Cấu trúc Said: Khái niệm, cách dùng, lưu ý và bài tập chi tiết

Cấu trúc Said hay còn lại là cấu trúc câu tường thuật bị động là một trong những cấu trúc câu để bạn có thể đa dạng hóa vốn ngữ pháp tiếng Anh của bạn, cụ thể là cấu trúc câu tường thuật.

Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ giới thiệu với bạn khái niệm và cách dùng cấu trúc câu “said” và một số lưu ý khi sử dụng cấu trúc này. Cuối cùng, sẽ đưa ra một số bài tập để bạn có thể luyện tập sử dụng cấu trúc này chính xác nhất. Mời bạn hãy cùng DOL Grammar tìm hiểu về cấu trúc này nhé!

cấu trúc câu said
Cấu trúc câu Said: Khái niệm, cách dùng, lưu ý và bài tập chi tiết

Cấu trúc câu said là gì? 

Cấu trúc câu “said” hay còn gọi là cấu trúc câu tường thuật bị động, sử dụng đối tượng bị nói về, bị đề cập đến làm chủ ngữ chính trong câu mà không cần phải nêu ra đối tượng thực hiện hành động nói đó. 

Ví dụ

  • Câu tường thuật chủ động: People said that he moved to India and married an Indian. (Người ta nói rằng anh ấy đã chuyển đến Ấn Độ ở và đã lấy vợ người Ấn Độ.)

  • Câu tường thuật bị động: It is said that he moved to India and married an Indian. (Nghe nói rằng là anh ấy đã chuyển đến Ấn Độ ở và đã lấy vợ người Ấn Độ.)

→ Cấu trúc câu tường thuật bị động có thể được sử dụng để tường thuật lại một nội dung tương đương nhưng không cần phải cụ thể đối tượng thực hiện hành động tường thuật (nói) là “people” (người ta). 

Cấu trúc câu said trong câu bị động

Cấu trúc câu “said” trong tiếng Anh bao gồm 2 cấu trúc câu chính.

  • Cấu trúc câu tường thuật bị động sử dụng chủ ngữ giả “it”: It is said that

  • Cấu trúc câu tường thuật bị động sử dụng đối tượng bị nói: He is said that

  • Cấu trúc câu tường thuật bị động sử dụng danh từ tường thuật: There is a rumor that

Sau đây, DOL Grammar sẽ phân tích từng dạng câu tường thuật chi tiết và đưa ra các ví dụ cụ thể bên dưới để bạn dễ theo dõi.

Cấu trúc “it is said that”

Ở phần này, DOL Grammar sẽ làm rõ khái niệm và cấu trúc của câu tường thuật “it is said that” và hướng dẫn bạn cách viết cấu trúc câu này từ câu tường thuật trực tiếp.

1. Khái niệm và cấu trúc 

Cấu trúc “it is said that” hay còn gọi là cấu trúc câu tường thuật bị động với chủ ngữ giả “it”.

Là cấu trúc sử dụng “it” để đứng đầu câu và tường thuật lại một câu nói nào đó mà không cần nhắc đến đối tượng nói ra câu nói đó. Cấu trúc này có dạng như sau.

Dạng

Cấu trúc

Cấu trúc câu tường thuật chủ động

S1 (người nói) + say + (that) + S2 (người được nói đến) + V + thành phần còn lại.

Cấu trúc câu tường thuật bị động

It + be + said + (by S1 (người nói)) + (that) + S2 (người được nói đến) + V + thành phần còn lại.

cấu trúc câu said
Cấu trúc câu tường thuật chủ động và bị động trong tiếng Anh

Ví dụ.

  • Cấu trúc câu tường thuật chủ động: Jane says that Mary drives a red scooter. (Jane nói rằng Mary lái một chiếc xe máy màu đỏ.)

  • Cấu trúc câu tường thuật bị động: It is said (by Jane) that Mary drives a red scooter. (Nó được nói (bởi Jane) rằng là Mary lái một chiếc xe máy màu đỏ.)

cấu trúc câu said
Mô tả lại cách chuyển đổi và vị trí của từng thành phần trong câu cấu trúc It is said that

→ Cấu trúc câu tường thuật bị động trên sử dụng chủ ngữ “it” ở dạng bị động “is said” để tường thuật về một hành động mà “Mary” thực hiện là lái chiếc xe máy màu đỏ.

Khi sử dụng cấu trúc tường thuật bị động với chủ ngữ giả “it”, bạn cần lưu ý các điểm như sau.

  • Mệnh đề được tường thuật sau “that” (mệnh đề màu xanh lá) không có sự thay đổi so với cấu trúc câu tường thuật chủ động mà bạn chỉ thay đổi cấu trúc tường thuật phía trước “that”.

  • Bạn không nhất thiết phải cụ thể đối tượng thực hiện việc nói (cụm màu đỏ) trong cấu trúc câu tường thuật này.

  • Mệnh đề tường thuật sau “that” (mệnh đề màu xanh lá) vẫn áp dụng các quy luật lùi thì, thay đổi đại từ và các thông tin về thời gian/nơi chốn tương tự như cấu trúc câu tường thuật thông thường. 

  • Động từ tường thuật thường sử dụng ở cấu trúc câu tường thuật bị động bên cạnh “said” còn bao gồm các động từ sau (tuy nhiên không chỉ giới hạn ở những từ này).

Động từ

Dạng bị động “be V3”

Ý nghĩa

say

be said

Được nói

inform/

report

be informed/reported

Được thông báo

confirm

be confirm

Được xác nhận (rằng đúng)

believe

be believed

Được tin rằng

claim

be claimed

Được cho rằng

rumor

be rumored

Được đồn rằng

announce

be announced

Được thông báo

state

be stated

Được nêu ra, được nhấn mạnh

think

be thought

Được nghĩ rằng

Cấu trúc "It is said that" và "It is found that" có 1 số điểm tương đồng khi đều là câu bị động không ngôi khi sử dụng “It” làm chủ ngữ giả.

2. Cách viết cấu trúc it is said từ câu tường thuật trực tiếp

Các bước chuyển đổi từ cấu trúc câu chủ động thành câu tường thuật bị động với chủ ngữ giả “it” sẽ được đề cập bên dưới và các bước này sẽ được áp dụng để chuyển đổi câu tường thuật trực tiếp sau.

→ Jane said: “Alex went to school at 6 am today.” (Jane nói: “Alex đã đi học lúc 6 giờ sáng hôm nay.”)

Bước

Nội dung

Ví dụ

1

Viết lại cấu trúc câu tường thuật với “it”: it + be + said + (that). 

Lưu ý rằng thì của “be” sẽ tương tự như động từ tường thuật trong cấu trúc câu tường thuật chủ động.

It was said that

Động từ tường thuật “said” trong câu chủ động đang ở dạng quá khứ đơn nên bạn sử dụng “be said” ở thì quá khứ đơn là “was said”.

2

(Tuỳ chọn) Bạn có thể viết lại đối tượng là người nói ban đầu nếu muốn trước “that”, nhưng điều này là không bắt buộc.

It was said (by Jane) that

3

Viết lại nội dung của câu nói và chuyển đổi các đại từ, các trạng từ thời gian/không gian và các ngôi xưng hô phù hợp với người nói và người nghe, đồng thời chuyển các dạng chia động từ phù hợp với đại từ mới của chúng.

It was said (by Jane) that Alex went to school at 6 am that day.

(Today được đổi thành that day)

4

Nếu động từ tường thuật ở dạng quá khứ ➔ bạn cần lùi thì ở động từ chính. Nếu không, bạn không cần thay đổi thêm.

It was said (by Jane) that Alex had gone to school at 6 am that day. (Nó được nói (bởi Jane) rằng Alex đã đi học vào lúc 6 giờ sáng hôm đó.)

(Do động từ tường thuật trong câu ban đầu là “said” nên bạn lùi thì động từ chính trong mệnh đề này thành “had gone”.)

Cấu trúc “Someone is said to”

Ở phần này, sẽ làm rõ khái niệm và cấu trúc của câu tường thuật “someone is said to” và hướng dẫn bạn cách viết cấu trúc câu này từ câu tường thuật trực tiếp.

1. Khái niệm và cấu trúc 

Cấu trúc “someone is said to” hay còn gọi là cấu trúc câu tường thuật bị động với chủ ngữ giả chính.

Cấu trúc sử dụng đối tượng thực hiện hành động (cũng là đối tượng chính được đề cập trong câu nói) để đứng đầu câu và tường thuật lại một câu nói nào đó mà không cần nhắc đến đối tượng nói ra câu nói đó. Cấu trúc này có dạng như sau.

Dạng

Cấu trúc

Cấu trúc câu tường thuật chủ động

S1 (người nói) + say + (that) + S2 (người được nói đến) + V + thành phần còn lại.

Cấu trúc câu tường thuật bị động

S2 (người được nói đến) + be + said + (by S1(người nói)) + to V1/have V3 + thành phần còn lại.

 

Ví dụ.

  • Cấu trúc câu tường thuật chủ động: Jane says that Mary drives a red scooter. (Jane nói rằng Mary lái một chiếc xe máy màu đỏ.)

  • Cấu trúc câu tường thuật bị động: Mary is said (by Jane) to drive a red scooter. (Mary được nói rằng là lái một chiếc xe máy màu đỏ.)

cấu trúc câu said
Mô tả lại cách chuyển đổi và vị trí của từng thành phần trong câu cấu trúc said

Khi sử dụng cấu trúc tường thuật bị động với chủ ngữ giả “it”, bạn cần lưu ý các điểm như sau.

  • Cấu trúc này tương đồng với cách chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động thông thường khi thay đổi vị trí của chủ ngữ câu gốc thành tân ngữ sau “by” và tân ngữ được tường thuật thành chủ ngữ chính.

  • Bạn không nhất thiết phải cụ thể đối tượng thực hiện việc nói (cụm màu đỏ) trong cấu trúc câu tường thuật này.

  • Động từ chính trong mệnh đề tường thuật đưa về dạng nguyên mẫu với “to V1”. Đối với các hành động trong quá khứ, bạn sử dụng cấu trúc quá khứ phân từ “to have V3” như sau.

 

Hành động trong tương lai/hiện tại: “to V1”

Hành động trong quá khứ: “to have V3”

Câu trực tiếp

She states that her father will return after buying milk. (Cô ấy tuyên bố rằng cha của cô ấy sẽ trở về sau khi mua sữa.)

She states that her father returned after buying milk. (Cô ấy tuyên bố rằng cha của cô ấy đã trở về sau khi mua sữa.)

Câu tường thuật

Her father is stated to return after buying milk. (Cha của cô ấy được tuyên bố rằng sẽ về nhà sau khi mua sữa.)

Her father is stated to have returned after buying milk. (Cha của cô ấy được tuyên bố rằng đã về nhà sau khi mua sữa.)

Động từ tường thuật thường sử dụng ở cấu trúc câu tường thuật bị động bao gồm các động từ sau (tuy nhiên không chỉ giới hạn ở những từ này).

Động từ

Dạng bị động “be V3”

Ý nghĩa

say

be said

Được nói

inform/report

be informed/reported

Được thông báo

confirm

be confirm

Được xác nhận (rằng đúng)

believe

be believed

Được tin rằng

claim

be claimed

Được cho rằng

rumor

be rumored

Được đồn rằng

announce

be announced

Được thông báo

state

be stated

Được nêu ra, được nhấn mạnh

think

be thought

Được nghĩ rằng

2. Cách viết cấu trúc someone is said từ câu tường thuật trực tiếp

Các bước chuyển đổi từ cấu trúc câu chủ động thành câu tường thuật bị động với đối tượng thực hiện hành động làm chủ ngữ chính sẽ được đề cập bên dưới và các bước này sẽ được áp dụng để chuyển đổi câu tường thuật trực tiếp sau.

→ Jane said: “Alex went to school at 6 am today.” (Jane nói: “Alex đã đi học lúc 6 giờ sáng hôm nay.”)

Bước

Nội dung

Ví dụ

1

Viết lại cấu trúc câu tường thuật bị động với S2 (người được nói đến) ở vai trò chủ ngữ.

Alex

2

Viết lại động từ tường thuật ở dạng bị động (lưu ý đảm bảo giữ nguyên thì).

Alex was said

3

(Tuỳ chọn) Bạn có thể viết lại đối tượng là người nói ban đầu sau động từ tường thuật, nhưng điều này là không bắt buộc.

Alex was said (by Jane)

4

Viết lại động từ chính trong mệnh đề tường thuật ở dạng “to V1” nếu là thì tương lai/hiện tại, hoặc “to have V3” nếu là thì quá khứ. Viết lại nội dung của câu nói và chuyển đổi các đại từ và các ngôi xưng hô phù hợp với người nói và người nghe, đồng thời chuyển các dạng chia động từ phù hợp với đại từ mới của chúng.

Alex was said (by Jane) to have gone to school at 6 am that day. (Alex được nói (bởi Jane) rằng đã đi học lúc 6 giờ sáng ngày hôm đó.)

(Do động từ chính ban đầu ở dạng quá khứ đơn “went” nên bạn sử dụng dạng quá khứ phân từ “to have V3” và chuyển đổi “today” thành “that day”.)

Lưu ý, bạn có thể sử dụng dạng phân từ quá khứ (past participle - have V3) và phân từ tiếp diễn (present participle - V-ing) để lần lượt cụ thể một hành động đã xảy ra và một hành động đang xảy ra.

Ví dụ phân từ quá khứ.

  • Câu tường thuật chủ động: It is reported that they were in the car when it crashed. (Nó được báo cáo rằng là họ đã ở trong xe hơi khi nó bị đụng.)

  • Câu tường thuật bị động: They are said to have been in the car when it crashed . (Họ được báo cáo rằng là đã ở trong xe hơi khi nó bị đụng.)

→ Việc sử dụng quá khứ phân từ (have been) thể hiện rằng họ ở trong xe hơi trước khi nó va chạm.

Ví dụ phân từ tiếp diễn.

  • Câu tường thuật chủ động: People believed that the boy was wearing a blue jean when he was lost. (Người ta tin rằng cậu bé đang mặc một chiếc quần jean xanh khi cậu bé đi lạc.)

  • Câu tường thuật bị động: The boy was believed to be wearing a blue jean when he was lost. (Cậu bé được tin rằng là đang mặc một chiếc quần jean xanh khi đi lạc.)

→ Việc sử dụng hiện tại phân từ (be wearing) nhấn mạnh rằng cậu bé đang mặc quần xanh khi mất tích.

Cách dùng cấu trúc câu said trong tiếng Anh

Cấu trúc câu tường thuật thông thường được sử dụng trong tiếng Anh để tường thuật lại hoặc kể lại một lại một câu nói của người khác mà không làm mất đi thông tin của câu nói đó.

Việc sử dụng cấu trúc câu tường thuật bị động còn hữu dụng trong một số trường hợp sau.

  • Không muốn cụ thể người nói

Cấu trúc “it is said” thường được sử dụng để tường thuật một lời nói mà không cần phải cụ thể người nói câu nói đó là ai. Đôi khi điều được giúp câu nói thuyết phục hơn hoặc giúp che giấu đi người nói.

Ví dụ.

  • Câu tường thuật chủ động: My mom said that I was the smartest boy. (Mẹ tôi nói rằng tôi là đứa trẻ thông minh nhất.)

Câu tường thuật bị động: I am said to be the smartest boy. (Tôi được nói rằng là đứa trẻ thông minh nhất.)

→ Cấu trúc câu tường thuật bị động giúp người nói không cụ thể người nói câu nói trên là “my mom” (Mẹ của tôi) để tăng tính thuyết phục của câu nói hơn.

  • Không biết người nói là ai

Đôi khi cấu trúc này được sử dụng để tường thuật lại một lời nói được nghe kể, được nghe đồn mà không biết người nói ban đầu là ai.

Ví dụ.

  • Câu tường thuật chủ động: Someone rumored that she lived in that house. (Ai đó đã đồn rằng cô ấy sống trong căn nhà đấy.)

  • Câu tường thuật bị động: It was rumored that she lived in that house. (Nghe đồn rằng cô ấy sống trong căn nhà đấy.)

  • Câu tường thuật bị động: She was rumored to live in that house. (Cô ấy được đồn rằng đang sống trong căn nhà đấy.)

 → Cấu trúc câu tường thuật bị động được sử dụng như trên khi người tường thuật lại không biết được người đã nói câu nói là ai, thay vì sử dụng đại từ bất định “someone” (ai đó).

  • Nhấn mạnh đối tượng thực hiện

Đôi khi cấu trúc câu tường thuật bị động được sử dụng để nhấn mạnh đối tượng thực hiện hành động trong mệnh đề tường thuật, thay vì các thành phần khác trong câu.

Ví dụ.

  • Câu tường thuật chủ động: People said that the Sun revolved around Earth like the Moon. (Người ta từng nói rằng Mặt Trời xoay xung quanh Trái Đất như Mặt Trăng.)

  • Câu tường thuật bị động: The Sun was said to revolve around Earth like the Moon. (Mặt Trời từng được cho rằng là xoay xung quanh Trái Đất như Mặt Trăng.)

→ Cấu trúc câu tường thuật bị động được sử dụng như trên để nhấn mạnh vào niềm tin ngày xưa là Mặt Trời xoay xung quanh Trái Đất thay vì đối tượng nói điều này, vốn không phải là thông tin chính trong câu.

Cấu trúc tương đương It is said that

Ngoài cấu trúc đã nêu, bạn còn có thể sử dụng các cấu trúc câu khác để thay thế các dạng câu tường thuật thông thường. DOL sẽ liệt kê các cấu trúc câu này bên dưới kèm theo ví dụ cụ thể.

  • There is a N that…

Cấu trúc câu “there is a N that S + V” thường được sử dụng để tường thuật lời nói, niềm tin, lời đồn nào đó. Thông thường cấu trúc này được sử dụng khi bạn không biết người nói hoặc tin vào điều này là ai. Cấu trúc này có dạng như sau.

There + be + a belief/a saying/a rumor + that + S + V.

Ví dụ.

  • Câu tường thuật chủ động: Many people believe that Santa Claus is real. (Nhiều người tin rằng Ông già Noel có thật.)

  • Câu tường thuật bị động: There is a belief that Santa Claus is real. (Có một niềm tin rằng là Ông già Noel có thật.)

→ Cấu trúc câu tường thuật bị động với chủ ngữ giả “there” được sử dụng để nêu lên một niềm tin có thật. Cấu trúc này được sử dụng nhằm để giới thiệu về niềm tin trên mà không nhất thiết phải cụ thể ra đối tượng đã nói lên điều này. 

  • The N is that…

Cấu trúc câu “the N is that” có thể được sử dụng để tường thuật lời nói, niềm tin và lời đồn nào đó. Thông thường cấu trúc này được sử dụng khi bạn không biết người nói người viết hoặc nguồn của thông tin là từ đâu hoặc nếu bạn không muốn cụ thể đối tượng này trong câu nói. Cấu trúc này có dạng như sau.

The + belief/saying/claim/rumor + be + that + S + V.

Ví dụ

  • Câu tường thuật chủ động: Many people claimed that he stole the famous painting. (Nhiều người cáo buộc rằng anh ấy đã lấy trộm bức tranh nổi tiếng.)

  • Câu tường thuật bị động: The claim was that he stole the famous painting. (Cáo buộc cho rằng anh ấy đã lấy trộm bức tranh nổi tiếng.)

 → Cấu trúc câu tường thuật bị động với chủ ngữ là danh từ “claim” được sử dụng để đưa ra cáo buộc về việc anh ấy đã lấy bức tranh. Cấu trúc này được sử dụng nhằm giới thiệu về cáo buộc trên và che giấu người tố cáo. Vì vậy, cấu trúc này thường được bắt gặp trong các tiêu đề bài báo, các bài viết học thuật.

Một số lưu ý khi sử dụng cấu trúc said

Khi sử dụng cấu trúc câu tường thuật dạng bị động, bạn cần lưu ý một số điều sau.

  • Động từ “tell” ở dạng bị động

Động từ “tell” ở dạng bị động “S + be + told” không có nghĩa tương tự như động từ “say” “S + be + said”. Sự khác biệt này sẽ được DOL Grammar làm rõ bên dưới.

Động từ

be said to

be told that

Cấu trúc

S + be said to + V1.

S + be + told + that + S + V.

Ý nghĩa

Cấu trúc bị động của động từ “said” thể hiện nghĩa rằng chủ ngữ được nói rằng đã thực hiện một hành động nào đó.

Cấu trúc bị động của động từ “told” thể hiện nghĩa rằng chủ ngữ được ai đó nói cho biết một sự việc, sự kiện gì đó.

Khác biệt

Chủ ngữ của cụm “be said” chính là người thực hiện hành động “to V1” phía sau.

Chủ ngữ của cụm “be told” không phải là người thực hiện hành động trong mệnh đề “S + V” mà chính Subject trong mệnh đề này mới là đối tượng thực hiện hành động.

Ví dụ

He is said to live alone. (Anh ấy được nói rằng là đang sống một mình.)

He is told that she drives a red car. (Anh ấy được nói cho biết rằng cô ấy lái một chiếc xe màu đỏ.)

Bài tập

Bài tập 1: Viết lại các câu sau thành các câu tường thuật dạng “it be said that”.

 

01.

They believe that the new restaurant serves the best pizza in town. -->

02.

People will say: “The government will introduce new tax reforms next year.” -->

03.

Everybody knows that she is going to resign from her job. -->

04.

People have claimed that the missing cat has been spotted near the park. -->

05.

Reports suggested that the economy was improving steadily. -->

06.

Many were believing that the ancient ruins hold hidden treasures during the 20th century. -->

07.

People said: “The ancient castle is haunted by the ghost of a princess.” -->

08.

There is a rumor that the mayor will resign from office before the end of the year. -->

09.

Witnesses claim that they saw a UFO flying over the city last night. -->

10.

People said that the woman was secretly married to a rock star. -->

Your last result is 0/10

Check answer

Tổng kết

Cấu trúc câu said hay cấu trúc câu tường thuật bị động là một cấu trúc câu thú vị thường được sử dụng trong tiếng Anh để tường thuật một lời nói, một thông tin nào đó mà không nhất thiết phải cụ thể đối tượng nói ra thông tin đó.

Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ cấu trúc này và áp dụng được các cấu trúc này trong tiếng Anh.

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc