Like và As là gì? Cách phân biệt Like và As trong tiếng Anh

Like và As là 2 từ thường gặp nhầm lẫn cho nhiều người học tiếng Anh, vì chúng cùng nghĩa là “giống như”.Tuy nhiên, cũng có lúc Like và As mang nghĩa khác. Do đó, DOL Grammar đã mang đến bài viết tổng hợp chi tiết nhất về ý nghĩa, cách dùng và cách phân biệt Like và As trong tiếng Anh, để giúp các bạn làm rõ 2 cấu trúc Like và As này và tăng hiệu quả diễn đạt trong thực tế.

like và as
Like và As là gì? Cách phân biệt Like và As

Cách dùng Like trong tiếng Anh

Like có 4 cách dùng tương ứng với 4 dạng từ loại, đó là.

  • Like sử dụng với vai trò động từ

  • Like sử dụng với vai trò giới từ

  • Like sử dụng với vai trò liên từ

  • Like sử dụng với vai trò trạng từ

cách dùng like
4 Cách dùng tương ứng với 4 loại từ

Hãy cùng DOL Grammar phân tích cụ thể ý nghĩa, cấu trúc và cách dùng của từng vai trò của Like nha.

Like sử dụng với vai trò động từ

Like là động từ, mang nghĩa là “thích”. Like được dùng để diễn đạt cảm xúc yêu thích đối với điều gì đó hoặc ai đó

Theo sau like có thể là một.

  • Danh từ

  • Cụm danh từ 

  • Động từ ở dạng nguyên mẫu (to-V)

  • Động từ thêm đuôi -ing (V-ing) 

  • Mệnh đề danh ngữ

Các thành phần theo sau động từ "like".

Like + noun phrase

Ví dụ: Although I don’t like the movie trailer that much, I am still going to watch the movie. (Mặc dù tôi không thích đoạn phim quảng cáo cho lắm nhưng tôi vẫn sẽ xem phim đó). → Động từ like kết hợp với cụm danh từ the movie trailer.

Like + V-ing

Ví dụ: I like taking a long walk on the beach in the morning.

(Tôi thích đi dạo trên bãi biển vào buổi sáng). → Động từ like kết hợp với động từ take biến đổi thành taking (V-ing).

Like + to V-infinitive

Ví dụ: I like to eat out today. 

(Hôm nay, tôi thích ra ngoài ăn.) → Động từ like kết hợp với động từ nguyên mẫu to eat (to-V).

Like + wh-clause

Ví dụ: I can’t say that I like what he is doing.

(Tôi không thể nói rằng tôi thích những gì anh ấy đang làm). → Động từ like kết hợp với mệnh đề danh từ với what + mệnh đề (he is doing).

Ngoài ra, động từ like thường đi sau động từ khuyết thiếu would để đưa ra cách diễn đạt lịch sự khi ai đó muốn cái gì hoặc ai đó đưa ra lời mời, lời đề nghị gì cho người khác.

Lúc này, cấu trúc would like cũng có thể đi cùng.

  • Danh từ/ cụm danh từ 

  • Động từ ở dạng nguyên mẫu (to-V)

  • Mệnh đề danh ngữ với Wh-

Các thành phần theo sau cấu trúc "would like".

Would like + Noun/ Noun phrase/ Noun clause

Ví dụ: Would you like some tea? (Bạn có muốn dùng trà không?) → Would like kết hợp với danh từ tea và đưa ra lời mời

Like + to V-infinitive

Ví dụ: I would like to be alone for a moment. (Tôi muốn ngồi lại một mình một lúc.) → Would like kết hợp với động từ nguyên mẫu dạng to-V và đưa ra mong muốn một cách lịch sự.

“Be into” là một cách diễn đạt tương tự như động từ “like”. Cấu trúc Be into thường được sử dụng với các danh từ hoặc cụm danh từ thể hiện sở thích, hoạt động, lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể. Cấu trúc này thường được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp không trang trọng và mang tính thân mật, bình dân hơn so với động từ "like".

Like sử dụng với vai trò giới từ

Like là giới từ sẽ có 2 lớp nghĩa.

  • “Giống như” 

  • “Ví dụ như”. 

Cùng DOL tìm hiểu kĩ hơn cách dùng của 2 tầng nghĩa này của giới từ Like trong các ví dụ sau.

Like nghĩa là “giống như”

Like nghĩa là “giống như” có thể diễn tả sự tương đương về mặt ngoại hình hoặc về tính chất của 2 đối tượng hoặc 2 sự việc. Với cách dùng của Like (giống như), Like sẽ theo sau bởi một danh từ, đại từ hoặc danh động từ V-ing.

Các thành phần theo sau giới từ "like".

Like + (Cụm) danh từ

Ví dụ: She is very like her mother.(Cô ấy giống như mẹ cô ấy.) → Giới từ like theo sau bởi cụm danh từ her mother (mẹ cô ấy).

Like +  Đại từ 

Ví dụ: She is a nerd like me. (Cô ấy là một kẻ mọt sách giống như tôi.) → Giới từ like theo sau bởi đại từ tân ngữ me (tôi).

Like + V-ing

Samantha is so quiet. Talking to her is like talking to a wall. (Samantha thật yên lặng. Nói chuyện với cô ấy giống như nói chuyện với một bức tường).

→ Giới từ like theo sau bởi danh động từ V-ing: talking to a wall (việc nói với cái tường).

Like nghĩa là “ví dụ như”

Like (ví dụ, chẳng hạn như) còn được dùng để liệt kê, nêu ví dụ. Khi đó, Like sẽ đi kèm với một danh từ, đại từ hoặc danh động từ V-ing. Đặc biệt, trước khi nêu ví dụ với Like, bạn cần có một danh từ nói chung, tổng quát cho những thứ bạn sẽ liệt kê.

Cách dùng giới từ "like" (ví dụ như) để liệt kê.

[Danh từ nói chung], like + Danh từ chỉ cụ thể

Ví dụ: Some people, like Martha, is highly unexpected.

(Một số người, như Martha, rất khó đoán.) → Giới từ Like liệt kê Martha là ví dụ cho some people (một vài người).

[Danh từ nói chung], like + Đại từ 

Ví dụ: She usually confides in her closed ones, like me and her family

(Cô ấy thường tâm sự với những người thân thiết, như tôi và gia đình cô ấy.) → Giới từ Like liệt kê đại từ me and her family (tôi và gia đình cô ấy) là ví dụ cho her closed ones (những người thân thiết).

[Danh từ nói chung], like + V-ing

There are many different things to do in summer, like going swimming and hanging out with friends. 

(Có rất nhiều điều thú vị để làm trong mùa hè, ví dụ như đi bơi và đi chơi với bạn bè.) → Giới từ Like theo sau bởi danh động từ V-ing: going swimming (việc đi bơi) và hanging out with friends (việc đi chơi với bạn bè).

Like sử dụng với vai trò liên từ

Like có vai trò là liên từ và có 2 cách dùng tương ứng:

  • Like mang nghĩa “như là”

  • Like mang nghĩa “như thể”

Bạn hãy cùng theo dõi cấu trúc câu cụ thể và ví dụ ở các đề mục nhỏ hơn cho mỗi cách dùng với Like là liên từ nha.

Like mang nghĩa “như là”

Liên từ Like có nghĩa là “như là” và thường được dùng để liên kết ý khác với 1 ý đã được đề cập hoặc được biết trước .Trong trường hợp này, Like liên kết 2 mệnh đề vào cùng câu để tạo thành câu ghép, và so sánh sự tương đồng giữa mệnh đề độc lập (vế Like + mệnh đề) và mệnh đề chính.

Like được sử dụng như một liên từ để thay thế cho as trong trường hợp, văn phong thân mật, hay văn nói. Cách dùng này thường không được sử dụng trong văn viết.

Cách dùng liên từ "like" (như là).

Like S1+V1, S2+V2

S1 + V1 = Mệnh đề phụ thuộc

S2 + V2 = Mệnh đề chính

Ví dụ: Like you know, we have to cancel this class due to lack of students.

(Như bạn đã biết, chúng tôi phải hủy bỏ lớp học này do thiếu học viên.) → Liên từ Like liên kết 2 vế câu và chỉ ra sự tương đồng về thông tin thực (lớp học bị hủy) với thông tin mà mọi người biết.

S2+V2 like S1+V1

Ví dụ:  We have to cancel this class due to lack of students like you know.

(Như bạn đã biết, chúng tôi phải hủy bỏ lớp học này do thiếu học viên.) → Vế Like + mệnh đề phụ thuộc có thể đảo ra phía sau.

Like mang nghĩa “như thể”

Liên từ Like (như thể) thường kết hợp với một mệnh đề để nối với một mệnh đề có sẵn, tạo thành câu ghép chứa 2 mệnh đề. Vế Like kèm mệnh đề này chỉ được dùng ở cuối câu nhằm so sánh có phần nói quá sự thật với một hành động, sự việc được nêu ở mệnh đề trước đó. 

Với nghĩa là “như thể”, Like thường đi sau một số các động từ nối như: act, behave, feel, look, sound để có thể so sánh, ví von một cách cường điệu.

Cách dùng liên từ "like" (như thể).

S1+V1 like S2+V2

Ví dụ: She looked at him like he was a ghost. (Cô ấy nhìn anh ấy như thể anh ta là ma vậy.) → Liên từ Like liên kết 2 vế câu và so sánh cách cô ấy nhìn anh ấy giống như cách cô ấy nhìn thấy ma.

S1 + act/behave/ feel/look/sound like + S2 + V2

Ví dụ: She sounds like she owns the place. (Cô ấy nghe cứ như là chủ của nơi này vậy.) → Liên từ Like liên kết 2 vế câu và so sánh cách cô ấy nói giống như kiểu cô ấy là chủ nhà.

Like sử dụng với vai trò trạng từ

Trạng từ Like mang nghĩa “kiểu như là” nhưng có những 5 chức năng khác nhau với cùng 1 nghĩa này, gồm có:

  • Like (kiểu như là) làm từ đệm

  • Like (kiểu như là) để thu hút sự chú ý

  • Like (kiểu như là) để diễn đạt ví dụ

  • Like (kiểu như là) để nói giảm nói tránh 

  • Like (kiểu như là) để trần thuật lời nói

thường xuyên được dùng trong văn nói thân mật, xã giao (informal speech). Hãy cùng DOL tìm hiểu thêm ở các đầu mục nhỏ đi vào từng chức năng của Like dưới đây nhé.

Trạng từ Like (kiểu như là) làm từ đệm (filler word). 

Like có thể đệm vào câu để lấp đầy khoảng im lặng ngắn trong lúc chúng ta vừa nói và vừa phải tư duy trong đầu. Vì vậy, không có quy tắc quy định phải chêm từ đệm vào vị trí nào trong câu. 

Ví dụ: It’s … like … it’s a hard thing to say. (Cái này, kiểu…, cái này là một điều rất khó nói.)

Trạng từ Like (kiểu như là) thu hút sự chú ý

Like thường được chêm vào giữa câu, trước thông tin chính về số lượng hay thời gian, để chỉ sự nhấn mạnh và thu hút sự chú ý vào điều chính sắp nói tới. Trong trường hợp này, Like trước số lượng và thời gian được hiểu là “ước chừng, kiểu như khoảng bao nhiêu”.  

Ví dụ: There were like 10,000 fans attending the concert. (Có đến khoảng 10.000 người hâm mộ có mặt tại buổi hòa nhạc.)

 

→ Khi nói có khoảng nghỉ sau Like để dẫn tới sự hồi hộp, thu hút sự chú ý vào số lượng người hâm mộ (10.000 người) chuẩn bị được nói tới trong ví dụ.

Trạng từ Like (kiểu như là) diễn đạt ví dụ 

Like là một cách nói nhanh và xã giao thay cho “For example” trong giao tiếp thường ngày.

Ví dụ: It's really hard for me to relax. Like I have no time for my own. (Thật khó mà bản thân tôi có thể thư giãn. Kiểu như là, tôi không hề có chút thời gian nào cho bản thân mình ấy.)

Trạng từ Like (đại loại, hay sao ấy) nói giảm nói tránh

Trạng từ Like thường đặt cuối câu để nói giảm bớt đi tính chất của câu vừa nói, nhất là khi bản thân người nói cũng không chắc những gì vừa nói có thật sự như vậy không.

Ví dụ: I haven’t watched this film but I hated it already. This is because from what I saw in the trailer, it was violent, like.

(Tôi chưa xem phim này mà tôi đã ghét nó rồi. Lí do là theo những gì tôi thấy trong đoạn quảng cáo phim ngắn, nó rất là bạo lực, đại loại thế.)

Trạng từ Like (kiểu như) trần thuật lời ai nói

Like được dùng theo cấu trúc sau để trần thuật: somebody + be + like + [câu trực tiếp]. Lúc này, Like tùy theo ngữ cảnh có thể hiểu là “nói rằng” , “nghĩ rằng”, hoặc “thái độ kiểu như”,...

Ví dụ: He was like ‘I’m definitely not going to the graduation party because my ex is going to be there’ and I’m like ‘Haha, he’s so afraid of his ex’.

(Anh ta nói rằng “Tôi sẽ không đi đến bữa tiệc tốt nghiệp đâu bởi vì người yêu cũ của tôi cũng sẽ ở đó”. Và lúc đó tôi nghĩ thầm kiểu “Haha anh ta sợ gặp người yêu cũ chưa kìa”)

Cách dùng As trong tiếng Anh

As thường được sử dụng trong 4 vai trò nổi bật, đó là:

  • As sử dụng trong so sánh

  • As sử dụng với vai trò là giới từ

  • As sử dụng sử dụng với vai trò liên từ

  • Such as sử dụng để liệt kê, nêu ví dụ

cách dùng as
As thường được sử dụng trong 4 vai trò nổi bật như trên

"As" là một từ đa nghĩa trong tiếng Anh, có thể được sử dụng như trạng từ, liên từ, đại từ hoặc giới từ. Việc nắm vững cách sử dụng As sẽ giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp và viết tiếng Anh của mình. Hãy cũng điểm qua chi tiết về một số cách dùng nổi bật đã được liệt kê nhé!

As sử dụng trong so sánh

Khi As dùng để so sánh thì sẽ đóng vai trò là trạng từ và thường có 3 cách dùng trong: 

  • Các câu so sánh ngang bằng 

  • So sánh mức độ luôn giống nhau

  • Nhấn mạnh số lượng 

Bạn hãy cùng DOL khám phá 3 cách dùng của As là trạng từ qua công thức cấu trúc và ví dụ minh họa nha.

As trong so sánh ngang bằng 

Trạng từ As trong cấu trúc so sánh bằng trong tiếng Anh có dạng as…as (như tính chất nào đó). As…as được dùng để so sánh 1 đồ vật, người, sự việc có hay không có đủ 1 tính chất gì đó như một đồ vật, người, sự việc khác.

Cách dùng cấu trúc so sánh ngang bằng "as...as".

S1 + be + as + adjective + as + S2

Ví dụ: He is not as good-looking as his father. 

(Anh ấy không đẹp trai như cha mình.)

→ Cấu trúc so sánh ngang bằng as…as kẹp giữa tính từ good-looking để so sánh tính đẹp trai (good-looking) của anh ấy và bố là ngang nhau.

S1 + V + as + adverb + as + S2

Ví dụ: The red car runs as fast as the blue one. (Chiếc xe ô tô đỏ chạy nhanh như chiếc màu xanh.)

—> Cấu trúc so sánh bằng as…as kẹp giữa trạng từ fast để so sánh mức độ xe chạy (run) của xe đỏ và xe xanh là nhanh ngang nhau.

S1 + V + as much as + S2 + trợ động từ

Ví dụ: His mother nags him as much as his father. (Mẹ anh ấy cũng cằn nhằn anh nhiều như bố anh ta.)

→ Cấu trúc so sánh ngang bằng as…as kẹp giữa trạng từ much để so sánh mức độ hành động cằn nhằn (nag) của mẹ nhiều như mức cằn nhằn của bố đối với anh ấy.

As nhấn mạnh số lượng 

Cấu trúc As…as kẹp giữa các tính từ chỉ định lượng đếm được như: many và few và đi kèm số lượng cụ thể, để nhấn mạnh mức độ nhiều hay ít của số lượng được nói trong câu. Lúc này, As…as có thể được hiểu là “có tới bao nhiêu” hoặc “chỉ có bao nhiêu”.

Cách dùng "as...as" nhấn mạnh số lượng.

as many as + số lượng cụ thể + danh từ đếm được số nhiều

(có tới bao nhiêu)

Ví dụ: As many as 5 million people died of hunger. 

(Có tới 5 triệu người chết vì nạn đói.)

→ As many as để nhấn mạnh số lượng nhiều người (5 million).

as few as + số lượng cụ thể + danh từ đếm được số nhiều

(chỉ có bao nhiêu)

Ví dụ: As few as 10 species of animals could be extinct within the next 10 years. 

(Có thể chỉ có 10 loài động vật sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm tới.)

→ As few as nhấn mạnh số lượng ít loài động vật (10 species).

So sánh mức độ luôn giống nhau 

Trạng từ As (Như) sẽ đi kèm với tính từ, trạng từ hoặc cụm giới từ, để đóng vai trò làm cụm trạng ngữ chỉ mức độ diễn ra của hành động trong câu luôn giống nhau.

Cách dùng trạng từ "as" so sánh mức độ.

As + tính từ, S+V 

(hoặc đảo vế As + tính từ ra phía sau mệnh đề)

Ví dụ: The food was delicious, as usual

(Đồ ăn rất ngon, như thường lệ.)

→ As + tính từ usual (luôn luôn) chỉ mức độ thường xuyên của đồ ăn luôn ngon như nhau.

As +trạng từ, S+V 

(hoặc đảo vế As + trạng từ ra phía sau mệnh đề)

Ví dụ: As always, the service was excellent. 

(Dịch vụ tuyệt vời, như mọi khi.)

→ As + trạng từ always (luôn luôn) chỉ mức độ thường xuyên của dịch vụ luôn tốt như nhau.

As + cụm giới từ, S+V

(hoặc đảo vế As + cụm giới từ ra phía sau mệnh đề) 

Ví dụ: The word "cat" is pronounced, as in "hat". 

(Từ "cat" được phát âm giống như "hat".)

→ As + cụm giới từ in “hat” chỉ sự giống nhau trong cách phát âm của “cat” luôn giống như trong từ “hat”.

As sử dụng với vai trò là giới từ

As là giới từ có thể phân ra 2 lớp nghĩa là:

  • As với nghĩa là "Với vai trò/chức năng gì"

  • As với nghĩa là "Như"

Dù có 2 lớp nghĩa, nhưng giới từ As có 1 cách dùng duy nhất là kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ chỉ vai trò, chức năng (với nghĩa “có vai trò/chức năng gì”) hoặc chỉ đối tượng nào đó cần được so sánh với chủ ngữ trong câu (với nghĩa “như”).

Cách dùng giới từ "as".

As + (Cụm) Danh từ chỉ người

(Với vai trò gì)

Ví dụ: As a professional singer, my goal is to use my voice to inspire and connect with people. 

( Là một ca sĩ chuyên nghiệp, mục tiêu của tôi là sử dụng giọng hát của mình để truyền cảm hứng và kết nối với mọi người.)

→ As + cụm danh từ chỉ nghề nghiệp của người (a professional singer).

As + (Cụm) Danh từ chỉ vật 

(Có chức năng/vai trò gì)

Ví dụ: The knife is used as a tool for cutting. 

(Dao được sử dụng như một công cụ để cắt.)

→ As + danh từ chỉ vật “a tool” để nói về chức năng của con dao (the knife) là làm công cụ để cắt.

S+V as + (Cụm) Danh từ 

(so sánh chủ ngữ như cái gì đó)

Ví dụ: He speaks as a native speaker

(Anh ấy nói như một người bản ngữ.)

→ As kết hợp với danh từ “a native speaker” để so sánh khả năng nói của anh ấy như một người bản ngữ (thực tế thì anh ấy không phải người bản ngữ).

As sử dụng với vai trò liên từ

As có 4 lớp nghĩa khi sử dụng với vai trò là liên từ:

  • As nghĩa là “khi”

  • As nghĩa là “vì”

  • As nghĩa là “theo cách”

  • As nghĩa là “mặc dù”

Tuy có 4 nghĩa khác nhau nhưng As là liên từ có chung một cấu trúc hình thành câu. Đó là As liên kết 2 mệnh đề vào cùng 1 câu để tạo thành câu phức. 

Bạn hãy cùng theo dõi cấu trúc câu cụ thể và ví dụ ở các đề mục nhỏ hơn cho mỗi cách dùng với As là liên từ nha.

As nghĩa là “khi”

Liên từ As (Khi/Trong khi) sẽ đi cùng một mệnh đề để nêu mốc thời gian cho mệnh đề chính trong câu. Vế mệnh đề với As có thể đứng đầu câu hoặc cuối câu (sau mệnh đề chính). Nếu mệnh đề với As đứng đầu câu thì bạn phải có dấu phẩy ngăn cách 2 vế mệnh đề trong câu.

As (Khi/Trong khi) + S1+V1, S2+V2 

hoặc

S2+V2, as (khi/trong khi) + S1+V1 

As (Trong khi) chỉ hai hành động diễn ra cùng lúc.

Ví dụ: I watched her as she walked away. (Tôi nhìn theo cô ấy khi cô ấy bước đi.)

→ Hai hành động “I watched her” (Tôi nhìn theo cô ấy) và “she walked away” (cô ấy bước đi) diễn ra cùng một lúc.

As (Khi) chỉ hai hành động chuyển biến cùng thời gian.

Ví dụ: As she grows up, she becomes wiser. (Khi cô ấy càng trưởng thành hơn, cô ấy càng trở nên khôn ngoan hơn.)

→ Trong câu này, khi nhân vật “cô” lớn lên thì cô cũng trở nên khôn ngoan hơn.

As (Khi) diễn tả sự việc dài đang diễn ra, thì có sự việc ngắn nào đó diễn ra trong lúc đó.

Ví dụ: As he was speaking, I fell asleep. (Khi anh ấy đang nói, tôi ngủ thiếp đi.)

→ Hành động dài là “anh ta đang nói” , trong lúc hành động này diễn ra thì ở 1 lúc nào đó có hành động ngắn là “tôi ngủ thiếp đi”.

As nghĩa là “vì”

Liên từ As () sẽ đi cùng một mệnh đề để nêu lí do cho hệ quả ở mệnh đề chính. Vế mệnh đề với As có thể đứng đầu câu hoặc cuối câu (sau mệnh đề chính). Nếu mệnh đề với As đứng đầu câu thì bạn phải có dấu phẩy ngăn cách 2 vế mệnh đề trong câu. Bạn hãy theo dõi công thức cấu trúc và ví dụ minh họa sau đây.

So với Because () nhấn mạnh vào vế chỉ nguyên nhân, thì As () sẽ nhấn mạnh vào vế hệ quả của nguyên nhân được đưa ra hơn.

Cách dùng liên từ "as" (vì).

As () + S1+V1, S2+V2 

S1+V1 = Mệnh đề chỉ nguyên nhân

S2+V2 = Mệnh đề chỉ hệ quả

Ví dụ: As I have had an accident, I can’t attend the meeting. 

(Vì tôi bị tai nạn nên tôi không thể tham dự cuộc họp.)

S2+V2 as S1+V1

S1+V1 = Mệnh đề chỉ nguyên nhân

S2+V2 = Mệnh đề chỉ hệ quả

Ví dụ: We can’t get in the supermarket as it is not open.

(Chúng tôi không thể vào siêu thị được vì nó chưa mở cửa.)

As nghĩa là “theo cách”

As (theo cách/như) đi cùng một mệnh đề để nói về cách cái gì được làm tương tự như việc nào đó. As lúc này đóng nghĩa với Just like/ Just the way.

As với nghĩa là “theo cách” sẽ chỉ được đặt cuối câu để mô tả cách thức và so sánh với một mệnh đề chính đã được nêu trước đó. Bạn hãy theo dõi công thức cấu trúc và ví dụ minh họa sau đây.

S1 + V1 as S2 + V2

(Làm gì như/theo cách mà cái gì khác được làm)

Ví dụ: I followed the directions as the map showed. (Tôi đi theo chỉ dẫn như bản đồ chỉ.)

→ As kết hợp mệnh đề “as the map showed” để so sánh việc tôi đi theo hướng như cách mà bản đồ chỉ dẫn.

As nghĩa là “như”

As nghĩa là “như” thường được dùng để bổ sung thông tin vào câu như ví dụ dưới đây. Cách nói này thường được dùng trong trong văn phong trang trọng hơn, so với Like cũng có cách dùng này nhưng chỉ trong giao tiếp thân mật. 

As + S1+V1, S2+V2 

Ví dụ: As I said before, I am not interested in your proposal. (Như tôi đã nói trước đây, tôi không quan tâm đến đề xuất của bạn.)

S2+V2 as S1+V1

Ví dụ: I am not interested in your proposal, as I said before. (Như tôi đã nói trước đây, tôi không quan tâm đến đề xuất của bạn.)

As nghĩa là “mặc dù”

As mang nghĩa “mặc dù” thể hiện sự nhượng bộ thường được dùng như sau.

Adj+ as + S + be, S + V

Ví dụ: Happy as she is, she is still worried about her future. (Dù cô ấy hạnh phúc, cô ấy vẫn lo lắng về tương lai của mình.)

→ Vế 1 có mệnh đề gốc là “she is happy”. Dùng trong cấu trúc As chỉ sự nhượng bộ, tính từ được đảo lên là “happy as she is” (Dù cô ấy hạnh phúc).

Adv+ as + S + V, S + V

Ví dụ: Hard as you work, you will still make mistakes. (Dù bạn có làm việc chăm chỉ, bạn vẫn sẽ mắc sai lầm.)

→ Vế 1 có mệnh đề gốc là “you work hard”. Dùng trong cấu trúc As chỉ sự nhượng bộ, trạng từ được đảo lên là “hard as you work” (Dù bạn có làm việc chăm chỉ).

Such as sử dụng để liệt kê, nêu ví dụ

Such as là cụm từ đặc biệt của As và có chức năng để liệt kê, nêu ví dụ. Such as có thể được dùng trong cả văn phong trang trọng lẫn không trang trọng.

Khi dùng Such as, bạn cần nêu danh từ nói chung về một sự việc, hiện tượng rồi mới thêm Such as để bắt đầu liệt kê. Sau Such as là một loạt những danh từ dùng để lấy ví dụ liệt kê (Such as + N1, and N2). Sau such as không cần dấu phẩy (,) và không cần dấu hai chấm (:).

[Danh từ nói chung] such as N1 and/or N2

Lưu ý: Số lượng liệt kê có thể nhiều hơn 2. Trước danh từ cuối cùng được liệt kê cần có and/or.

Ví dụ: There are many things you can do in college, such as joining a club, starting a social project or studying a new language. 

(Có rất nhiều điều bạn có thể làm ở trường đại học, chẳng hạn như tham gia một câu lạc bộ, bắt đầu một dự án xã hội hoặc học một ngôn ngữ mới.) → Trước khi liệt kê cần có danh từ chung = many things you can do in college. 

→ Ví dụ liệt kê 3 hành động và trước hành động cuối cùng được liệt kê phải có “or” (or studying a new language).

Cách phân biệt Like và As trong tiếng Anh

Like và As có nhiều sự tương đồng và khác biệt về nghĩa và cách dùng trong câu. DOL sẽ tổng hợp sự giống nhau về nghĩa của Like và As mà các bạn hay bị nhầm lẫn. Sau đó sẽ là bảng tổng hợp sự khác nhau rõ nét giữa Like và As cả về nghĩa và cách dùng.

Ngoài ra, DOL sẽ bổ sung thêm cấu trúc As if/As though (Như thể) và kèm theo phân biệt với Like (Giống), để các bạn vừa mở rộng được cách diễn đạt, vừa nắm rõ cách dùng của As if/As though và Like.

Like và As đều nói về sự tương đồng

Trong một số trường hợp, Like và As có điểm chung là đều nói về sự tương đồng. Bạn hãy theo dõi cụ thể hơn trong bảng tổng hợp dưới đây nha.

Đặc điểm

Like

As

Nghĩa

Như, giống như

Loại từ

Liên từ, giới từ

Liên từ

Chức năng

Mô tả sự tương đồng, giống nhau của người, sự vật, sự việc này với đối tượng, sự việc khác

Ngữ cảnh sử dụng

Xã giao, không trang trọng, dùng trong văn nói nhiều

Cả văn nói và viết trang trọng và không trang trọng

Cấu trúc + Ví dụ

Like S+V, S+V

Like I said, the meeting will start at 10am. (Như tôi đã nói, cuộc họp sẽ bắt đầu lúc 10 giờ sáng.)

 

 

S+V like S+V

She enjoys all kinds of music like I do. (Cô ấy cũng thích tất cả các loại nhạc, giống như tôi.)

S+V like + (cụm) Danh từ/Đại từ

He has a blue sweater like mine. (Anh ấy có cái áo len màu xanh giống cái của tôi.)

As S+V, S+V

As I said in my email, the deadline for the project is tomorrow. (Như tôi đã nói trong email của tôi, hạn chót cho dự án là ngày mai.)

S+V, as S+V

She enjoys all kinds of music as I do. (Cô ấy cũng thích tất cả các loại nhạc, giống như tôi.)

Điểm khác nhau của Like và As

Giữa Like và As có nhiều điểm khác nhau cả về loại từ và ý nghĩa như sau.

Đặc điểm

Like

As

Chức năng

Động từ (Thích) → Chỉ sự yêu thích.

Không có vai trò làm động từ như Like

Trạng từ (Kiểu như là/ Kiểu) → Để đệm trong câu khi nói.

Trạng từ (Có tính chất/mức độ như) → Để so sánh 2 đối tượng, sự việc có tính chất ngang nhau.

Giới từ (Ví dụ như = such as) → Để lấy ví dụ.

Giới từ (Có vai trò/tính chất) → Chỉ vai trò gì của người hoặc chỉ chức năng của vật.

Liên từ (Như thể/Như là) → Để so sánh sự tương đồng (ví von có phần cường điệu)

Liên từ (Vì/ Khi/Mặc dù) → Nêu lí do/ thời gian/ thể hiện sự nhượng bộ.

Ngữ cảnh sử dụng

Xã giao, không trang trọng, dùng trong văn nói nhiều

Cả văn Nói và Viết trang trọng và không trang trọng

Phân biệt Like và As if/As though

As if/ As though và Like đều được dùng để so sánh sự tương đồng và được hiểu với nghĩa là “giống như là/ như thể là”. Bạn hãy theo dõi bảng tổng hợp sự giống và khác nhau trong ý nghĩa và cách dùng As if/As though.

Đặc điểm

Like

As if/ As though

Nghĩa

Giống như là/ như thể là

Loại từ

Giới từ, Liên từ

Liên từ

Chức năng

So sánh sự tương đồng của một hành động với một hành động khác. Sự so sánh đôi khi được nói quá lên bằng cách so sánh với hành động khác không có thật.

So sánh tương đồng hành động với một người/vật/ sự việc khác.

 

Ngữ cảnh sử dụng

Xã giao, không trang trọng, dùng trong văn nói nhiều

Cả văn Nói và Viết trang trọng và không trang trọng

Cấu trúc + Ví dụ

S+V like + (cụm) Danh từ

She walks like a model. (Cô ấy bước đi như một người mẫu.)

S1+V1 like S2+V2

He ran like he was chased by a dog. (Anh ấy chạy như thể bị chó đuổi vậy.)

S1 + act/behave/ feel/look/sound like + S2 + V2

She behaves like she owns the place. (Cô ấy cư xử như thể là chủ của nơi này vậy.)

S+V as if/as though + cụm giới từ

They were shouting as though in panic.

S+V, as if/as though S+V

The food tasted as if it had been prepared by a master chef. (Món ăn có vị như thể nó đã được nấu bởi vua đầu bếp.)

S1 + act/behave/ feel/look/sound + as if/as though + S2 + V2

She acted as if she didn't know me. (Cô ấy cư xử như thể cô ấy không biết tôi.)

Tóm lại, As và Like chỉ giống nhau ở nghĩa là “như, giống như” diễn đạt sự tương đồng. Cách dùng giữa As và Like ở những dạng từ loại khác nhau đều có sự khác biệt về ý nghĩa và cách dùng.

Ngoài ra, As if/As though và Like (như thể) cũng có sự giống nhau khi có thể so sánh sự tương đồng của một hành động với hành động khác, tuy nhiên ngữ cảnh sử dụng và cấu trúc có phần khác nhau.

Bài tập

Bạn hãy thử thực hành những kiến thức trên vào bài tập dưới đây sẽ ôn tập về cách dùng đa dạng giữa like và as nha.

Bài 1: Điền “like” và/hoặc “as” vào chỗ trống.

1.

1
you may know, the course will open in June.

 

2. My sister is hoping to work

2
a fashion designer after graduation.

 

3. Peter was worn out after working for 12 hours. He slept

3
a baby.

 

4. You can work hard

4
you want but they are not going to promote you.

 

5.

5
the supermarket is not open, we can’t get in.

 

6. This song sounds

6
an old Taylor Swift song.

 

7. She stuttered a bit during her presentation but she went on

7
if nothing had happened.

 

8. He was yelling at his kids

8
we walked by.

 

9.

9
I have told you, you should wash your hands before dinner.

I have two brothers.

 

10. The younger one is not

10
handsome as the older one.

 

Bài 2: Chọn đáp án đúng.

1

My neighbor's house is full of exotic items. __________.

A

It looks as a museum

B

It looks a museum

C

It looks like a museum

D

It looks for a museum

2

__________, you never disappoint me.

A

As always

B

Same always

C

For always

D

Sometimes always

3

I am thinking about changing my career. I’ve been working __________ and I have made almost no progress.

A

like an actress for 3 years

B

as an actress for 3 years

C

as the actress for 3 years

D

as a actress for 3 years

 

4

I enjoy outdoors activities __________.

A

such as badminton or tennis

B

like as badminton or tennis

C

for as badminton or tennis

D

as badminton or tennis

5

I have __________. You’re truly special.

A

never met anyone as you

B

never met anyone such as you

 

C

never met anyone like you

D

never met anyone same you

6

The police officer disguised __________.

A

as senior citizen

B

like a senior citizen

C

as the senior citizen

D

as a senior citizen

 

7

The news of you getting married next month __________.

A

came as a shock to me

B

came as such as shock to me

C

came to a shock to me

D

came like a shock to me

8

__________, Catherine is gifted at singing.

A

Like her father

B

For her father

C

As her father

D

Such as her father

9

I don’t want to be __________ you.

A

like

B

as if

C

as

D

likewise

10

__________, we were angry at his assumptions about us.

A

Like you can imagine

B

As you can imagine

C

So you imagine

D

So you can imagine

 

Tổng kết

Like và As hay bị nhầm lẫn trong ý nghĩa và cách dùng. Qua bài viết này, DOL hy vọng đã giúp bạn nắm vững các cấu trúc câu và cách dùng của As và Like và làm rõ điểm giống và khác nhau giữa 2 cấu trúc trên. Đồng thời, DOL đã giúp bạn phân biệt thêm Like và As if/As though, để bạn có thể sử dụng chính xác trong từng ngữ cảnh và giúp nâng cao hiệu quả diễn đạt tiếng Anh hơn.

Ngoài bài tập củng cố phân biệt Like và As cuối bài, các bạn đừng quên ghé thăm trang web học tập độc quyền của DOL để tham khảo các bài viết cùng chủ đề và được hỗ trợ đắc lực hơn trong việc học tiếng Anh nhé.

Khuất Thị Ngân Hà

Khuất Thị Ngân Hà là một trợ giảng tiếng Anh hơn 4 năm kinh nghiệm và là thành viên của nhóm Học thuật tại Trung tâm DOL English. Với niềm đam mê Anh Ngữ, cô đã sở hữu cho mình tấm bằng IELTS Academic 7.5 Overall cùng chứng chỉ TOEIC 870, thể hiện khả năng kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh vô cùng thành thạo.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc