Trật tự tính từ trong tiếng Anh: Quy tắc OSASCOMP và mẹo ghi nhớ

Trật tự tính từ trong tiếng Anh là quy định thứ tự của các tính từ trong cùng một cụm danh từ. Trật tự tính từ được sắp xếp theo quy tắc OSASCOMP bao gồm 8 chữ cái đầu tiên đại diện cho thứ tự vị trí của các tính từ, lần lượt là: Opinion → Size → Age → Shape → Color → Origin → Material → Purpose. Quy tắc này được sử dụng khi có nhiều tính từ được dùng để miêu tả cùng một đối tượng.

Việc nắm vững và dùng thành thạo OSASCOMP sẽ giúp người học sử dụng được tính từ trong tiếng Anh linh hoạt hơn và đặt câu văn tự nhiên hơn. Vì vậy, bài viết này sẽ giải thích quy tắc OSASCOMP là gì? Trật tự tính từ khi kết hợp với các động từ, quy tắc dấu phẩy và mẹo ghi nhớ trật tự tính từ nhanh chóng. Cùng DOL Grammar đi vào bài học nhé!

trật tự tính từ osascomp
Trật tự tính từ (OSASCOMP): Quy tắc, mẹo nhớ kèm ví dụ và bài tập

Trật tự tính từ với OSASCOMP là gì?

Trật tự tính từ với OSASCOMP là quy tắc sắp xếp các tính từ trong tiếng Anh một cách logic và tự nhiên.

Quy tắc bao gồm 8 chữ cái đầu tiên đại diện cho thứ tự vị trí của các tính từ, cụ thể như sau: Opinion (Ý kiến) → Size (Kích thước) → Age (Độ tuổi) → Shape (Hình dạng) → Color (Màu sắc) → Origin (Xuất xứ) → Material (Chất liệu) → Purpose (Mục đích).

Trong tiếng Anh, danh từ thường đứng sau và đôi khi được kết hợp với từ hạn định (determiners). Từ đó ta có công thức chung như sau.

[Determiner] + [Opinion → Size → Age → Shape → Color → Origin → Material → Purpose] + Noun

Về lý thuyết, từ hạn định trong tiếng Anh là những từ dùng để giới hạn, xác định, làm rõ nghĩa cho danh từ, thường đứng trước danh từ hoặc cụm danh từ.

Một số từ hạn định thường gặp là a, an, the, this, that, these those, my, your, her, his, many, much, one, two, ten…

Lưu ý: Ta không thể dùng 2 referring determiner (mạo từ, tính từ sở hữu, đại từ chỉ định) và 2 quantifying determiner (số, lượng từ) liên tiếp nhau.

Ví dụ.

  • Đúng: a beautiful red shirt

  • Sai: the this beautiful red shirt → có mạo từ “the” và đại từ chỉ định “this” đứng liên tiếp

Từ đó ta có bảng thứ tự tính từ kèm ví dụ như sau.

Loại từ theo thứ tự

Determiner (Từ hạn định)

Opinion (Ý kiến)

Size (Kích cỡ)

Age (Tuổi)

Shape (Hình dáng)

Color (Màu sắc)

Origin (Nguồn gốc)

Material (Chất liệu)

Purpose (Mục đích)

Noun (Danh từ)

Ví dụ

This (cái này)

Beautiful (đẹp)

Big (to)

New (mới)

Round (tròn)

Brown (màu nâu)

Japanese (Nhật Bản)

Wooden (làm bằng gỗ)

Tea (trà)

Table (cái bàn)

Trật tự tính từ khi kết hợp Động từ To be/Động từ liên kết + Tính từ

Trong tiếng Anh, vị trí của tính từ ngoài đứng trước danh từ ra còn có thể đứng sau một số động từ nhất định như động từ liên kết (linking verb) và động từ to be. Khi đứng ở vị trí này, tính từ sẽ bổ nghĩa cho danh từ trước đó theo công thức như sau.

Tính từ đứng sau động từ to be

To be + Adj

Ví dụ: You are beautiful. (Bạn rất xinh đẹp.)

Tính từ đứng sau động từ liên kết 

Một số tình từ liên kết thường gặp có thể là seem, look, feel, smell, taste, remain, become, sound, stay, appear, prove, become, get, turn, remain.

Linking verb + Adj

Ví dụ: This story sounds interesting. (Câu chuyện này nghe có vẻ thú vị.

Quy tắc dấu phẩy giữa các tính từ

Khi sử dụng nhiều tính từ trong một cụm danh từ, có 2 quy tắc cần lưu ý khi dùng dấu phẩy để phân chia giữa các tính từ với nhau.

Khi dùng các tính từ cùng loại đặt trước danh từ, ta cần dùng dấu phẩy để ngăn cách.

Ví dụ: He is a handsome, confident, thoughtful and gentle man. (Anh ấy là một người đàn ông đẹp trai, tự tin, chu đáo và lịch thiệp.)

⇒ các tính từ “handsome, confident, thoughtful, gentle” đều thuộc cùng một loại là opinion → cần dùng dấu phẩy.

Khi dùng các tính từ khác loại đặt trước danh từ, ta không cần dùng dấu phẩy để ngăn cách.

Ví dụ: I’ve just got this new brown Italian leather bag. (Tôi vừa mua được chiếc túi mới bằng da từ Ý có màu nâu này.)

⇒ các tính từ “new, brown, Italian, leather” thuộc các loại khác nhau lần lượt là age, color, origin, material → không cần dùng dấu phẩy.

Mẹo nhớ quy tắc OSASCOMP nhanh chóng bằng bài thơ

Về cơ bản, OSASCOMP chỉ là những chữ các đầu của trật tự được ghép lại với nhau, hoàn toàn không phải là từ có nghĩa nên dễ gây khó nhớ cho người học.

Do đó, để dễ nhớ được trật tự này, các bạn có thể tham khảo mẹo nhớ bằng câu nói vui sau.

“Ông – Sáu – Ăn – Súp – Cua – Ông – Mập – Phì"

mẹo nhớ trật tự tính từ trong tiếng anh
Mẹo nhớ trật tự tính nhanh chóng bằng bài thơ

Bài tập 

Để ôn lại những kiến thức trên hãy cùng DOL Grammar thực hành ngay một số bài tập dưới đây. Bạn cũng có thể thực hành đa dạng bài tập trật tự tính từ từ cơ bản đến nâng cao ngay tại kho bài tập của Ngữ pháp DOL nhé.

Sắp xếp các tính từ theo trật tự đúng.

 

01.

a/round/ gray/ dining/ big - table

->

02.

two/Persian/naughty/white - cat

->

03.

wool/long/colorful - scarf

->

04.

rectangle/red/old - suitcase

->

05.

leather/blue/protective - phone case

->

06.

a/kind/delicate/thoughtful - woman

->

07.

a/tall/young/beautiful - lady

->

08.

a/German/modern/racing - car

->

09.

this/old/interesting/Vietnamese - painting

->

10.

these/red/white/green - presents

->old rectangle red suitcase

Your last result is 0/10

Check answer

Tổng kết

Trong bài viết trên, DOL đã giúp các bạn tổng hợp kiến thức về trật tự tính từ trong cụm danh từ, trong câu, quy tắc dấu phẩy và mẹo để nhớ trật tự tính từ một cách dễ dàng hơn. Nếu gặp bất kỳ khó khăn gì khi học tiếng Anh, các bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho DOL nhé!

Nguyễn Minh Ngọc

Nguyễn Minh Ngọc là một gia sư tiếng Anh có 3 năm kinh nghiệm, nổi bật với thành tích IELTS Overall 7.5. Khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, giao tiếp trôi chảy và truyền đạt thông tin rõ ràng đã giúp cô có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao kiến thức cho học viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc