Câu tường thuật đặc biệt: Công thức, ví dụ và bài tập chi tiết

Câu tường thuật đặc biệt là một điểm ngữ pháp trong chuỗi bài viết ngữ pháp câu tường thuật trong tiếng Anh. Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ nhắc lại định nghĩa câu tường thuật trong tiếng Anh, và cụ thể cấu trúc của từng loại câu điều kiện đặc biệt. Sau đó, cung cấp các bài tập để bạn luyện tập sử dụng các cấu trúc câu tường thuật đặc biệt này.

Câu tường thuật đặc biệt
Câu tường thuật đặc biệt: Công thức, ví dụ và bài tập chi tiết

Câu tường thuật đặc biệt là gì?

Câu tường thuật đặc biệt là các dạng câu tường thuật sử dụng các cấu trúc câu đặc biệt hoặc các động từ đặc biệt, không giống như dạng câu tường thuật thông thường.

Theo đó, câu tường thuật trong tiếng Anh là cấu trúc câu được sử dụng khi bạn muốn thuật lại câu nói, sự kiện, hoặc thông tin cụ thể thông qua lời nói của ai đó. Cấu trúc câu tường thuật đảm bảo sự đầy đủ của các thông tin trong câu trực tiếp và tuân thủ 1 số quy tắc ngữ pháp nhất định. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ không tuân theo những quy tắc ngữ pháp thông thường, những trường hợp đó là câu tường thuật đặc biệt.

Ví dụ: He says he will call you back. (Anh ấy nói anh ấy sẽ gọi lại cho bạn.)

Câu tường thuật đặc biệt trong tiếng Anh

DOL Grammar sẽ giới thiệu với bạn 8 loại câu tường thuật đặc biệt trong tiếng Anh bên dưới.

Câu tường thuật đặc biệt với cấu trúc to V 

Một số cấu trúc câu tường thuật không yêu cầu chuyển đổi về dạng tường thuật như câu tường thuật thông thường. Đối với các câu có ý nghĩa đặc biệt như bên dưới, bạn có thể sử dụng các động từ tường thuật đặc biệt đi kèm với cấu trúc “to V1” để tường thuật các ngữ nghĩa khác nhau.

Câu tường thuật đặc biệt với cấu trúc to V 

Động từ

Ví dụ

Tường thuật một mệnh lệnh: 

tell/told someone (not) to do something

Trực tiếp: "Put your books away", said the teacher.

Câu tường thuật: The teacher told us to put our books away. (Người giáo viên yêu cầu chúng tôi cất cuốn sách đi.)

Tường thuật một yêu cầu: 

ask(ed) someone (not) to do something

Trực tiếp: "Don't smoke in this room", said the clerk.

Câu tường thuật: The clerk asked me not to smoke in that room. (Thư kí yêu cầu tôi không hút thuốc trong phòng đó.)

Tường thuật một lời khuyên: 

advise(d) someone (not) to do something

Trực tiếp: "If I were you, I wouldn’t drink so much wine", he said.

Câu tường thuật: He advised me not to drink so much wine. (Anh ấy khuyên nhủ tôi đừng uống quá nhiều rượu.)

Tường thuật lời hứa: promise(d) to do something

Trực tiếp: "I will give you a hand, if you like", said my mother.

Câu tường thuật: My mother promised to give me a hand if I liked. (Mẹ tôi hứa sẽ giúp tôi một tay nếu tôi muốn.)

Tường thuật một đe dọa: 

threaten(ed)someone to do something

Trực tiếp: "Get out or I"ll call the police", said the woman.

Câu tường thuật: The woman threatened to call the police if he didn"t get out. (Người phụ nữ đe doạ sẽ gọi cảnh sát nếu anh ấy không đi về.)

Tường thuật một lời cảnh cáo: 

warn(ed) someone (not) to do something

Trực tiếp: "Don't touch that electrical wire", he said.

Câu tường thuật: He warned me not to touch that electrical wire. (Anh ấy cảnh cáo tôi không đụng vào cọng dây điện.)

Tường thuật một lời mời:

invite(d) someone to do something

Trực tiếp: "Come for dinner with us tonight", he said.

Câu tường thuật: He invited me to come for dinner with them that night. (Anh ấy mời tôi đến ăn tối với họ tối đó.)

Tường thuật một lời nhắc nhở:

reminded someone to do something

Trực tiếp: "Remember to post my letter on your way", She says.

Câu tường thuật: She reminds me to post her letter on my way. (Cô ấy nhắc nhở tôi nhớ gửi thư của cô ấy trên đường đi.)

Tường thuật một lời khuyến khích: 

encourage(d) someone to do something

Trực tiếp: "Go ahead, you must enter the contest!", the man said to me.

Câu tường thuật: The man encouraged me to enter the contest. (Người đàn ông khuyến khích tôi tham gia cuộc thi.)

Tường thuật một lời nài nỉ:

beg(ged)/implore(d) someone to do something

Trực tiếp: "Please, do me a favor", said the beggar to him.

Câu tường thuật: The beggar begged/ implored him to do a favor. (Người ăn xin nài nỉ anh ấy giúp cho một ân huệ.)

Tường thuật một lời tự nguyện làm gì đó: 

offer(ed) to do something

Trực tiếp: "Shall I help you with the housework?", said him to his wife. 

Câu tường thuật: He offered to help his wife with the housework. (Anh ấy đề nghị làm giúp việc nhà cho vợ anh ấy.)

Tường thuật một lời đồng ý: 

agree(d) to do something

Trực tiếp: "OK, I will take you to work in my car", said my brother.

Câu tường thuật: My brother agreed to take me to work in his car. (Anh trai tôi đồng ý chở tôi đi làm bằng xe của anh ấy.)

Câu tường thuật với Wish, lời chúc

Khi tường thuật câu điều ước, bạn áp dụng các bước chuyển đổi tương tự như câu tường thuật bình thường. Tuy nhiên, bạn không cần lùi thì với mệnh đề điều ước và động từ tường thuật sẽ là “wish”.

Ví dụ.

 

Câu trực tiếp: She said: “I wish I had a lot of money to do charity.” (Cô ấy nói: “Ước gì tôi có nhiều tiền để làm từ thiện.)

 

 

Câu tường thuật: She wished she had a lot of money to do charity. (Cô ấy ước rằng cô ấy có nhiều tiền để làm từ thiện.)

Câu tường thuật với cấu trúc V-ing

Tương tự như cấu trúc “to V1”, với các câu có ý nghĩa đặc biệt như bên dưới, bạn có thể sử dụng các động từ tường thuật đặc biệt đi kèm với cấu trúc “V-ing” để tường thuật các ngữ nghĩa khác nhau.

Động từ

Ví dụ

Tường thuật một lời buộc tội: 

accuse(d) someone of doing something

Trực tiếp: “You damaged my new laptop”, said the kid.

Câu tường thuật: The kid accused me of damaging his new laptop. (Cậu bé buộc tội tôi làm hỏng cái laptop mới của cậu ấy.)

Tường thuật lời thú nhận: 

admitt(ed) doing/ having done something

Trực tiếp: "I did not tell you the truth”, said my girlfriend.

Câu tường thuật: My girlfriend admitted not telling me the truth. (Bạn gái tôi thú nhận rằng đã không nói sự thật với tôi.)

Tường thuật lời phủ nhận: 

deny/denied doing/having done something

Trực tiếp: “I did not break that vase", said the student. 

Câu tường thuật: The student denied breaking/having broken the vase. (Người học sinh chối bỏ đã làm đã làm bể chiếc bình bông.)

Tường thuật một lời xin lỗi: 

apologize(d) to someone for doing something

Trực tiếp: "I am sorry I have kept you waiting", said the girl.

Câu tường thuật: The girl apologized for keeping me waiting. (Cô gái đã xin lỗi vì khiến tôi phải chờ lâu.)

Tường thuật một lời chúc mừng:

congratulate(d) someone on doing something

Trực tiếp: "Congratulation! You won the game", said the principal.

Câu tường thuật: The principal congratulated me on winning the game. (Người hiệu trưởng đã chúc mừng tôi đã chiến thắng trận đấu.)

Tường thuật một lời khẳng định, mong muốn: 

insist(ed) on doing something

Trực tiếp: "I must pay for this damage", the man said.

Câu tường thuật: The man insisted on paying for that damage. (Người đàn ông mong muốn đền bù cho thiệt hại.)

Tường thuật một đề xuất: 

suggest(ed) doing something

Trực tiếp: "Let's have a picnic this weekend", my friend suggested.

Câu tường thuật: My friend suggested having a picnic this weekend. (Bạn tôi đề xuất tổ chức một buổi dã ngoại cuối tuần này.)

Tường thuật một lời cảm ơn: 

thank(ed) someone for (doing) something

Trực tiếp: "Thank you very much for your advice", he said.

Câu tường thuật: He thanked me for (giving him) my advice. (Anh ấy cảm ơn tôi vì lời khuyên của tôi.)

Tường thuật một lời cảnh cáo không làm gì đó: 

warn(ed) someone against (doing) something

Trực tiếp: "Do not invest in that business", said my lawyer.

Câu tường thuật: My lawyer warned me against investing in that business. (Luật sư của tôi cảnh báo tôi không đầu tư vào lĩnh vực đó.)

Tường thuật một lời đổ lỗi: 

blame(d) someone for (doing) something

Trực tiếp: "You are responsible for this failure", said the director.

Câu tường thuật: The director blamed me for that failure. (Người giám đốc đổ lỗi tôi vì sự thất bại đó.)

Tường thuật một lời thừa nhận:

confess(ed) to (doing) something

Trực tiếp: "It was me who stole the money", said my brother.

Câu tường thuật: My brother confessed to stealing the money. (Em trai tôi thừa nhận đã trộm tiền.)

Câu tường thuật với Let

Câu tường thuật đặc biệt còn được sử dụng với động từ “let”. Có hai dạng cấu trúc được sử dụng với động từ “let” để thể hiện các nét nghĩa khác nhau. 

  • Cấu trúc “let someone V” thường được sử dụng để ra mệnh lệnh, yêu cầu đối với người nghe.

  • Cấu trúc “let’s V” thường được sử dụng để mời gọi, rủ rê người nghe làm một việc gì đó. 

Khi chuyển về câu tường thuật, bạn sử dụng các động từ tường thuật thích hợp và các cấu trúc động từ đi kèm để thể hiện các nghĩa này của “let”.

Let’s someone +V” để ra mệnh lệnh, yêu cầu đối với người nghe

Nếu cấu trúc “let” được sử dụng để đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu, bạn sử dụng các động từ tường thuật tương tự như các động từ tường thuật trong dạng câu mệnh lệnh khi chuyển đổi.

Ví dụ.

  • Câu trực tiếp: “Let me know your decision next Monday.” (Hãy cho tôi biết quyết định của bạn vào Thứ 2 tới.)

  • Câu tường thuật: The manager commanded me to let him know my decision the following Monday. (Người quản lý yêu cầu tôi cho ông ấy biết quyết định của tôi vào Thứ 2 tiếp theo.)

“Let’s + V” để mời gọi, rủ rê

Nếu cấu trúc “let’s” được sử dụng để đưa ra lời mời gọi, rủ rê, bạn sử dụng các động từ tường thuật tương tự như các động tường thuật trong dạng câu gợi ý, khuyến khích khi chuyển đổi từ câu chủ động thành câu tường thuật.

Ví dụ.

  • Câu trực tiếp: “Let’s visit my friend in this city.” (Hãy thăm bạn của tôi ở thành phố này.)

  • Câu tường thuật: She suggested visiting her friend in that city. (Cô ấy đề xuất thăm bạn của cô ấy ở thành phố ấy.)

Câu tường thuật với câu điều kiện 

Về mặt hình thức, câu điều kiện khi chuyển thành dạng câu tường thuật cũng áp dụng các bước tương tự như câu tường thuật dạng kể. Để sử dụng cấu trúc câu tường thuật cho câu điều kiện, bạn hãy tham khảo công thức sau.

Câu trực tiếp

If S + V, S + V.

Câu tường thuật

S + động từ tường thuật để kể + (that) + if S + V, S + V.

Tuy nhiên, khi lùi thì câu điều kiện khi chuyển sang cấu trúc câu tường thuật nếu động từ tường thuật ở thì quá khứ, bạn cần ghi nhớ thứ tự lùi thì như sau.

Câu trực tiếp

Câu tường thuật

Câu điều kiện loại 1:

If S + V(s/es), S + will/can + V.

Câu điều kiện loại 2:

If S + V2, S would/could + V.

 

Ví dụ

  • Câu trực tiếp: He said, "If I knew, I would come earlier." (Anh ấy nói, “Nếu tôi biết, tôi đã đến sớm hơn.”)

  • Câu tường thuật: He said that if he knew, he would come earlier. (Anh ấy nói rằng nếu anh ấy biết, anh ấy đã đến sớm hơn.)

Câu trực tiếp

Câu tường thuật

Câu điều kiện loại 3:

If S + had V3, S + would/could have V3.

Không lùi thì câu điều kiện loại 3 khi chuyển sang dạng tường thuật.

Ví dụ.

  • Câu trực tiếp: She said, "If I had studied harder, I would have passed the exam." (Cô ấy nói, “Nếu tôi đã học chăm hơn, tôi đã đậu được kì thi.)

  • Câu tường thuật: She said that if she had studied harder, she would have passed the exam. (Cô ấy nói rằng nếu cô ấy đã học chăm hơn, cô ấy đã đậu được kì thi.)

Câu tường thuật với Must

Cấu trúc “must” khi sử dụng trong một câu gốc có thể có 2 nghĩa và tùy thuộc vào hai nghĩa này, bạn sẽ thay thế chúng bằng các cấu trúc khác nhau khi tường thuật lại.

Nhìn chung, nếu động từ tường thuật không ở dạng quá khứ, bạn không cần thay đổi động từ khiếm khuyết “must” trong câu tường thuật.

Ví dụ.

  • Câu trực tiếp: “You  must clean your room now”, says my mom. (“Con phải dọn dẹp phòng của mình ngay”, mẹ tôi nói.)

  • Câu tường thuật: My mom says that I must clean my room now. (Mẹ tôi nói tôi phải dọn dẹp phòng của mình ngay.)

câu tường thuật với Must
Nếu động từ tường thuật không ở dạng quá khứ, bạn không cần thay đổi động từ khiếm khuyết “must” trong câu tường thuật.

Mặt khác, nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ, bạn chuyển đổi cấu trúc “must” dựa theo cách trường hợp sau.

1. Cấu trúc “must” được sử dụng để thể hiện rằng ai đó cần phải làm gì đó

Trong trường hợp này, bạn sử dụng cấu trúc động từ “have to” ở dạng quá khứ “had to” để thay thế cho “must”.

Ví dụ.

  • Câu trực tiếp: “You must pay for the damage”, the manager said. (“Bạn phải đền bù thiệt hại”, người quản lý nói.)

  • Câu tường thuật: The manager said that I had to pay for the damage. (Người quản lý nói rằng tôi phải đền bù thiệt hại.)

2. Cấu trúc “must” được sử dụng để thể hiện sự suy đoán

Trong trường hợp cấu trúc “must” được sử dụng để thể hiện sự suy đoán về một điều gì đó, bạn không cần thay thế nó trong câu tường thuật.

Ví dụ.

  • Câu trực tiếp: “It must be hot wearing that shirt”, commented the audience. (“Chắc mặc cái áo đó nóng lắm”, khán giả nhận xét.)

  • Câu tường thuật: The audience commented that it must be hot wearing that shirt. (Khán giả nhật xét rằng chắc mặc cái áo đó nóng lắm.)

Câu tường thuật với Needn't

Nếu động từ tường thuật không ở dạng quá khứ, bạn không cần thay đổi động từ khiếm khuyết “needn’t” trong câu tường thuật.

Ví dụ.

  • Câu trực tiếp: “You needn’t knock to come in”, the man says. (“Bạn không cần gõ cửa để vào nhà đâu”, người đàn ông nói.)

  • Câu tường thuật: The man says that I needn’t knock to come in. (Người đàn ông nói rằng tôi không cần gõ cửa để vào nhà.)

Ngược lại, nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ, bạn thay đổi động từ khiếm khuyết “needn’t” thành “didn’t have to” trong câu tường thuật.

Ví dụ.

  • Câu trực tiếp: “We needn’t call him in advance”, my friend said. (“Chúng ta không cần gọi anh ấy trước”, bạn tôi nói.)

  • Câu tường thuật: My friend said that we didn’t have to call him in advance. (Bạn tôi nói rằng chúng ta không cần gọi anh ấy trước.)

Câu tường thuật với câu cảm thán

Các câu cảm thán trong tiếng Anh cũng có thể được chuyển thành câu tường thuật bằng cách sử dụng các cấu trúc câu tường thuật tương ứng. DOL sẽ tổng hợp các cấu trúc câu cảm thán thông dụng trong tiếng Anh và cách chuyển đổi chúng sang cấu trúc câu tường thuật tương ứng, cũng như đưa ra một số ví dụ phù hợp để minh hoạ.

Cấu trúc câu cảm thán với tính từ

Các cấu trúc câu cảm thán với tính từ thường là các cấu trúc câu được sử dụng để nhấn mạnh vào tính từ của sự kiện, sự vật, đối tượng nói chung. Để làm được điều này, các cấu trúc câu này nhìn chung không có chủ ngữ. Vì thế, khi chuyển đổi thành dạng câu tường thuật, bạn cần sử dụng cấu trúc chủ ngữ giả “it + be + adj” hoặc sử dụng danh từ đi kèm với tính từ đó làm chủ ngữ để tường thuật lại.

Cấu trúc câu cảm thán với tính từ

Câu trực tiếp

Adj! // How/So Adj! // What a/an Adj N! // Such a/an Adj N!

Câu tường thuật

S + động từ tường thuật cảm thán + it/N + be + Adj.

Một số ví dụ về câu cảm thán với tính từ, và các chuyển đổi chúng về dạng tường thuật sẽ được DOL liệt kê trong bảng sau.

Câu cảm thán với tính từ

Câu cảm thán

Câu tường thuật tương ứng

Chỉ có tính từ:

She said: “Amazing!” 

(Cô ấy nói: “Tuyệt vời!”)

She said it was amazing. 

(Cô ấy nói rằng thật tuyệt vời.)

Cấu trúc how/so: 

You exclaimed: “How/So beautiful!” 

(Bạn thốt lên: “Thật xinh đẹp!”)

You exclaimed it was beautiful. 

(Bạn thốt lên rằng nó thật xinh đẹp.)

Cấu trúc how/so với N: 

She exclaimed: “How/So gorgeous you are!” 

(Cô ấy thốt lên: “Bạn thật xinh đẹp!”)

She exclaimed that you were gorgeous. 

(Cô ấy thốt lên rằng bạn thật xinh đẹp.)

Cấu trúc such với N:

The old lady commented: “Such a young and handsome child! 

(Bà lão nhận xét: “Thật là một cậu bé trẻ và kháu khỉnh!”)

The old lady commented that the child was young and handsome. 

(Bà lão nhận xét rằng cậu bé thật trẻ và kháu khỉnh.)

 

*Lưu ý: Quy luật lùi thì vẫn áp dụng với động từ “be” nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ.

Cấu trúc câu cảm thán với mệnh đề

Cấu trúc câu cảm thán với mệnh đề thường sử dụng các mệnh đề đi kèm với chủ ngữ giả, hoặc các cấu trúc cảm thán khác như “S + be so Adj + a/an N” (He was so nice a man! - Anh ấy thật là một người đàn ông tốt bụng!) hoặc “S + be + such a/an Adj + N” (The kid is such a rude person! - Cậu bé thật là một đứa trẻ thô lỗ.)

Đối với các cấu trúc câu cảm thán này, bạn áp dụng quy luật chuyển đổi tương tự câu tường thuật dạng kể. 

Ví dụ.

  • Câu gốc: She declared: “The kid is such a rude person!” (Cô ấy tuyên bố: “Cậu bé thật là một đứa trẻ thô lỗ.”)

  • Câu tường thuật: She declared that the kid was such a rude person. (Cô ấy tuyên bố rằng cậu bé thật là một đứa trẻ thô lỗ.)

Các động từ tường thuật để cảm thán

Các động từ tường thuật để cảm thán bao gồm các động từ như: exclaim(ed) - thốt lên; blurt(ed) out - nói buộc ra; comment(ed) - nhận xét; scream(ed) - la lên; declare(d) - tuyên bố; utter(ed) - thốt ra; shout(ed) - la lớn.

các động từ tường thuật để cảm thán
Các động từ tường thuật để cảm thán DOL gợi ý cho bạn

Bài tập

Bài tập: Viết lại các cấu trúc câu đặc biệt sau dưới dạng tường thuật.

 

 

1. He said to me “If you want to see me, you can visit me at school”. -->01.

 

2. “You should come to the party tonight”, they said to us. --> 02.

 

3. "Let's go to the beach tomorrow", she said. --> 03.

 

4. "I wish I had more time to study", Mary said. -->04.

 

5. "You must finish this report by Friday", the boss told him. -->05.

 

6. "How beautiful day is!" she exclaimed. --> 06.

 

7. “I will buy you a gift when I travel to Japan”, she promised. --> 07.

 

8. "If it had rained, we wouldn't have had the picnic", he said. -->08.

 

9. "You needn't come to the meeting if you don't want to", she said. --> 09.

 

10. He told me: “You stole my money last night”. -->10.

💡 Gợi ý

1. He said to me that...
2. They invited...
3. She suggested...
4. Mary wished...
5. The boss told him that...
6. She exclaimed...
7. She promised me...
8. He said that...
9. She said...
10. He accused me...

Your last result is 0/10

Check answer

Tổng kết

Cấu trúc câu tường thuật là một cấu trúc câu thú vị, được sử dụng để nhắc lại các câu nói trực tiếp mà không ảnh hưởng đến các thông tin trong câu nói đó. Trong bài viết này, bạn đã được làm quen với các cấu trúc câu tường thuật đặc biệt trong tiếng Anh sau khi đã được DOL Grammar làm rõ về khái niệm câu tường thuật và giới thiệu cấu trúc câu tường thuật trong từng loại câu khác nhau. Đồng thời, DOL Grammar cũng đã cung cấp một số bài tập để bạn luyện tập sử dụng chúng chính xác nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn về cấu trúc câu tường thuật đặc biệt.

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc