Tìm hiểu về liên từ tương quan (Correlative Conjunction) trong tiếng Anh

Liên từ tương quan (Correlative Conjunction) chủ yếu là các cặp từ, được dùng để nối 2 từ, 2 cụm từ hay 2 mệnh đề trong cùng câu.

Bài viết này sẽ gói gọn các kiến thức cần thiết về liên từ này đến bạn, từ giải thích khái niệm liên từ tương quan là gì? Các chức năng và cách dùng các liên từ tương quan trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, một số lưu ý khi dùng liên từ tương quan và các lỗi thường gặp được cung câp trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về liên từ này, giúp bạn áp dụng vào văn nói và viết trong thực tế một cách chính xác. Hãy cùng vào bài học nhé!

liên từ tương quan
Tìm hiểu về liên từ tương quan (Correlative Conjunction) trong tiếng Anh

Liên từ tương quan là gì?

Liên từ tương quan (tiếng Anh: Correlative conjunction) là những cặp từ nối có chức năng dùng để nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề.

Cặp liên từ tương quan luôn luôn phải đi với nhau và không thể tách rời được. Hãy theo dõi 3 ví đụ về các cặp liên từ tương quan phổ biến sau nhé!

Ví dụ 1.

She’d rather sleep than do homework. (Cô ấy muốn ngủ hơn là làm bài tập về nhà.)

 

→ Cặp từ RATHER … THAN là liên từ tương quan dùng để diễn tả lựa chọn: hơn là, thay vì.

 

→ Liên từ tương quan RATHER … THAN nối 2 động từ trong câu trên

Ví dụ 2.

You have to choose either Sam or Alex. You can’t date both. (Bạn phải chọn Sam hoặc Alex. Bạn không thể hẹn hò với cả hai).

 

→ Cặp từ EITHER…OR là liên từ tương quan dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này, hoặc là cái kia.

 

→ Liên từ tương quan EITHER…OR nối 2 danh từ riêng (Sam và Alex).

Ví dụ 3.

We both clapped our hands, and we stomped our feet. (Chúng tôi vỗ tay và dậm cả chân nữa.)

 

→ Cặp từ BOTH…AND là liên từ tương quan dùng để diễn tả sự lựa chọn: cả cái này lẫn cả cái kia.

 

→ Liên từ tương quan BOTH…AND nối 2 cụm động từ trong câu trên (clapped out hands và stomped our feet).

Liên từ tương quan là 1 trong 3 loại liên từ (Conjunction) trong tiếng Anh dùng để xây dựng cấu trúc câu phức tạp và kết nối các ý tưởng trong văn bản. Việc sử dụng đúng chức năng của liên từ sẽ giúp cải thiện sự rõ ràng và mạch lạc của văn bản.

Chức năng của các liên từ tương quan

Liên từ tương quan có 3 chức năng nối các đơn vị cùng loại từ như: nối từ với từ, nối cụm từ với cụm từ và nối mệnh đề với mệnh đề. Cùng DOL tìm hiểu kĩ hơn từng chức năng trong các mục tương ứng dưới đây.

chức năng của các liên từ tương quan
3 Chức năng chính của các liên từ tương quan

1. Nối từ với từ hoặc cụm từ với cụm từ

7 liên từ tương quan tiêu biểu sau nối từ cùng loại với nhau (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ) hoặc cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm trạng từ, cụm giới từ) với nhau, bao gồm.

  1. Not…but (rather) (không…nhưng mà)

  2. Either…or (hoặc…hoặc)

  3. Neither…nor (không…cũng không)

  4. Both…and (cả cái này cả cái kia)

  5. Not only…but also (không chỉ…mà còn)

  6. Whether…or (liệu…hay)

  7. Rather…than (thà…hơn là)

Ví dụ:

  • I see that you went for not the chicken but the fish. (Tôi để ý rằng bạn không chọn gà mà chọn cá.)

→ cặp liên từ tương quan “not…but…”nêu sự lựa chọn về cái này thay vì cái khác với 2 danh từ “the chicken” và “the fish”.

 

  • You can come either with me or with your mom. (Bạn có thể đi cùng tôi hoặc cùng với mẹ bạn.)

→ Cặp liên từ tương quan “either…or…” nêu ra 2 sự lựa chọn hoặc cái này hoặc cái kia với 2 cụm giới từ “with me” và “with your mom”. 

2. Nối chủ ngữ với chủ ngữ

6 liên từ tương quan dưới đây có thể đi kèm và nối các danh từ/ đại từ làm chủ ngữ trong câu. Khi đó, bạn cần chú ý sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.

  1. Neither…nor (cả… và… đều không)

  2. Either…or (hoặc…hoặc…)

  3. Not only… but also … (Không chỉ … mà còn…)

  4. Not…but (rather)... (không phải… mà là…)

  5. Whether…or (liệu…hay…)

  6. Both…and (Cả…và…)

Ví dụ:

  • Both my mom and dad are doing the gardening. (Cả bố và mẹ tôi đều đang làm vườn.)

→ Dù ngôi my mom và dad đều là số ít nhưng dùng trong cấu trúc both…and… → động từ chia số nhiều với thì hiện tại tiếp diễn (am/is/are + V-ing) là are doing.

 

  • Either he or you are lying. (Hoặc anh ta hoặc là bạn đang nói dối.)

→ Với cấu trúc either…or, động từ chia thì Hiện tại đơn theo ngôi S2 = you → động từ chia “be” số nhiều = are. 

3. Nối mệnh đề độc lập với mệnh đề độc lập

Phổ biến nhất, có 9 liên từ tương quan nối mệnh đề với mệnh đề.

  1. Either…or (hoặc…hoặc)

  2. Neither…nor (không…cũng không)

  3. Whether…or (liệu…hay)

  4. Not only… but also (không chỉ…mà còn)

  5. (Just) as… so (cũng như…nên)

  6. Not…but (không…nhưng mà)

  7. No sooner…than (Vừa mới…thì)

  8. Hardly/Scarcely/Barely…when (Vừa mới…thì)

  9. So…that/ Such…that (Quá…đến nỗi mà)

Ví dụ: Either I will go to the party or I will stay home and watch a movie. (Hoặc là tôi sẽ tham dự bữa tiệc hoặc tôi sẽ ở nhà và xem phim.)

 

→ Cặp liên từ tương quan “either…or…” nêu ra 2 sự lựa chọn hoặc cái này hoặc cái kia với 2 mệnh đề “I will go to the party” và “I will stay home and watch a movie”. 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về cấu trúc Once. Đây là một liên từ phụ thuộc được dùng để nối hai mệnh đề trong câu, trong đó có một mệnh đề phụ thuộc và một mệnh đề độc lập.

Liên từ kết hợp (Coordinating conjunctions)liên từ tương quan (Correlative conjunctions) đều được sử dụng để kết nối các thành phần trong câu.

Tuy nhiên, liên từ kết hợp trong tiếng Anh thường được sử dụng để nối các thành phần đơn lẻ hoặc các mệnh đề độc lập trong câu. Trong khi đó, liên từ tương quan thường được sử dụng để thiết lập mối quan hệ tương quan hoặc tương phản giữa các thành phần tương đương trong câu.

Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách dùng liên từ tương quan.

9 Cách dùng các liên từ tương quan

Có tổng cộng 9 cách dùng tương ứng với 9 loại liên từ tương quan phổ biến sau.

  1. Either…or… (Hoặc…hoặc)

  2. Neither…nor… (Không…cũng không)

  3. Both…and … (Vừa…vừa)

  4. Not only…but also … (Không chỉ…mà còn)

  5. Would rather…than … (Thà…còn hơn)

  6. Whether…or … (Liệu…hay)

  7. No sooner…than… (Ngay khi…thì…)

  8. Hardly/ Scarcely/ Barely…when… (Ngay khi…thì…

  9. Not…but (rather)... (Không… mà là…)

Mỗi cách dùng của liên từ tương quan sẽ được đính kèm ví dụ minh họa cụ thể để bạn dễ hiểu ngữ cảnh dùng của liên từ đó. Cùng DOL khám phá nha!

cách dùng các liên từ tương quan
9 Loại liên từ tương quan phổ biến trong tiếng Anh

1. Either… or (hoặc… hoặc…)

EITHER…OR thể hiện sự lựa chọn giữa 2 người/vật/hành động. Đồng thời, nhấn mạnh chỉ được chọn 1 trong hai lựa chọn, hoặc cái này hoặc cái kia.

EITHER…OR có thể liên kết 2 từ/ cụm từ cùng loại, 2 chủ ngữ hoặc 2 mệnh đề.  Bạn tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây cho từng cách dùng nha.

EITHER…OR liên kết

Ví dụ

2 từ/cụm từ cùng loại

I can join either the judo class or the chess class. (Tôi có thể tham gia lớp judo hoặc lớp cờ vua.)

→ EITHER…OR liên kết 2 cụm danh từ (gạch chân trong ví dụ).

2 chủ ngữ

Lưu ý chia động từ

Either S1 or S2 + V (chia theo S2)

Either the teacher or the students are going to give a presentation on the topic. 

(Hoặc là giáo viên hoặc là học sinh sẽ thuyết trình về chủ đề đó.)

→  EITHER…OR liên kết 2 chủ ngữ (gạch chân trong ví dụ). Động từ chia theo S2 = the students - ngôi số nhiều → động từ chia số nhiều = are.

2 mệnh đề

Either the train is late, or we're in the wrong place

(Hoặc là tàu tới trễ hoặc là chúng ta đến nhầm chỗ rồi.)

→ EITHER…OR liên kết 2 mệnh đề (gạch chân trong ví dụ).

2. Neither… nor… (không… cũng không…)

NEITHER…NOR thể hiện sự phủ định kép, nhấn mạnh 2 người/vật/hành động đều không được chọn.

NEITHER…NOR có thể liên kết 2 từ loại/ cụm từ cùng loại, 2 chủ ngữ hoặc 2 mệnh đề. NEITHER…NOR đã mang tính phủ định, nên trong câu không nên có những cụm từ phủ định chứa “not” tránh lỗi phủ định kép. Bạn tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây cho từng cách dùng nha.

NEITHER…NOR liên kết

Ví dụ

2 từ/cụm từ cùng loại trong câu

I will neither go shopping nor study for the exam

(Tôi sẽ không đi mua sắm và cả không ôn thi.)

→ NEITHER…NOR  liên kết 2 cụm động từ (gạch chân trong ví dụ).

2 chủ ngữ

Lưu ý chia động từ

Neither S1 nor S2 + V (chia theo S2)

Neither my parents nor my brother is coming to the party. (Cả bố mẹ và anh trai tôi đều không tới bữa tiệc.)

→ NEITHER…NOR liên kết 2 chủ ngữ (gạch chân trong ví dụ). Động từ chia thì hiện tại tiếp diễn (am/is/are + V-ing) theo ngôi S2 = my brother - ngôi số ít → động từ chia số ít = is coming.

2 mệnh đề → Neither…nor đứng đầu câu và xảy ra đảo ngữ

Lưu ý đảo ngữ khi NEITHER đứng đầu câu:

Neither + trợ động từ S1 + V1 nor S2 + V2

Neither can I run fast, nor I can read slowly

(Tôi không thể chạy nhanh và cũng không thể đọc một cách từ tốn.)

→ NEITHER…NOR liên kết 2 mệnh đề (gạch chân trong ví dụ) và đảo ngữ với vế Neither.

Lưu ý: NEITHER…NOR đã mang tính phủ định, nên trong câu không nên có những cụm từ phủ định chứa “not” tránh lỗi phủ định kép.

 

Ví dụ:

  • Câu sai: He didn’t go to neither the bank nor the gym. 

→ Lỗi: “didn’t” là từ phủ định kèm theo ý phủ định trong neither…nor → câu chứa phủ định kép. 

→ Sửa: Viết câu khẳng định và thêm neither…nor phủ định vào cặp từ phù hợp.

 

  • Câu đúng: He went to neither the bank nor the gym.

3. Both… and… (vừa… vừa..)

BOTH…AND thể hiện cả 2 vật/người/hành động đi kèm liên từ tương quan này đều được chọn, đều có thật hay đều diễn ra. Liên từ tương quan BOTH…AND có tính chất nhấn mạnh, thể hiện sự liên kết mạnh mẽ hơn là “and” một mình.

BOTH…AND chỉ có thể nối 2 từ hoặc 2 cụm từ cùng loại. Bạn tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây cho từng cách dùng nha.

BOTH…AND liên kết

Ví dụ

2 từ/cụm từ cùng loại

She is both brave and smart. (Cô ấy vừa dũng cảm vừa thông minh).

→ BOTH…AND liên kết 2 tính từ (gạch chân trong ví dụ).

2 chủ ngữ

Lưu ý chia động từ

Both S1 and S2 + V số nhiều

Both my mom and my dad are doing the gardening. (Cả bố và mẹ tôi đều đang làm vườn.)

→ BOTH…AND liên kết 2 chủ ngữ (gạch chân trong ví dụ). 

→ Dù ngôi my mom và dad đều là số ít nhưng dùng trong cấu trúc BOTH…AND → Động từ chia số nhiều với thì hiện tại tiếp diễn (am/is/are + V-ing) là are doing.

4. Not only… but also… (Không những… mà còn…)

NOT ONLY…BUT ALSO liên kết 2 thông tin mà người viết thấy bất ngờ hoặc không mong đợi rằng thông tin thứ hai (vế but also) mang tới sự bất ngờ hơn thông tin đầu (vế not only). 

NOT ONLY…BUT ALSO có thể liên kết 2 từ loại/ cụm từ cùng loại, 2 chủ ngữ hoặc 2 mệnh đề. Bạn tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây cho từng cách dùng nha.

NOT ONLY…BUT ALSO liên kết

Ví dụ

2 từ/cụm từ cùng loại

I like not only reading books but also listening to music. (Tôi không những thích đọc sách mà còn thích nghe nhạc nữa.)

→ NOT ONLY…BUT ALSO liên kết 2 cụm danh động từ (gạch chân trông ví dụ).

2 chủ ngữ

Lưu ý chia động từ

Not only S1 but also S2 + V (chia theo S2)

Not only my cousins but also I was cooking at 7 p.m yesterday. (Không chỉ có anh em họ tôi mà còn cả tôi đều đang nấu ăn lúc 7 giờ tối qua.)

→ BOTH…AND liên kết 2 chủ ngữ (gạch chân trong ví dụ). 

→ Động từ chia thì quá khứ tiếp diễn (was/were + V-ing) theo ngôi S2 = I - ngôi thứ nhất số ít → động từ chia was cooking.

2 mệnh đề → Not only…but also đứng đầu câu và xảy ra đảo ngữ

Lưu ý đảo ngữ khi NOT ONLY…BUT ALSO đứng đầu câu:

Not only + trợ động từ S1 + V1 but also S2 + V2

Not only did she cook dinner but also her boyfriend washed the dishes. (Không chỉ cô ấy nấu ăn mà bạn trai cô ấy còn rửa bát.)

5. Would rather… than… (Thà… còn hơn…)

WOULD RATHER…THAN thể hiện sự so sánh lựa chọn giữa 2 người/vật/hành động, đồng thời nhấn mạnh một trong 2 lựa chọn được yêu thích hơn cái còn lại.

WOULD RATHER…THAN chỉ có thể nối 2 động từ hoặc 2 cụm động từ cùng loại.  Bạn tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây cho từng cách dùng nha.

WOULD RATHER…THAN liên kết

Ví dụ

2 từ/cụm từ cùng loại

She would rather sleep than do homework. (Cô ấy muốn ngủ hơn là làm bài tập về nhà).

→ WOULD RATHER…THAN liên kết 2 động từ (gạch chân trong ví dụ).

6. Whether… or… (Liệu… hay…)

WHETHER…OR thể hiện sự nghi vấn tự hỏi, sự phân vân giữa 2 lựa chọn. Ngoài tra, WHETHER…OR còn mang nghĩa “cho dù…hay” khi muốn ám chỉ một hành động thứ 3 sẽ xảy ra cho dù có 2 hành động nêu ở WHETHER…OR.

WHETHER…OR không đi một mình mà thường cấu tạo thành mệnh đề danh ngữ có 3 dạng sau:

  1. S + V + WHETHER…OR 

  2. WHETHER…OR,S+V

  3. WHETHER…OR + V

Bản thân WHETHER…OR có thể liên kết 2 từ loại/ cụm từ cùng loại, 2 chủ ngữ hoặc 2 mệnh đề.  Bạn tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây cho từng cách dùng nha.

WHETHER…OR liên kết

Ví dụ

2 từ/cụm từ cùng loại

I don’t know whether the white shirt or the green one looks better on you. (Tôi không biết liệu bạn mặc cái áo màu trắng hay cái màu xanh đẹp hơn.)

→ WHETHER…OR liên kết 2 cụm danh từ (gạch chân trông ví dụ).

2 hành động trong mệnh đề Whether có cùng chủ ngữ với mệnh đề chính

Công thức và lưu ý chia động từ

S + V whether to v1 or v2.

I don't know whether to go to the party or stay home. (Tôi không biết nên đi đến bữa tiệc hay ở nhà nữa.)

→ WHETHER…OR liên kết 2 hành động dạng to-V (gạch chân trông ví dụ) khi chủ ngữ mệnh đề whether và chủ ngữ mệnh đề chính giống nhau (đều là “I”).

2 chủ ngữ trong mệnh đề Whether khác so với chủ ngữ mệnh đề chính

Công thức và lưu ý chia động từ

S + V + (that) + [whether s1 or s2 + v (chia theo s2)] 

I'm not sure whether I or she is the better candidate. (Tôi không chắc mình hay cô ấy là ứng cử viên “nặng kí” hơn.)

→ WHETHER…OR liên kết 2 chủ ngữ (gạch chân trong ví dụ). 

→ S + V + (that) = I’m not sure (that)

→ s1 = I; s2 = she → v của mệnh đề danh ngữ chia theo s2 = she - ngôi số ít → động từ chia số ít = is

2 mệnh đề

Whether (s1+v1) or (s2+v2), S+V

(hoặc đảo mệnh đề chính lên đầu và không cần dấu phẩy ngăn cách)

They always followed their conscience, whether it led them to success or they were doomed to failure. (Họ luôn nghe theo lý trí của mình, cho dù nó dẫn họ đến với thành công hay thất bại.)

→ WHETHER…OR liên kết 2 mệnh đề (gạch chân trong ví dụ). 

Khi WHETHER…OR + mệnh đề là chủ ngữ, động từ luôn chia số ít như sau.

Whether (s1+v1) or (s2+v2) + V số ít

Whether you helped him or he did it himself doesn’t concern me. (Cho dù là bạn giúp anh ấy hay anh ấy tự làm thì cũng chẳng ảnh hưởng đến tôi.)

→ WHETHER…OR liên kết 2 mệnh đề (gạch chân trong ví dụ). 

→ V = doesn’t concern me chia hiện tại đơn số ít cho whether…or + mệnh đề làm chủ ngữ.

7. No sooner … than … (Ngay khi … thì …)

NO SOONER…THAN diễn đạt một hành động vừa diễn ra (vế no sooner) thì có một hành động khác diễn ra ngay sau đó (vế than) trong quá khứ.

Với chức năng liên kết 2 mệnh đề, NO SOONER…THAN có thể được dùng trong câu hoặc đứng đầu câu để hình thành cấu trúc đảo ngữ. Bạn tham khảo công thức và ví dụ cụ thể dưới đây cho từng cách dùng nha.

NO SOONER…THAN liên kết 2 mệnh đề

Ví dụ

Công thức NO SOONER…THAN trong câu:

S + had + no sooner + V3/ed than S + V2/ed

I had no sooner left than she arrived. (Tôi vừa mới đi thì cô ấy tới.)

→ NO SOONER…THAN liên kết 2 mệnh đề “ I had left” và “she arrived”.

Công thức đảo ngữ NO SOONER…THAN đầu câu:

No sooner + had + S + V3/ed than S + V2/ed

No sooner had I left than she arrived. (Tôi vừa mới đi thì cô ấy tới.)

→ NO SOONER…THAN liên kết 2 mệnh đề “ I had left” và “she arrived” với đảo ngữ ở vế No sooner.

8. Hardly/Scarcely/Barely … when … (Vừa mới… thì…)

HARDLY/ SCARCELY/ BARELY …WHEN diễn đạt một hành động vừa diễn ra thì có một hành động khác diễn ra ngay sau đó trong quá khứ. 

HARDLY…WHEN có thể liên kết 2 mệnh đề. Với chức năng này, HARDLY…WHEN có thể được dùng trong câu hoặc đứng đầu câu để hình thành cấu trúc đảo ngữ. Cấu trúc với SCARCELY…WHEN và BARELY…WHEN cũng mang nghĩa và chức năng tương tự như HARDLY…WHEN.

Bạn tham khảo thêm công thức và ví dụ cụ thể dưới đây với HARDLY…WHEN đại diện cho nhóm liên từ tương quan này nha.

HARDLY…WHEN liên kết 2 mệnh đề

Ví dụ

Công thức HARDLY…WHEN trong câu:

S + had + hardly+ V3/ed when S + V2/ed

She had hardly entered the room when she was greeted by her friends. (Cô ấy vừa mới bước vào phòng thì đã được bạn bè chào đón.)

→ HARDLY…WHEN liên kết 2 mệnh đề “ she had entered the room” và “she was greeted by her friends”.

Công thức đảo ngữ NO SOONER…THAN đầu câu:

Hardly + had + S + V3/ed when S + V2/ed

Hardly had she entered the room when she was greeted by her friends. (Cô ấy vừa mới bước vào phòng thì đã được bạn bè chào đón.)

→ HARDLY…WHEN liên kết 2 mệnh đề “ she had entered the room” và “she was greeted by her friends” với đảo ngữ ở vế Hardly.

9. Not…but (rather) (Không..mà là)

NOT…BUT (RATHER) thể hiện sự phủ định 1 thứ gì đó và nhấn mạnh thực tế là 1 thứ khác.

NOT…BUT (RATHER) có thể liên kết 2 từ/cụm từ cùng loại, 2 chủ ngữ hoặc 2 mệnh đề.  Bạn tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây cho từng cách dùng nha.

NOT…BUT (RATHER) liên kết

Ví dụ

2 từ/cụm từ cùng loại

The student's biggest challenge is not academic ability, but rather their motivation. (Thử thách lớn nhất của sinh viên không phải là khả năng học tập, mà là động lực.)

→ NOT…BUT RATHER liên kết 2 cụm danh từ (gạch chân trong ví dụ).

2 chủ ngữ

Lưu ý chia động từ

Not S1 but (rather) S2 + V (chia theo S2)

Not my team but (rather) I have to take the responsibility. (Không phải nhóm tôi mà tôi là người phải chịu trách nhiệm.)

→  NOT…BUT liên kết 2 chủ ngữ (gạch chân trong ví dụ). 

→  Động từ chia hiện tại đơn theo ngôi S2 = I - ngôi thứ nhất → động từ giữ nguyên thể = “have”.

2 mệnh đề

Not + S + V , but (rather) S +V

It is not I hate to help you, but I’m unable to do it. (Không phải là tôi không muốn giúp bạn, mà là tôi không làm được.)

→ NOT…BUT liên kết 2 mệnh đề “I hate to help you” và “I’m unable to do it.”

Cả liên từ tương quan và liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions) đều là những từ nối được sử dụng để kết nối các từ, cụm từ, mệnh đề hoặc câu trong tiếng Anh. Việc sử dụng liên từ giúp tạo sự mạch lạc và trôi chảy cho câu văn, giúp người đọc dễ dàng hiểu được ý nghĩa mà người viết muốn truyền tải.

Một số lưu ý khi sử dụng liên từ tương quan 

Lưu ý 1: Đảm bảo cấu trúc song song (parallelism) giữa các vế từ, cụm từ và mệnh đề khi sử dụng liên từ kết hợp.

Cấu trúc song song (parallelism) là tên gọi cho việc lặp lại các từ, cụm từ hoặc mệnh đề tương đương trong một câu. Các cặp liên từ tương quan cần đi đồng nhất với:

  • 2 từ loại (danh từ với danh từ; động từ với động từ;...);

  • 2 cụm từ (cụm danh từ với cụm danh từ; cụm động từ với cụm động từ;...)

  • Chủ ngữ với chủ ngữ

  • Mệnh đề với mệnh đề

Dưới đây là một số lỗi sai thường gặp DOL thống kê được.

  • Chưa đồng nhất từ loại

  • Cấu trúc chưa song song

 crossLỗi cấu trúc song song

checkCâu đúng

He is not only good but also a doctor

→ Lỗi: cặp từ chưa đồng nhất.

“good” = giỏi/tốt - tính từ

“a doctor” = bác sĩ - danh từ

→ Hướng sửa: cùng đưa về 2 (cụm) danh từ hoặc 2 tính từ.

He is not only a good person but also a talented doctor. (Anh âsy không chỉ là một người tốt mà còn là một bác sĩ tài năng.)

→ Câu sửa về 2 cụm danh từ “a good person” và “ a talented doctor”.

He is not only good but also honest. (Anh ấy không chỉ tốt mà còn thật thà.) → Câu sửa về 2 tính từ “good” và “honest”.

John is not only a student but he also is a doctor.

→ Lỗi: cấu trúc giữa not only và but also chưa song song.

Vế “not only”: not only + danh từ

Vế “but also”: but he also is + danh từ

→ Sửa: cụm but also + danh từ luôn để song song với vế not only + danh trừ trước đó.

John is not only a student but also a doctor. (John không chỉ là một sinh viên mà còn là một bác sĩ.)

→ Câu sửa but also + danh từ để song song với not only + danh từ trước đó.

Lưu ý 2: Chia động từ theo chủ ngữ thích hợp khi các cấu trúc liên từ tương quan làm chủ ngữ. 

Hầu hết khi các cấu trúc liên từ tương quan (trừ both…and) làm chủ ngữ, động từ sẽ chia theo chủ ngữ gần nhất.

Dưới đây là một số lỗi sai thường gặp DOL thống kê được.

crossLỗi hòa hợp chủ ngữ và động từ

check Câu đúng

Either our parents or uncle John are picking you up from school. 

→ thì hiện tại tiếp diễn (am/is/are + V-ing) = are picking, tức là động từ đang chia theo ngôi số nhiều parents → chia động từ chưa đúng chủ ngữ 

→ Sửa: chia động từ theo chủ ngữ gần động từ nhất = uncle John - ngôi số ít → động từ chia số ít

Either our parents or uncle John is picking you up from school. (Hoặc là ba mẹ mình hoặc cậu John sẽ đón em ở trường.)

→ động từ của thì hiện tại đơn (am/is/are + V-ing) được chia số ít = is picking theo ngôi gần nhất - uncle Jonh - ngôi số ít.

Lưu ý 3: Đảm bảo sự hòa hợp giữa đại từ (pronoun) và tiền ngữ (antecedent).

Tiền ngữ là những danh từ được nhắc lại bằng đại từ. Tiền ngữ là ngôi số ít thì đại từ nhắc lại phải là số ít và phù hợp về tính chất. Tiền ngữ là ngôi số nhiều thì đại từ nhắc lại phải là số nhiều và phù hợp về tính chất

Trong các cấu trúc liên từ tương quan, đại từ sẽ nhắc cho tiền ngữ là danh từ gần nó nhất.

Ví dụ: Either Nana or Josh is telling his story.

 

→ danh từ gần nhất trong câu là Josh - được coi là tiền ngữ vì về sau được nhắc lại bởi đại từ “his”.

Dưới đây là các lỗi thường gặp về sự hòa hợp giữa đại từ và tiền ngữ trong các cấu trúc liên từ tương quan.

crossLỗi hòa hợp tiền ngữ - đại từ 

 checkCâu đúng

Neither she nor you explained her reason for getting pulled out of class.

→ Lỗi: đại từ “her’ đang nhắc lại cho ngôi S1 = she → chưa hợp lí vì tiền ngữ phải nhắc lại đại từ gần nhất trong câu (he).

→ Hướng sửa: thay đổi thứ tự chủ ngữ hoặc thay đổi đại từ sở hữu tương ứng

Neither you nor she explained her reason for getting pulled out of class.

(Cả bạn và cô ấy đều không giải thích được lí do bị rời khỏi lớp.) 

→ Câu sửa thứ tự của chủ ngữ: để “she” làm tiền ngữ → đại từ sở hữu giữ nguyên “her”.

Neither she nor you explained your reason for getting pulled out of class.

 (Cả cô ấy và bạn đều không giải thích được lí do bị rời khỏi lớp.) 

→ Câu sửa đại từ sở hữu theo tiền ngữ (you) là your. 

Bài tập 

Bạn hãy thử sức áp dụng các kiến thức đã học về các liên từ tương quan vào các bài tập nhỏ sau đây nha.

Bài 1: Chọn đáp án đúng để điền vào ô trống trong các câu sau:

A

or

B

nor

C

not

D

yet

2

This experience is _______ painful _______ meaningful.

A

whether/ or

B

both/ and

C

scarcely/ when

D

rather/ than

3

What does she do? She’s _____________ a psychiatrist _______ a psychological teacher.

A

both/ and

B

either/ or

C

neither/ nor

D

whether/ or

4

Andy wasn’t sure __________ to break up with her ____________ reluctantly continue their relationship.

A

both/ and

B

either/ or

C

neither/ nor

D

whether/ or

5

I had ____ closed the door ____ the phone rang.

A

both/ and

B

hardly/ when

C

no sooner/ when

D

whether/ or

6

____ you leave ____ I leave.

A

both/ and

B

either/ or

C

would rather/than

D

no sooner/than

7

We are interested in __________ martial arts __________ modern dancing.

A

would rather/ than

B

either/ nor

C

not only/ but also

D

whether/ or

Bài 2: Điền liên từ thích hợp vào các câu sau (một liên từ có thể sử dụng nhiều lần):

1. I like playing

1
the guitar
2
the violin.

 

2. He does

3
take care of the children
4
work from 9-5. 

 

3. My brother is

5
good-looking
6
our father.

 

4.

7
my mom
8
I disagree with their opinions.

 

5. I can only befriend with

9
Sam
10
Matt. They can’t stand each other. 

 

6. He leads a healthy life. He

11
smokes
12
eats fast food. 

 

7. I haven’t decided

13
start my own business
14
continue my study. 

 

8.

15
had they discovered the truth
16
the thief got away.

 

9.

17
had I come to school 
18
my best friends showed up. 

 

10. 

19
my best friend
20
I agree that we will never grow apart.

 

11. Raymond enjoys watching

21
romantic
22
horror movies. 

 

12. His testimony

23
causes chaos in the public
24
changes the jury’s final decision. 

 

13.  Peter is

25
aggressive
26
dominating. He is extremely gentle. 

 

14. 

27
had they got married
28
they decided to file for a divorce.

 

15. It makes no difference to me

29
we stay here
30
move to Florida. 

Tổng kết

Trong bài viết này, DOL đã tổng hợp kiến thức về định nghĩa, chức năng và cách dùng của một số liên từ tương quan (Correlative Conjunctions) phổ biến.

Đồng thời,  DOL cũng tổng hợp các lưu ý và lỗi sai thường gặp khi viết câu với các cấu trúc liên từ tương quan, để giúp bạn vận dụng chính xác và đạt hiệu quả liên kết hơn trong các bài tập.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề, câu hỏi hoặc chủ đề nào khác liên quan đến tiếng Anh muốn đề xuất, hãy liên hệ với DOL để nhận được giải đáp sớm nhất nhé. Chúc các bạn một ngày học tập hiệu quả!

Khuất Thị Ngân Hà

Khuất Thị Ngân Hà là một trợ giảng tiếng Anh hơn 4 năm kinh nghiệm và là thành viên của nhóm Học thuật tại Trung tâm DOL English. Với niềm đam mê Anh Ngữ, cô đã sở hữu cho mình tấm bằng IELTS Academic 7.5 Overall cùng chứng chỉ TOEIC 870, thể hiện khả năng kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh vô cùng thành thạo.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc