Liên từ (Conjunction) trong tiếng Anh: Phân loại và cách dùng chi tiết nhất

Liên từ trong tiếng Anh (Conjunction) có vai trò quan trọng trong việc tạo liên kết chặt chẽ giữa các ý trong câu, trong cả lời nói và ngôn ngữ viết. Vì vậy, biết cách sử dụng đúng liên từ sẽ giúp bạn diễn đạt mạch lạc, rõ ý và dễ hiểu cho người nghe và người đọc. Qua bài viết này DOL Grammar sẽ giúp bạn giải đáp mọi câu hỏi thuộc chủ đề này, bao gồm: Liên từ (Conjunction) là gì, được phân loại ra sao, có chức năng gì và có những nguyên tắc sử dụng nào.

liên từ trong tiếng anh
Liên từ (Conjunction) trong tiếng Anh

Liên từ trong tiếng Anh (Conjunction) là gì?

Liên từ (Conjunction) là từ có chức năng nối các từ, cụm từ và các mệnh đề với nhau trong cùng 1 câu. Vì thế, liên từ giúp chúng ta mở rộng một câu đơn giản thành câu phức hay câu ghép có nhiều thông tin và có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các vế câu.

Ví dụ.

  • Câu không có liên từ:  I went to the store. I bought some groceries. (Tôi đi đến cửa hàng. Tôi mua ít đồ ăn.)

Câu có liên từ: I went to the store, and I bought some groceries. (Tôi đi đến cửa hàng, và tôi mua ít đồ ăn.)

 

 

→ “and” là liên từ mang nghĩa “

→ “and” nối 2 mệnh đề độc lập là câu đơn: “I went to the store” và “I bought some groceries” để thành 1 câu ghép (compound sentence) hoàn chỉnh.

 

→ “and’ giúp liên kết 2 hành động riêng biệt, không liên quan gì tới nhau thành 1 chuỗi hành động nối tiếp nhau. 

 

 

  • Câu không có liên từ: I went to the store. I needed to buy some groceries.

Câu có liên từ: I went to the store because I needed to buy some groceries. (Tôi đi đến của hàng vì tôi cần mua ít đồ ăn.)

 

 

→ “because” là liên từ mang nghĩa “bởi vì

 

→ “because” nối 2 mệnh đề độc lập là câu đơn: “I went to the store” và “I needed to buy some groceries” thành 1 câu phức (complex sentence) hoàn chỉnh.

 

 

→ Từ 2 hành động riêng biệt, không liên quan gì tới nhau (trong câu không có liên từ), “because” thiết lập mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa 2 mệnh đề trong ở cùng 1 câu.

Phân loại liên từ (Conjunction) trong tiếng Anh 

Liên từ (Conjunction) thường được chia thành 3 loại.

  1. Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)

  2. Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)

  3. Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)

Với mỗi nhóm liên từ trên, DOL Grammar sẽ giới thiệu đến bạn các liên từ cụ thể cùng với cách dùng và minh họa qua ví dụ.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được tổng quát về chức năng và quy tắc dùng dấu phẩy vô cùng quan trọng của từng loại liên từ.

các loại liên từ tiếng anh
Liên từ thường được chia thành 3 loại như trên.

Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)

Liên từ kết hợp là gì?

Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions) là những từ có chức năng kết nối hai (hoặc nhiều hơn) đơn vị từ tương đương nhau (ví dụ: kết nối 2 từ vựng, 2 cụm từ hoặc 2 mệnh đề trong câu).

Để dễ ghi nhớ các liên từ này thì người học tiếng Anh có thể áp dụng mẹo như sau.

 liên từ trong tiếng anh là gì
Mẹo ghi nhớ các liên từ kết hợp thông qua cụm từ FANBOYS.

Dưới đây, DOL Grammar đã tổng hợp nên cách dùng cụ thể cho từng liên từ kết hợp kèm theo ví dụ cụ thể.

Liên từ kết hợp

Ví dụ

FOR: Giải thích lý do hoặc mục đích (dùng giống because)

Lưu ý: Khi hoạt động như một liên từ, for chỉ đứng ở giữa câu, sau for phải sử dụng một mệnh đề và trước for phải có dấu phẩy (,)

He is not very well-liked by his coworkers, for he takes himself too seriously. (Anh ấy không được đồng nghiệp quý mến cho lắm vì anh ấy quá coi trọng bản thân).

AND: Thêm/bổ sung một thứ vào một thứ khác

I wake up early and go jogging in order to keep fit. (Tôi thức dậy sớm và chạy bộ để giữ dáng)

NOR: Dùng để bổ sung một ý phủ định vào ý phủ định đã được nêu trước đó.

I don’t read nor play chess in my free time. I’m more of an outdoors person. (Tôi không đọc và không chơi cờ vào thời gian rảnh. Tôi là kiểu người thích các hoạt động ngoài trời hơn.).

BUT: Dùng để diễn tả sự đối lập, ngược nghĩa

He is highly successful but he never talks about his achievement (Anh ấy rất thành công nhưng anh ấy không bao giờ nói về thành tích của mình).

OR: Dùng để trình bày thêm một lựa chọn khác.

You can walk out of your comfort zone or stay the same. (Bạn có thể bước ra khỏi vùng an toàn của mình hoặc giữ nguyên như hiện tại).

YET: Dùng để giới thiệu một ý ngược lại so với ý trước đó (tương tự but).

I have studied Chinese for 5 years, yet I am still afraid to speak to a native speaker. (Tôi đã học tiếng Trung được 5 năm, nhưng tôi vẫn ngại nói chuyện với người bản xứ).

SO: Dùng để nói về một kết quả hoặc một ảnh hưởng của hành động/sự việc được nhắc đến trước đó.

She was depressed for having lost the contest so I took her out to the park to cheer her up. (Cô ấy chán nản vì thua cuộc thi nên tôi đã đưa cô ấy đi chơi công viên để cổ vũ tinh thần cô ấy).

Chức năng của liên từ kết hợp

Liên từ kết hợp có thể liên kết 2 (hoặc nhiều hơn 2) từ, cụm từ hoặc mệnh đề trong câu. Các đơn vị từ này có độ quan trọng, vai trò trong câu tương đương nhau. 

  • Liên từ kết hợp nối 2 từ loại cùng loại

Ví dụ: The movie was funny, yet thoughtful. (Bộ phim rất hài hước, tuy nhiên cũng đáng để suy ngẫm.)

 

 

→ liên từ kết hợp “yet” nối 2 tính từ “funny” và “thoughtful” nhằm nêu ra ý tương phản “vui mà vẫn đáng suy ngẫm”.

  • Liên từ kết hợp nối cụm từ này với cụm từ khác

Ví dụ: We go swimming and camping every summer. (Chúng tôi đi bơi và cắm trại vào mỗi mùa hè.)

 

 

→  “and” (và) nối 2 cụm từ chỉ hành động (cụm động từ) có chung cấu trúc go + V-ing: go swimming (đi bơi) và go camping (đi cắm trại).

  • Liên từ kết hợp nối mệnh đề với mệnh đề (gồm các liên từ FANBOYS)

Ví dụ.

  • I studied hard, but I still didn't get a good grade. (Tôi học chăm nhưng tôi vẫn không đạt điểm cao.)

→ câu có 2 mệnh đề độc lập, nếu không có liên từ thì chúng là 2 câu riêng biệt, đọc riêng 2 câu vẫn có nghĩa. 

 

 

  • I studied hard.

  • I still didn't get a good grade.

→ liên từ kết hợp “but” (nhưng) nối 2 mệnh đề với nhau thành 1 câu. “But diễn tả sự đối lập nên thiết lập được mối quan hệ tương phản: mệnh đề sau mang ý tương phản với mệnh đề trước.

Quy tắc dùng dấu phẩy trong câu chứa liên từ kết hợp

Khi liên từ kết hợp nối 2 từ với nhau, hoặc 2 cụm từ với nhau, dấu phẩy không cần thiết giữa 2 vế liệt kê.

Tuy nhiên, bạn cần có dấu phẩy giữa 2 mệnh đề được liên kết  bởi liên từ kết hợp.

Ví dụ.

  • She usually reads historical or scientific books. (Cô ấy thường đọc sách thể loại kịch sử hoặc viễn tưởng.)

→ Liên từ kết hợp “or” nối 2 tính từ với nhau nên không cần dấu phẩy trước “or”.

 

 

  •  She usually drinks coffee in the morning, but she sometimes switches to orange juice. (Cô ấy thường uống cà phê vào buổi sáng, nhưng thỉnh thoàng cô ấy vẫn uống nước cam ép.)

→ Liên từ kết hợp “but” nối thêm 1 mệnh đề vào mệnh đề ban đầu nên phải có dấu phẩy ngăn cách giữa 2 mệnh đề.

Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)

Liên từ tương quan là gì?

Liên từ tương quan được sử dụng để kết nối 2 đơn vị từ với nhau và luôn đi thành cặp không thể tách rời. Dưới đây, DOL Grammar sẽ giới thiệu tới các bạn nhóm các liên từ tương quan phổ biến và tổng hợp nên cách dùng và kèm theo các ví dụ cụ thể.

conjunction là gì
Những liên từ tương quan mà bạn thường gặp.

Liên từ tương quan

Ví dụ

EITHER … OR dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này, hoặc là cái kia.

You have to choose either Sam or Alex. You can’t date both. (Bạn phải chọn Sam hoặc Alex. Bạn không thể hẹn hò với cả hai).

NEITHER … NOR dùng để diễn tả phủ định kép: không cái này cũng không cái kia.

I want neither Sam nor Alex. I’m fine on my own. (Tôi không muốn cả Sam và Alex. Tôi ở một mình cũng ổn).

BOTH … AND dùng để diễn tả lựa chọn kép: cả cái này lẫn cả cái kia.

I want to be both an athlete and a math professor when I grow up. (Tôi muốn vừa là một vận động viên vừa là một giáo sư toán khi lớn lên).

NOT ONLY … BUT ALSO dùng để diễn tả lựa chọn kép: không những cái này mà cả cái kia

I’ll eat not only the pizza but also the sandwich (Tôi sẽ ăn không chì pizza mà còn cả sandwich nữa).

WHETHER … OR dùng để diễn tả nghi vấn giữa 2 đối tượng: liệu cái này hay cái kia.

I didn’t know whether you’d want the pizza or the sandwich, so I got you both. (Tôi không biết liệu rằng bạn muốn pizza hay sandwich, nên tôi mua cả hai cho bạn luôn).

NOT… BUT (RATHER) dùng để phủ định sự vật sự việc này mà đúng ra là sự vật sự việc khác: không phải…mà là….

The student's biggest challenge is not academic ability, but rather motivation. (Thử thách lớn nhất của sinh viên không phải là khả năng học tập, mà là động lực.)

AS … SO (hoặc trang trọng hơn dùng JUST AS…SO) dùng để diễn tả sự giống nhau của hai sự vật sự việc: cũng như ai đó có hành động gì, người nào đó cũng có hành động tương đương.

(Just) as he is good at math, so she is good at science. (Cũng như anh ấy giỏi Toán, cô ấy cũng giỏi môn Khoa học.)

AS …AS dùng để so sánh ngang bằng: bằng, như

For me, reading manga is not as fun as watching anime. (Đối với tôi, đọc manga không vui bằng xem anime).

(NOT) AS MANY …AS dùng để so sánh ngang bằng: bằng, như

There are as many people who are extroverted as those who are introverted. (Có nhiều người hướng ngoại tương đương với số người hướng nội.)

(NOT) AS MUCH …AS dùng để so sánh ngang bằng: bằng, như

I do not have as much money as you do (Tôi không có nhiều tiền như bạn.)

SUCH… THAT / SO … THAT dùng để diễn tả quan hệ nhân – quả: quá đến nỗi mà

The boy has such a good attitude that everyone has an affection for him.

His attitude is so good that everyone has an affection for him.

(Cậu bé có một tính cách tốt đến nỗi mọi người đều có cảm tình với cậu).

RATHER … THAN dùng để diễn tả lựa chọn: hơn là, thay vì

She’d rather sleep than do homework. (Cô ấy muốn ngủ hơn là làm bài tập về nhà)

NO SOONER … THAN dùng để diễn tả về mặt thời gian: vừa khi… thì…

I had no sooner left than she arrived. (Tôi vừa mới đi thì cô ấy tới.)

SCARCELY/ HARDLY/ BARELY … WHEN dùng để diễn tả về mặt thời gian: vừa khi… thì…

I had hardly left when she arrived. (Tôi vừa mới đi thì cô ấy tới.)

→ Bạn có thể thay thế “hardly” bằng “barely” hoặc “scarcely” mà câu vẫn giữ nguyên nghĩa.

Chức năng của liên từ tương quan

Liên từ tương quan là những cặp từ chỉ nối 2 đơn vị từ tương đương với nhau. Cụ thể 4 chức năng nối các đơn vị từ bạn theo dõi phía dưới đây.

  • Liên từ tương quan nối từ loại với từ loại hoặc cụm từ với cụm từ

Ví dụ: I see that you went for not the chicken but the fish. (Tôi để ý rằng bạn không chọn gà mà chọn cá.)

 

 

→ cặp liên từ tương quan “not…but…”nêu sự lựa chọn về cái này thay vì cái khác qua việc nối 2 danh từ “the chicken” và “the fish” vào cấu trúc liên từ.

  • Liên từ tương quan nối chủ ngữ với chủ ngữ

Ví dụ: Neither my parents nor I am coming to the party. (Cả bố mẹ và anh trai tôi đều không tới bữa tiệc.)

 

 

→  cặp liên từ tương quan “neither…nor” nêu sự phủ định của cả 2 đối tượng làm chủ ngữ là “my parents” và “I”.

  • Liên từ tương quan nối mệnh đề độc lập với mệnh đề độc lập

Cuối cùng, liên từ tương quan có thể nối mệnh đề với mệnh đề.

Ví dụ: Either you leave or I leave. (Hoặc là bạn đi ra hoặc tôi là người đi.)

 

→ Cặp liên từ tương quan “either…or” nối 2 mệnh đề vào trong cấu trúc thể hiện hoặc hành động này hoặc hành động kia.

Quy tắc dùng liên từ tương quan và các lỗi thường gặp

Bạn cần chú ý 2 quy tắc quan trọng nhất khi dùng liên từ tương quan như sau.

  • Cặp từ, cặp cụm từ, hoặc cặp mệnh đề trong cấu trúc liên từ tương quan phải đảm bảo sự đồng nhất (2 từ cùng loại, 2 cụm từ cùng loại hoặc 2 mệnh đề trong cấu trúc)

Ví dụ: He is not only a good student but also a talented doctor. (Anh ấy không chỉ là sinh viên giỏi mà còn là một bác sĩ tài năng.)

 

→ Cặp cụm từ trong liên từ tương quan “not only…but also” đều đồng nhất dạng cụm danh từ.

Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)

Liên từ phụ thuộc là gì?

Liên từ phụ thuộc được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, gắn kết mệnh đề này vào mệnh đề chính trong câu.

Mệnh đề phụ thuộc có thể đứng trước hoặc đứng sau mệnh đề chính nhưng phải luôn được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc.

Liên từ phụ thuộc trong tiếng anh
Liên từ phụ thuộc được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc , tạo sự liên kết với mệnh đề chính trong câu.

Liên từ phụ thuộc

Ví dụ

AFTER / BEFORE dùng để diễn tả thời gian, một việc xảy ra sau/trước một việc khác – sau / trước khi

After having finished paying my debt, I felt a deep sense of relief. (Sau khi trả xong nợ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng)

ALTHOUGH / THOUGH / EVEN THOUGH dùng để biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic – mặc dù

Lưu ý: Although / though / even though dùng với mệnh đề, ngoài ra còn có thể dùng despite và in spite of + phrase (N/ V-ing), despite the fact that và in spite of the fact that + clause để diễn đạt ý tương đương

He was optimistic although he has been through some traumas in life. (Anh ấy rất lạc quan mặc dù anh ấy đã trải qua một số tổn thương trong cuộc sống).

AS dùng để diễn tả hai hành động cùng xảy ra – khi; hoặc diễn tả nguyên nhân – bởi vì

As you have completed all your work, you can leave. (Khi bạn đã hoàn thành tất cả công việc của mình, bạn có thể rời đi).

AS LONG AS dùng để diễn tả điều kiện –chừng nào mà, miễn là

We'll go as long as you join us. (Chúng tôi sẽ đi miễn là bạn tham gia cùng chúng tôi).

AS SOON AS dùng để diễn tả quan hệ thời gian – ngay khi mà

As soon as the teacher arrived, the students stood up to greet her. (Ngay khi cô giáo vừa đến thì học sinh đứng dậy chào cô).

NOW THAT dùng để 

diễn tả mối quan hệ nhân quả theo thời gian – vì giờ đây. 

Now that I have finished all the given tasks, I can play all day.

(Bây giờ tôi đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao, tôi có thể chơi cả ngày)

BECAUSE / SINCE dùng để diễn tả nguyên nhân, lý do – bởi vì

Lưu ý: Because / since dùng với mệnh đề, ngoài ra có thể dùng because of / due to + phrase để diễn đạt ý tương đương.

Because/Since my brother wanted to become a successful singer, he practiced singing all the time. (Vì anh trai tôi muốn trở thành một ca sĩ thành công, anh ấy đã luyện hát mọi lúc).

EVEN IF dùng để diễn tả điều kiện giả định mạnh –kể cả khi

He will never stop even if everyone opposes him. (Anh ấy sẽ không bao giờ dừng lại ngay cả khi tất cả mọi người phản đối anh ấy).

IF / UNLESS dùng để diễn tả điều kiện – nếu / nếu không

We can’t go out unless it gets sunny soon. (Chúng tôi không thể ra ngoài trừ khi trời sớm nắng lại).

ONCE dùng để diễn tả ràng buộc về thời gian – một khi

Once you’ve tried vegan food, you will see they actually taste good. (Một khi bạn đã thử thực phẩm thuần chay, bạn sẽ thấy chúng thực sự ngon).

SO THAT / IN ORDER THAT dùng để diễn tả mục đích – để

We left early so that we would make it to her place on time. (Chúng tôi về sớm để có thể đến địa điểm của cô ấy đúng giờ).

UNTIL dùng để diễn tả quan hệ thời gian, thường dùng với câu phủ định – cho đến khi

He watched youtube videos until his mom came home.

(Anh ấy đã xem video trên youtube cho đến khi mẹ anh ấy về nhà).

WHEN dùng để diễn tả quan hệ thời gian – khi

When I got home, my sister was feeding the cat.

(Khi tôi về tới nhà, em gái tôi đang cho con mèo ăn).

WHILE dùng để diễn tả quan hệ thời gian – trong khi; hoặc sự ngược nghĩa giữa 2 mệnh đề – nhưng (= WHEREAS)

She was sleeping while her sister was feeding the pigeons.

(She đang ngủ trong khi em gái cô đang cho chim bồ câu ăn).

IN CASE / IN THE EVENT THAT dùng để diễn tả giả định về một hành động có thể xảy ra trong tương lai – trong trường hợp, phòng khi.

I will not come to your party in the event that I get sick.

(Tôi sẽ không đến bữa tiệc của bạn trong trường hợp tôi bị ốm).

Chức năng của liên từ phụ thuộc

Liên từ phụ thuộc có chức năng nối 2 mệnh đề lại với nhau để tạo nên câu phức. 

Ví dụ: While I was cooking, my brother was sleeping. (Trong lúc tôi nấu ăn thì em trai tôi nằm ngủ.)

 

 

→ Câu chứa liên từ phụ thuộc “while”

 

→ “While” nối 2 mệnh đề “I was cooking” và “my brother was sleeping” vào cùng 1 câu tạo nên câu phức (là câu có mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề độc lập). 

 

→  Vế mệnh đề chứa liên từ phụ thuộc “while I was cooking” = mệnh đề phụ thuộc.

 

→  Vế mệnh đề hoàn chỉnh theo sau “my brother was sleeping” = mệnh đề độc lập.

Quy tắc dùng dấu phẩy trong câu chứa liên từ phụ thuộc

Dấu phẩy có vai trò quan trọng trong việc giúp câu chứa cấu trúc liên từ phụ thuộc được đọc hiểu dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên lưu ý tổng quát cách đặt dấu phẩy như sau.

  • Nếu mệnh đề chứa liên từ phụ thuộc ở đầu câu, bạn cần thêm dấu phẩy khi hết mệnh đề phụ thuộc. 

Ví dụ: If she finishes her medical research successfully, she will receive a major bonus. (Nếu cô ấy hoàn thành việc nghiên cứu y học thành công, cô ấy sẽ nhận được 1 khoản thưởng lớn.)

  • Nếu mệnh đề chứa liên từ phụ thuộc ở cuối câu, câu không cần có dấu phẩy giữa 2 mệnh đề.

Ví dụ: She will receive an award if she makes a medical breakthrough. (Cô ấy sẽ nhận được giải thưởng, nếu cô ấy có thành tựu y học đột phá.

Bài tập vận dụng

Hãy áp dụng những kiến thức trong bài vào một sô bài tập đơn giản sau nhé. Thường xuyên làm bài tập liên từ trong tiếng Anh sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng viết, nói và hiểu cấu trúc câu. Nó cũng mở rộng từ vựng và biểu đạt ý nghĩa phong phú hơn.

Bài tập 1: Điền liên từ kết hợp phù hợp vào chỗ trống.

 

 

1. I like tennis 01. my wife prefers soccer.

 

 

2. Would you prefer tennis 02. soccer?

 

 

3. I haven't slept for 48 hours 03.I am feeling extremely tired.

 

 

4. I had meat 04. bread for breakfast.

 

 

5. She must have been worn out 05.. She immediately went to bed after finishing work.

Your last result is 0/5

Check answer

Bài tập 2: Dùng liên từ tương quan để ghép các cặp câu sau:

0. I want to be a singer. I also want to be a producer. (Both...and)

 

Dùng cặp liên từ tương quan để ghép 2 câu trên như sau:

 

--> I want to be both a singer and a producer.

01.

We can visit her today. We can visit her tomorrow. (either…or)

 

-->

02.

Anna was hungry. So was Annie (both…and)

 

-->

03.

Your compliment means a lot to us. It also means a lot to him. (not only…but also)

 

-->

Your last result is 0/3

Check answer

Bài tập 3: Điền liên từ phụ thuộc thích hợp vào chỗ trống.

 

 

1. She has decided to move to Ha Noi 01. there are more opportunities for employment in that city.

 

 

2. 02. he can save a lot of money by eating at home, Ron still eats out every day.

 

 

3. They’ll be graduating with honours degrees 03. they have been studying hard for 4 continuous years.

 

 

4. You can come live with me 04. you agree to take the trash out.

 

 

5. Our neighbor is going to open a yoga class 05. she can earn some extra money.

 

Your last result is 0/5

Check answer

Tổng kết

Qua bài viết này, DOL Grammar đã tổng hợp và thống kê chi tiết nhất định nghĩa, chức năng và quy tắc dùng của các phân loại liên từ như: liên từ kết hợp, liên từ tương quan và liên từ phụ thuộc.

Hi vọng qua các bài tập cuối bài, các bạn cảm thấy dễ hiểu và vận dụng để có thể diễn đạt ngôn ngữ nói và viết một cách rõ ràng, mạch lạc và có liên kết hơn.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề, câu hỏi hoặc chủ đề nào khác liên quan đến tiếng Anh muốn đề xuất, hãy liên hệ với DOL Grammar để nhận được giải đáp sớm nhất nhé.

Khuất Thị Ngân Hà

Khuất Thị Ngân Hà là một trợ giảng tiếng Anh hơn 4 năm kinh nghiệm và là thành viên của nhóm Học thuật tại Trung tâm DOL English. Với niềm đam mê Anh Ngữ, cô đã sở hữu cho mình tấm bằng IELTS Academic 7.5 Overall cùng chứng chỉ TOEIC 870, thể hiện khả năng kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh vô cùng thành thạo.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc