Phân biệt Neither...nor và Either...or trong tiếng Anh

Neither nor và Either or là hai cấu trúc ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh dùng để diễn đạt sự lựa chọn giữa hai đối tượng/sự việc. Tuy nhiên, nhiều bạn học tiếng Anh dễ bị nhầm lẫn ý nghĩa và cách sử dụng của 2 cụm từ này.

Vì vậy, trong bài viết này, DOL Grammar sẽ giúp các bạn phân biệt Neither nor và Either or qua cách dùng và cấu trúc của chúng, kèm theo một số lưu ý sử dụng trong câu. Các bạn hãy vào chi tiết bài viết giúp bạn gỡ rối và sử dụng Neither nor và Either or đúng ngữ pháp nha.

neither nor Either...or
Phân biệt Neither...nor và Either...or trong tiếng Anh

Phân biệt cách dùng Neither…nor và Either…or

Neither… nor và Either… or là đều là liên từ tương quan - là cặp từ nối luôn đi cùng nhau và có chức năng dùng để nối 2 từ, 2 cụm từ hoặc 2 mệnh đề.

Về mặt nghĩa

  • Neither…nor... nghĩa là "cả hai đều không".

  • Either… or... nghĩa là "hoặc…hoặc".

cấu trúc Neither nor và Either or
Neither… nor và Either… or là đều là liên từ tương quan - là cặp từ nối luôn đi cùng nhau

Hai cấu trúc này có chung đặc điểm là nói về sự lựa chọn, đề cập tới 2 đối tượng. Tuy nhiên, 2 cấu trúc này có ý nghĩa sử dụng khác nhau.

Bảng phân biệt cách dùng Either or và Neither nor dưới đây.

Either…or
Neither…nor

Nghĩa

Hoặc…hoặc

Cả hai đều không

Cách dùng + Ví dụ

Diễn đạt sự khẳng định

  • Một trong hai đối tượng sẽ được chọn. 

Ví dụ: Either you or he is lying to me. 

(Hoặc là bạn hoặc là anh ấy là người nói dối tôi.)

Diễn tả sự phủ định cho cả 2 lựa chọn/ đối tượng được nêu: 

  • Phủ định cả 2 đối tượng sẽ không được chọn.

Ví dụ: Neither the dog nor the cat is allowed in the house. 

(Cả chó và mèo đều không được phép vào nhà.)

  • Phủ định cả 2 sự việc sẽ không xảy ra.

Ví dụ: I will neither go shopping nor study for the exam. 

(Tôi sẽ không đi mua sắm và cả không ôn thi.)

 

Neither… nor Either…or có sự khác biệt rõ rệt trong cách diễn đạt về 2 lựa chọn đối tượng hay 2 sự việc.

Các bạn hãy tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc của Neither...nor và Either...or để thấy được sự khác biệt rõ ràng hơn nữa ở công thức của chúng trong câu nha.

either or neither nor
Phân biệt Either or và Neither nor

Cấu trúc Neither… nor

Neither…nor thể hiện sự phủ định kép trong câu bằng cách: nhấn mạnh 2 người/vật đều không thực hiện hành động nào hay 2 hành động nào đó đều không được thực hiện.

Neither…nor có thể liên kết.

  • 2 từ loại/ cụm từ cùng loại

  • 2 chủ ngữ

  • 2 mệnh đề.

Tùy theo thành phần kết hợp mà ảnh hưởng tới vị trí đứng của Neither…nor  đầu hay giữa câu.

Neither…nor đã mang tính phủ định, nên trong câu không nên có những cụm từ phủ định chứa “not” tránh lỗi phủ định kép. 

Bạn hãy tham khảo công thức và ví dụ cụ thể dưới đây cho 3 thành phần Neither…nor có thể kết hợp.

1 Neither…nor liên kết 2 từ/ cụm từ cùng loại

 Neither…nor đứng trong câu và nối 2 từ/ cụm từ cùng loại.

  • 2 (cụm) danh từ (không phải chủ ngữ)

  • 2 đại từ

  • 2 (cụm) động từ

  • 2 (cụm ) tính từ

  • 2 (cụm) trạng từ

  •  2 (cụm) giới từ

Khi đó, câu sẽ có ý phủ định "không đối tượng nào" hay "đều không làm gì/ đều không có tính chất gì".

Neither + Từ A/ Cụm từ A + nor +  Từ B/ Cụm từ B

 

Trong đó: 

  • Từ A cần nối với Từ B và đều có cùng từ loại: danh từ, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ, hoặc giới từ.

  • Cụm từ A cần nối với Cụm từ B và đều cùng từ loại: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm trạng từ, hoặc cụm giới từ.

Ví dụ. The weather is neither hot nor cold. 

(Thời tiết không nóng cũng không lạnh.)

→ Neither…nor liên kết 2 tính từ  "hot" và "cold" để phủ định cả 2 tính chất: thời tiết đều không nóng và không lạnh.

Ví dụ. She can neither go to the movies nor stay at home. 

(Cô ấy không thể đi xem phim cũng không thể ở nhà.)

→ Neither…nor nối 2 cụm động từ "go to the movies" và "stay at home" để phủ định cả 2 hành động: cô ấy đều không thể đi xem phim hay ở nhà.

2 Neither…nor liên kết 2 chủ ngữ

Neither…nor đứng đầu câu và nối 2 danh từ/ cụm danh từ làm chủ ngữ của câu.

Vì thế, câu có ý phủ định “không đối tượng nào” ở chủ ngữ có thể thực hiện hành động trong câu.

Lúc này, bạn cần chú ý tới việc chia động từ theo chủ ngữ gần nhất như công thức sau.

Neither S1 nor S2 + V (chia theo S2)

Ví dụ:

Neither my parents nor my brother is coming to the party. (Cả bố mẹ và anh trai tôi đều không tới bữa tiệc.)

 

→ NEITHER…NOR liên kết 2 chủ ngữ “my parents” và “my brother”. 

 

→ Động từ chia thì hiện tại tiếp diễn (am/is/are + V-ing) theo ngôi S2 = my brother - ngôi số ít → động từ chia số ít = is coming.

Ví dụ: Neither rain nor snow will stop me from going to work. (Cả mưa lẫn tuyết cũng không thể ngăn tôi đi làm.)

 

→ NEITHER…NOR liên kết 2 chủ ngữ “rain” và “snow”. 

 

→ Động từ chia thì tương lai đơn will + V nguyên thể nên không bị ảnh hưởng bởi chủ ngữ.

3 Neither…nor liên kết 2 mệnh đề

Neither…nor đứng đầu câu và nối 2 mệnh đề, trong đó mệnh đề đầu xảy ra đảo ngữ.

Bạn hãy chú ý trường hợp đảo ngữ khi Neither…nor liên kết 2 mệnh đề như sau.

Neither + trợ động từ S1 + V1 nor S2 + V2

Ví dụ: Neither can I run fast, nor I can read slowly. (Tôi không thể chạy nhanh và cũng không thể đọc một cách từ tốn.)

 

→ NEITHER…NOR liên kết và phủ định 2 mệnh đề "I can run fast" và "I can read slowly". Đảo ngữ với vế Neither: "can I run fast".

Ví dụ: Neither does her father speak English, nor he speaks Spanish. (Bố cô ấy không nói tiếng Anh và cũng không nói tiếng Tây Ban Nha.)

 

→ NEITHER…NOR liên kết và phủ định 2 mệnh đề "her father speaks English" và "he speaks Spanish". Đảo ngữ với vế Neither: "does her father speak English".

Cấu trúc Either … or

Either … or thể hiện sự lựa chọn giữa 2 người/vật/hành động. Đồng thời, nhấn mạnh chỉ được chọn 1 trong hai lựa chọn, hoặc cái này hoặc cái kia hay chỉ có 1 trong 2 hành động diễn ra.

Either…nor có thể liên kết.

  • 2 từ loại/ cụm từ cùng loại

  • 2 chủ ngữ

  • 2 mệnh đề.

Tùy theo thành phần kết hợp mà ảnh hưởng tới vị trí đứng của Either…or ở đầu hay giữa câu. Either…or không có tính phủ định, vì vậy Either…or có thể dùng trong cả câu khẳng định và câu phủ định. Bạn tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây cho từng cách dùng nha.

1 Either…or liên kết 2 từ/ cụm từ cùng loại

 Either…or đứng trong câu và nối 2 từ/ cụm từ cùng loại như.

  • 2 (cụm) danh từ (không phải chủ ngữ)

  • 2 đại từ

  • 2 (cụm) động từ

  • 2 (cụm ) tính từ

  • 2 (cụm) trạng từ

  •  2 (cụm) giới từ 

Khi đó, câu có ý khẳng định "hoặc ai hoặc ai khác", "hoặc cái A hoặc cái B", hay "hoặc làm cái này hoặc làm cái khác".

Either + Từ A/ Cụm từ A + or +  Từ B/ Cụm từ B

Trong đó: 

  • Từ A cần nối với Từ B và đều có cùng từ loại: danh từ, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ, hoặc giới từ.

  • Cụm từ A cần nối với Cụm từ B và đều cùng từ loại: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm trạng từ, hoặc cụm giới từ.

Ví dụ. You will have the dress made either long or short. (Chiếc váy của bạn sẽ được may dài hoặc ngắn.) → Either … or liên kết 2 tính từ: “long” và “short” và diễn đạt chiếc váy sẽ được trở nên 1 trong 2 tính chất: dài hoặc ngắn.

 

Ví dụ. I will have to either go to school or get a job. (Tôi sẽ đi học hoặc đi làm.) → Either…or liên kết 2 cụm động từ to V sau Have to: "go to school" và "get a job" và diễn đạt ý người nói lựa chọn giữa 2 hành động này. Khi động từ dạng to-V có “to” được nêu trước either, thì bạn không cần lặp lại to ở to-V sau or nữa.

2 Either…or liên kết 2 chủ ngữ

Trong trường hợp này, Either…or đứng đầu câu và nối 2 danh từ/ cụm danh từ làm chủ ngữ của câu. Khi đó, bạn cần chú ý tới việc chia động từ theo chủ ngữ gần nhất như công thức sau.

Either S1 or S2 + V (chia theo S2)

Ví dụ: Either the teacher or the students are going to give a presentation on the topic. (Hoặc là giáo viên hoặc là học sinh sẽ thuyết trình về chủ đề đó.) →  Either…or liên kết 2 chủ ngữ: "the teacher" và "the students".  → Động từ chia theo S2 = the students - ngôi số nhiều → động từ chia số nhiều = are.

 

Ví dụ: Either she or I am responsible for this. (Một trong hai người, cô ấy hoặc tôi, chịu trách nhiệm cho việc này.) → Either…or liên kết 2 đại từ làm chủ ngữ: "she" và "I".  → Động từ chia theo S2 = I - ngôi thứ nhất số ít→ động từ "be" chia Hiện tại  là "am".

3 Either…or liên kết 2 mệnh đề

Either…or đứng đầu câu và nối 2 mệnh đề, để chỉ 1 trong 2 trường hợp diễn ra của sự việc. Either…or đi kèm mệnh đề không cần đảo ngữ như Neither…nor.

Bạn tham khảo thêm công thức cụ thể dưới đây nha.

Either + S1+V1 or S2 + V2

Ví dụ. Either the train is late, or we're in the wrong place. (Hoặc là tàu tới trễ hoặc là chúng ta đến nhầm chỗ rồi.) → Either…or liên kết 2 mệnh đề: "the train is late" và "we're in the wrong place" để nói về 2 trường hợp có thể đang diễn ra: tàu muộn hoặc mình ở nhầm chỗ.

 

Ví dụ. Either she can go to the movies or she can watch a movie at home. (Hoặc là cô ấy có thể đi xem phim hoặc là cô ấy có thể xem phim ở nhà.) → Either…or liên kết và 2 mệnh đề để nói về 2 hành động cô ấy có thể làm: đi xem phim hoặc xem phim ở nhà.

Trên đây là cấu trúc toàn diện của Neither…nor và Either…or giúp các bạn vừa nắm được cách dùng của chúng trong câu và vừa phân biệt được sự khác nhau của 2 cấu trúc.

Bảng tổng hợp điểm giống và khác nhau về cấu trúc của Either…or và Neither…nor một cách tổng quan dưới đây.

Cấu trúc

Either…or (hoặc…hoặc…)
Neither…nor (cả 2 đều không)

Kết hợp với 2 từ/cụm từ cùng loại

Either + từ A/cụm từ A + or + từ B/cụm từ B

Neither + từ A/cụm từ A + nor + từ B/cụm từ B

Trong đó:

Từ A nối với từ B cùng là danh từ, đại từ, động từ,...

Trong đó:

Cụm từ A nối với cụm từ B cùng là cụm danh từ, cụm động từ,...

Kết hợp với 2 chủ ngữ

Either S1 + or + S2 + V (chia theo S2)

Neither S1 + nor + S2 + V (chia theo S2)

Kết hợp với 2 mệnh đề

Either S1 + V1 + or + S2 + V2

Đảo ngữ: Neither + trợ động từ S1 + V1 nor S2 + V2

Ngoài ra, có một số lưu ý cần thiết mà bạn nên ghi nhớ để tránh mắc phải lỗi ngữ pháp khi sử dụng cấu trúc Either…or và Neither…nor.

Bạn hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo về lưu ý sử dụng cấu trúc Neither…nor và Either…or" nha.

Lưu ý sử dụng cấu trúc Neither…nor và Either…or

Trong phần này, DOL Grammar sẽ có 2 lưu ý dành cho các bạn khi sử dụng Neither…nor và Either…or như sau.

Tránh lỗi phủ định kép khi dùng Neither…nor

Cấu trúc Neither…nor đã mang tính phủ định, nên trong câu không có những cụm từ phủ định chứa “not” tránh lỗi phủ định kép.

Ví dụ.

cross Sai: He didn’t go to neither the bank nor the gym. 

(Anh ấy không tới ngân hàng và cũng không tới phòng tập.)

→ Lỗi: “didn’t” là từ phủ định kèm theo ý phủ định trong neither…nor → câu chứa phủ định kép. 

→ Cách sửa: Dùng động từ ở dạng khẳng định và thêm neither…nor phủ định vào cặp từ phù hợp.

 

check Đúng: He went to neither the bank nor the gym.

(Anh ấy không tới ngân hàng và cũng không tới phòng tập.)

Câu Neither…nor có thể được chuyển đổi sử dụng Neither hoặc Either

Cấu trúc phủ định với Neither…nor có thể được diễn đạt theo cách khác với trạng từ Neither hoặc Either ở dạng câu đồng tình phủ định như sau.

Câu đồng tình phủ định với Either.

[Câu phủ định chứa not/ có ý phủ định với never, hardly,...], and S + trợ động từ/ động từ be/ động từ khuyết thiếu + not, either. 

 

Trong đó: Câu đồng tình dùng trợ động từ/ động từ be/ động từ khuyết thiếu phụ thuộc vào cái nào được dùng ở câu trước đó.

Ví dụ.

Neither I nor my sister went to the party. (Cả tôi và em gái đều không đi dự tiệc.)

Chuyển thành câu đồng tình phủ định với Either: →  I didn't go to the party, and my sister didn’t either(Tôi không đi dự tiệc, và chị gái tôi cũng vậy.)

→ Giải thích: Câu chuyển đổi cần 1 vế phủ định đầu tiên, rồi sau đó được đồng tình với either bởi một chủ ngữ còn lại. 

→ Trợ động từ did được dùng trong vế đồng tình, để đồng nhất với vế trước đó sử dụng phủ định Quá khứ đơn (didn’t go) → trợ động từ + not = didn't.

Câu đồng tình phủ định với Neither.

[Câu phủ định chứa not/ có ý phủ định với never, hardly,...], and neither + trợ động từ/ động từ be/ động từ khuyết thiếu + S. 

 

Trong đó: Câu đồng tình dùng trợ động từ/ động từ be/ động từ khuyết thiếu phụ thuộc vào cái nào được dùng ở câu trước đó.

Ví dụ

Câu gốc: Neither I nor my sister went to the party. (Cả tôi và em gái đều không đi dự tiệc.)

Chuyển thành câu đồng tình phủ định với Neither → I didn't go to the party, and neither did my sister(Tôi không đi dự tiệc, và chị gái tôi cũng vậy.)

→ Giải thích: Câu chuyển đổi cần 1 vế phủ định đầu tiên, rồi sau đó được đồng tình với neither bởi một chủ ngữ còn lại. 

→ Trợ động từ did được dùng trong vế đồng tình, để đồng nhất với vế trước đó sử dụng phủ định Quá khứ đơn (didn’t go) → trợ động từ = did.

Ngoài ra, có một lưu ý nhỏ là khi chủ ngữ sử dụng cấu trúc Neither… nor và Either… or thì chia động từ theo chủ ngữ gần nhất với động từ để đảm bảo các nguyên tắc về sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ trong tiếng Anh.

Các bạn hãy tham khảo thực hành phần bài tập tiếp theo để ôn tập hiểu biết của mình về cấu trúc và cách dùng Neither…nor Either…or và ghi nhớ kiến thức lâu hơn nhé.

Bài tập 

Đề bài

Chọn đáp án phù hợp.

1

____ you eat your vegetables _____ you go to bed hungry.

A

Neither...or

B

Either...or

C

Neither...nor

2

____ the weather ____ the mood is good for a picnic.

A

Neither...or

B

Either...or

C

Neither...nor

3

____ you are coming with me ____ you are staying home.

A

Neither...or

B

Either...or

C

Neither...nor

4

Neither you nor I ____ going to be late for work.

A

am

B

are

C

aren't

5

Neither you nor he ____ going to get away with this.

A

is

B

are

C

am

6

A: “I didn't eat any cake.” 

B: “________. “

A

Neither do I

B

Neither did I

C

Neither can I

7

______ John ______ Mary is going to the party.

A

Neither...or

B

Either...or

C

Neither...nor

8

A: “I didn't go to the party.”

B: “__________.”

A

I didn't, either

B

I don't, either

C

Neither didn't I

Tổng kết

Trong bài viết này, DOL Grammar đã giải đáp giúp bạn cách phân biệt Neither…nor và Either…or dựa trên cấu trúc và cách dùng của chúng. Đồng thời,  DOL Grammar cũng tổng hợp 2 lưu ý sử dụng Neither…nor Either…or trong câu và cách chuyển đổi sang mẫu câu tương tự. Việc luyện tập thường xuyên các cấu trúc này trong bài nói và viết tiếng Anh sẽ giúp bạn đa dạng trong cách diễn đạt của bản thân hơn mà vẫn giữ được sự cô đọng, ngắn gọn.

Khuất Thị Ngân Hà

Khuất Thị Ngân Hà là một trợ giảng tiếng Anh hơn 4 năm kinh nghiệm và là thành viên của nhóm Học thuật tại Trung tâm DOL English. Với niềm đam mê Anh Ngữ, cô đã sở hữu cho mình tấm bằng IELTS Academic 7.5 Overall cùng chứng chỉ TOEIC 870, thể hiện khả năng kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh vô cùng thành thạo.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc