Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions): Phân loại và cách dùng chi tiết nhất

Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions) là những từ hay cụm từ được sử dụng để liên kết 2 mệnh đề với nhau. Vì vậy, các liên từ phụ thuộc có vai trò quan trọng trong cả lời nói và ngôn ngữ viết.

Chính vì tính ứng dụng cao và đem lại hiệu quả cho cách diễn đạt mạch lạc của liên từ phụ thuộc. Bài viết sau sẽ giúp bạn nắm rõ hơn các kiến thức cần thiết về Subordinating Conjunctions, 8 loại liên từ phụ thuộc thông dụng và một số lưu ý khi dùng từ loại này. Hãy cùng DOL Grammar bắt đầu bài học nhé!

Liên từ phụ thuộc
Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)

Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions) là gì?

Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions) là từ/cụm từ được dùng để nối 2 mệnh đề trong câu lại với nhau. 

Mệnh đề bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc là mệnh đề phụ thuộc, mệnh đề còn lại là mệnh đề chính. Từ đó, chúng ta có câu phức cấu tạo hoàn chỉnh bởi 2 loại mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề chính.

Nhìn chung 1 câu phức sẽ có dạng như sau.

Liên từ phụ thuộc + S1 + V1 , S2 + V2

hoặc

S2 + V2 liên từ phụ thuộc + S1 + V1

Liên từ phụ thuộc là một trong ba loại liên từ phổ biến trong tiếng Anh, cùng với liên từ kết hợp (Coordinating conjunctions) và liên từ tương quan (Correlative conjunctions).

Các loại liên từ tiếng Anh này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc câu và tạo ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các thành phần trong câu. Chúng giúp diễn đạt ý nghĩa phức tạp, liên kết các ý tưởng và tạo ra sự mạch lạc trong văn bản.

Ví dụ: I want to see you every day because I like you.(Tôi muốn thấy bạn mỗi ngày vì tôi thích bạn.)

 

“Because” (Bởi vì) là liên từ phụ thuộc, giúp thiết lập quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa 2 mệnh đề (nếu không có liên từ thì chỉ là 2 câu đơn tách biệt không liên quan tới nhau.)

Phân loại và cách dùng liên từ phụ thuộc

DOL đã tổng hợp các liên từ phụ thuộc thông dụng và phân loại thành 8 nhóm dựa trên ý nghĩa của các liên từ đó, bao gồm:

  1. Liên từ phụ thuộc chỉ thời gian 

  2. Liên từ phụ thuộc chỉ nơi chốn 

  3. Liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân 

  4. Liên từ phụ thuộc chỉ mục đích 

  5. Liên từ phụ thuộc chỉ sự nhượng bộ 

  6. Liên từ phụ thuộc chỉ sự tương phản, đối lập 

  7. Liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh 

  8. Liên từ phụ thuộc chỉ điều kiện 

Các bạn hãy cùng DOL tìm hiểu kĩ hơn cách dùng và ví dụ minh họa bên bên dưới. 

Phân loại liên từ phụ thuộc
Liên từ phụ thuộc phân loại thành 8 nhóm dựa trên ý nghĩa mà nó biểu đạt

1. Liên từ phụ thuộc chỉ thời gian 

Liên từ phụ thuộc chỉ thời gian diễn đạt sự việc xảy ra cùng lúc

Những liên từ phụ thuộc đại diện cho nhóm này gồm có: “when”, “while” và “as” nghĩa là “trong khi”. Những liên từ phụ thuộc trên diễn đạt 2 sự kiện xảy ra song song, cùng lúc. 

Ngoài ra, “whilst” cũng mang nghĩa là “trong khi” cũng có chức năng tương đương, tuy nhiên chỉ dùng trong ngữ cảnh trang trọng. 

Ví dụ: As/While/When she was working, she often had some snacks. (Trong khi làm việc, cô ấy thường ăn đồ ăn vặt.)

 

→ Liên từ phụ thuộc As/While/When liên kết 2 hành động và mô tả việc diễn ra cùng 1 lúc của 2 hành động: vừa ăn vặt vừa làm việc.

smiley28Tuy nhiên, giữa 3 liên từ “when”, “while” và “as” vẫn có sự khác nhau nhất định khi khoảng thời gian của sự việc dài hay ngắn. Trong bảng dưới đây, DOL sẽ tổng hợp cụ thể 3 trường hợp để sử dụng “when”, “while” và/hoặc “as”. 

Lưu ý.

  • Những hoạt động mất thời gian để thực hiện → coi là “hành động dài

  • Những hoạt động diễn ra rất nhanh → coi là “hành động ngắn

Trường hợp 1: Hành động dài đang diễn ra thì có hành động ngắn diễn ra trong khoảng thời gian đó

- Trong trường hợp này ta có thể dùng as/when/while với công thức như sau:

As/When/While + Hành động dài , Hành động ngắn .

Ví dụ.

 

  • As/When/While I was looking up a new word in the paper dictionary, I found a dollar in between two pages

(Trong lúc tôi đang tra từ điển giấy, tôi thấy tờ 1 đô-la kẹp giữa 2 trang.)

 

—> hoặc đảo vế mệnh đề chính lên trước như sau:

 

  • I found a dollar in between two pages as/when/while I was looking up a new word in the paper dictionary.

(Tôi tìm thấy 1 tờ đô-la ở giữa hai trang khi/khi/trong khi tôi đang tra một từ mới trong từ điển giấy.)

Trường hợp 2: 2 hành động dài diễn ra cùng 1 lúc

- Trong trường hợp này ta có thể dùng as/while với công thức như sau:

As/While + Hành động dài 1 , Hành động dài 2

Ví dụ.

  • As/While I looked up a new word in the paper dictionary, my sister helped me search the word online. (Trong lúc tôi tìm từ mới trong từ điển giấy, em gái tôi giúp tra từ trên mạng.)

→ 2 vế đều là thì Đơn (Quá khứ đơn)

 

  • As/While I was looking up a new word in the paper dictionary, my sister was helping me search the word online. (Trong lúc tôi tìm từ mới trong từ điển giấy, em gái tôi giúp tra từ trên mạng.)

→ 2 vế đều là thì Tiếp diễn (Quá khứ tiếp diễn)

Trường hợp 3: 2 hành động ngắn diễn ra cùng lúc

- Trong trường hợp này ta có thể dùng as/when với công thức như sau:

As/When + Hành động ngắn , Hành động ngắn

Ví dụ.

As/When I opened the first page of the paper dictionary, I found a dollar in between two pages. (Khi tôi mở trang đầu của quyển từ điển, tôi thấy tờ 1 dollar kẹp giữa 2 trang.) → 2 vế đều là thì Đơn (Quá khứ đơn)

Lưu ý:

Nếu 2 mệnh đề có cùng chủ ngữ, chỉ mệnh đề sau WhenWhile bạn mới được lược bỏ chủ ngữ và động từ “be”. Nếu là động từ thường thì chuyển sang dạng V-ing.

 

  • Câu đẩy đủ: Jane stopped when she saw her friends.

  • Câu rút gọn: Jane stopped when seeing her friends.

→ Chủ ngữ là Jane và “she” vẫn nói về Jane → cùng chủ ngữ → rút gọn = lược bỏ chủ ngữ và động từ chuyển sang dạng V-ing = seeing.

  • Liên từ phụ thuộc diễn đạt sự việc xảy ra tại một thời điểm nào đó

Tiêu biểu nhất có 4 liên từ phụ thuộc: 

  • When (khi; lúc)

  • Whenever (mỗi khi, bất kể khi nào)

  • As soon as (ngay khi)

  • Once (ngay khi)

Những liên từ này dùng để diễn đạt mốc thời gian ở sự kiện A thì có sự kiện chính B diễn ra.

Ví dụ: When I reach 25, I will be a billionaire. (Khi tôi 25 tuổi, tôi sẽ là tỉ phú.)

 

→ Liên từ phụ thuộc “when” (khi) liên kết 2 mệnh đề, bổ sung mốc thời gian là “khi 25 tuổi” cho sự kiện chính là “tôi sẽ là tỉ phú”.

  • Liên từ phụ thuộc diễn đạt sự việc xảy ra trước hoặc sau sự việc khác

Chúng ta thường dùng liên từ “before” (trước khi) để diễn đạt cho sự việc xảy ra trước sự kiện nào đó. Với sự kiện xảy ra sau cái khác thì ta thường dùng “after” (sau khi).

Ví dụ.

 

  • I always brush my teeth before I go to bed. (Tôi luôn đánh răng trước khi tôi đi ngủ.)

  • I go to bed after I brush my teeth. (Tôi đi ngủ sau khi tôi đánh răng xong.)

  • Liên từ phụ thuộc diễn đạt sự việc bắt đầu kể từ một thời điểm nào đó

Since” (kể từ khi) là liên từ phụ thuộc nêu điểm xuất phát của sự việc kể từ 1 thời điểm nào đó.

Ví dụ: I haven't seen my friends since we graduated from college. (Tôi vẫn chưa gặp lại những người bạn đại học của mình kể từ khi chúng tôi tốt nghiệp.)

  • Liên từ phụ thuộc diễn đạt sự việc diễn ra cho đến khi một sự việc khác xảy ra thì dừng lại

“Till”, “Until” (cho đến khi) là liên từ phụ thuộc có thể tạo mối quan hệ cho 2 hành động: hành động A diễn ra cho đến khi có hành động B bắt đầu, khi đó thì A mới kết thúc.

Ví dụ: I cannot go to the party until I have finished my homework. (Tôi không thể tham gia bữa tiệc cho đến khi tôi xong bài tập về nhà đã.)

 

→ việc “không tham gia” vẫn tồn tại, cho đến khi có “việc hoàn thành bài tập” thì việc “không tham gia” mới kết thúc.

2. Liên từ phụ thuộc chỉ nơi chốn 

Liên từ phụ thuộc chỉ nơi chốn gồm có “where” (ở nơi) và “wherever” (cho dù bất cứ nơi nào). Về chức năng, liên từ phụ thuộc chỉ nơi chốn có thể liên kết 2 mệnh đề và bổ sung yếu tố nói về địa điểm mà sự kiện chính diễn ra.

Ví dụ: I will find you, wherever you are. (Tôi sẽ tìm bạn, cho dù bạn ở bất cứ nơi nào.)

3. Liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân, lý do

DOL sẽ giới thiệu tới bạn 6 liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân đều mang nghĩa “bởi vì”. Các liên từ này có thể dùng đa dạng trong cả văn phong trang trọng và ngữ cảnh thân mật, thường ngày, bao gồm:

  • Because –. Trung tính, vừa thông dụng trong ngữ cảnh trang trọng và không trang trọng

  • Since/ As - Trang trọng hơn “because”

  • Now (that) - Trung tính, vừa thông dụng trong ngữ cảnh trang trọng và không trang trọng

  • Seeing that - Khá thân mật

  • Inasmuch as - Rất trang trọng

Liên từ phụ thuộc

Liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân

Ngữ cảnh trang trọng

Ngữ cảnh không trang trọng

Because/Since/As/ Now (that)

x

x

Seeing that

x

Inasmuch as

x

Ví dụ.

  • Ngữ cảnh thân mật: Because I was sick, I didn't go to the party. (Vì tôi ốm, nên tôi không tham gia bữa tiệc.) 

  • Ngữ cảnh trang trọng: As the patient is having a heart attack, he needs immediate medical attention. (Vì bệnh nhân bị lên cơn đau tim, anh ta cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.)

4. Liên từ phụ thuộc chỉ mục đích

Liên từ phụ thuộc chỉ mục đích được dùng để diễn đạt để cho ai đó có thể làm gì. Có 2 cụm tiêu biểu thuộc nhóm liên từ phụ thuộc chỉ mục đích này, đó là: “so that” “in order that” (để mà). 

Lưu ý: Cả vế mệnh đề “so that: và “in order that” đều không ở đứng đầu câu. “So that: và “in order that” chỉ đứng giữa 2 mệnh đề để nối và nêu mục đích.

Ví dụ: I set my alarm early so that I could get to work on time. (Tôi cài báo thức sớm để tôi có thể đi làm đúng giờ.)

 

→ Liên từ phụ thuộc “so that” nối 2 vế và nêu mục đích của việc cài báo thức sớm (set alarm early) là để đi làm đúng giờ (get to work on time).

Ngoài ra, liên từ phụ thuộc “lest” (để tránh) có chức năng liên kết 2 mệnh đề với mối quan hệ: làm hành động A để tránh hành động B. Tuy nhiên, “lest” chỉ dùng trong văn cảnh văn học.

Ví dụ: I wore a raincoat lest I get wet in the rain. (Tôi mặc áo mưa để tránh bị mưa ướt.)

 

→ Liên từ phụ thuộc “lest” nối 2 vế và nêu hành động giải pháp (vế phụ): mặc áo mưa; để tránh hành động chính (mệnh đề chính): bị ướt

5. Liên từ phụ thuộc chỉ sự tương phản - nhượng bộ 

Liên từ phụ thuộc chỉ sự nhượng bộ đôi khi chức năng rõ nhất là liên kết để thể hiện tính tương phản của 2 mệnh đề.

Cụ thể hơn là “While” (trong khi/mặc dù), liên từ phụ thuộc này cũng được dùng để thể hiện ý tương phản nhấn mạnh vào sự khác biệt của 2 hành động.

Ví dụ: While I exercise every day to lose weight, my brother is trying his best to gain weight. (Trong khi tôi cố tập thể dục để giảm cân, em trai tôi lại làm mọi cách để có thể tăng cân.)

 

→ “While” không mang nghĩa “trong khi” về mặt thời gian, mà thể hiện sự tương phản giữa “tôi” và “em tôi” có 2 ước muốn trái ngược nhau: “tôi” muốn giảm cân >< “em trai” muốn tăng cân.

Bên cạnh đó, liên từ phụ thuộc mang nghĩa “mặc dù…nhưng” cũng được ứng dụng nhiều để thể hiện sự nhượng bộ giữa 2 ý được diễn đạt.

Những liên từ phụ thuộc chỉ sự nhượng bộ gồm Although, Though, Even though, Much as.

Ví dụ.

  • Although she was tired, she stayed up to finish her work. (Mặc dù mệt nhưng cô ấy vẫn thức khuya để hoàn thành công việc.)

→. “Although” nối 2 mệnh đề thể hiện sự nhượng bộ giữa việc mệt cho việc thức khuya để làm việc.

 

  • Much as I like you, I sometimes can’t stand your behaviors. (Mặc dù tôi rất quý bạn, nhưng đôi khi tôi vẫn không tài nào chịu nổi cách cư xử của bạn.)

→ “Much as” nối 2 mệnh đề thể hiện sự nhượng bộ dù quý đối phương nhưng vẫn không chịu được tính cách họ.

6. Liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh 

  • Liên từ phụ thuộc so sánh 2 sự việc hơn kém/ngang bằng nhau

Có 3 liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh tiêu biểu cho phân loại này như:

  • Than (hơn là

  • Rather than (thay vì)

  • As much as (nhiều như

Tuy nhiên 3 liên từ phụ thuộc này chỉ đứng ở giữa câu để nối 2 mệnh đề nhằm so sánh. 

Ví dụ.

  • This car is faster than that one. (Cái xe này chạy nhanh hơn cái xe kia.)

→ Liên từ phụ thuộc “than” chỉ đứng giữa câu làm cầu nối thể hiện so sánh hơn kém giữa 2 mệnh đề.

 

  • I like pizza as much as I like pasta. (Tôi thích pizza tương đương như tôi thích mỳ pasta.)

→ Liên từ phụ thuộc “as much as” chỉ đứng giữa câu làm cầu nối thể hiện so sánh ngang bằng giữa 2 mệnh đề.

  • Liên từ phụ thuộc so sánh 2 sự việc giống nhau

Các loại liên từ phụ thuộc này nói về cách thức diễn ra của một hành động có thực, như liên từ As/Like (như). 

Ví dụ: As I told you, the event has been canceled. (Như tôi đã nói với bạn rồi đó, sự kiện này đã bị hủy.)

 

→ Liên từ phụ thuộc “As” chỉ cách thức xảy ra của mệnh đề chính: lịch bị hủy theo như cách mà đã được người nói đề cập: “như tôi đã nói”.

  • Liên từ phụ thuộc so sánh khoa trương 

Bên cạnh đó, liên từ như As if/As though (như thể) dùng để nối 2 mệnh đề và trong đó, so sánh sự việc có thật ở 1 mệnh đề với sự việc có phần nói quá ở mệnh đề còn lại.

Lưu ý: As if/As though chỉ đứng giữa câu để thực hiện chức năng về nghĩa và nối 2 mệnh đề. 

Ví du: He ran as if/as though bees were after him. (Anh ta chạy cứ như thể có đám ong đuổi theo vậy.)

 

→ Liên từ phụ thuộc “As” chỉ cách thức xảy ra của mệnh đề chính: anh ta chạy theo cách thức được nói khoa trương lên: như thể bị ong đuổi.

7. Liên từ phụ thuộc chỉ điều kiện 

Hai liên từ  phụ thuộc thường dùng nhất khi bạn muốn mối quan hệ “nếu…thì” đó là “if” (nếu) và “unless” (trừ khi). Mệnh đề chứa liên từ này đều có thể đứng ở đầu hoặc giữa câu.

Ví dụ: If you study hard now, you will make it through the test. (Nếu bạn học hành chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua được bài kiểm tra.)

= You will make it through the test if you study hard now.

Ngoài ra, có nhiều các liên từ phụ thuộc có chức năng thiết lập mối quan hệ giả định để làm đa dạng và làm cách diễn đạt thêm chính xác hơn như: 

  • in case (trong trường hợp, phòng khi)

  • assuming (that) (giả sử như)

  • supposing (that) (giả sử như)

  • provided (that) / providing (that) (miễn là)

  • as long as / so long as = (miễn là)

  • only if (chỉ khi)

8. Liên từ phụ thuộc chỉ sự phân vân

Những liên từ phụ thuộc đại diện cho nhóm liên từ phụ thuộc chỉ sự phân vân gồm có: “if” và “whether” nghĩa là “liệu (có hay không)” hoặc “liệu là A hay B”. 

Lưu ý: Các liên từ “if” và “whether” dùng trong trường hợp này chỉ đứng giữa câu có vai trò nối thể hiện sự phân vân.

Ví dụ: I wonder whether/if I can make it through the test. (Tôi tự hỏi rằng liệu mình có thể vượt qua được bài kiểm tra hay không.)

9. Liên từ phụ thuộc đặc biệt “that”

Lý do mà liên từ phụ thuộc “that” đặc biệt là do “that” dạng liên từ chỉ theo sau một số động từ, tính từ hay danh từ nhất định và từ đó hình thành cấu trúc câu phức với mệnh đề phụ thuộc dạng mệnh đề danh ngữ.

Một số động từ tiêu biểu đi kèm liên từ “that” phía sau gồm:

Liên từ phụ thuộc

Các loại động từ

Ví dụ

Các động từ diễn tả ý kiến, quan điểm: agree (đồng ý), disagree (không đồng ý), believe (tin tưởng), think (nghĩ), contend (tin rằng), feel (cảm thấy), say (nói)...

I agree that climate change is a serious problem. 

(Tôi đồng ý là biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng.)

Các động từ diễn tả dự định, mong muốn: expect/hope (hi vọng), wish (ước),...

I hope that you will be happy in your new home.

 (Tôi hy vọng rằng bạn sẽ hạnh phúc trong ngôi nhà mới của mình.)

Các động từ diễn tả sự kiện: notice (nhận thấy), realize (nhận ra), discover (khám phá), remember (nhớ), forget (quên),...

I realized that I had left my keys at home. (Tôi nhận ra rằng tôi đã để quên chìa khóa ở nhà.)

Một số các tính từ tiêu biểu có thể kết hợp với liên từ “that” phía sau như:

liên từ “that”

Các loại tính từ

Ví dụ

Các tính từ diễn tả cảm xúc: happy (vui mừng), excited (hào hứng), frustrated/angry (tức giận),...

My brother is excited that we are going on vacation.

 (Em trai tôi rất thích thú vì chúng ta sắp đi nghỉ mát.)

Các tính từ diễn tả ý kiến, quan điểm: true (đúng), wrong (sai). possible (có thể), impossible (không thể), likely (có khả năng),...

It is true that the Earth is round. 

(Đúng là Trái đất là hình cầu.)

Cuối cùng, có rất nhiều các danh từ tiêu biểu đi kèm liên từ phụ thuộc “that”, bao gồm:

Liên từ phụ thuộc “that”

Các loại danh từ

Ví dụ

Các danh từ diễn tả cảm xúc: regret (hối tiếc), relief (nhẹ nhõm), satisfaction (hài lòng),..

I have a regret that I didn't tell you the truth. (Tôi rất hối tiếc vì đã không nói với bạn sự thật.)

Các danh từ diễn tả ý kiến, quan điểm: opinion (ý kiến), belief (niềm tin),...

I have a belief that everyone deserves a second chance. 

(Tôi có niềm tin rằng mọi người đều xứng đáng có cơ hội thứ hai.)

Các danh từ diễn tả sự kiện: fact (sự thật), incident (sự cố), problem (vấn đề),..

The fact that the Earth is round is supported by scientific evidence. 

(Sự thật là Trái đất là hình cầu được hỗ trợ bởi bằng chứng khoa học.)

Phân biệt Liên từ phụ thuộc và Đại từ quan hệ 

Đại từ quan hệ (Relative Pronouns) cũng được dùng để mở đầu cho mệnh đề phụ thuộc. Vì đại từ quan hệ có hình thức và chức năng khá giống liên từ phụ thuộc, người học sẽ dễ bị nhầm lẫn.

Các đại từ quan hệ trong tiếng Anh gốc gồm ‘that’, ‘who’ ‘which’.  Các đại từ quan hệ này có thể làm chủ ngữ của mệnh đề phụ thuộc. Tuy nhiên, liên từ phụ thuộc không thể làm chủ ngữ trong mệnh đề. Liên từ phụ thuộc sẽ đi kèm với chủ ngữ của mệnh đề.

Ví dụ.

  • John is the guy who invited us for dinner last night. (John là gã đã mời chúng tôi tới bữa ăn tối qua.)

→ “Who” là đại từ quan hệ. 

→ “Who” là chủ ngữ thay thế cho “the guy” và có động từ “invited” theo sau. 

 

  • We talked about the woman we met last night while we had dinner. (Chúng tôi nói về người phụ nữ mà chúng tôi gặp tối qua trong chúng tôi lúc ăn tối.)

→ “While” là liên từ phụ thuộc. 

→ “While” không phải chủ ngữ, chỉ đóng vai trò cầu nối giữa 2 mệnh đề. “While” đi kèm mệnh đề có chủ ngữ và động từ riêng.

Một số lưu ý khi dùng liên từ phụ thuộc

Quy tắc dùng dấu phẩy trong câu chứa liên từ phụ thuộc

Dấu phẩy có vai trò quan trọng trong việc giúp câu chứa cấu trúc liên từ phụ thuộc được đọc hiểu dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên lưu ý 2 quy tắc đặt dấu phẩy và các lỗi sai thường gặp như sau.

Quy tắc 1: Nếu liên từ phụ thuộc theo sau mệnh đề độc lập, dấu phẩy thường không cần thiết.

Quy tắc 1

cross Lỗi về dấu phẩy

checkCâu đúng

She will receive an award, if she makes a medical breakthrough.

She will receive an award if she makes a medical breakthrough. (Cô ấy sẽ nhận được giải thưởng, nếu cô ấy có thành tựu y học đột phá.)

A robber broke into John’s house, while he was at work.

A robber broke into John’s house while he was at work. (Một tên trộm đột nhập vào nhà của John trong lúc anh ấy đang đi làm.)

Quy tắc 2: Khi liên từ phụ thuộc đứng đầu câu, ta phải thêm dấu phẩy khi hết mệnh đề phụ thuộc.

Quy tắc

crossLỗi về dấu phẩy

checkCâu đúng

If she finishes her medical research successfully she will receive a major bonus.

If she finishes her medical research successfully, she will receive a major bonus. (Nếu cô ấy hoàn thành việc nghiên cứu y học thành công, cô ấy sẽ nhận được 1 khoản thưởng lớn.)

While John was at work a robber broke into John’s house.

While John was at work, a robber broke into John’s house. (Trong khi John đang đi làm, một tên trộm đã đột nhập vào nhà của anh ấy.)

Lưu ý khác trong câu chứa liên từ phụ thuộc

Lưu ý 1: Lựa chọn liên từ phù hợp.

Bạn hãy xác định chính xác liên từ cần dùng đảm bảo truyền tải đúng, logic và mạch lạc ý muốn nói để tránh câu bị khó hiểu.

Dưới đây là lỗi sai về câu chứa liên từ phụ thuộc nhưng chưa logic.

Lưu ý 1

crossLỗi về logic câu

checkCâu đúng

I will go to the store unless I have time.

→ vế “unless I have time” = If I don’t have time 

→ dịch nghĩa: Nếu tôi không có thời gian, tôi sẽ đi đến cửa hàng.

I won’t go to the store unless I have time. (Tôi sẽ không tới của hàng trừ khi tôi có thời gian.)

→ giải thích cách sửa: thiết lập lại logic của câu: Nếu tôi không có thời gian, tôi sẽ không đi đến cửa hàng.

  I will go to the store if I have time. (Tôi sẽ tới cửa hàng nếu tôi có thời gian.)

→ giải thích cách sửa: chọn liên từ phụ thuộc phù hợp hợp hơn cho câu: “if” thay cho “unless” ở câu gốc.

Lưu ý 2: Không dùng 2 liên từ trong cùng 1 câu 

Ngoại trừ 1 số liên từ là cụm từ (như so that, inasmuch as,...) hoặc liên từ đi thành cặp (như either…or…, both…and…), trong cùng câu chỉ có 1 liên từ để nối 2 mệnh đề.

Lưu ý 2

crossLỗi 2 liên từ trong cùng câu

checkCâu đúng

Because I was sick, so I didn't go to the party.

→ Lỗi: dịch “vì…nên” trong tiếng Việt sang tiếng Anh là “because…so”

Because I was sick, I didn't go to the party. (Vì tôi ốm nên tôi không tham dự bữa tiệc được)

→ Giải thích: Because là liên từ phụ thuộc, và có chức năng nối 2 mệnh đề có quan hệ nguyên nhân - kết quả với nhau. Vì vậy, không có “so” (nên) ở giữa.

Although it rained hard, but I still went to school.

→ Lỗi: dịch “mặc dù…nhưng” trong tiếng Việt sang tiếng Anh là “although…but”

Although it rained hard, I still went to school. (Mặc dù trời mưa nhưng tôi vẫn đi tới trường.)

→ Giải thích: Because là liên từ phụ thuộc, và có chức năng nối 2 mệnh đề có quan hệ nhượng bộ với nhau. Vì vậy, không có “but” (nhưng) ở giữa.

  • Lưu ý 3: Đảm bảo logic và mạch lạc

Lựa xong liên từ phụ thuộc, bạn cần xác định mệnh đề nào mới là mệnh đề chính/phụ. Mệnh đề phụ thuộc bao gồm liên từ + mệnh đề. Mệnh đề chính là mệnh đề hoàn chỉnh đi theo mệnh đề phụ thuộc. Dưới đây là ví dụ về lỗi sai của câu không hoàn chỉnh khi chỉ có mệnh đề phụ thuộc đi một mình.

lưu lý 3

cross Lỗi câu chưa hoàn thiện

check Câu đúng

Because I hate you.

→ đây là mệnh đề phụ thuộc: Liên từ phụ thuộc + S1+ V1. Đây chưa phải câu hoàn chỉnh vì chưa có mệnh đề chính đi kèm.

→ sửa: bổ sung thêm 1 vế mệnh đề chính theo công thức.

I don’t want to see you because I hate you.

(Tôi không muốn thấy bạn vì tôi ghét bạn.)

Because I hate you, I don’t want to see you. (Vì tôi ghét bạn nên tôi không muốn nhìn thấy bạn.)

Dưới đây là ví dụ về lỗi sai của câu xác định sai mệnh đề chính và mệnh đề độc lập khi vế đi kèm liên từ có thể đứng cả đầu và giữa câu.

lưu ý

crossLỗi mệnh đề chính

checkCâu đúng

Câu mẫu: In case you need to call me, I’ll give you my number. (Để phòng khi bạn cần gọi tôi, nên tôi sẽ cho bạn số của tôi.)

Viết lại với vế in case giữa câu: You need to call me in case I’ll give you my number.

→ lỗi: mới chỉ cho cụm “in case” vào giữa 2 mệnh đề

Câu mẫu: In case you need to call me, I’ll give you my number. (Để phòng khi bạn cần gọi tôi, nên tôi sẽ cho bạn số của tôi.)

Viết lại vế in case giữa câu: I’ll give you my number in case you need to call me

→ phân tích: câu mẫu có

  • mệnh đề phụ thuộc =  In case you need to call me

  • mệnh đề chính =  I’ll give you my number

→ sửa: đảo cả mệnh đề phụ thuộc = [in case + mệnh đề] sau mệnh đề chính.

  • Lưu ý 4: Sử dụng đúng thì, phù hợp cho ngữ cảnh của câu 

Khi sử dụng liên từ phụ thuộc, hãy chú ý sử dụng thì phù hợp cho động từ trong câu. Điều này giúp câu văn thống nhất, hay tạo mối quan hệ về thì ở 2 vế, tạo nên sự cùng liên kết về mặt thời gian.

Để biết chính xác liên từ phụ thuộc đó sử dụng với mệnh đề ở thì nào, bạn nên tra cứu kĩ về 1 liên từ rồi mới sử dụng.

Dưới đây là ví dụ về lỗi sai về thì trong câu có dùng liên từ phụ thuộc.

cross Lỗi mệnh đề chính

checkCâu đúng

I went to the store if I have time.

→ lỗi sai: thời của mệnh đề chính là Quá khứ đơn (went), nhưng thời của mệnh đề phụ thuộc vẫn là Hiện tại đơn (I have time). Điều này dẫn đến mâu thuẫn về thời gian trong câu.

I will go to the store if I have time. (Tôi sẽ tới cửa hàng nếu tôi có thời gian.)

→ sửa: liên từ phụ thuộc “if” có cấu trúc riêng để nói về giả định 1 hành động trong hiện tại: If + S + V (Hiện tại), S + V (Tương lai)

→ mệnh đề chính nên sửa thành Tương lai đơn = will go.

Bài tập

Bạn hãy thử sức áp dụng các kiến thức đã học vào các bài tập liên từ phụ thuộc sau đây nha.

Bài 1: Chọn đáp án đúng.

1

___ he pulled an all-nighter to study, he still failed the test.

A

Since

B

Because

C

Even though

2

___ he didn’t have much money, he couldn’t afford luxurious recreational activities.

A

Unless

B

Because

C

Even though

3

___ he wasn’t a millionaire, he still donated half of his heritage to charity.

A

Since

B

Because

C

Even though

4

___ Peter works hard to live independently, his sister is still financially dependent on their parents.

A

Since

B

Because

C

While

5

We thought she couldn’t afford the Gucci handbag ___ she just didn’t like it.

A

since

B

whereas

C

even though

6

___ you learn to love yourself, no one else can do it for you.

A

Until

B

Because

C

Even though

7

___ achieving many great successes in life, he realized being successful isn’t everything.

A

Since

B

After

C

Even though

8

___ he graduated from college, he had proposed to his long-term girlfriend.

A

Since

B

Because

C

Before

9

___ she wants to strengthen the relationship, she bought her boss an expensive gift.

A

Until

B

Because

C

Even though

10

____ they hate each other, they will never work together in peace.

A

Since

B

However

C

Even though

Bài 2: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi dựa trên từ gợi ý sẵn.

1

The car is old. It still runs well.

→ Although

2

The weather is nice. We can go hiking.

→ If

3

The baby is crying. The mother is rocking it to sleep.

→ While

4

The accident caused a lot of damage. The driver was not injured.

→ Even though

5

The train is delayed. We will be late for work. 

→ If

6

I was tired. I went to bed early. (dùn

→ Because

7

The movie was long. It was very interesting.

→ although

8

The student studied hard. She got an A on the test.

→ Since

Tổng kết

Trong bài viết này, DOL đã tổng hợp kiến thức về định nghĩa, chức năng và quy tắc dùng của liên từ phụ thuộc. Đồng thời, DOL cũng giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về phân loại các liên từ phụ thuộc và phân biệt để tránh nhầm lẫn với Đại từ quan hệ. 

Bên cạnh các bài tập về liên từ phụ thuộc (Subordinate Conjunctions) cuối bài, bạn đừng quên ghé kho tài liệu độc quyền trên trang web của DOL để được củng cố kiến thức đắc lực hơn nữa nhé. Hơn nữa, bạn còn có thể thử sức với bài test trình độ IELTS miễn phí khi đăng kí qua website này.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề, câu hỏi hoặc chủ đề nào khác liên quan đến tiếng Anh muốn đề xuất, hãy liên hệ với DOL để nhận được giải đáp sớm nhất nhé. Chúc các bạn một ngày học tập hiệu quả!

Khuất Thị Ngân Hà

Khuất Thị Ngân Hà là một trợ giảng tiếng Anh hơn 4 năm kinh nghiệm và là thành viên của nhóm Học thuật tại Trung tâm DOL English. Với niềm đam mê Anh Ngữ, cô đã sở hữu cho mình tấm bằng IELTS Academic 7.5 Overall cùng chứng chỉ TOEIC 870, thể hiện khả năng kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh vô cùng thành thạo.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc