong.)→ It feels as if + mệnh đề, với “it”là chủ ngữ giả, thay thế cho mệnh đề trước đó “Việc anh ta trông nhễ nhại mang lại cảm giác như thể…”.
"Like" và "As" là hai từ thường đi kèm với "feel". Mặc dù cả hai đều có nghĩa là "giống như" nhưng chúng lại có những điểm khác biệt quan trọng trong cách sử dụng. Hiểu rõ sự khác biệt giữa like và as sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh.
Cấu trúc It feels + tính từ + to-V
Cấu trúc It feels + tính từ + to-V cũng là một cách diễn đạt về trải nghiệm, cảm giác của người nói về một sự việc, tình huống mang lại. Cấu trúc với chủ ngữ giả “it” và phần thông tin chính được diễn đạt qua tính từ mô tả trải nghiệm được nêu ở “to-V” sau đó.
It feels (“feel” chia tùy thì trừ thì Tiếp diễn be feeling) + tính từ + to-V
= cái gì mang lại cảm giác như nào đó
Ví dụ:
It feels necessary to take a break and clear my head. (Cảm giác như việc nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc là điều cần thiết.)
It feels so liberating to finally be free from my old job. (Cảm giác thật tự do khi cuối cùng cũng thoát khỏi công việc cũ.)
Cấu trúc Feel + (that) + Mệnh đề
Đến với cấu trúc Feel that, bạn sẽ được tiếp cận với Feel nghĩa là “cảm thấy,cho rằng” được dùng để diễn đạt quan điểm dựa trên cảm nhận. Lúc này, động từ "feel" gần như đồng nghĩa với “think/believe” để người nói nêu ý kiến nào đó.
Với cách dùng “nêu quan điểm” này, Feel không được dùng ở thì Tiếp diễn (be+feeling), mà chỉ được dùng ở thì Đơn như: Hiện tại đơn, Quá khứ đơn hay Tương lai đơn.
S + feel that (“feel” chia tùy thì trừ thì Tiếp diễn be feeling) + mệnh đề
Ví dụ.
My mom felt that I was lying. (Mẹ tôi cảm thấy rằng tôi đang nói dối.)
He feels that he is in the right place at the right time. (Anh ấy cảm nhận được rằng mình đang ở đúng nơi vào đúng thời điểm.)
Cấu trúc Feel it
Feel it có động từ “Feel” cũng mang nghĩa là “cảm thấy, cho rằng”. Feel it cũng là một cách khác ngoài Feel that để ai đó nêu ý kiến là gì hay nêu cảm nhận ra sao. Khi đó, theo sau Feel it sẽ là một danh từ hoặc một tính từ.
Cấu trúc Feel it + danh từ = cho rằng, cảm thấy là gì
Động từ Feel (cảm thấy, cho rằng) trong trường hợp này không được chia ở dạng Tiếp diễn (be + feeling). Trong tiếng Anh có 2 cách diễn đạt Cấu trúc Feel it + danh từ như sau.
S + feel it (“feel” chia tùy thì trừ Tiếp diễn be feeling) + (cụm) Danh từ
= S + feel it(“feel” chia tùy thì trừ Tiếp diễn be feeling) + “to be” + (cụm) Danh từ
= cho rằng, cảm thấy là gì
Ví dụ.
He feels it a necessary sacrifice, which is a burden he had to bear. (Anh ấy cảm nhận đó là một hy sinh cần thiết, đó là một gánh nặng anh phải mang.)
I felt it to be a mistake, even though everyone else disagreed. (Tôi cảm nhận rằng đó là một sai lầm, ngay cả khi mọi người đều không đồng ý.)
Cấu trúc Feel it + tính từ = cho rằng, cảm thấy ra sao
Đối với cấu trúc Feel it (cảm thấy, cho rằng) đi kèm tính từ cũng có 2 công thức tương ứng sau để diễn tả một cảm nhận trực quan về tính chất của một điều gì đó như sau.
S + feel it (“feel” chia tùy thì trừ Tiếp diễn be feeling) + tính từ (+ to do something)
= S + feel it(“feel” chia tùy thì trừ Tiếp diễn be feeling) + “to be” + tính từ (+ to do something)
= cho rằng, cảm thấy ra sao
Ví dụ.
I feel it necessary to help those in need. (Tôi cảm thấy cần phải giúp đỡ những người đang gặp khó khăn.)
I felt it to be imperative to speak up against injustice. (Tôi cảm nhận mạnh mẽ rằng việc lên tiếng chống lại bất công là cần thiết.)
Feel đi với giới từ gì?
Feel có thể đi kèm với một số giới từ một cách cố định để bổ sung thêm các chi tiết khác cho câu thêm cụ thể. Bạn hãy tham khảo thêm bảng tổng hợp giới từ đi với danh từ/động từ Feel như sau.
Giới từ với danh từ (n)/ động từ (v) Feel | Nghĩa | Ví dụ |
Feel about (v) |
| I don't know how I feel about this new job yet. (Tôi chưa biết mình cảm nhận thế nào về công việc mới này.) |
Feel for (v) |
| He felt for his keys in his pocket. (Anh lục trong túi tìm chìa khóa.) |
Feel around/on/in etc something (for something) |
| I felt under the table for my phone, but I couldn't find it. (Tôi sờ dưới bàn để tìm điện thoại của mình, nhưng tôi không thể tìm thấy nó.) |
Feel like (v) |
| I feel like going for a walk. (Tôi muốn đi dạo.) The house felt like a home. (Ngôi nhà mang cảm giác giống như một mái ấm.) |
A feel to something (n) | Cảm giác, bầu không khí đặc biệt của một thứ gì đó. | There was a mysterious feel to the old castle. (Lâu đài cổ có một cảm giác bí ẩn.) |
The feel of something (n) | Cảm giác về chất liệu, kết cấu khi chạm vào một thứ gì đó | The feel of the cold rain on my face was refreshing. (Cảm giác của những hạt mưa lạnh trên mặt tôi thật sảng khoái.) |
Vừa rồi là những giới từ kết hợp với Feel ở một số nghĩa để đóng góp vào nghĩa của câu hoàn chỉnh hơn. Tiếp theo, để trau dồi thêm hiểu biết về động từ Feel, bạn hãy tham khảo thêm phần “Một số từ/cụm từ đi với Feel” dưới đây, để học thêm về một số cụm động từ và từ đi thành cụm với Feel nhé.
Một số từ/cụm từ đi với Feel
Tại đây, DOL Grammar sẽ giới thiệu tới bạn các cụm từ phổ cụm từ phổ biến nhất với danh từ/ động từ Feel, để từ đó bạn có thể mở rộng vốn từ vựng của bản thân để áp dụng trong các cách giao tiếp và diễn đạt hàng ngày nhé.
Cụm từ đi với Feel | Ý nghĩa | Ví dụ |
Feel somebody out (v) |
| He felt out his boss' reaction to the new proposal before presenting it officially. (Anh ấy thăm dò phản ứng của sếp đối với đề xuất mới trước khi chính thức trình bày.) |
Feel up to something |
| I wouldn't feel up to running a marathon after a long day at work. (Tôi sẽ không thấy đủ sức để chạy marathon sau một ngày dài làm việc.) |
Feel free to do something | Được phép hoặc được khuyến khích làm điều gì đó. | Please feel free to ask me any questions you have. (Hãy cứ hỏi tôi bất kỳ câu hỏi nào bạn có.) |
Feel in a good mood | Cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và tích cực. | I'm feeling in a good mood today! (Hôm nay tôi cảm thấy vui vẻ!) |
Not feel myself | Cảm thấy không khỏe | I haven't been feeling myself lately. I think I might be coming down with a cold. (Dạo này tôi không cảm thấy khỏe. Tôi nghĩ có lẽ tôi đang bị cảm lạnh.) |
I feel you | Hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác. | I feel you. I've been through something similar myself. (Tôi hiểu mà. Tôi cũng đã từng trải qua điều tương tự.) |
Feel the need to do something | Cảm thấy cần phải làm gì | He felt the need to express his feelings after holding them back for so long. (Anh ấy cảm thấy cần phải bộc lộ cảm xúc của mình sau khi kìm nén chúng quá lâu.) |
Feel the force/effects/benefits etc of something | Trải nghiệm trực tiếp những tác động, lợi ích của một điều gì đó. | The company is starting to feel the effects of the economic downturn. (Công ty đang bắt đầu cảm nhận những tác động của suy thoái kinh tế.) |
Feel your age | Nhận ra rằng mình đã già hơn, khi so sánh với những người cùng tuổi hoặc trẻ hơn. | He can't stay up late anymore like he used to. He's starting to feel his age. (Anh ấy không thể thức khuya như trước nữa. Anh ấy bắt đầu cảm nhận được tuổi tác.) |
Have/Get a feel for something | Bắt đầu hiểu được bản chất, tính chất hoặc đặc điểm của một thứ gì đó. | I want to get a feel for the city before I decide where to live. (Tôi muốn hiểu rõ về thành phố trước khi quyết định nơi ở.) |
Get the feel of (doing) something | Bắt đầu quen dần và thành thạo trong việc làm gì đó, thường qua thực hành và rèn luyện. | He practiced every day to get the feel of playing the guitar. (Anh ấy tập luyện mỗi ngày để quen với việc chơi guitar.) |
Một số lưu ý khi dùng cấu trúc Feel
Sau đây là 3 lưu ý nhỏ đáng để lưu tâm khi bạn sử dụng Feel nhé.
Lưu ý 1: Feel vừa là danh từ, vừa là động từ. Bạn hãy chú ý điều này để sử dụng Feel một cách đa dạng hơn, ngoài những cấu trúc động từ Feel nhé.
Lưu ý 2: Động từ Feel khi ở 3 nghĩa sau sẽ không dùng được ở dạng Tiếp diễn (V-ing). Điều này đồng nghĩa với việc một số cấu trúc với Feel mặt nghĩa này cũng không được dùng dạng V-ing.
Mặt nghĩa mà Feel không dùng dạng Tiếp diễn (V-ing) | Cấu trúc tương ứng Feel không dùng trong thì Tiếp diễn |
”Cảm giác” - Cảm nhận qua giác quan. | Feel + danh từ (khi nói về cảm giác thứ gì đó ảnh hưởng lên/bên trong cơ thể Feel somebody/something + V/V-ing |
“Cảm thấy” - Chỉ quan điểm | Feel that + mệnh đề Feel it to be + tính từ/ danh từ Feel it + tính từ/danh từ |
“Sờ cảm thấy, cảm tưởng như” - chạm cảm nhận (S= vật) và có liên tưởng | S(chỉ vật)+ Feel + tính từ (khi nói về cái gì khi chạm vào có tính chất như nào) S(chỉ vật) + Feel like + danh từ (khi nói về cái gì có cảm tưởng như cái gì) It feels like + danh từ It feels as if/as though It feels + tính từ + to-V |
Lưu ý 3: Bạn hãy chú ý phân biệt các cấu trúc Feel like có nghĩa và cách dùng khác nhau. Feel like có 3 mặt nghĩa và có cách dùng như sau.
Feel like + N/V-ing: chỉ mong muốn cái gì hoặc làm gì đó.
Ví dụ: He feels like running.
(Anh ấy muốn chạy bộ.)
S (chỉ người) + Feel like + N: có cảm giác như thể đối tượng nào đó
Ví dụ: I feel like a hero after helping someone.
(Tôi cảm thấy như một người hùng sau khi giúp ai đó xong.)
S (chỉ vật) + Feel like + N/ Mệnh đề: cái gì mang lại cảm giác giống sự vật nào đó cho người nói (khi người đó trực tiếp chạm vào hoặc qua cảm nhận).
Ví dụ.
Your feet feels like ice.
(Chân cậu có cảm giác lạnh như băng vậy.)
Do you ever feel like you're living in a dream?
(Bạn có bao giờ cảm thấy như đang sống trong một giấc mơ?)
Phân biệt Feel like và Feel as if/as though
Người học tiếng Anh hay bị bối rối sự khác biệt giữa Feel like và Feel as if/as though do có chung ý nghĩa “cảm tưởng như, cảm giác như”.
Bạn hãy cùng phân biệt ý nghĩa, cấu trúc và ví dụ làm rõ điểm giống và khác nhau của Feel like so với Feel as if/as though nha.
Sự giống nhau về nghĩa của Feel like và Feel as if/as though
Cấu trúc as if/as though được sử dụng để diễn tả các giả thiết của người nói dựa trên sự tương đồng với một sự thật, sự kiện hoặc hành động nào đó trong hiện tại hoặc để nêu lên một sự thật mà người nói có thể quan sát được.
Ở cùng mặt nghĩa, Feel like và Feel as if/as though có sự giống và khác nhau về về cấu trúc, cũng như trong ngữ cảnh dùng.
Feel like | Feel as if/ as though | |
Nghĩa | “Cảm tưởng như, cảm giác như” | |
Cách dùng + Công thức | Chỉ cảm xúc của một người tương đương với việc nào đó, hoặc vật nào đó mang lại cảm giác giống việc gì. → S (chỉ vật/người) + feel as if/as though/like + mệnh đề. | |
Feel like còn chỉ cảm xúc của một người đang cảm thấy giống như một ai đó, hoặc chỉ vật nào đó mang lại cảm giác giống việc gì. → S (chỉ vật/người) + feel like + danh từ |
| |
Ngữ cảnh sử dụng khi cùng cách dùng Feel like = Feel as if/as though | Mang tính suồng sã, được coi là không trang trọng → Phù hợp trong ngôn ngữ nói. | Mang tính trung tính, nhưng vẫn trang trọng hơn Feel like → Phù hợp cả ngôn ngữ nói và viết. |
Ví dụ | My mother feels like she is young again when she plays with her grandchildren. (Mẹ tôi cảm thấy như trẻ trung trở lại khi chơi với các cháu.) | My mother feels as if/ as though she is young again when she plays with her grandchildren. (Mẹ tôi cảm thấy như trẻ trung trở lại khi chơi với các cháu.) |
Sự khác nhau về nghĩa của Feel like và Feel as if/as though
Trong khi Feel like cùng Feel as if/as though chỉ có 1 nghĩa “cảm tưởng như” như trên, Feel like còn có một lớp nghĩa khác biệt khác là “cảm thấy muốn cái gì/làm gì”.
Khi đó, Feel like đi kèm một danh từ hoặc động từ dạng V-ing để chỉ sự vật, hành động mà người nói mong muốn. Feel as if/as though không có thêm nghĩa này.
Feel like | Feel as if/ as though | |
Ý nghĩa khác nhau |
→ Chỉ cảm giác muốn sự vật hoặc muốn thực hiện hành động nào đó. |
→ Chỉ cảm xúc của một người tương đương với việc nào đó, hoặc vật nào đó mang lại cảm giác giống việc gì. |
Công thức | S (chỉ người) + feel like + N/Ving | S (chỉ vật/người) + feel as if/as though + mệnh đề. |
Ví dụ | I feel like a cup of coffee in the morning. = I feel like having a cup of coffee in the morning. (Tôi muốn uống một tách cà phê vào buổi sáng.) | She feels as if/as though she is carrying the weight of the world on her shoulders. (Bà ấy cảm thấy như đang gánh cả thế giới trên vai.) |
Phân biệt danh từ Feel, Feeling và Feelings
Feel, Feeling và Feelings đều là dạng danh từ của một số mặt nghĩa của động từ Feel. Từng nghĩa cụ thể của 3 danh từ trên là như sau.
Feel (n): Chỉ cảm giác mà một bầu không khí, sự việc, hay cảm giác sờ vào chất liệu của vật nào đó mang lại.
Ví dụ: The fabric has the smooth feel.
(Tấm vải mang lại một cảm giác mịn màng.)
Feeling (n): (có thể để số ít hoặc dạng số nhiều là feelings).
Danh từ Feeling chỉ cảm giác mà một người cảm thấy (do cái gì chạm vào người), hay một cảm nhận trong người, trong suy nghĩ.
Ví dụ: The pandemic has created a feeling of isolation for many people.
(Đại dịch đã tạo ra cảm giác cô lập cho nhiều người.)
Chỉ suy nghĩ, quan điểm cảm nhận về một sự việc của ai đó.
Ví dụ: I have a strong feeling about the need for environmental protection.
(Tôi cảm thấy sự vô cùng cần thiết phải bảo vệ môi trường.)
Feelings (n): là dạng số nhiều của Feeling. Chuyên biệt là danh từ chỉ cảm xúc, trạng thái của một người.
Ví dụ: What you said just now really hurt my feelings.
(Những gì bạn vừa nói thực sự làm tổn thương cảm xúc của tôi.)
Vừa rồi, các bạn đã được phân biệt và làm rõ điểm giống và khác nhau của nhiều cấu trúc, cụm từ như cấu trúc Feel like so với Feel as if/as though, cũng như so sánh điểm khác biệt giữa 3 danh từ Feel, Feeling và Feelings dễ nhầm lẫn.
Để củng cố kiến thức tốt hơn, bạn hãy tham khảo thêm phần bài tập dưới đây giúp bạn áp dụng lại các cấu trúc động từ Feel, các mặt nghĩa dạng danh từ và động từ Feel nhé.
Bài tập
Các bạn hãy thử sức luyện tập bài tập tổng hợp dưới đây ôn tập về các cách dùng động từ và danh từ Feel trong các cấu trúc và cụm từ được giới thiệu trong bài nhé.
Hãy chọn đáp án phù hợp để điền vào ô trống.
She feels a sense ___ responsibility.
I feel the cold wind ____ through my hair.
I ___ her hand on my shoulder.
It ____ a weight has been lifted off my shoulders.
The meeting feels ___ it's going nowhere.
It feels exciting ___ on an adventure.
I ____ I'm in a dream world.
The food feels ________.
I feel ____ in the room.
How do you feel ____ inviting my parents over for dinner?
I ____ a great honour to be chosen.
The doctor felt ____ any broken bones in the patient's arm.
Despite running marathons, the veteran runner confessed to finally starting to _____.
She closed her eyes and took a deep breath, trying to get the feel ____ the stage before her performance.
The stress of the job was getting to her, and she just didn't feel ____.
Tổng kết
Feel là một từ vựng cơ bản và có nhiều cấu trúc câu từ cơ bản tới nâng cao được ứng dụng trong tiếng Anh.
Qua việc tìm hiểu nhiều mặt nghĩa của động từ và danh từ Feel và 11 cách dùng của động từ Feel thường gặp, DOL Grammar hy vọng đã giúp bạn nắm vững các cấu trúc tương ứng với từng mặt nghĩa của Feel và phân biệt được các từ và cụm từ dễ nhầm lẫn.
Khuất Thị Ngân Hà là một trợ giảng tiếng Anh hơn 4 năm kinh nghiệm và là thành viên của nhóm Học thuật tại Trung tâm DOL English. Với niềm đam mê Anh Ngữ, cô đã sở hữu cho mình tấm bằng IELTS Academic 7.5 Overall cùng chứng chỉ TOEIC 870, thể hiện khả năng kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh vô cùng thành thạo.
Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!