Các loại câu hỏi trong tiếng Anh mà bạn cần nắm

Việc sử dụng câu hỏi trong tiếng Anh là một kỹ năng rất cần thiết và quan trọng để bạn có thể giao tiếp nhuần nhuyễn và rõ ràng hơn. Ngoài ra, tiếng Anh cũng có nhiều dạng câu hỏi mà bạn cần phải nắm rõ khi giao tiếp để hiểu rõ đối phương muốn hỏi về những gì và có thể đặt những câu hỏi để đạt được thông tin mà bạn tìm kiếm.

Cụ thể, có 6 cấu trúc câu hỏi thường gặp, các dạng câu hỏi trong tiếng Anh bao gồm.

1. Câu hỏi với động từ chính là "be"

2. Câu hỏi dạng Yes/No 

3. Câu hỏi trong tiếng Anh dạng WH

4. Câu hỏi gián tiếp

5. Câu hỏi đuôi

6. Câu hỏi với câu phủ định

Mỗi dạng câu hỏi sẽ có cấu trúc và cách sử dụng riêng biệt. Hãy cùng DOL Grammar khám phá chi tiết từng loại và nguyên tắc đặt câu hỏi trong tiếng Anh nhé!

câu hỏi trong tiếng Anh
Các loại câu hỏi trong tiếng Anh mà bạn cần nắm

Câu hỏi trong tiếng Anh với động từ chính là "be"

Nếu câu khẳng định tương ứng của câu hỏi sử dụng động từ "be" làm động từ chính (thông thường là để nói về tính chất), bạn đưa chính động từ "be" ra đầu câu để hỏi và trong câu sẽ không có động từ chính.

Ví dụ.

  • Câu khẳng định: Her hair is red. (Tóc của cô ấy màu đỏ.)

  • Câu hỏi: Is her hair red? (Tóc của cô ấy có màu đỏ không?)

→ Yes, it is. (Có, tóc cô ấy màu đỏ.)

 

→ No, it is not. (Không, nó không phải màu đỏ.)

 

→ Trong ví dụ trên, câu khẳng định sử dụng động từ "be" làm động từ chính nên trong câu hỏi ở dạng chia động từ là "is" để khẳng định màu tóc đỏ của "cô ấy". Để biến câu này thành câu hỏi, bạn đưa động từ "be" này lên đầu câu, trước chủ ngữ để xác định thông tin lại về màu tóc của “cô ấy” là đỏ là đúng hay sai.

Dạng câu hỏi với "be" này là một cấu trúc câu hỏi nhỏ của các câu hỏi yes/no trong tiếng Anh.

Như vậy, để hiểu rõ thêm về cấu trúc câu hỏi yes/no, mời bạn tìm hiểu về loại câu hỏi này bên dưới.

Câu hỏi trong tiếng Anh dạng Yes/No 

Câu hỏi yes/no là dạng câu hỏi được sử dụng để xác định một thông tin nào đó là đúng hay sai. Vì vậy, câu hỏi này được trả lời bằng thể khẳng định "yes" hoặc phủ định "no".

Ví dụ: Is she nice? (Cô ấy có tốt không?)

 

→ Yes, she is nice. (Có, cô ấy tốt.)

 

→ No, she is not nice. (Không, cô ấy không tốt.)

Câu hỏi yes/no trong tiếng Anh thường bắt đầu bằng các trợ động từ trong tiếng Anh.

Các trợ động từ này bao gồm: trợ động từ "be", trợ động từ "do", trợ động từ "have" và động từ khiếm khuyết.

1. Trợ động từ "be" (am, is, are, was, were)

Động từ "be" đóng vai trò là trợ động từ khi đặt câu hỏi nếu là động từ duy nhất trong câu (các câu sử dụng động từ này làm động từ chính)  hoặc trong các thì tiếp diễn, dạng bị động.

Ví dụ.

  • Câu khẳng định: The car is broken. (Chiếc xe hơi bị hư.)

  • Câu hỏi: Is the car broken? (Chiếc xe hơi có bị hư không?)

→ Yes, it is. (Có, nó bị hư.)

 

→ No, it is not. (Không, nó không bị hư.)

2. Trợ động từ "do" (do, does, did)

Trợ động từ cho các động từ thông thường (các động từ khác ngoài động từ "be" ra ví dụ như "run" (chạy), "play" (chơi), "eat" (ăn)).

Ví dụ.

  • Câu khẳng định: The students walk to school every day. (Các học sinh đi bộ đến trường mỗi ngày.)

  • Câu hỏi: Do the students walk to school every day? (Các học sinh có đi bộ đến trường mỗi ngày không?)

→ Yes, they do. (Có, chúng có đi bộ.)

 

→ No, they don’t. (Không, chúng không có đi bộ.)

3. Trợ động từ "have" (has, have, had)

Trợ động từ này thường dùng trong các thì hoàn thành.

Ví dụ.

  • Câu khẳng định: She has seen him yesterday. (Cô ấy đã gặp anh ấy hôm qua.)

  • Câu hỏi: Has she seen him yesterday? (Cô ấy có đã gặp anh ấy hôm qua không?)

→ Yes, she has. (Có, cô ấy có.)

 

→ No, she has not. (Không, cô ấy chưa có.)

4. Động từ khiếm khuyết làm trợ động từ (can, could, would, should…)

Động từ khiếm khuyết làm trợ động từ nếu chính bản thân chúng xuất hiện trong câu.

Ví dụ.

  • Câu khẳng định: This laptop can work for 5 hours on battery. (Chiếc laptop này có thể làm việc 5 tiếng bằng pin.)

  • Câu hỏi: Can this laptop work for 5 hours on battery? (Chiếc laptop này có thể làm việc 5 tiếng bằng pin không?)

→ Yes, it can. (Có, nó có thể.)

 

→ No, it can not. (Không, nó không thể.)

câu hỏi tiếng Anh yes no
Câu hỏi yes/no là dạng câu hỏi được sử dụng để xác định một thông tin nào đó là đúng hay sai

Câu hỏi trong tiếng Anh dạng WH 

Câu hỏi “Wh-” là các câu hỏi sử dụng các từ để hỏi “Wh-” để cấu thành nên câu hỏi để thu thập các thông tin chính xác được hỏi. Bạn không thể trả lời câu hỏi này với “yes” hoặc “no”.

Từ để hỏi

Ví dụ

What (Cái gì): Để hỏi về danh từ, cái gì đó.

What is the best country to live in? (Đâu là quốc gia tốt nhất để sống?)

Who/Whom (Người nào): Để hỏi về đối tượng con người nào đó.

Who did you talk to? (Bạn mới nói chuyện với ai thế?)

Why (Tại sao): Để hỏi về lý do, thường được trả lời bằng cấu trúc “because” (Bởi vì).

Why did you do it? (Tại sao bạn lại làm vậy?)

When (Khi nào): Để hỏi về thời điểm.

When will I see you again? (Khi nào tôi sẽ được gặp lại bạn?)

Where (Ở đâu): Để hỏi về địa điểm.

Where are we traveling to? (Chúng ta đang đi du lịch đến đâu thế?)

How (Thế nào): Để hỏi về tính từ, tính chất của sự vật. (Mặc dù “how” không bắt đầu bởi “Wh-” nhưng nó vẫn được xem là “Wh-” question)

How are you today? (Hôm nay bạn thấy thế nào?)

Which (Hỏi về sự lựa chọn): Hỏi về sự lựa chọn giữa 2 hay nhiều đối tượng.

Which shirt did he wear today? (Hôm nay anh ấy mặc cái áo sơ mi nào thế?)

Whose (Hỏi về sở hữu): Hỏi về đối tượng sở hữu đối tượng.

Whose phone is that? (Cái điện thoại kia của ai thế?)

Câu hỏi gián tiếp trong tiếng Anh

Câu hỏi gián tiếp là dạng câu hỏi được sử dụng để né tránh sự thẳng thừng trực tiếp nếu sử dụng câu hỏi trực tiếp vì các lý do lịch sự. Vì vậy, câu hỏi gián tiếp thường được sử dụng trong các ngữ cảnh lịch sự, trang trọng để có thể nghe lịch sự hơn.

Bạn có thể sử dụng các cấu trúc bên dưới để hỏi một câu hỏi gián tiếp.

Ví dụ.

  • Câu hỏi trực tiếp: Where is the ward police station? (Công an phường ở đâu vậy?) → Câu hỏi trực tiếp trên, mặc dù không sai về ngữ pháp, nhưng khi sử dụng sẽ tạo cảm giác thẳng thừng, bất lịch sự, đặc biệt là khi được hỏi với người lạ, không quen biết.

  • Câu hỏi gián tiếp: Can you tell me where the ward police station is? (Bạn có thể nói cho tôi biết công an phường ở đâu không?) → Câu hỏi gián tiếp giúp người hỏi tỏ ra lịch sự hơn, ít thẳng thắng hơn nhưng vẫn thể hiện được mong muốn hỏi để biết thông tin.

Cấu trúc

Ví dụ

Can/Could you tell me…

Can you tell me what time it is? (Bạn có thể cho tôi biết bây giờ là mấy giờ?)

Can I ask…

Can I ask where you are going to now? (Cho tôi hỏi bạn đang đi đâu chứ?)

Do you know…

Do you know how to get there? (Bạn có biết cách để đi đến đó không?)

Would/Do you mind…

Would you mind showing me where the restroom is? (Bạn có phiền chỉ tôi nhà vệ sinh ở đâu chứ?)

Khi được hỏi một câu hỏi gián tiếp, người nghe phải nhận ra được câu hỏi thực sự đằng sau và trả lời đúng thông tin đang được hỏi thay vì trả lời cho chính câu hỏi gián tiếp đó.

Ví dụ.

Câu hỏi gián tiếp: Can I ask what time it is? (Tôi có thể hỏi bây giờ là mấy giờ được chứ?)

crossSai

Yes, you can. (Vâng, bạn có thể.) → Câu trả lời nhắm vào câu hỏi trực tiếp “can I ask” là câu trả lời chưa chính xác và thừa thãi vì đây không phải là thông tin mà người hỏi đang nhắm tới.

checkĐúng

Yes, it is 5 pm. (Vâng, bây giờ là 5 giờ chiều.). Câu trả lời bên trên là câu trả lời xác định chính xác thông tin về thời gian đang được hỏi và đưa ra được chính xác thông tin này.

Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh

Câu hỏi đuôi, còn được gọi là Tag Questions là các câu hỏi ngắn được thêm vào cuối một câu khẳng định hoặc phủ định để xác nhận thông tin, yêu cầu sự đồng thuận, hoặc thể hiện sự chắc chắn từ phía người nói.

Câu hỏi đuôi thường được trả lời bằng “yes” (có) để khẳng định thông tin trong mệnh đề là đúng, và “no” để khẳng định thông tin này là sai. 

Ví dụ.

  • Câu khẳng định: He cycles every morning in the park.(Anh ấy đạp xe mỗi buổi sáng trong công viên.) 

  • Câu hỏi: He cycles every morning in the park, doesn’t he?(Anh ấy đạp xe mỗi buổi sáng trong công viên, đúng không?) → Yes, he does. (Anh ấy có đạp xe.)

Câu hỏi với câu phủ định

Ngoài các cấu trúc câu hỏi trên, bạn còn có thể sử dụng câu hỏi ở dạng phủ định để thể hiện các ý nghĩa và chức năng khác nhau của câu hỏi.

Sau đây, DOL Grammar sẽ liệt kê một số chức năng của câu hỏi phủ định để bạn có thể nắm rõ được khi nào nên sử dụng dạng câu hỏi này.

Chức năng 1: Xác nhận thông tin 

Câu hỏi phủ định có thể được sử dụng để xác nhận lại thông tin mà người hỏi có phần chắc chắn rằng thông tin được hỏi là đúng.

Ví dụ: Shouldn’t you be at the concert now? (Chẳng phải bạn nên có mặt tại buổi biểu diễn âm nhạc bây giờ sao?)

 

→ Câu hỏi phủ định được sử dụng sẽ thể hiện sự chắc chắn của người nói rằng người nghe cần ở buổi biểu diễn âm nhạc và chỉ hỏi lại để xác nhận thông tin này.

Chức năng 2: Làm câu hỏi tu từ nhấn mạnh thông tin

Vì cấu trúc này thể hiện sự chắc chắn của người nói nên đôi khi, chúng được sử dụng làm câu hỏi tu từ để nhấn mạnh thông tin nào đó trong câu hỏi.

Ví dụ: Isn’t it a bit late? You must stay home now. (Chẳng phải bây giờ đang hơi muộn sao? Bạn cần phải ở nhà ngay bây giờ.)

 

→ Câu hỏi phủ định bên trên được sử dụng như một câu hỏi tu từ để nhấn mạnh sự thật rằng hiện tại đã muộn, thay vì xác nhận thông tin thời gian.

Chức năng 3: Đề xuất hoặc gợi ý

Đôi khi câu hỏi phủ định được sử dụng để đề xuất hoặc gợi ý ai đó làm gì. Thông thường câu hỏi phủ định sẽ giúp tăng tính thuyết phục của câu hỏi mời gọi hơn.

Ví dụ: Don’t you want a cup of tea? (Bạn không muốn một tách trà sao?)

Chức năng 4: Kiểm tra sự hiểu biết

Câu hỏi phủ định còn được sử dụng để kiểm tra sự chắc chắn hoặc hiểu biết của người nghe về kiến thức chung hoặc một thông tin nào đó. 

Ví dụ: Haven’t you heard about the release of the new iPhone? (Bạn chưa nghe về lễ ra mắt của điện thoại iPhone mới sao?)

Chức năng 5: Thể hiện sự ngạc nhiên

Câu hỏi phủ định cũng có thể được sử dụng để thể hiện sự ngạc nhiên.

Ví dụ: Didn’t you know about the party? (Bạn không biết về buổi tiệc sao?)

Chức năng 6: Dùng để bắt chuyện

Câu hỏi phủ định cũng có thể được sử dụng như một cách lịch sự để bắt chuyện với ai đó

Ví dụ: Aren’t you waiting for the bus too? (Chẳng phải bạn cũng đang đợi xe buýt giống tôi sao?)

Câu hỏi phủ định được sử dụng với những chức năng

Nguyên tắc đặt câu hỏi trong tiếng Anh

Câu hỏi trong tiếng Anh thông thường được hình thành từ cấu trúc câu khẳng định tương ứng để hỏi hoặc xác định về thông tin được đề cập trong câu khẳng định đó. 

Ví dụ.

  • Câu khẳng định: He likes eating apples. (Anh ấy thích ăn táo.)

  • Câu hỏi: Does he like eating apples? (Anh ấy có thích ăn táo không?)

→ Trong ví dụ trên, trong câu hỏi “Anh ấy có thích ăn táo không?”, người hỏi đang muốn xác định rằng “anh ấy” thích hoặc không thích ăn táo. Vì vậy, câu hỏi sẽ được đặt dựa trên câu khẳng định tương ứng với nó “anh ấy thích ăn táo”. 

Nắm vững cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh là rất cần thiết vì nó giúp thu thập thông tin chính xác, tương tác hiệu quả, phát triển mối quan hệ và giải quyết vấn đề. Bài viết về Cách đặt câu hỏi trong tiếng anh của DOL Grammar sẽ cung cấp cho bạn các cách đặt câu hỏi một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

các loại câu hỏi trong tiếng anh
Câu hỏi trong tiếng Anh thường bắt đầu bằng một số từ gợi ý trên

Tổng kết

Cấu trúc câu hỏi là một dạng câu được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh với nhiều mục đích khác nhau nên việc nắm rõ có bao nhiêu loại câu hỏi trong tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng đối với bất cứ người mới học tiếng Anh nào.

Bài viết này đã làm rõ các loại câu hỏi trong tiếng Anh, dạng câu hỏi với động từ “be”, dạng câu hỏi yes/no và dạng câu hỏi Wh-, câu hỏi gián tiếp, câu hỏi đuôi và cuối cùng là câu hỏi phủ định.

Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc phân loại các dạng câu hỏi và hiểu rõ hơn về cách sử dụng của chúng để có thể áp dụng trong ngôn ngữ tiếng Anh giao tiếp thường ngày.

Mời bạn cùng tham khảo các bài viết ngữ pháp khác về cấu trúc câu cùng DOL Grammar nhé!

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc