Cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh phổ biến nhất

Câu hỏi là một trong những cấu trúc ngữ pháp cơ bản và phổ biến nhất trong tiếng Anh. Việc hiểu được cách đặt câu hỏi tỏng tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng để bạn có thể nêu lên thắc mắc hoặc yêu cầu thông tin từ người nghe, cũng như đáp ứng thông tin và giải đáp thắc mắc của người hỏi.

Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ điểm qua cách đặt từng loại câu hỏi trong tiếng Anh và đưa ra một số bài tập để bạn có thể luyện tập viết và trả lời câu hỏi chính xác nhất.

cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh
3 Cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh phổ biến

Cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh

Có 3 dạng câu hỏi chính trong tiếng Anh bao gồm câu hỏi dạng “yes/no”, câu hỏi sử dụng từ để hỏi “Wh-” và câu hỏi đuôi.

cách đặt câu hỏi trong tiếng anh
Có 3 dạng câu hỏi phổ biến trong tiếng Anh

Cách đặt câu hỏi dạng Yes/No question

Câu hỏi ‘yes/no” là các dạng câu hỏi có câu trả lời là “yes” (có) hoặc “no” (không).

Câu hỏi “yes/no” được sử dụng để xác nhận một thông tin là đúng hay sai từ người nghe.

Câu hỏi này dùng dạng đảo ngữ của các trợ động từ (đưa trợ động từ lên đầu câu) trong câu khẳng định tương ứng để đặt câu hỏi. 

Ví dụ.

  • Câu khẳng định: You are nice. (Bạn thật tốt.)

  • Câu hỏi “yes/no” tương ứng: Are you nice? (Bạn có tốt không?)

Trong ví dụ trên, câu hỏi “yes/no” được sử dụng để xác nhận thông tin trong câu khẳng định rằng bạn có tốt không bằng cách sử dụng dạng đảo ngữ của câu khẳng định (Đưa động từ “are” lên trước câu). Có thể thấy rằng, để tạo ra các các câu hỏi “yes/no”, bạn thường bắt đầu từ dạng câu khẳng định trước rồi đảo các trợ động từ trong câu lên trước.

cách đặt câu hỏi yes/no
Câu hỏi ‘yes/no” là các dạng câu hỏi có câu trả lời là “yes” (có) hoặc “no” (không)

Cấu trúc chính của câu hỏi “yes/no” có dạng như sau.

Trợ động từ + S + động từ chính + Complement (thành phần bổ nghĩa còn lại)?

Trong tiếng Anh, có 4 loại trợ động từ.

  • Trợ động từ be”: các động từ “be” (am, is, are, was, were) đóng vai trò là trợ động từ nếu được sử dụng làm động từ chính hoặc trong các thì tiếp diễn, dạng bị động của động từ.

  • Trợ động từ “do”: trợ động từ (do, does, did) cho các động từ thường.

  • Trợ động từ “have”: trợ động từ (has, have, had) trong các thì hoàn thành.

  • Động từ khiếm khuyết làm trợ động từ: các động từ khiếm khuyết (can, could, would, should…) đóng vai trò là trợ động từ nếu xuất hiện trong câu.

Áp dụng các trợ động từ bên trên vào công thức của câu hỏi “yes/no”, bạn có các dạng câu hỏi như sau ở dạng hiện tại và quá khứ.

Hiện tại

Quá khứ

Be: Được sử dụng với các câu hỏi sử dụng động từ chính là “be”, ở thì hiện tại đơn hoặc quá khứ đơn.

Am/Is/Are + S + Complement*?

Ví dụ: Are you a teacher? (Bạn có phải là giáo viên không?)

*Complement là các thành phần bổ nghĩa cho động từ “be” như danh từ/tính từ.

Was/Were + S + Complement*?

Ví dụ: Were the students nice? ( Các bạn học sinh có ngoan không?)

Do: Được sử dụng với các câu hỏi sử dụng động từ chính là động từ thường, ở thì hiện tại đơn hoặc quá khứ đơn. (Trong đa số trường hợp, “do” không được viết ra ở dạng câu khẳng định.)

Do/Does + S + V1 + thành phần còn lại?

Ví dụ: Do you want to build a snowman? (Bạn muốn xây người tuyết không?)

Did + S + V1 + thành phần còn lại?

Ví dụ: Did you see her at the park? (Bạn có gặp cô ấy ở công viên không?)

Have: Được sử dụng ở các câu hỏi sử dụng thì hoàn thành.

Has/Have + S + V3 + thành phần còn lại?

Ví dụ: Have the children played video games all night? (Có phải bọn trẻ đã chơi điện tử cả đêm?)

Had + S + V3 + thành phần còn lại?

Ví dụ: Had you met her before? (Bạn đã gặp cô ấy trước đây?)

Modal verbs: Được sử dụng ở các câu hỏi sử dụng động từ khiếm khuyết tương ứng.

Modal verbs + S + V1 + thành phần còn lại?

Ví dụ: Can you help me with the furniture moving? (Bạn có thể giúp tôi vận chuyển nội thất?)

Lưu ý rằng các thì tương lai sử dụng động từ khiếm khuyết “will” cũng áp dụng công thức như trên với các dạng thì khác nhau.

Ví dụ: Will you finish work at five? (Bạn sẽ hoàn thành công việc lúc năm giờ chứ?)

Trường hợp câu có nhiều trợ động từ, bạn cần xác định trợ động từ chính để đảo ngữ, vốn là trợ động từ đứng liền sau chủ ngữ theo công thức sau.

Câu khẳng định: S + trợ động từ 1 + trợ động từ 2 + trợ động từ 3 + V + thành phần còn lại.

Câu hỏi “yes/no”: Trợ động từ 1 + S + trợ động từ 2 + trợ động từ 3 + V + thành phần còn lại?

Ví dụ với trợ động từ.

  • Câu khẳng định: They have been being cruel to the new employee since he started. (Họ đã đang rất thô lỗ với nhân viên mới kể từ khi anh ấy mới bắt đầu làm việc.)

  • Câu hỏi “yes/no” tương ứng: Have they been being cruel to the new employee since he started? (Họ đã đang rất thô lỗ với nhân viên mới kể từ khi anh ấy mới bắt đầu làm việc.)

→ Trong ví dụ trên, câu khẳng định ban đầu ở thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn nên có nhiều động từ có khả năng được sử dụng làm trợ động từ chính trong câu hỏi như “have”, “been”, và “being”. Tuy nhiên, trợ động từ chính này chỉ có thể là trợ động từ đứng liền sau chủ ngữ, là “have”.

Ví dụ với động từ khiếm khuyết.

  • Câu khẳng định: They could have finished work earlier. (Họ đã có thể hoàn thành công việc sớm hơn.)

  • Câu hỏi “yes/no” tương ứng: Could they have finished work earlier? (Có phải họ đã có thể hoàn thành công việc sớm hơn không?)

→ Trong ví dụ trên, câu khẳng định ban đầu sử dụng động từ khiếm khuyết và dạng động từ ở quá khứ “could have V3”. Áp dụng quy tắc đảo ngữ trợ động từ liền sau chủ ngữ, bạn đưa động từ khiếm khuyết “could” lên đầu câu để biến câu khẳng định thành câu hỏi.

Lưu ý:

 

Một số câu hỏi “yes/no” có thể sử dụng ở dạng phủ định. Để có thể biến câu hỏi “yes/no” ở dạng khẳng định thành phủ định, bạn chỉ cần chia dạng phủ định rút gọn cho trợ động từ đầu câu hỏi. Lưu ý rằng câu hỏi “yes/no” ở dạng phủ định sẽ có phần trang trọng hơn dạng khẳng định tương ứng.

Ví dụ.

  • Khẳng định: Are you looking for your car? (Có phải bạn đang kiếm chiếc xe hơi của mình?)

  • Phủ định: Aren’t you looking for your car? (Chẳng phải bạn đang kiếm chiếc xe hơi của mình?)

Đôi khi động từ “have” khi sử dụng làm động từ chính (thể hiện nghĩa sở hữu) trong câu khẳng định có thể được sử dụng như trợ động từ cho chính bản thân nó, thay vì trợ động từ “do” như bình thường. Đây là một cách sử dụng trang trọng.

Ví dụ.

  • Câu khẳng định: You have a laptop that I can borrow. (Bạn có một cái laptop mà tôi có thể mượn.)

  • Câu hỏi sử dụng “do”: Do you have a laptop that I can borrow? (Bạn có một cái laptop mà tôi có thể mượn không?)

  • Câu hỏi sử dụng “have”: Have you a laptop that I can borrow? (Bạn có một cái laptop mà tôi có thể mượn không?)

Cách đặt câu hỏi dạng Wh-question

Câu hỏi “Wh-” là các câu hỏi sử dụng các từ để hỏi “Wh-” để cấu thành nên câu hỏi để thu thập các thông tin chính xác được hỏi. Bạn không thể trả lời câu hỏi này với “yes” hoặc “no”. Các từ để hỏi được sử dụng trong câu hỏi này bao gồm.

  • What (Cái gì): Để hỏi về danh từ, cái gì đó.

  • Who/Whom (Người nào): Để hỏi về đối tượng con người nào đó.

  • Why (Tại sao): Để hỏi về lý do, thường được trả lời bằng cấu trúc “because” (Bởi vì).

  • When (Khi nào): Để hỏi về thời điểm.

  • Where (Ở đâu): Để hỏi về địa điểm.

  • How (Thế nào):Để hỏi về tính từ, tính chất của sự vật. (Mặc dù “how” không bắt đầu bởi “Wh-” nhưng nó vẫn được xem là “Wh-” question)

  • Which (Hỏi về sự lựa chọn): Hỏi về sự lựa chọn giữa 2 hay nhiều đối tượng.

  • Whose (Hỏi về sở hữu): Hỏi về đối tượng sở hữu đối tượng.

cách đặt câu hỏi dạng wh-question
8 Loại từ để hỏi trong tiếng Anh

Nhìn chung, có hai dạng câu hỏi “Wh-”, bao gồm câu hỏi “Wh-” cho thành phần chủ ngữ trong câu và câu hỏi “Wh-” cho thành phần vị ngữ trong câu tuỳ thuộc theo đáp án cho câu hỏi đó đóng vai trò gì trong câu trả lời.

Ví dụ.

 

Câu hỏi “Wh-” chủ ngữ: Who did this? (Ai làm việc này?)

 

He did this. (Anh ấy làm việc này.)

 

→ Đáp án của câu hỏi này là “he”, đóng vai trò là chủ ngữ trong câu trả lời.

 

Câu hỏi “Wh-” cho vị ngữ: Who did you meet yesterday. (Bạn gặp ai hôm qua thế?)

 

→ I met him yesterday. (Tôi gặp anh ấy hôm qua.)

 

→ Đáp án của câu hỏi này là “him”, đóng vai trò là vị ngữ trong câu trả lời.

1. Câu hỏi “Wh-” để hỏi thành phần chủ ngữ

Câu hỏi để hỏi thành phần chủ ngữ là các câu hỏi để hỏi về đối tượng thực hiện một hành động nào đó. Vì đối tượng thực hiện hành động chỉ bao gồm người và vật, câu hỏi “Wh-” dạng này chỉ bao gồm từ để hỏi “What” (Cái gì), “Who” (Ai), “Which” (Cái nào/Người nào), “Whose” (Của ai/Của cái gì). Các câu hỏi này có cấu trúc như sau.

Dạng

Công thức

Sử dụng “Wh-” như chủ ngữ

Who/What + V + Thành phần còn lại?

Cần cụ thể thêm danh từ

Which/Whose + N + V + Thành phần còn lại?

*Đôi khi “which” và “whose” không cần cụ thể danh từ nếu cả người nghe và người nói đều hiểu rõ danh từ ở đây được nhắc đến là gì.

Ví dụ.

  • Who was the first president of America? (Ai là người tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ?)George Washington was first president of America.

  • What is on the table? (Cái gì đang nằm trên bàn thế?) An apple is on the table. (Một quả táo đang nằm trên bàn.)

  • Which (laptop) is more expensive? (Cái laptop nào thì mắc hơn?) The laptop on the right is more expensive. (Cái laptop bên phải thì mắc hơn.)

  • Whose (phone) is this? (Cái điện thoại này của ai?) → This is my phone. (Đây là điện thoại của tôi.) (Khi trả lời cho câu hỏi “Whose”, bạn cần phải thay đổi vị trí của chủ ngữ và tân ngữ để câu trả lời tự nhiên hơn.)

2. Câu hỏi “Wh-” để hỏi thành phần vị ngữ

Câu hỏi để hỏi thành phần vị ngữ là các câu hỏi để hỏi về đối tượng bị tác động bởi một hành động nào đó, một hành động, hoặc các thông tin bổ nghĩa thêm cho hành động, sự kiện như thời gian, địa điểm, lý do, hoặc tính chất của một sự kiện. Câu hỏi “Wh-” để hỏi thành phần vị ngữ sử dụng dạng đảo ngữ của trợ động từ chính trong câu, có dạng như sau.

Wh- + trợ động từ + S + V + thành phần còn lại?

Ví dụ.

  • Hỏi về sự việc/đối tượng: What have you done? (Bạn đã làm gì?) → I have found an error. (Tôi đã phát hiện một lỗi.)

  • Hỏi về người: Who did you met? (Bạn đã gặp ai?) → I met my mother. (Tôi gặp mẹ của tôi.)

  • Hỏi về lý do: Why was the phone not charging? (Tại sao cái điện thoại không sạc?) →  The phone wasn’t charging because it was broken. (Cái điện thoại đã không sạc bởi vì nó bị hư rồi.)

  • Hỏi về thời điểm: When will you come? (Khi nào bạn tới?) → I will come at 5 pm. (Tôi sẽ tới lúc 5 giờ chiều.)

  • Hỏi về địa điểm: Where did you found my car? (Bạn tìm thấy chiếc xe của tôi ở đâu?) →I found your car in the parking lot. (Tôi tìm thấy chiếc xe của bạn trong bãi đỗ xe.)

  • Hỏi về tính chất: How do you like the weather? (Bạn thích thời tiết như thế nào?) → I like it sunny and warm. (Tôi thích trời nắng và ấm áp.)

  • Hỏi về đáp án trong số các lựa chọn: Which car did he drive? (Anh ấy lái chiếc xe nào?) → He drove the red Honda. (Anh ấy lái chiếc Honda màu đỏ.)

  • Hỏi về sở hữu: Whose wallet did you find? (Bạn tìm thấy cái ví của ai?) →I found Susan’s wallet. (Tôi tìm thấy chiếc ví của Susan.)

3. Các câu hỏi với “How” khác

Ngoài các câu hỏi trên, từ để hỏi “how” còn được sử dụng với các cấu trúc khác để hỏi về một số thông tin khác nhau. DOL sẽ tổng hợp các cấu trúc này trong bảng bên dưới.

Công thức

Ví dụ

Hỏi về mức độ của tính từ hoặc trạng từ:

How Adj + be + S + thành phần còn lại?

How Adv + trợ động từ + S + V + thành phần còn lại?

How happy are you? (Bạn vui đến mức nào?) → I am extremely happy. (Tôi vui mừng khôn xiết.)

How quickly can you run? (Bạn có thể chạy nhanh đến mức nào?) → I can run very quickly. (Tôi có thể chạy rất nhanh.)

Hỏi về số lượng, định lượng của một danh từ nào đó:

Danh từ đếm được: 

How many + N + trợ động từ + S + V + thành phần còn lại?

How many books have you read this month? (Bạn đọc bao nhiêu cuốn sách tháng này?) → I have read 2 books. (Tôi mới đọc được 2 cuốn sách.)

Danh từ không đếm được: 

How much + N + trợ động từ + S + V + thành phần còn lại?

How much water should a person drink every day? (Một người cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?) → A person should drink 2 liters of water every day. (Một người cần uống 2 lít nước mỗi ngày.)

Hỏi về tần suất thực hiện một hành động:

How often + trợ động từ + S + V + thành phần còn lại?

How often do you study? (Bạn học thường xuyên như thế nào?) → I often study twice a day. (Tôi thường học 2 lần một ngày.)

Hỏi về độ dài hoặc thời gian:

How long + trợ động từ + S + V + thành phần còn lại?

How long will this show last? (Buổi biểu diễn này sẽ kéo dài bao lâu?) → This show will last 3 hours. (Buổi biểu diễn này sẽ kéo dài 3 giờ.)

Hỏi về khoảng cách:

How far + trợ động từ + S + V + thành phần còn lại?

How far is the hospital? (Bệnh viện cách bao xa?) → The hospital is 1 kilometer away. (Bệnh viện cách 1 kí lô mét.)

Cách đặt câu hỏi đuôi (Tag question)

Câu hỏi đuôi, còn được gọi là "tag questions," là các câu hỏi ngắn được thêm vào cuối một câu khẳng định hoặc phủ định để xác nhận thông tin, yêu cầu sự đồng thuận, hoặc thể hiện sự chắc chắn từ phía người nói.

Câu hỏi đuôi thường được trả lời bằng “yes” (có) để khẳng định thông tin trong mệnh đề là đúng, và “no” để khẳng định thông tin này là sai. 

Cấu trúc chung của câu hỏi đuôi thường bao gồm một mệnh đề khẳng định hoặc phủ định và một câu hỏi đuôi kèm phía sau. 

Dạng khẳng định: S + V, trợ động từ + not + S?

Dạng phủ định: S + (not) V, trợ động từ + S?

Ví dụ.

  • He cycles every morning in the park, doesn’t he?(Anh ấy đạp xe mỗi buổi sáng trong công viên, đúng không?) → Yes, he does. (Anh ấy có đạp xe.)

  • You didn’t lock the gate yesterday, did you? (Bạn đã không khoá cổng hôm qua, đúng không?) → No, I didn’t (Không, tôi đã không đóng.)

Lưu ý: câu hỏi đuôi có những nguyên tắc chung tương đối đơn giản mà khi sử dụng bạn cần phải nắm rõ, bao gồm các nguyên tắc sau.

1. Sử dụng trợ động từ

Sử dụng trợ động từ giống như ở mệnh đề chính để làm phần đuôi câu hỏi.

Ví dụ.

  • They can not see us right now, can’t they? (Họ không thể gặp chúng ta ngay bây giờ, phải không?)

  • He had not finished the job before he went home, had he? (Anh ấy đã không hoàn thành công việc trước khi anh ấy về nhà, đúng chứ?)

Trong các ví dụ trên, câu hỏi đuôi sử dụng lại trợ động từ hoặc động từ khiếm khuyết của mệnh đề chính là “can” và “had”. 

2. Mệnh đề chính ở thế khẳng định

Nếu mệnh đề chính ở thể khẳng định thì phần đuôi ở thể phủ định và ngược lại.

Ví dụ.

  • You will go to Spain, won’t you? (Bạn sẽ đi Tây Ban Nha, đúng không?)

  • Jake will not be joining us this evening, will he? (Jake sẽ không tham gia cùng với chúng ta chiều nay, phải không?)

3. Câu hỏi đuôi ở dạng phủ định

Phần đuôi nếu ở dạng phủ định thì phải được rút gọn.

Ví dụ.

  • Your mother has visited the new shop, hasn’t she? (Bạn sẽ đi Tây Ban Nha, đúng không?)

  • The house will be demolished, won’t it? (Jake sẽ không tham gia cùng với chúng ta chiều nay, phải không?)

Trong các ví dụ trên, cấu trúc câu hỏi đuôi sử dụng dạng rút gọn của trợ động từ hoặc động từ khiếm khuyết là “hasn’t” (dạng rút gọn của has not) và “won’t” (dạng rút gọn của will not). 

4. Thì của động từ ở câu hỏi đuôi

Thì của động từ ở câu hỏi đuôi phải theo thì của động từ ở mệnh đề chính.

Ví dụ.

  • I will stay in London for 3 days, won’t I? (Tôi sẽ đã ở London 3 ngày, đúng không?)

  • This country has been through many wars, hasn’t it? (Đất nước này đã trải qua nhiều cuộc chiến, phải không?)

Trong ví dụ 1, động từ chính đang ở thì tương lai đơn có cấu trúc “will V”, và vì vậy, cấu trúc câu hỏi đuôi cũng sử dụng thì tương lai đơn “won’t”.

Tương tự, trong ví dụ 2, mệnh đề chính đang ở thì hiện tại hoàn thành “has V3”, và vì vậy, cấu trúc câu hỏi đuôi cũng sử dụng thì hiện tại hoàn thành “hasn’t”.

5. Chủ ngữ của mệnh đề chính và của phần câu hỏi đuôi

Chủ ngữ của mệnh đề chính và của phần câu hỏi đuôi là giống nhau. 

Ví dụ.

  • We will meet the manager at five, won’t we? (Chúng tôi sẽ gặp người quản lý lúc năm giờ, đúng không?)

  • She was going to see us yesterday, wasn’t she? (Cô ấy đã tính gặp chúng ta vào hôm qua, đúng không?)

6. Chủ ngữ ở mệnh đề chính là danh từ chung hoặc tên riêng

Trong trường hợp chủ ngữ ở mệnh đề chính là danh từ chung hoặc tên riêng thì ở câu hỏi đuôi dùng các đại từ chủ ngữ để thay thế (I/you/we/they/he/she/it).

Ví dụ.

 

  • Jack will meet the manager at five, won’t he? (Jake sẽ gặp người quản lý lúc năm giờ, đúng không?)

  • The workers have gathered to protest the new policy, haven’t they? (Người lao động đã tập hợp để phản đối chính sách, phải không?) 

Nắm vững cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh để làm gì?

Việc nắm vững cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh là một việc rất cần thiết bởi vì.

  • Thu thập thông tin: Việc đặt câu hỏi và nêu lên câu hỏi chính xác sẽ giúp bạn thu thập được thông tin chính xác mà bản thân cần.

  • Tương tác hiệu quả hơn: Việc sử dụng câu hỏi chính xác giúp tránh hiểu lầm và tăng khả năng giao tiếp hiệu quả. Nếu bạn không sử dụng câu hỏi rõ ràng và chính xác, bạn có thể gặp câu trả lời không mong muốn hoặc thông tin không đầy đủ.

  • Phát triển mối quan hệ: Việc đặt câu hỏi thường thể hiện sự quan tâm, giúp xây dựng mối quan hệ và tạo ra sự giao tiếp tích cực.

  • Giải quyết vấn đề: Khi bạn đặt câu hỏi, bạn thường nhận được thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề hoặc hiểu rõ hơn về tình huống.

Bài tập 

Bài tập 1: Viết lại các câu sau thành cấu trúc câu hỏi “yes/no”.

 

01.

He saw her walking in the park yesterday.

→ Did

02.

She has finished her homework before dinner.

→ Has

03.

He can speak Spanish fluently.

→ Can

04.

She cooks delicious meals every weekend.

→ Does

05.

She will finish the project by next week.

→ Will

06.

She is watching a movie at the moment.

→ Is

07.

They attended the conference last year.

→ Did

08.

He didn't attend the meeting yesterday.

→ Did

09.

They won't arrive on time for the meeting.

→ Will

10.

He wrote a novel last year.

→ Did

Your last result is 0/10

Check answer

Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho các thành phần in đậm sau trong câu gốc.

 

01.

They asked me to wait for them at the cinema.

02.

She completed the project before 5 pm.

→ When

03.

He bought a new car last month.

→ What

04.

They will organize a party for the new employee.

→ Who

05.

The children enjoyed the movie a lot.

→ How much

06.

She has been working on this project for two weeks.

→ How long

07.

They go to the beach twice in the summer.

→ How often

08.

He speaks Spanish fluently.

→ How well

09.

She forgot to bring her umbrella.

→ What

10.

They live in a beautiful house.

→ Where

11.

He has visited Paris five times.

→ How many

12.

He always forgets his keys.

→ Whose

13.

They finished the project extremely successfully.

→ How successfully

14.

She will participate in the marathon next month.

→ What

15.

The new employee learned the company's policies quickly.

→ Who

Your last result is 0/15

Check answer

Bài tập 3: Đặt câu hỏi đuôi cho các mệnh đề khẳng định sau.

 

01.

He has been to Japan.

02.

They are not coming to the party.

03.

He didn't finish his homework.

04.

You like ice cream.

05.

She has never been to Paris.

06.

They won't forget your birthday.

07.

You have already seen this movie.

08.

She should apologize.

09.

We can go to the beach.

10.

He is an engineer.

Your last result is 0/10

Check answer

Tổng kết 

Câu hỏi là một trong các cấu trúc câu quan trọng và phổ biến trong tiếng Anh nên việc đặt cấu trúc và hiểu được nội dung câu hỏi là một kỹ năng quan trọng trong tiếng Anh. Trong bài viết này, DOL Grammar đã điểm qua các lý do vì sao bạn cần nắm vững cấu trúc này, cũng như các cách đặt câu hỏi khác nhau trong tiếng Anh. DOL hy vọng bạn đã hiểu được cách viết câu hỏi trong tiếng Anh và xin mời bạn tham khảo các bài viết ngữ pháp khác cùng DOL nhé.

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc