Câu tường thuật (Reported speech): Công thức, cách dùng và bài tập chi tiết nhất

Câu tường thuật (Reported speech) hay câu gián tiếp là một cấu trúc câu được sử dụng để thuật lại lời nói hoặc suy nghĩ của một người khác. Đây là một cấu trúc quan trọng trong tiếng Anh bởi vì tần suất sử dụng tương đối nhiều trong giao tiếp hằng ngày lẫn trong các văn bản văn học.

Chính bởi tính thông dụng của cấu trúc này nên bài viết sau sẽ cung cấp khái niệm và cách dùng phổ biến nhất của câu tường thuật trong tiếng Anh. Ngoài ra, DOL Grammar còn gợi ý cho bạn các mẫu câu tường thuật đặc biệt giúp bạn có thể mở rộng thêm kiến thức và áp dụng vào thực tế. Hãy cùng bắt đầu bài học nhé!

câu tường thuật trong tiếng anh
Câu tường thuật (Reported speech)

Câu tường thuật (Reported speech) là gì? 

Câu tường thuật (Reported speech) là cấu trúc được sử dụng khi bạn muốn thuật lại câu nói, sự kiện, hoặc thông tin cụ thể thông qua lời nói của ai đó.

Câu tường thuật trong tiếng Anh bao gồm 2 loại chính: 

  • Câu tường thuật trực tiếp (direct speech). Câu trực tiếp là cấu trúc câu đề cập lại nguyên văn câu nói sử dụng cặp dấu ngoặc kép.

  • Câu tường thuật gián tiếp (indirect speech). Câu gián tiếp thuật lại câu nói của anh ấy thông qua lời kể lại, nói lại câu nói đó của người khác.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của 2 loại này là về dấu câu. Khi dùng câu tường thuật trực tiếp, bạn cần sử dụng một hệ thống dấu câu để dẫn lời nguyên văn của người nói.

Tuy nhiên, khi dùng cấu trúc câu tường thuật gián tiếp, bạn sẽ truyền đạt thông qua việc thay đổi các thành phần trong câu.

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

He said: “I’m exhausted.” 

(Anh ấy nói: “Tôi mệt quá.”)

He said that he was exhausted. 

(Anh ấy nói rằng anh ấy mệt quá.)

Trong 2 ví dụ trên, câu trực tiếp (direct speech) là cấu trúc câu đề cập lại nguyên văn câu nói sử dụng cặp dấu ngoặc kép.

Trong khi đó, câu gián tiếp (indirect/reported speech) đã tường thuật lại câu nói của anh ấy thông qua lời kể lại, nói lại câu nói đó của người khác. 

Câu tường thuật hay câu gián tiếp là một trong những cấu trúc câu thông dụng trong tiếng Anh vì được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp. Để có thể sử dụng chính xác cấu trúc này hãy cùng tìm hiểu một số lưu ý khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật nhé.

Những lưu ý khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp

Khi chuyển các câu nói trực tiếp thành câu tường thuật gián tiếp, bạn cần lưu ý một số quy tắc ngữ pháp hoặc lỗi sai thường gặp nhất định để sử dụng cấu trúc câu tường thuật chính xác nhất.

Thành phần trong câu tường thuật

Câu tường thuật sẽ bao gồm 2 thành phần chính trong câu: mệnh đề tường thuật (the reporting clause) và mệnh đề được tường thuật (the reported clause). Mệnh đề tường thuật bao gồm động từ tường thuật và mệnh đề được tường thuật sẽ là nội dung từ câu nói gốc được truyền đạt lại.

S + V (tường thuật) + (that) + S + V

Ví dụ.

 

  • She said , "I am going to the store" .

(Cô ấy nói, “Tôi sẽ đi đến cửa hàng.”)

 

 

  • She said that she was going to the store .

(Cô ấy nói cô ấy sẽ đi đến cửa hàng.)

Lùi thì trong câu tường thuật

Lùi thì (backshift) là một kỹ năng được sử dụng để đảm bảo tính chính xác của các thì được sử dụng trong câu gốc ban đầu khi bạn tường thuật lại câu này. Nói đơn giản hơn, một hành động sử dụng thì hiện tại trong lúc nói nhưng thời điểm tường thuật sau mốc thời gian này, tất cả các hành động này đều đã xảy ra trong quá khứ.

Vì vậy, để đảm bảo các đặc tính và thông tin mà các thì truyền đạt, bạn cần phải lùi thì một lần cho các động từ trong mệnh đề được tường thuật để biến các thì hiện tại này thành các thì quá khứ tương ứng.

Trong cấu trúc câu tường thuật, bạn chỉ lùi thì khi động từ tường thuật ở dạng quá khứ (vì điều này thể hiện rằng thời điểm câu trực tiếp được nói ra là trong quá khứ so với thời điểm tường thuật). Nếu động từ tường thuật ở các thì hiện tại, bạn không cần lùi thì.

Ví dụ.

  • Thì hiện tại: He says that S + V (Anh ấy nói S + V) ➔ Không lùi thì

  • Thì quá khứ: He said that S + V (Anh ấy đã nói S + V) ➔ Mệnh đề S + V cần lùi thì

Sau khi đã nắm rõ quy tắc lùi thì, mời bạn tham khảo cách lùi thì đối với 12 thì trong tiếng Anh cũng như các thành phần động từ khác.

STT

Thì trong câu trực tiếp

Thì trong câu gián tiếp

Ghi nhớ nhanh: Lùi thì hiện tại bằng cách đưa các động từ/trợ động từ (V/be/has/have) về thì quá khứ gần nhất (V2/was/were/had).

1

Thì hiện tại đơn: 

S + V(s/es).

Thì quá khứ đơn: 

S + V2.

2

Thì hiện tại tiếp diễn:

S + am/is/are V-ing.

Thì quá khứ tiếp diễn:

S + was/were V-ing.

3

Thì hiện tại hoàn thành:

S + has/have V3.

Thì quá khứ hoàn thành:

S + had V3.

4

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:

S + has/have been V-ing.

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn:

S + had been V-ing.

Ghi nhớ nhanh: Lùi thì quá khứ thành các dạng thì hoàn thành của chúng. Các thì quá khứ hoàn thành không cần lùi.

5

Thì quá khứ đơn:

S + V2.

Thì quá khứ hoàn thành:

S + had V3.

6

Thì quá khứ tiếp diễn:

S + was/were + V-ing.

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn:

S + had been V-ing.

7

Thì quá khứ hoàn thành:

S + had V3.

Các thì quá khứ hoàn thành không cần lùi thì.

8

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn:

S + had been V-ing.

Ghi nhớ nhanh: Lùi thì tương lai bằng cách đưa trợ động từ “will” thành “would”.

9

Thì tương lai đơn:

S + will V1.

Thì tương lai đơn với “would”

S + would V1.

10

Thì tương lai tiếp diễn:

S + will be V-ing

Thì tương lai tiếp diễn với “would”:

S + would be V-ing.

11

Thì tương lai hoàn thành: 

S + will have V3.

Thì tương lai hoàn thành với “would”: S + would have V3.

12

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn:

S + will have been V-ing.

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn với “would”:

S + would have been V-ing.

13

can/may/shall/must V1

could/might/should/had to V1

14

should/would/could V1

Không lùi thì

Thay đổi các đại từ 

Khi chuyển từ các câu nói trực tiếp, bạn cần phải lưu ý chuyển đổi các đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, và tính từ sở hữu để phù hợp với văn tường thuật lại.

Hãy tìm hiểu quy tắc chuyển đổi các đại từ thông qua bảng sau.

Quy tắc thay đổi các đại từ 

TH1: Mệnh đề được tường thuật có đại từ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Jack said to Mary: “I am calling my mom.” (Jack nói với Mary: “Tôi đang gọi cho mẹ tôi.)

Người tường thuật tự tường thuật lời nói của bản thân (trong ví dụ là Jack)

➔ Giữ nguyên đại từ xưng hô ngôi thứ nhất

Ví dụ: I said I was calling my mom. (Tôi nói là tôi đang gọi cho mẹ tôi.)

Người tường thuật là người khác. (trong ví dụ là Mary)

➔ Chuyển thành ngôi thứ ba.

Ví dụ: Jack said he was calling his mom. (Jack nói là anh ấy đang gọi cho mẹ của anh ấy.)

TH2: Mệnh đề được tường thuật có đại từ ngôi thứ hai

Ví dụ: She says: “You are very smart.” (Cô ấy nói: “Bạn thật thông minh.”)

Người tường thuật là đối tượng được đề cập đến trong câu trực tiếp. (trong ví dụ là người được khen)

Chuyển thành ngôi thứ nhất.

Ví dụ: She says that I am very smart. (Cô ấy nói răng tôi thật thông minh.)

Người tường thuật là đối tượng thứ ba quan sát cuộc trò chuyện.

Chuyển thành ngôi thứ ba tương ứng.

Ví dụ: She says that he is very smart. (Cô ấy nói rằng anh ấy thật thông minh.)

TH3: Mệnh đề được tường thuật có đại từ ngôi thứ ba   

Ví dụ: Mary said: “I saw him walking home and he was talking on the phone.” (Mary nói: “Tôi thấy anh ấy đi bộ về và anh ấy đang nói chuyện điện thoại.”)

Người tường thuật là đối tượng được đề cập đến trong câu trực tiếp. (trong ví dụ là người đang được Mary nhìn thấy đi bộ)

Chuyển thành ngôi thứ nhất.

Ví dụ: Mary said she had seen me walking home and I had been talking on the phone.” (Mary nói rằng cô ấy thấy tôi đi bộ về và tôi đang nói chuyện điện thoại.)

Người tường thuật là đối tượng thứ ba quan sát cuộc trò chuyện.

➔ Giữ nguyên đại từ xưng hô ngôi thứ ba

Ví dụ: Mary said she saw him walking home and he was talking on the phone.” (Mary nói cô ấy thấy anh ấy đi bộ về và anh ấy đang nói chuyện điện thoại.”)

Lưu ý: Khi thay đổi các đại từ mới, cần lưu ý thay đổi dạng động từ tương ứng của chúng (Ví dụ: I am ➔ He is.) cũng như các tính từ  sở hữu và đại từ sở hữu (Ví dụ: Mine → His).

Thay đổi các thông tin về không gian và thời gian

Ngoài việc thay đổi các đại từ, bạn còn cần phải thay đổi các thông tin khác về không gian và thời gian khi chuyển sang câu tường thuật gián tiếp để đảm bảo tính chính xác về nơi chốn và thời gian khi tường thuật lại một câu nói trong quá khứ.

Cách thay đổi các thông tin về không gian và thời gian

Thông tin về không gian

this/these (thứ này/những thứ này)

that/those (thứ kia/những thứ kia)

that/those (thứ kia/những thứ kia)

giữ nguyên

here (ở đây)

there (ở đó)

there (ở đó)

giữ nguyên

Thông tin về thời gian

today (hôm nay)

that day (hôm đó)

tonight (tối nay)

that night (tối đó)

at the moment (ngay lúc này)

at that moment (ngay lúc đó)

now (bây giờ)

then (lúc đó)

tomorrow (ngày mai)

the day after (ngày tiếp theo)

yesterday (hôm qua)

the day before (ngày trước đó)

Cấu trúc: time + ago (một khoảng thời gian trước)

Ví dụ: five years ago

Cấu trúc: time + before (một khoảng thời gian trước đó)

Ví dụ: five years before

khoảng thời gian + later (một khoảng thời gian sau)

Ví dụ: 2 days later

khoảng thời gian + after (một khoảng thời gian sau đó)

Ví dụ: 2 days after

last + mốc thời gian (thời điểm lần trước)

Ví dụ: last summer

the previous + mốc thời gian (thời điểm trước đó)

Ví dụ: the previous summer

next + mốc thời gian (thời điểm tiếp theo)

Ví dụ: next Chirstmas

the following + mốc thời gian (thời điểm liền sau)

Ví dụ: the following Chirstmas

  • Các động từ đặc biệt

Một số động từ tường thuật đặc biệt có thể mang nghĩa mà câu nói trực tiếp diễn tả. Vì vậy, bạn chỉ cần sử dụng động từ chính xác và dạng cấu trúc của chúng để tường thuật. Một số động từ có chức năng này bao gồm.

Chức năng

Ví dụ

Đồng ý/Từ chối: agree/disagree to V1.

He tells me: “Okay! Let’s travel to Africa.” 

(Anh ấy nói tôi: “Đồng ý! Hãy cùng đi du lịch đến châu Phi.”) ➔ He agrees to travel to Africa. 

(Anh ấy đồng ý đi du lịch đến châu Phi.)

Xin lỗi: say sorry for V-ing

She said: “Sorry I didn’t come to your party.” 

(Cô ấy nói: “Xin lỗi vì tôi đã không đến bữa tiệc của bạn.”) ➔ She says sorry for not coming to my party. 

(Cô ấy xin lỗi vì đã không đến bữa tiệc của tôi.)

Buộc tội: accuse someone of V-ing

He says: “You steal my money!” 

(Anh ấy nói: “Bạn ăn cắp tiền của tôi!”) ➔ He accuses me of stealing his money. 

(Anh ấy buộc tội tôi ăn cắp tiền của anh ấy.)

Hứa hẹn: promise to V1.

He told her: “I am never going to give you up.” 

(Anh ấy nói: “Anh sẽ không bỏ cuộc với em.) ➔ He promised to never give me up. 

(Anh ấy hứa sẽ không bỏ cuộc với tôi.)

Nhắc nhở: remind someone to V1.

He told me: “Don’t forget to clean the house.” 

(Anh ấy nói tôi: “Đừng quên dọn dẹp nhà cửa.”) ➔ He reminded me to clean the house. 

(Anh ấy nhắc nhở tôi dọn dẹp nhà cửa.)

Vấn đề về dấu câu

Trong câu trực tiếp (direct speech), bạn cần sử dụng một hệ thống dấu câu để đề cập nguyên văn câu nói của người khác bao gồm dấu hai chấm hoặc gạch ngang, và dấu ngoặc kép (kể cả dấu chấm hỏi dành cho câu hỏi). 

Ngược lại, trong câu tường thuật gián tiếp, bạn không cần sử dụng hệ thống dấu câu này bởi vì mệnh đề được tường thuật là một thành phần chính xác về ngữ pháp của câu đã được biến đổi về các thành phần câu và thì so với câu gốc.

Ví dụ: 

  • Câu trực tiếp: He said: “I will help you with that task.” (Anh ấy nói: “Tôi sẽ giúp bạn với công việc đó.”)

  • Câu trực tiếp: “I will help you with that task.” - He said. (Anh ấy nói: “Tôi sẽ giúp bạn với công việc đó.”)

  • Câu gián tiếp: He said he would help me with that task. (Anh ấy nói rằng anh ấy sẽ giúp tôi với công việc đó.)

chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật
5 Bước chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật

Cách dùng câu tường thuật phổ biến và chuyển đổi 4 dạng công thức 

4 dạng công thức câu tường thuật thường được sử dụng trong tiếng Anh, bao gồm câu tường thuật dạng kể, câu tường thuật dạng câu hỏi, câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh, và câu tường thuật dạng câu điều kiện. 

1. Câu tường thuật dạng kể

Khái niệm và công thức

Câu tường thuật dạng kể là cấu trúc câu tường thuật có mục đích truyền đạt lại một phát biểu, một khẳng định hoặc phủ định của người nói. Để sử dụng cấu trúc câu tường thuật dạng kể, bạn sử dụng công thức sau.

Câu trực tiếp

S + (not) V

Câu gián tiếp

S + động từ tường thuật để kể + (that) + S + (not) V

Ví dụ: 

  • Câu trực tiếp: She said: “He is going to meet me tonight”. (Cô ấy nói: “Anh ấy sẽ gặp tôi tối nay”.)

  • Câu gián tiếp: She said that he was going to meet her that night. (Cô ấy nói rằng anh ấy định gặp cô ấy buổi tối hôm đó.)

Cách chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu tường thuật dạng kể

Để chuyển đổi từ cấu trúc câu dạng kể sang câu tường thuật gián tiếp, bạn cần tuân thủ theo một số bước.

Các bước bên dưới sẽ miêu tả các tác vụ bạn cần phải thực hiện và các ví dụ sẽ miêu tả cách chuyển đổi câu sau thành một cấu trúc câu tường thuật gián tiếp.

➔ He said to me: “I am waiting for you at this coffee shop tonight.” (Anh ấy nói với tôi: “Tôi sẽ đợi bạn ở quán cà phê này tối nay.”)

các bước chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật dạng kể

Bước

Nội dung

Ví dụ

1

Viết lại chủ ngữ S và động từ tường thuật V. Có thể thêm “that” vào sau động từ tường thuật hoặc không.

He said to me (that) 

2

Viết lại nội dung của câu nói và chuyển đổi các đại từ và các ngôi xưng hô phù hợp với người nói và người nghe, đồng thời chuyển các dạng chia động từ phù hợp với đại từ mới của chúng.

He said to me (that) he is waiting for me at that coffee shop that night.

(Đại từ “I” (tôi) trong câu trực tiếp là “he” (anh ấy) khi tường thuật lại lời nói của “anh ấy” và “you” (bạn) thành “me” (tôi) vì người tường thuật chính là đối tượng thứ 2 được anh ấy trò chuyện với.)

3

Nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ ➔ bạn cần lùi thì ở động từ chính. Nếu không, bạn không cần thay đổi thêm.

He said to me (that) he was waiting for me at that coffee shop that night. 

(Anh ấy đã nói với tôi rằng anh ấy đã đợi tôi ở quán cà phê đó vào tối hôm đó.)

Các động từ tường thuật dạng kể

Các động từ tường thuật để kể bao gồm các động từ như sau.

Các động từ tường thuật để kể

Động từ (V1/V2)

Cấu trúc

Ví dụ

Động từ tường thuật lời nói

say/said

S  + say/said (to someone) (that) S + V

He said to me that he was applying for another voluntary organization. (Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy đang nộp đơn cho một tổ chức từ thiện khác.)

tell/told

S + tell/told (someone)(that) S + V

She told me that she had gone to Paris. 

(Cô ấy đã kể với tôi là cô ấy đã đi đến Paris.)

suggest(ed)

S + suggest (that) S + V

She suggested that I had my toothache treated. 

(Cô ấy khuyên rằng tôi nên kiểm tra cơn đau răng của mình.)

claim(ed)

S + claim (that) S + V

He claimed that he had seen her yesterday. 

(Anh ấy nói rằng anh ấy đã nhìn thấy cô ấy hôm qua.)

Động từ tường thuật suy nghĩ

believe(d)

S + believe (that) S + V

They believed that Math was hard. (Họ tin rằng môn Toán rất khó.)

know/knew

S + know + (that) S + V

People in the past knew that the Earth was round. 

(Người xưa đã biết rằng Trái Đất hình tròn.)

hope(d)

S + hope (that) S + V

He hoped that it wouldn’t rain that afternoon. 

(Anh ấy hy vọng rằng trời sẽ không mưa buổi trưa đó.)

agree(d)/ disagree(d)

S + agree/disagree (that) S + V

I agreed that we shared the bill equally.

 (Tôi đồng ý rằng chúng ta chia hoá đơn ra.)

expect(ed)

S + expect (that) S + V

She expected that he would come there earlier that night.

 (Cô ấy mong đợi rằng anh ấy sẽ đến đó sớm vào buổi tối hôm đó.)

2. Câu tường thuật dạng câu hỏi

Trong tiếng Anh, bạn có hai dạng câu hỏi là câu hỏi yes-no có câu trả lời là “yes” hoặc “no” và câu hỏi nghi vấn Wh- có câu trả lời là một thông tin cần thiết.

Đối với mỗi loại câu hỏi, bạn sử dụng một cấu trúc câu tường thuật khác nhau.

Câu hỏi Yes/No 

Câu hỏi yes/no là dạng cấu trúc câu hỏi có câu trả lời thường là “yes” hoặc “no”. Sau đây, DOL sẽ cụ thể hơn khái niệm và cách chuyển đổi cấu trúc câu hỏi này sang dạng tường thuật gián tiếp bên dưới.

Khái niệm và công thức

Câu hỏi đúng sai (yes-no questions) là câu hỏi có cấu trúc đưa trợ động từ lên trước để hỏi và có câu trả lời thường ở dạng “yes” (có) hoặc “no” (không).

Trong câu tường thuật, câu hỏi đúng sai yes-no question thường được chuyển đổi thành một dạng tường thuật bằng cách sử dụng "if" hoặc "whether" để giữ nguyên ý nghĩa của câu hỏi. Cấu trúc câu tường thuật câu hỏi đúng sai có dạng như sau.

Chuyển đổi từ câu hỏi yes-no sang câu tường thuật 

Câu trực tiếp

Trợ động từ + S + V?

Câu gián tiếp

S + động từ tường thuật để hỏi + if/whether + S + V + (or not).

Trong công thức trên, người viết cần lưu ý các ngữ cảnh và nghĩa để xác định chính xác các đối tượng có trong câu trực tiếp để có thể viết lại cấu trúc câu tường thuật chính xác hơn. 

Cách chuyển đổi từ câu hỏi yes-no sang câu tường thuật 

Để chuyển đổi từ cấu trúc câu hỏi yes-no sang câu tường thuật, bạn cần tuân thủ theo một số bước.

Các bước bên dưới sẽ miêu tả các tác vụ bạn cần phải thực hiện và các ví dụ sẽ miêu tả cách chuyển đổi câu sau thành một câu tường thuật gián tiếp.

➔ The children asked me: “Do you have any games on your phone?” 

(Đứa trẻ hỏi tôi: “Chú có trò chơi nào trên điện thoại của chú không?”)

Bước

Nội dung

Ví dụ

1

Viết lại chủ ngữ S và động từ tường thuật V và “if” hoặc “whether” phía sau. Có thể thêm “that” vào sau động từ tường thuật hoặc không.

The children asked me (that) if

2

Viết lại nội dung của câu hỏi cần được tường thuật theo dạng S + V tiếp theo sau, lưu ý bạn cần thực hiện thao tác đưa từ dạng đảo ngữ của trợ động từ về đúng thì ban đầu của câu.

The children asked me (that) if you have any games on your phone.

(Dạng đảo ngữ trợ động từ trong câu hỏi ban đầu là “Do + S + V1” sẽ được chuyển thành “S + V” như dạng câu khẳng định.)

3

Chuyển đổi các đại từ và các ngôi xưng hô phù hợp, đồng thời chuyển các dạng chia động từ phù hợp với đại từ mới của chúng

The children asked me (that) if I have any games on my phone.

(Đại từ “you” và “your” trong câu trực tiếp đang tham chiếu về người thứ 2 trong cuộc trò chuyện, là “tôi”. Vì vậy, khi “tôi” tường thuật lại câu trực tiếp, các đại từ “you” và “your” sẽ được chuyển về “I” và “my” để phù hợp với ngôi người nói.)

4

Nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ ➔ bạn cần lùi thì ở động từ chính. Nếu không, bạn không cần thay đổi thêm.

The children asked me (that) if I had any games on my phone.

Ví dụ: 

  • Câu trực tiếp: They asked me: “Do you have the invitation?”. (Họ hỏi tôi: “Bạn có vé mời chứ?”)

  • Câu gián tiếp: They asked me whether I had  the invitation. (Họ hỏi tôi rằng tôi có vé mời không.)

Câu hỏi Wh-

Câu hỏi Wh- là dạng cấu trúc câu hỏi sử dụng các từ để hỏi như “what/where/when/why/how…” để hỏi về các thông tin khác nhau. Sau đây, DOL sẽ cụ thể hơn khái niệm và cách chuyển đổi cấu trúc câu hỏi này sang dạng tường thuật bên dưới.

Khái niệm và công thức

Câu hỏi Wh- là câu hỏi có cấu trúc sử dụng các từ để hỏi Wh- (what, why, when, where, how).

Có 2 dạng cho loại câu hỏi này là các câu hỏi có từ để hỏi làm chủ ngữ trong câu trả lời (viết tắt là từ để hỏi làm chủ ngữ) và các câu hỏi có từ để hỏi làm thành phần vị ngữ trong câu trả lời (viết tắt là từ để hỏi làm vị ngữ). 

Ví dụ: 

  • Từ để hỏi làm chủ ngữ: What is for dinner? (Ăn tối món gì thế?) 

Beefsteak is for dinner. (Bít tết là bữa tối.) 

(Từ để hỏi “what” dùng để hỏi về chủ ngữ “beefsteak” trong câu trả lời).

 

 

  • Từ để hỏi làm vị ngữ: Where are you going to? (Bạn đang đi đâu?) 

➔ I’m going to Paris. (Tôi đi Paris.) 

(Từ để hỏi “where” dùng để hỏi về một thành phần vị ngữ nơi chốn “Paris”).

Câu hỏi nghi vấn thường có cấu trúc không thay đổi khi chuyển sang dạng tường thuật.

Tuy nhiên, trong cấu trúc câu hỏi Wh- có từ để hỏi làm vị ngữ, bạn không sử dụng cấu trúc đảo ngữ của câu hỏi trong câu gián tiếp.

Các động từ tường thuật dạng hỏi

Câu hỏi có từ để hỏi làm chủ ngữ

Câu trực tiếp

Wh- + V?

Câu gián tiếp

S + động từ tường thuật để hỏi + Wh- + V.

Câu hỏi có từ để hỏi làm vị ngữ

Câu trực tiếp

Wh- + trợ động từ + S + V?

Câu gián tiếp

S + động từ tường thuật để hỏi + Wh- + S + V.

Ví dụ: 

  • Từ để hỏi làm chủ ngữ:

    • Câu trực tiếp: She asked: “Who is qualified for this job?” (Cô ấy hỏi: “Ai có đủ chuyên môn cho công việc này?”)

    • Câu gián tiếp: She asked who was qualified for that job. (Cô ấy hỏi rằng ai có đủ chuyên môn cho công việc đó.)

  • Từ để hỏi làm vị ngữ:

    • Câu trực tiếp: He wondered: “Why did she do that?” (Anh ấy thắc mắc: “Tại sao cô ấy lại làm vậy?”)

    • Câu gián tiếp: He wondered why she had done that. (Anh ấy thắc mắc rằng tại sao cô ấy lại làm vậy.)

Cách chuyển đổi từ câu hỏi Wh- sang câu tường thuật gián tiếp

Để chuyển đổi từ cấu trúc câu hỏi Wh- sang câu tường thuật gián tiếp, bạn cần tuân thủ theo một số bước.

Các bước bên dưới sẽ miêu tả các tác vụ bạn cần phải thực hiện và các ví dụ sẽ miêu tả cách chuyển đổi câu sau thành một cấu trúc câu tường thuật gián tiếp.

➔ She asked me “Where do you go to meet new people in this city?” 

(Cô ấy hỏi tôi: “Đâu là nơi bạn đến để gặp gỡ những người bạn mới trong thành phố này?”)

Câu tường thuật mệnh lệnh dạng khẳng định

Bước

Nội dung

Ví dụ

1

Viết lại chủ ngữ S và động từ tường thuật V và từ để hỏi Wh- phía sau

She asked me where

2

Viết lại nội dung của câu hỏi cần được tường thuật theo dạng S + V tiếp theo sau, lưu ý bạn cần thực hiện thao tác đưa từ dạng đảo ngữ của trợ động từ về đúng thì ban đầu của câu.

She asked me where you go to meet new people in this city.

(Dạng đảo ngữ trợ động từ trong câu hỏi ban đầu là “Where + do + S + V1” sẽ được chuyển thành “Where + S + V”.)

3

Chuyển đổi các đại từ và các ngôi xưng hô phù hợp, đồng thời chuyển các dạng chia động từ phù hợp với đại từ mới của chúng

She asked me where I go to meet new people in that city.

(Đại từ “you” trong câu trực tiếp đang tham chiếu về người thứ 2 trong cuộc trò chuyện, là “tôi”. Vì vậy, khi “tôi” tường thuật lại câu trực tiếp, đại từ “you” sẽ được chuyển về “I” để phù hợp với ngôi người nói.)

4

Nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ ➔ bạn cần lùi thì ở động từ chính. Nếu không, bạn không cần thay đổi thêm.

She asked me where I went to meet new people in that city.

Các động từ tường thuật dạng hỏi

Các động từ tường thuật để hỏi bao gồm các động từ như sau.

Động từ (V1/V2)

Cấu trúc

Ví dụ

ask(ed)

S + ask (someone) (that) S + V

He asked the teacher that when the deadline was. (Anh ấy hỏi giáo viên rằng khi nào là hạn chót.)

question(ed)

S + question (someone) (that) S + V

She questions her friends where they were. (Cô ấy hỏi những người bạn của mình họ đang ở đâu.)

wonder(ed)

S + wonder (that)  S + V

The child wonder whether he have to go to school or not. (Đứa trẻ thắc mắc nó có phải đi học hay không.)

want(ed) to know

S + want to know (that) S + V

They wanted to know when they would receive their salary. (Họ muốn biết khi nào họ sẽ nhận được tiền lương.)

inquire(d)

S + inquire (that) S + V

The man inquires when his car would be fixed. (Người đàn ông hỏi khi nào chiếc xe của ông ấy sẽ được sửa.)

3. Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh là một câu được sử dụng để ra lệnh, yêu cầu, mời, hoặc khuyến khích người nghe hoặc đối tượng thực hiện một hành động cụ thể.

Câu mệnh lệnh thường bắt đầu bằng một động từ nguyên thể hoặc động từ ở dạng cơ bản mà không có chủ ngữ hiện diện.

Khái niệm và công thức

Khi tường thuật các câu mệnh lệnh, bạn sử dụng các cấu trúc của động từ (verb patterns) cho câu mệnh lệnh. Có 2 dạng câu mệnh lệnh, bao gồm câu mệnh lệnh dạng khẳng định và dạng phủ định.

1 Câu tường thuật của câu mệnh lệnh dạng khẳng định

Câu mệnh lệnh dạng khẳng định là các cấu trúc câu sử dụng động từ nguyên mẫu đứng đầu câu để yêu cầu, mời gọi, hoặc khuyến khích người nghe thực hiện một hành động nào đó. Khi chuyển đổi sang cấu trúc câu tường thuật, bạn sử dụng cấu trúc như sau.

Câu trực tiếp

V1 + (thành phần vị ngữ).

Câu gián tiếp

S + động từ tường thuật mệnh lệnh + to V1.

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: My mom asked me: “Do your laundry right now.” (Mẹ tôi nói: “Giặt đồ của con ngay lập tức.”)

  • Câu gián tiếp: My mom asked me to do my laundry right then. (Mẹ tôi yêu cầu tôi giặt đồ của tôi ngay lập tức.)

2 Câu tường thuật mệnh lệnh dạng phủ định

Câu mệnh lệnh dạng phủ định là các cấu trúc câu sử dụng động từ nguyên mẫu sau cụm “don’t” hoặc “do not”  ra lệnh, yêu cầu, mời, hoặc khuyến khích người nghe hoặc đối tượng không thực hiện một hành động cụ thể. Khi chuyển đổi sang cấu trúc câu tường thuật, bạn sử dụng cấu trúc như sau.

Câu tường thuật dạng câu điều kiện

Câu trực tiếp

V1 + (thành phần vị ngữ).

Câu gián tiếp

S + động từ tường thuật mệnh lệnh + not to V1.

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: The police advised the residents: “Don’t go out too late at night.” (Cảnh sát cảnh báo người dân: “Không nên đi ra đường vào buổi tối.”)

  • Câu gián tiếp: The police advised the residents not to go out too late at night. (Cảnh sát cảnh báo người dân không nên ra đường vào buổi tối.)

Cách chuyển đổi từ câu mệnh lệnh sang câu tường thuật gián tiếp

Để chuyển đổi từ cấu trúc câu mệnh lệnh sang câu tường thuật gián tiếp, bạn cần tuân thủ theo một số bước.

Các bước bên dưới sẽ miêu tả các tác vụ bạn cần phải thực hiện và các ví dụ sẽ miêu tả cách chuyển đổi câu sau thành một cấu trúc câu tường thuật gián tiếp.

➔ She told us: “Don’t eat too much candies when you go to this party. (Cô ấy bảo chúng tôi: “Đừng ăn quá nhiều kẹo khi đến bữa tiệc này.”)

Bước

Nội dung

Ví dụ

1

Viết lại chủ ngữ S và động từ tường thuật V. 

She told us

2

Viết lại động từ chính trong mệnh lệnh ban đầu thành cấu trúc “to V”. Nếu câu mệnh lệnh ban đầu là phủ định thì bạn viết lại cấu trúc “not to V”.

Đồng thời viết lại các cấu trúc phụ của câu mệnh lệnh nếu có.

She told us not to eat too much candies when you go to the party.

3

Chuyển đổi các đại từ và các ngôi xưng hô phù hợp, đồng thời chuyển các dạng chia động từ phù hợp với đại từ mới của chúng

She told us not to eat too much candies when we go to that party.

4

Nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ ➔ bạn cần lùi thì ở động từ trong các cấu trúc phụ của câu. Nếu không, bạn không cần thay đổi thêm.

Bạn không lùi thì động từ mệnh lệnh trong cấu trúc “to V”.

She told us not to eat too much candies when we went to that party.

Các động từ tường thuật dạng câu mệnh lệnh

Các động từ tường thuật mệnh lệnh bao gồm các động từ như sau.

Động từ (V1/V2)

Cấu trúc

Ví dụ

Động từ tường thuật cho câu mệnh lệnh, yêu cầu

ask(ed)

S + ask (someone) to V1.

He asked the child to pick up their own litter. (Anh ấy yêu cầu đứa trẻ tự nhặt rác của bản thân.)

tell/told

S + tell (someone) to V1.

The delivery man tell me to give him my address. (Người đàn ông giao hàng yêu cầu tôi cho anh ấy địa chỉ.)

*say/said

Động từ “say” không được sử dụng trong dạng câu mệnh lệnh. Khi chuyển đổi về cấu trúc câu mệnh lệnh, bạn sử dụng động từ “tell” như trên.

request(ed)

S + request someone to V1.

The government requested citizens to reduce littering. (Chính phủ yêu cầu người dân giảm thiểu xả rác.)

demand(ed)

S + demand someone to V1.

She demanded me to give her my phone. (Cô ấy yêu cầu tôi đưa điện thoại của mình cho cô ấy.)

direct(ed)

S + direct someone to V1.

My manager directs me to arrange an appointment at five. (Quản lý của tôi yêu cầu tôi sắp xếp một cuộc họp vào năm giờ.)

command

S + command someone to V1.

The general commanded his men to retreat. (Vị tướng ra lệnh cho lính của ông ấy rút lui.)

Động từ tường thuật cho câu gợi ý, khuyến khích

advise(d)

S + advise someone to V1.

They advised me to have a health check-up annually. (Họ khuyên tôi đi khám sức khoẻ tổng quát hằng năm.)

recommend(ed)

S + recommend V-ing.

The doctor recommended stopping consuming too much sugar. (Người bác sĩ đề nghị tôi ngừng tiêu thụ quá nhiều đường.)

offer(ed)

S + offer someone to V1.

He offers me to work on Sundays. (Anh ấy đề xuất với tôi vê làm việc vào các ngày Chủ Nhật.)

suggest(ed)

S + suggest someone to V1.

S + suggest + V-ing.

The health department suggests allowing people to work from home. (Bộ Y tế đề xuất cho  người lao động làm việc ở nhà.)

encourage(d)

S + encourage someone to V1.

S + encourage + V-ing.

My father encourages me to move to a new city. (Ba tôi khuyến khích tôi di chuyển đến một thành phố mới.)

4. Câu tường thuật dạng câu điều kiện

Về mặt hình thức, câu điều kiện khi chuyển thành dạng câu tường thuật cũng áp dụng các bước tương tự như câu tường thuật dạng kể. Để sử dụng cấu trúc câu tường thuật cho câu điều kiện, bạn hãy tham khảo công thức sau.

Câu trực tiếp

If S + V, S + V.

Câu gián tiếp

S + động từ tường thuật để kể + (that) + if S + V, S + V.

Tuy nhiên, khi lùi thì câu điều kiện khi chuyển sang cấu trúc câu tường thuật gián tiếp nếu động từ tường thuật ở thì quá khứ, bạn cần ghi nhớ thứ tự lùi thì như sau.

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

Câu điều kiện loại 1: If S + V(s/es), S + will/can + V.

Câu điều kiện loại 2: If S + V2, S would/could + V.

Câu điều kiện loại 2:  If S + V2, S + would/could V.

Không lùi thì câu điều kiện loại 2 khi chuyển sang dạng tường thuật.

Câu điều kiện loại 3: If S + had V3, S + would/could have V3.

Không lùi thì câu điều kiện loại 3 khi chuyển sang dạng tường thuật.

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: She told me: “If he goes to the market, he will buy me some eggs.” (Cô ấy nói tôi: “Nếu anh ấy đi đến siêu thị, anh ấy sẽ mua cho tôi một ít trứng.”)

  • Câu gián tiếp: She told me that if he went to the market, he would buy us some eggs. (Cô ấy nói tôi rằng nếu anh ấy đi đến siêu thị, anh ấy sẽ mua cho tôi một ít trứng.)

Một số mẫu câu tường thuật đặc biệt

Ngoài các loại câu tường thuật phổ biển như trên, bạn có thể còn bắt gặp một số loại câu đặc biệt khác được sử dụng thường xuyên trong văn nói. Sau đây, DOL sẽ điểm qua một các cấu trúc câu đặc biệt và cách chuyển cấu trúc này sang dạng câu tường thuật.

Câu tường thuật dạng câu cảm thán

Các câu cảm thán trong tiếng Anh cũng có thể được chuyển thành câu tường thuật bằng cách sử dụng các cấu trúc câu tường thuật tương ứng. DOL sẽ tổng hợp các cấu trúc câu cảm thán thông dụng trong tiếng Anh và cách chuyển đổi chúng sang cấu trúc câu tường thuật tương ứng, cũng như đưa ra một số ví dụ phù hợp để minh hoạ.

Cấu trúc câu cảm thán với tính từ

Các cấu trúc câu cảm thán với tính từ thường là các cấu trúc câu được sử dụng để nhấn mạnh vào tính từ của sự kiện, sự vật, đối tượng nói chung. Để làm được điều này, các cấu trúc câu này nhìn chung không có chủ ngữ. 

Vì thế, khi chuyển đổi thành dạng câu tường thuật gián tiếp, bạn cần sử dụng cấu trúc chủ ngữ giả “it + be + adj” hoặc sử dụng danh từ đi kèm với tính từ đó làm chủ ngữ để tường thuật lại. 

Câu trực tiếp

Adj! // How/So Adj! // What a/an Adj N! // Such a/an Adj N!

Câu gián tiếp

S + động từ tường thuật cảm thán + it/N + be + Adj.

Một số ví dụ về câu cảm thán với tính từ, và các chuyển đổi chúng về dạng tường thuật sẽ được DOL liệt kê trong bảng sau.

Câu cảm thán trực tiếp

Câu tường thuật gián tiếp tương ứng

Chỉ có tính từ: She said: “Amazing!” 

(Cô ấy nói: “Tuyệt vời!”)

She said it was amazing. 

(Cô ấy nói rằng thật tuyệt vời.)

Cấu trúc how/so:  You exclaimed: “How/So beautiful!” 

(Bạn thốt lên: “Thật xinh đẹp!”)

You exclaimed it was beautiful. 

(Bạn thốt lên rằng nó thật xinh đẹp.)

Cấu trúc how/so với N:  She exclaimed: “How/So gorgeous you are!” 

(Cô ấy thốt lên: “Bạn thật xinh đẹp!”)

She exclaimed that you were gorgeous. 

(Cô ấy thốt lên rằng bạn thật xinh đẹp.)

Cấu trúc such với N: The old lady commented: “Such a young and handsome child! 

(Bà lão nhận xét: “Thật là một cậu bé trẻ và kháu khỉnh!”)

The old lady commented that the child was young and handsome. 

(Bà lão nhận xét rằng cậu bé thật trẻ và khấu khỉnh.)

Lưu ý: Quy luật lùi thì vẫn áp dụng với động từ “be” nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ.

Cấu trúc câu cảm thán với mệnh đề

Cấu trúc câu cảm thán với mệnh đề thường sử dụng các mệnh đề đi kèm với chủ ngữ giả, hoặc các cấu trúc cảm thán khác như.

S + be so Adj + a/an N

 

(He was so nice a man! - Anh ấy thật là một người đàn ông tốt bụng!)

Hoặc,

S + be + such a/an Adj + N

 

(The kid is such a rude person! - Cậu bé thật là một đứa trẻ thô lỗ.)

Đối với các cấu trúc câu cảm thán này, bạn áp dụng quy luật chuyển đổi tương tự câu tường thuật dạng kể. 

Ví dụ: She declared: “The kid is such a rude person!” 

(Cô ấy tuyên bố: “Cậu bé thật là một đứa trẻ thô lỗ.”)

 

➔ She declared that the kid was such a rude person. (Cô ấy tuyên bố rằng cậu bé thật là một đứa trẻ thô lỗ.)

Các động từ tường thuật để cảm thán

Các động từ tường thuật để cảm thán bao gồm các động từ như: exclaim(ed) - thốt lên; blurt(ed) out - nói buộc ra; comment(ed) - nhận xét; scream(ed) - la lên; declare(d) - tuyên bố; utter(ed) - thốt ra; shout(ed) - la lớn.

Câu tường thuật với cấu trúc “let”

Có hai dạng cấu trúc được sử dụng với động từ “let” để thể hiện các nét nghĩa khác nhau. 

Cấu trúc “let someone V” thường được sử dụng để ra mệnh lệnh, yêu cầu đối với người nghe.

Ví dụ: Let me know your decision next Monday. (Hãy cho tôi biết quyết định của bạn vào thứ 2 tới.)

Cấu trúc “let’s V” thường được sử dụng để mời gọi, rủ rê người nghe làm một việc gì đó. 

Ví dụ: Let’s go to the beach. (Hãy đi đến bãi biển nào.)

Lưu ý: Khi chuyển về câu tường thuật gián tiếp, bạn sử dụng các động từ tường thuật thích hợp và các cấu trúc động từ đi kèm để thể hiện các nghĩa này của “let”.

“Let someone + V” để ra mệnh lệnh, yêu cầu

Nếu cấu trúc “let” được sử dụng để đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu, bạn sử dụng các động từ tường thuật tương tự như các động từ tường thuật trong dạng câu mệnh lệnh khi chuyển đổi.

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: “Let me know your decision next Monday.” (Hãy cho tôi biết quyết định của bạn vào Thứ 2 tới.)

  • Câu gián tiếp: The manager commanded me to let him know my decision the following Monday. (Người quản lý yêu cầu tôi cho ông ấy biết quyết định của tôi vào Thứ 2 tiếp theo.)

“Let’s + V” để mời gọi, rủ rê

Nếu cấu trúc “let’s” được sủ dụng để đưa ra lời mời gọi, rủ rê, bạn sử dụng các động từ tường thuật tương tự như các động tường thuật trong dạng câu gợi ý, khuyến khích khi chuyển đổi từ câu chủ động thành câu tường thuật.

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: “Let’s visit my friend in this city.” (Hãy thăm bạn của tôi ở thành phố này.)

  • Câu gián tiếp: She suggested visiting her friend in that city. (Cô ấy đề xuất thăm bạn của cô ấy ở thành phố ấy.)

Câu tường thuật với cấu trúc câu điều ước

Khi tường thuật câu điều ước, bạn áp dụng các bước chuyển đổi tương tự như câu dạng kể. Tuy nhiên, bạn không cần lùi thì với mệnh đề điều ước và động từ tường thuật sẽ là “wish”.

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: She said: “I wish I had a lot of money to do charity.” (Cô ấy nói: “Ước gì tôi có nhiều tiền để làm từ thiện.)

  • Câu gián tiếp: She wished she had a lot of money to do charity. (Cô ấy ước rằng cô ấy có nhiều tiền để làm từ thiện.)

Câu tường thuật với câu ghép và câu phức

Các cấu trúc câu ghép và câu phức vẫn áp dụng nguyên tắc chuyển đổi tương tự như câu tường thuật dạng kể. Các bước bên dưới sẽ miêu tả các tác vụ bạn cần phải thực hiện và các ví dụ sẽ miêu tả cách chuyển đổi câu sau thành một cấu trúc câu tường thuật gián tiếp.

➔ The child said: “My mom is old but she is beautiful.” (Đứa trẻ nói: “Mẹ của cháu lớn tuổi nhưng cô ấy rất đẹp.)

Bước

Nội dung

Ví dụ

1

Viết lại chủ ngữ S và động từ tường thuật V

The child said

2

Viết lại nội dung của câu nói cần được tường thuật S + V tiếp theo sau

The child said my mom is old but she is beautiful.

3

Chuyển đổi các đại từ và các ngôi xưng hô phù hợp, đồng thời chuyển các dạng chia động từ phù hợp với đại từ mới của chúng

The child said his mom is old but she is beautiful.

4

Nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ ➔ bạn cần lùi thì ở động từ chính. Nếu không, bạn không cần thay đổi thêm.

The child said his mom was old but she was beautiful. (Đứa trẻ nói rằng mẹ của cậu bé đã lớn tuổi nhưng cô ấy vẫn còn xinh đẹp.)

Các trường hợp không lùi thì của câu tường thuật gián tiếp 

Dù lùi thì là một bước thường được thực hiện khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, nhưng vẫn có nhiều trường hợp không cần lùi thì trong câu tường thuật gián tiếp. Mời bạn cùng tìm hiểu một số trường hợp không lùi thì khi viết câu tường thuật gián tiếp:

1. Khi hành động được tường thuật diễn tả sự việc vẫn đúng hoặc chưa diễn ra so với thời điểm tường thuật:

  • Khi chuyển sang câu tường thuật gián tiếp, nếu hành động được tường thuật vẫn đúng khi thời điểm tường thuật diễn ra thì bạn không cần lùi thì. Điều này thường xảy ra khi động từ trong mệnh đề được tường thuật nói về tương lai hoặc chia ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn hoặc hiện tại hoàn thành. 

  • Khi hành động sẽ xảy ra ở tương lai:

Ví dụ.

 

Câu trực tiếp: John said, “I am currently preparing for my upcoming presentation.” (John nói rằng, “tôi hiện đang chuẩn bị cho bài thuyết trình sắp tới của mình”.)

 

 

Câu gián tiếp: John said that he is currently preparing for his upcoming presentation. (John nói rằng anh ấy hiện đang chuẩn bị cho bài thuyết trình sắp tới của anh ấy.)

 

 

→ Hành động được tường thuật vẫn chưa diễn ra.

  • Khi động từ trong mệnh đề được tường thuật sử dụng các thì Hiện tại:

Ví dụ.

 

 

Câu trực tiếp: She told me, “My husband works for a tech company near your house.” (Cô ấy nói với tôi: “Chồng tôi làm việc cho một công ty công nghệ gần nhà anh”.)

 

 

C

âu gián tiếp: She told me that her husband works for a tech company near my house. (Cô ấy kể với tôi rằng chồng cô ấy làm việc cho một công ty công nghệ gần nhà tôi.)

 

 

→ Hành động được tường thuật là 1 sự thật vẫn còn xảy ra.

2. Khi động từ ở mệnh đề được tường thuật ở thì quá khứ hoàn thành.     

Câu trực tiếp: S + V,  “S + had + V3”

 

Câu gián tiếp: S + V + (that) + S + had + V3

Ví dụ.

 

  • Câu trực tiếp: "I had never traveled abroad before," he exclaimed. (“Tôi chưa bao giờ đi du lịch nước ngoài trước đây,” anh thốt lên.)

  • Câu gián tiếp: He exclaimed that he had never traveled abroad before. (Anh ấy thốt lên rằng trước đây anh ấy chưa bao giờ đi du lịch nước ngoài.)

3. Khi động từ tường thuật ở thì hiện tại.

  • Bạn không lùi thì động từ ở mệnh đề được tường thuật khi động từ tường thuật ở thì hiện tại.

Ví dụ.

 

  • Câu trực tiếp: She says, “You need to be calm.” (Cô ấy nói, “Bạn cần phải bình tĩnh.”)

  • Câu gián tiếp: She says that I need to be calm. (Cô ấy nói tôi cần phải bình tĩnh.)

3. Khi dùng các động từ khuyết thiếu ở dạng quá khứ:

  • Khi động từ trong mệnh đề được tường thuật dùng với các động từ khuyết thiếu ở dạng quá khứ thì bạn không cần lùi thì cho động từ khuyết thiếu hay động từ nguyên mẫu theo sau.

  • Các động từ khuyết thiếu đó bao gồm: would, could, should, might, need.

Câu trực tiếp: S + V, “S + past modal verb + V”.

Câu gián tiếp: S + V + (that) S + past modal verb + V.

Ví dụ.

 

  • Câu trực tiếp: He said, "You should study harder for the exam." (Bạn nên học tập chăm chỉ hơn cho kỳ thi.)

  • Câu gián tiếp: He said that I should study harder for the exam.(Anh ấy nói rằng tôi nên học tập chăm chỉ hơn cho kỳ thi.)

4. Khi câu tường thuật gián tiếp là câu mệnh lệnh:

  • Khi chuyển câu mệnh lệnh sang câu tường thuật gián tiếp, bạn không lùi thì đối với động từ mệnh lệnh.

Ví dụ.

 

  • Câu trực tiếp: She asks me, "Close the door, please." (Vui lòng đóng cửa lại.)

  • Câu gián tiếp: She asked me to close the door.(Cô ấy yêu cầu tôi đóng cửa lại.)

5. Khi câu tường thuật gián tiếp là câu điều kiện loại 2 và loại 3:

Ví dụ.

 

  • Câu trực tiếp: "If I had had more time, I would have visited you." (Nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi đã đến thăm bạn.)

  • Câu gián tiếp: He said that if he had had more time, he would have visited me.(Anh ấy nói rằng nếu anh ấy có nhiều thời gian hơn, anh ấy đã đến thăm tôi.)

5. Mệnh đề được tường thuật nói về các sự thật:

  • Nếu hành động trong mệnh đề được tường thuật là sự việc luôn đúng thì bạn không cần lùi thì cho động từ ở mệnh đề được tường thuật.

Ví dụ.

 

  • Câu trực tiếp: My teacher explained, "The Earth is round." (Trái đất hình tròn.)

  • Câu gián tiếp: My teacher explained that the Earth is round.(Giáo viên giải thích rằng Trái đất hình tròn.)

Bài tập

Viết lại các câu trực tiếp sau thành câu tường thuật gián tiếp.

 

01.

“I’ll phone you tomorrow.” he told Jack.

 

02.

“I want a camera for my birthday.” he said.

 

03.

“I’ll have a cup of tea with you.” she said.

 

04.

His father said to him: “You must study harder”

 

05.

Cindy said: “I haven’t seen John since last month.”

 

06.

He asked me: “Do you have a red pen?”.

 

07.

My dad asked me, “Will you come visit me this weekend?”.

 

08.

“Is it going to be a fine day today?” I asked my mother.

 

09.

“What are you going to do next summer?” she asked.

 

10.

“How long are you going to stay?” I asked him.

 

11.

Mom told me, “Cook before your dad comes home.”

 

12.

“Please let me borrow your car”, he said to her.

 

13.

“Don’t talk in class!” the teacher said.

 

14.

“I’ll pay him if I can.” she said.

 

15.

“If I have time, I will visit her,” he said.

 

16.

“If we were in New York now, we would visit her,” she said.

 

17.

“If I had met her, I would have told her the truth.” he said.

 

18.

“Let’s visit your friend in Paris.”, she said.

 

19.

She said: “I wish I had a new car.”

 

20.

“The landscape is so pretty!” She exclaimed.

 

Your last result is 0/20

Check answer

Tổng kết

Câu tường thuật (Reported speech) là một cấu trúc câu nâng cao trong tiếng Anh, thường được sử dụng nhiều trong các văn bản, trong truyện đọc và cũng như trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, việc nắm rõ và sử dụng chính xác câu tường thuật là một phần quan trọng để bạn có thể sử dụng tiếng Anh thuần thục nhất. 

Như vậy bài viết đã điểm qua khái niệm câu tường thuật, cách sử dụng và chuyển đổi cấu trúc này từ câu trực tiếp tuỳ theo từng mục đích nhất định.

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về cách sử dụng cấu trúc câu tường thuật, cũng như mời bạn tham khảo các cấu trúc ngữ pháp khác trong kho các bài viết ngữ pháp của DOL Grammar!

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc