Thán từ trong tiếng anh: Khái niệm, các loại thán từ thường gặp và cách dùng chi tiết

Thán từ (Interjections) trong tiếng Anh là những từ như “Oh!”, “Wow”, “Oh my god”,... để biểu đạt sự cảm thán. Thán từ được sử dụng thường xuyên trong việc truyền tải cảm xúc trong giao tiếp hàng ngày và đôi khi cả trong văn viết theo lối thân mật, không trang trọng.  

Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ cùng các bạn tìm hiểu kĩ hơn về thán từ trong tiếng Anh, bao gồm chi tiết các nội dung về khái niệm, chức năng, phân loại và cách sử dụng thán từ. Hãy cùng DOL tìm hiểu và vận dụng thán từ trong bài tập cuối bài để làm bước đệm cho bạn áp dụng vào cách diễn đạt ngôn ngữ nói và viết trong thực tế nha.

Thán từ trong tiếng anh
Tổng hợp thán từ trong tiếng anh

Thán từ trong tiếng Anh là gì? 

Thán từ trong tiếng Anh là những từ hay cụm từ ngắn, thể hiện đa dạng các cảm giác và cảm xúc của người nói như: vui mừng, giận dữ, ngạc nhiên,.... Đôi khi, thán từ cũng được dùng để thể hiện sự ngập ngừng trong giao tiếp. 

Thán từ có thể là từ hoặc cụm từ không có nghĩa vừa truyền đạt được cảm xúc vừa có tính tượng thanh, ví dụ như: Phew (mô phỏng tiếng thở dài - thể hiện sự nhẹ nhõm thở phào).

Ngoài ra, những danh từ, tính từ hoặc các từ loại khác đôi khi cũng được dùng như một thán từ, ví dụ như: Holy moly (Ôi trời - thể hiện sự ngạc nhiên).

Thán từ thường được đứng một mình dùng như 1 câu cảm thán. Ngoài ra, thán từ được dùng cùng 1 câu khác nhưng không đóng góp vào mặt ngữ pháp của câu. Khi đó, thán từ được tách biệt với câu bởi dấu chấm than (!) hoặc dấu phẩy (,).

Ví dụ.

 

  • Yuck! (Èo!)

→ Thán từ “Yuck” thể hiện cảm giác ghê hãi, không thích cái gì đó.

 

  • Oh, I didn’t see you there. (Ồ, tôi không để ý rằng bạn ở đấy đấy.)

→ Thán từ “Oh” thể hiện sự bất ngờ.

Thán từ có mấy chức năng?

Thán từ có 4 chức năng chính, đó là diễn đạt cảm xúc, sự đồng ý hoặc từ chối, thu hút chú ý và thể hiện sự ngập ngừng khi giao tiếp. Cùng tìm hiểu chi tiết 4 cách dùng của Thán từ trong tiếng Anh nhé.

1. Diễn đạt cảm xúc của người nói

Các thán từ có thể truyền tải đầy đủ đa dạng các cảm xúc và tâm trạng. 

  • Diễn tả sự đau đớn: Ow, Ouch,...

  • Diễn tả sự sợ hãi: Yikes, Eek,...

  • Diễn tả sự tiếc nuối: Oh well, Oh no, Shoot…

  • Diễn tả sự không thích: Boo, Ew, Yuck,...

  • Diễn tả sự bất ngờ: Gosh, Oh my,...

  • Diễn tả sự vui mừng hài lòng: Yay, Yeah, Hooray,...

  • Diễn tả sự ăn mừng, chúc mừng: Cheers, Congratulations,...

2. Diễn đạt sự đồng ý hoặc phủ định, từ chối

Yes/No (Có/Không) cũng là thán từ và có nhiều thán từ khác có thể thay thế cho sự đồng ý/ không đồng ý của Yes/No như: Yah, Nah, Nay,...

3. Thu hút sự chú ý của đối tượng nào đó.

Những thán từ này thường được dùng trong giao tiếp thường ngày trong xã hội như: Hey, Hi, Yo, Yoo-hoo, Excuse me...

4. Thể hiện sự ngập ngừng trong giao tiếp

Trong tiếng Anh có nhiều thán từ thể hiện sự ngắt, ngập ngừng, do dự trong mạch suy nghĩ thể hiện qua lời nói như: Uh, Uhm, Hmmm, Well...

Vừa rồi là những chức năng cơ bản của thán từ, hãy cùng DOL tiếp cận với nhiều loại thán từ hơn ở phần phân loại thán từ tiếp nối sau đây.

Có mấy loại thán từ?

Có nhiều cách để phân loại thán từ một cách học thuật, tuy nhiên DOL Grammar tin rằng các bạn học sẽ dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn khi phân loại thán từ thành 2 nhóm.

  • Thán từ tùy thuộc vào cảm xúc

  • Thán từ tùy thuộc vào tình huống

Bạn hãy tham khảo các thán từ cụ thể trong từng phân loại dưới đây.  

Thán từ tùy thuộc vào cảm xúc

Trong phân loại này, DOL sẽ giới thiệu tới các bạn các thán từ phổ biến cho từng loại cảm xúc, cảm giác cụ thể trong bảng phân loại như sau.

Thán từ thể hiện cảm xúc vui mừng

Dưới đây là một số các thán từ thể hiện cảm xúc và cảm giác liên quan tới sự vui vẻ, vui mừng, và lạc quan.

Thán từ thể hiện cảm xúc

Thán từ + Ví dụ

Vui mừng, chúc mừng, ăn mừng thắng lợi

Yeah/ Oh yeah/ Heck yeah (Tuyệt)

Ví dụ: Yeah! I aced that exam! 

(Tuyệt! Mình đã đạt điểm cao trong bài kiểm tra đó!)

Yay (Hoan hô/ Zê)

Ví dụ: Yay! It's Friday! 

(Hoan hô! Hôm nay là thứ Sáu!)

Awesome/ Splendid/ Fantastic… (Tuyệt vời)

Ví dụ: Awesome! You finally finished that project you were working on for months. 

(Tuyệt vời! Cuối cùng bạn cũng hoàn thành xong dự án mà bạn đã làm trong nhiều tháng.)

Sweet (Tuyệt)

Ví dụ: Sweet! I got the last slice of pizza. 

(Tuyệt! Mình đã lấy được miếng pizza cuối cùng.)

Woo hoo

Ví dụ: Woo hoo! We're going on vacation next week! 

(Tuyệt vời! Chúng ta sẽ đi nghỉ mát vào tuần tới!)

Hurrah/ Hooray/ Hurray

Ví dụ: Hurray! I am so done with my homework. 

(Hoan hô! Tôi làm xong bài tập rồi.)

Congratulations (Xin chúc mừng)

Ví dụ: Congratulations on your graduation! 

(Chúc mừng bạn đã tốt nghiệp!)

Yeet/Yippee (Quá đã)

Ví dụ: Yippee! I won the lottery! 

(Quá đã! Tôi đã trúng số!)

Hey (Chà)

Ví dụ: Hey! This idea of you was brilliant. 

(Chà! Ý tưởng này của bạn thật sáng suốt.)

Boo-yah (Quá đã)

Ví dụ: Boo-yah! I finally beat that level! 

(Quá đã! Cuối cùng mình cũng vượt qua được cấp độ đó!)

Vui vẻ, hào hứng, đầy năng lượng

Whee (Ồ tuyệt quá)

Ví dụ: Whee! I'm going on vacation! 

(! Mình đi nghỉ mát đây!)

Whoopee (Tuyệt quá)

Ví dụ: Whoopee! The weekend is finally here! 

(Tuyệt quá! Cuối tuần cuối cùng cũng đến rồi!)

Woo/ Woo-hoo (Thật đã đời)

Ví dụ: Woo-hoo! We just won the game! 

(Tuyệt quá! Chúng ta vừa thắng trận đấu rồi!)

Yay / Yee-haw (Tuyệt quá)

Ví dụ: Yee-haw! I just got a new car! 

(Tuyệt quá! Mình vừa mua được ô tô mới rồi!)

Yo-ho-ho 

Ví dụ: Yo-ho-ho! This is the life! 

(Yo-ho-ho! Đây là cuộc sống!)

Yoow(za) (Ôi trời đất)

Ví dụ: Yoow(za)! That was a great ride! 

(U là trời! Vòng đu quay đó tuyệt quá!)

Thán từ thể hiện sự bất ngờ

Có nhiều sắc thái để diễn đạt sự bất ngờ một cách vui vẻ hoặc sự bất ngờ theo hướng như một cú sốc. Bạn hãy tham khảo thêm một số thán từ truyền tải sự bất ngờ ở bảng tổng hợp sau đây.

Thán từ thể hiện cảm xúc
Thán từ + Ví dụ

Bất ngờ khám phá điều gì không ngờ tới

Huh (Ra là vậy)

Ví dụ: Huh, I didn't know that. 

(Ra là vậy, tôi không biết điều đó.)

Bất ngờ, tò mò về việc gì, ngỡ ngàng

Oh/ Oh boy/ Oh dear/ Oh my/ Oh my gosh/ Oh my goodness/ Oh no (Ồ vậy ư)

Ví dụ: Oh, you're going to the beach? That sounds fun! 

(Ồ, bạn sẽ đi biển? Điều đó nghe thật thú vị!)

Bất ngờ đến mức nghi hoặc

Really? (Thật ư)

Ví dụ: Really? You're going to quit your job? 

(Thật ư? Bạn định bỏ việc à?)

Bất ngờ kiểu thán phục

Wow  (Uầy)

Ví dụ: Wow! That song is such a bop. 

(Ồ! Bài hát đó thật là hay!)

Bất ngờ đến kinh hãi

Holy moly/ Holy mackerel/ Holy cow/ Holy Moses/ Holy smokes (Trời đất quỷ thần ơi)

Ví dụ: Holy moly! I just saw a UFO! 

(Trời đất quỷ thần ơi! Tôi vừa nhìn thấy người ngoài hành tinh!)

Bất ngờ đến mức thất vọng, bất lực 

For heaven's sake (Ôi chúa tôi)

Ví dụ: For heaven's sake, what were you thinking! 

(Ôi chúa tôi, lúc đó bạn nghĩ cái gì vậy!)

Bất ngờ và bối rối lẫn lộn

What in the world (Cái quái quỷ gì)

Ví dụ: What in the world is going on? 

(Cái quái quỷ gì đang xảy ra vậy?)

Bất ngờ mạnh mẽ

Heavens! (Trời ơi là trời)

Ví dụ: Heavens! I can't believe it! 

(Trời ơi là trời, tôi không thể tin được!)

Bất ngờ mạnh mẽ

No way! (Không đời nào/ Không thể)

Ví dụ: No way! You're going to eat that whole pizza by yourself? 

(Không đời nào! Bạn định ăn cả chiếc pizza đó một mình à?)

Bất ngờ đến mức nghi hoặc

Unbeliveable/ Incredible (Không thể tin nổi)

Ví dụ: Unbelievable! That was an amazing show! 

(Không thể tin nổi! Đó là một buổi biểu diễn tuyệt vời!)

Bất ngờ sững sờ

My/ My goodness (Ôi trời)

Ví dụ: My goodness, that's a big house! 

(Ôi trời ơi, căn nhà đó to quá đi mất!)

Thán từ thể hiện sự sợ hãi

Một số thán từ thể hiện sự sợ hãi tiêu biểu sau thường dùng trong cuộc sống hàng ngày.

Thán từ thể hiện cảm xúc
Thán từ + Ví dụ

Tiếng hét đột ngột

Ahhhhh (Aaaaaaa)

Ví dụ: Ahhhhh! I turned around and saw a pair of glowing eyes staring at me! 

(Aaaaa, tôi nhìn xung quanh và thấy một đôi mắt sáng rực nhìn chằm chằm vào tôi.)

Nhận ra điều gì đó không tốt

Oh no (Ôi không)

Ví dụ: I was driving home from work when I saw a plume of smoke coming from my house. Oh no! My house is on fire! 

(Mình đang lái xe về nhà sau giờ làm việc thì thấy một đám khói bốc lên từ nhà mình. Ôi không! Nhà mình đang cháy!)

Nhận ra có vấn đề gì đó 

Uh oh (Ồi không)

Ví dụ: I was giving a presentation at work when my laptop suddenly shut down. Uh oh! I hope I saved my presentation! 

(Tôi đang thuyết trình tại công ty thì máy tính xách tay của mình đột nhiên tắt máy. Ôi không! Tôi mong là mình đã lưu bài thuyết trình của mình!)

Thể hiện sự sợ hãi vô cùng

Yikes (Ôi trời)

Ví dụ: I was swimming in the ocean when I felt something brush against my leg. Yikes! I thought it was a shark! 

(Tôi đang bơi ở biển thì cảm thấy có gì đó chạm vào chân mình. Yikes! Tôi tưởng đó là cá mập!)

Thể hiện giọng cao vút thất thanh

Eek (Íiiiii)

Ví dụ: I was opening a box in my attic when a spider jumped out. Eek! I hate spiders! 

(Mình đang mở một chiếc hộp trong gác xép thì một con nhện nhảy ra. Eek! Mình ghét nhện!)

Cầu cứu

Help (Cứu tôi với)

Ví dụ: I was kayaking on the river when I fell out of my boat. Help! I can't swim! 

(Tôi đang chèo thuyền kayak trên sông thì bị rơi khỏi thuyền. Cứu tôi với! Tôi không biết bơi!)

Cảm xúc kinh hãi, giật mình

Gah (Ôi chết khiếp mất)

Ví dụ: I was cleaning out my refrigerator when I found a container of moldy food. Gah! That's disgusting! 

(Tôi đang dọn dẹp tủ lạnh thì tôi tìm thấy một hộp thức ăn mốc. Ôi chết khiếp mất! Thật kinh khủng quá!)

(thường thấy trong hoạt hình) âm thanh thể hiên sự sợ hãi

Zoinks (Ôi trời)

Ví dụ: I was walking home from school when I saw a group of teenagers dressed like clowns. Zoinks! I hope they don't try to scare me! 

(Mình đang đi bộ về nhà sau giờ học thì nhìn thấy một nhóm thanh thiếu niên ăn mặc như hề. Ôi trời! Mình hy vọng họ không cố gắng dọa mình!)

Sự bàng hoàng, kinh hãi tột độ

Holy moly (Trời đất quỷ thần ơi)

Ví dụ: Holy moly! I just saw a UFO! 

(Trời đất quỷ thần ơi! Tôi vừa nhìn thấy người ngoài hành tinh!)

Mô phỏng tiếng nuốt nước miếng cái ực một cách lo lắng

Gulp (Ực)

Ví dụ: Gulp! I think I saw a ghost! 

(Ực! Tôi nghĩ mình nhìn thấy ma!)

Sự sợ hãi giật mình

Jeepers (creepers) (Ôi trời đất ơi)

Ví dụ: Jeepers! That spider is huge! 

(Ôi trời đất ơi! Con nhện đó to quá!)

Thán từ thể hiện sự không thích, kinh ghét hoặc sự thất vọng

Bạn tham khảo thêm bảng tổng hợp dưới đây cho các thán từ tiêu biểu thể hiện thái độ không thích, chán ghét hoặc tận cùng là sự thất vọng.

Thán từ thể hiện cảm xúc
Thán từ + Ví dụ

Không thích, kinh ghét cái gì

Ack/ Ew/ Ick (Ẹc)

Ví dụ: Ew! That smell is horrible! 

(Ẹc! Mùi đó kinh quá!)

Không thích, không đồng tình cái gì đó

Bah (Ẹc)

Ví dụ: Bah! That's a stupid idea. 

(Ẹc! Đó là một ý tưởng ngu ngốc.)

Thể hiện giọng cao vút thất thanh

Yuck (Ẹc)

Ví dụ: Yuck! That's gross. 

(Ẹc! Kinh quá!)

Mô phỏng tiếng chuẩn bị nôn đến nơi

Gak (Kinh muốn ói)

Ví dụ: Gak! I just ate something that tasted bad. 

(Kinh muốn ói! Tôi vừa ăn thứ gì đó có vị khó chịu.)

Thể hiện sự chán ghét, kinh ghét

Ugh (Eo)

Ví dụ: Ugh! What's this disgusting object? 

(Eo, cái vật gớm ghiếc gì vậy?)

Không thích tới mức thất vọng 

Aw (Ôi)

Ví dụ: Aw, it's a shame I can't make it. 

(Ôi thật đáng tiếc tôi không làm được.)

Dùng khi thấy bản thân/ai đó ngu ngốc nhất là khi vừa làm gì ngớ ngẩn

D’oh/Duh

Ví dụ: D’oh! I forgot my keys. 

(D’oh! Tôi quên chìa khóa rồi.)

Thán từ thể hiện sự tức giận

Thán từ thể hiện sự tức giận bao gồm nhiều mức độ, bạn tham khảo cách truyền tải cảm xúc giận dữ bằng lời với những thán từ dưới đây nha.

Thán từ thể hiện cảm xúc
Thán từ + Ví dụ

Sự tức giận mạnh mẽ

Argh (Grrr)

Ví dụ: Argh, this is so frustrating! 

(Grrr, điều này thật bực bội!)

Sự tức giận đến bó tay

Dang (Thôi chết)

Ví dụ: Dang, I lost my phone! 

(Thôi chết, tôi mất điện thoại rồi!)

Sự tức giận đến bó tay

Gee/ Gee whiz/ Jeez (Ôi trời ạ)

Ví dụ: Jeez, that was a close call! 

(Ôi trời ạ, đó là một pha thoát chết!)

Khi người nói đang mất dần kiến nhẫn và nhấn mạnh lại việc cần làm

For goodness’ sake/ For God’s sake/ For heaven’s sake (Trời ơi là trời)

Ví dụ: For goodness' sake, stop arguing! 

(Trời ơi, hãy ngừng cãi nhau đi!)

Sự hơi tức giận khi việc gì không như ý

Darn it (Thôi chết)

Ví dụ: Darn it, I forgot to do my homework! 

(Thôi chết, tôi đã quên làm bài tập về nhà!)

Thán từ tùy thuộc vào tình huống

Bên cạnh thán từ thể hiện cảm xúc, DOL còn phân loại một số các thán từ thuộc tình huống như chào hỏi, thể hiện sự đồng ý, từ chối hay truyền tải sự yêu cầu, đề nghị. Bạn hãy theo dõi cụ thể hơn từng phần nha.

Thán từ khi chào hỏi

Thán từ khi chào hỏi
Thán từ + Ví dụ

Cách chào hỏi thoải mái, xã giao

Hey/ Hey there (Xin chào)

Ví dụ: Hey, how are you? 

(Xin chào, bạn khỏe không?)

Cách chào hỏi thoải mái, xã giao

Hi/ Hiya (Xin chào)

Ví dụ: Hi there, what can I help you with? 

(Xin chào, tôi có thể giúp gì cho bạn?)

Cách chào hỏi trung tính, vừa trong ngữ cảnh trang trọng hay thân mật

Hello/ Hello there (Xin chào)

Ví dụ: Hello, it's nice to see you again. 

(Xin chào, rất vui được gặp lại bạn.)

Cách chào hỏi suồng sã, xã giao với người quen

Yo (Ê)

Ví dụ: Yo, what's going on? 

(Ê, thế nào rồi?)

Cách chào hỏi thân mật, ngắn gọn thay cho What’s up

Sup (Ê khỏe không)

Ví dụ: Sup, everyone? 

(Mọi người khỏe không?)

Chào đón ai đó khi họ mới tới đâu đó

Welcome (Chào mừng)

Ví dụ: Welcome to our team. 

(Chào mừng bạn đến với đội của chúng tôi.)

Chào đón ai đó một cách mỉa mai

Well, well, well (Chà, chà, chà)

Ví dụ: Well, well, well, what brings you here? 

(Chà, chà, chà, ngọn gió nào đưa bạn tới đây?)

Thán từ khi tạm biệt

Trong tiếng Anh còn có các cách tạm biệt ai đó trong ngôn ngữ hàng ngày bằng những thán từ sau. 

Thán từ khi tạm biệt

Thán từ + Ví dụ

Nói tạm biệt trong cả ngữ cảnh trang trọng và thân mật

Goodbye/ Good-bye (Tạm biệt)

Ví dụ: Goodbye, I'll see you later. 

(Tạm biệt, tôi sẽ gặp lại bạn sau.)

Nói tạm biệt trong cả ngữ cảnh xã giao

See ya (Tạm biệt, gặp lại sau)

Ví dụ: See ya, I'll catch you later. 

(Tạm biệt, tôi sẽ gặp bạn sau.)

Later (Gặp lại sau nha)

Ví dụ: Later, I gotta go. 

(Gặp lại sau, tôi phải đi rồi.)

Adios (Tạm biệt)

Ví dụ: Adios, I'll see you around. 

(Tạm biệt, hẹn gặp bạn ở đâu đó.)

Toodles (Chào nhé)

Ví dụ: Toodles, I'm going home. (Chào nhé, tôi về nhà đây.

So long (Tạm biệt)

Ví dụ: So long, I'll miss you. (Tạm biệt, tôi sẽ nhớ bạn.)

Nói tạm biệt trong cả ngữ cảnh xã giao, suồng sã

Peace out! (Biến đây)

Ví dụ: I'm outta here. Peace out! (Tôi đi đây. Tạm biệt)

Nói tạm biệt một cách trang trọng

Take care (Bảo trọng)

Ví dụ: Take care, and I'll see you soon. (Bảo trọng, và tôi sẽ gặp bạn sớm thôi.)

Thán từ thể hiện sự đồng ý/ phủ định

Bên cạnh Yes/No thông thường còn có những thán từ tương tự để truyền tải sự đồng ý hoặc phủ định trong bảng tổng hợp sau đây.

Thán từ khi đồng ý/ phủ định

Thán từ + Ví dụ

Đồng ý một cách thoải mái, nhiệt tình trong ngữ cảnh xã giao

Heck yeah (Tất nhiên là có rồi)

Ví dụ: Heck yeah, I'm going to the party! 

(Tất nhiên là có rồi, tôi sẽ đi dự tiệc!)

Đồng ý chắc chắn

Certainly/ Absolutely (Tất nhiên rồi)

Ví dụ: Certainly, I can help you with that. 

(Tất nhiên, tôi có thể giúp bạn việc đó.)

Đồng ý chắc chắn

Of course (Tất nhiên)

Ví dụ: Of course, I'll be there for you. 

(Tất nhiên, tôi sẽ ở bên bạn.

Đồng ý hiển nhiên cảnh thân mật

Yep/ Yup (Ừ, đúng vậy)

Ví dụ: Yep, I'll do that. 

(Ừ, tôi sẽ làm việc đó.)

Nói đồng ý thừa nhận một cách ngắn gọn

Uh-huh (Ừm hứm)

Ví dụ: Uh-huh, I'm listening. 

(Ừm hứm, tôi đang lắng nghe.)

Đồng ý một cách thoải mái, nhiệt tình trong ngữ cảnh xã giao

Okay/ Okey dokey (Ok)

Ví dụ: Okay, I understand. 

(Ok, tôi hiểu rồi.)

Word (Đúng rồi)

Ví dụ: Word, I'm with you on that. 

(Đúng rồi, tôi đồng ý với bạn.)

Bingo (Chính xác)

Ví dụ: Bingo. Your answer is absolutely right. 

(Chính xác. Câu trả lời của bạn hoàn toàn đúng rồi.)

Phủ định trong ngữ cảnh xã giao

 

Nope (Không)

Ví dụ: Nope, I'm not going to do that. 

(Không, tôi sẽ không làm việc đó.)

Nah (Không)

Ví dụ: Nah, I don't think that's a good idea. 

(Không, tôi không nghĩ đó là một ý tưởng hay.)

Uh-uh. (Không đâu.)

Ví dụ: Uh-uh, I don't believe you. 

(Không đâu, tôi không tin bạn.)

Phủ định mạnh mẽ

 

No way/ Never (Không bao giờ)

Ví dụ: No way, I'm not going to let you do that. 

(Không bao giờ, tôi sẽ không để bạn làm điều đó.)

Absolutely not! (Tuyệt đối không!)

Ví dụ: Absolutely not, I'm not going to change my mind. 

(Tuyệt đối không, tôi sẽ không thay đổi ý kiến của mình.)

Forget about it! (Quên nó đi!)

Ví dụ: Forget about it, I don’t want it anymore. 

(Quên đi, tôi không muốn nó nữa.)

Not a chance/ Not on your life (Đừng hòng!)

Ví dụ: Not a chance, don’t mess with me. 

(Đừng hòng, nên đừng gây sự với tôi.)

Thán từ khi đề nghị/ thu hút sự chú ý 

Thán từ còn có thể đưa ra yêu cầu, đề nghị người khác làm gì hoặc không được làm gì đó, hoặc đơn thuần để thu hút sự chú ý của người khác. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn nha.

Thán từ khi đồng ý/ phủ định
Thán từ + Ví dụ

Gợi ý người khác nhìn theo hướng nào đó

Look (Nhìn kìa)

Ví dụ: Look! There's a shooting star! 

(Nhìn kìa, có sao băng kìa!)

Thu hút sự chú ý của người khác

Behold (Hãy nhìn đây)

Ví dụ: Behold, the Northern Lights! 

(Hãy nhìn đây, cực quang này!)

Yêu cầu người khác yên lặng

Shh (Suỵt)

Ví dụ: Shh, the baby is sleeping.

(Suỵt, em bé đang ngủ.)

Thúc giục ai đó nhanh lên

Hush (Nhanh lên)

Ví dụ: Hush, we're late for school. 

(Nhanh lên, chúng ta muộn học rồi.)

Thu hút sự chú ý xem có ai có mặt không

Yoo-hoo

Ví dụ: Yoo-hoo, is anyone home? 

(Yoo-hoo, có ai ở nhà không?)

Thì thầm gọi ai đó

Psst (Này)

Ví dụ: Psst, over here! (Này, qua đây!)

Yêu cầu người khác dừng lại

Hold it (Gượm đã)

Ví dụ: Hold it, I'm not finished yet. 

(Gượm đã, tôi chưa nói xong đâu.)

Thu hút sự chú ý của ai đó để hỏi điều gì

Excuse me/ Pardon me (Xin lỗi)

Ví dụ: Excuse me, where is the bathroom? 

(Xin lỗi, cho tôi hỏi  nhà vệ sinh ở đâu vậy?)

5 nguyên tắc sử dụng thán từ trong tiếng Anh

Bạn cần theo sát 5 nguyên tắc sau để có thể sử dụng thán từ trong tiếng Anh một cách chính xác

Nguyên tắc 1: Thán từ có thể đứng một mình một câu.

Thán từ có thể đứng một mình một câu và kết thúc bởi dấu chấm hết câu (.), dấu chấm hỏi (?) hoặc dấu chấm than(!).

Ví dụ.

 

  • Uh-oh. Looks like someone is about to get a detention. (Ôi không. Có vẻ như ai đó chuẩn bị bị phạt ở lại sau giờ học kìa.)

  • Are you getting a promotion? Really? (Bạn chuẩn bị được thăng chức á? Thật sao?)

  • No way! You are leaving tomorrow? (Không thể nào! Mai bạn đã đi rồi ư?)

Tuy nhiên, khi thán từ kết hợp với một câu khác, chúng cần được ngăn cách bởi dấu phẩy.

Ví dụ: Uh-oh, it looks like someone is about to get a detention. (Ôi khôngg, có vẻ như ai đó chuẩn bị bị phạt ở lại sau giờ học kìa.)

Nguyên tắc 2: Thán từ được đặt ở đầu hoặc cuối câu.

Thán từ được dùng một cách tự nhiên là khi chúng được đặt ở đầu hoặc cuối câu. 

Ví dụ. 

 

  • My mom told me to buy some milk on my way home. Oops, I forgot to do it. (Mẹ tôi dặn tôi mua sữa trên đường về nhà. Thôi chết, tôi lỡ quên mua rồi.)

  • My mom told me to buy some milk on my way home. I forgot to do it, oops. (Mẹ tôi dặn tôi mua sữa trên đường về nhà. Thôi chết, tôi lỡ quên mua rồi.)

Nguyên tắc 3: Đặt dấu phẩy/ dấu nối xung quanh thán từ đặt ở giữa câu.

Ở một mặt khác, thán từ hoàn toàn có thể đặt giữa câu tùy thuộc vào ý nhấn mạnh của người nói. Khi đó, cần có dấu phẩy (,) hoặc dấu nối (-) ngăn cách thán từ với các thành phần còn lại của câu.

Ví dụ. 

 

  • I, uhm, want to tell you that, uhm I hate it when you slurp ramen loudly in the office. (Tôi, ừm thì, tôi muốn nói với bạn rằng, ờm, tôi không thích cách bạn húp mì một cách lớn tiếng như vậy trong văn phòng.)

→ Uhm đặt giữa câu thể hiện sự ngập ngừng, khó nói.

 

  • I was making dinner and oops, I dropped the whole pan of spaghetti. (Tôi đang làm bữa tối thì, ối trời ơi, tôi lỡ đánh rơi nguyên cái chảo spaghetti.)

→ Oops đặt giữa 2 câu để nhấn mạnh cao trào của câu chuyện đang theo mạch.

Nguyên tắc 4: Tránh các ngữ cảnh trang trọng.

Thán từ không nên được sử dụng trong ngữ cảnh trang trọng như các bài viết học thuật hay báo cáo trong công việc.

Những bài viết và báo cáo trang trọng yêu cầu ngôn ngữ khoa học, rõ ràng và phù hợp để thể hiện sự khách quan, nên những thán từ mang tính suồng sã, thiên về cảm xúc sẽ làm bài viết thiếu tính nghiêm túc.

Nguyên tắc 5: Chú ý tông giọng khi truyền đạt cảm xúc qua thán từ

Trong trường hợp thán từ có thể truyền đạt nhiều loại cảm xúc như Ah, tông giọng đóng vai trò quan trọng để người nghe nắm được chính xác cảm xúc của bạn qua câu nói.

Ví dụ về “Ah” các tone giọng khác nhau
Cảm xúc

Ah, that’s what stretching should feel like. (Ưm hừm, đó chính là cảm giác nên có khi giãn cơ.)

Thỏa mãn, thoải mái

Ah, I know what you mean (À, tôi hiểu ý bạn là gì rồi.)

Nhận ra điều gì đó

Ah…well there is nothing we can do. (Ừm…thật ra chúng tôi   không giúp được gì thêm nữa.)

Khó nói

Ah ha! I got an A! (À ha! Tôi được điểm A!)

Bất ngờ tới vui sướng

Nhìn chung, trên đây là 5 nguyên tắc cơ bản để giúp bạn sử dụng thán từ một cách hợp lí, phù hợp ngữ cảnh và đạt được hiệu quả truyền tải cảm xúc đúng ý của bạn.

Để có thể luyện tập áp dụng chính xác, bạn hãy thử sức với những bài tập dưới đây ôn tập lại kiến thức đã học về thán từ nha.

Bài tập về thán từ

Bạn hãy thử sức với 2 bài tập sau với bài 1 thuần về luyện tập thán từ chỉ cảm xúc và bài 2 vận dụng những thán từ trong các tình huống.

Bài 1: Sử dụng những thán từ được gợi ý sau đây để điền vào ô trống

 

 

1. The car swerved out of control, heading straight for the tree! 01., I slammed on the brakes just in time.

 

2. I was searching for my keys for ages, turning the house upside down. Then, my brother told me: “ 02., I took your keys by mistake.”

 

3. I spent all night studying for the test, confident I would ace it. 03., I got a terrible score!

 

4. While cleaning the attic, I stumbled upon an old box filled with my childhood toys, 04.. I felt a flood of happy memories.

 

5. You're telling me you ate the last slice of pizza? 05., I was saving that!

 

6. Poor Mr. Johnson tripped on the sidewalk and fell flat on his face. 06., I hope he's alright!

 

7. 07., don't interrupt me. I'm not finished yet.

 

8. She delivered a flawless performance on stage, hitting every note perfectly. 08., the audience roared with applause.

 

9. 09., I forgot to feed the cat again! I'm such a terrible pet owner.

 

10. I swear, I saw a UFO flying across the sky last night! 10., I must be hallucinating.

 

💡 Gợi ý

Phew
Goodness!
For God’s sake
Bravo
No way
Hey
Dang!
Hooray
Oh dear
Oops

Your last result is 0/10

Check answer

Bài 2: Chọn đáp án A, B hoặc C phù hợp để điền vào chỗ trống.

 

 

00.

The baby is finally asleep. _______, please keep your voices down.

 

Hold it! Let me check.

Pardon me?

Shh!

00.

Did you see that amazing sunset yesterday? _______

 

Yup

What

Shh

00.

Can I borrow your phone charger? - _______

 

So long

Look

Sure

00.

I think I left my wallet at the coffee shop. - _______

 

Congratulations

Uh-uh. I checked there already

Not a chance!

00.

_______, I don't think that's a good idea. It could backfire badly.

 

Hold it

Psst

Behold

00.

In the library

I said to my friend: “_______, over here! I saved you a seat”.

 

Behold

Wait

Psst

00.

Did you say the movie starts at 7? _______, I thought it was at 8.

 

Behold

Look

Toodles

00.

_______, I can't hear you. Can you speak up a bit?

 

Hey

Sup

Bye

Check answer

Tổng kết

Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu được Thán từ trong tiếng Anh có vai trò lớn về truyền tải cảm xúc qua ngôn ngữ Nói và đôi khi cả trong ngôn ngữ Viết của tiếng Anh.

DOL hi vọng qua các bài tập cuối bài, các bạn cảm thấy dễ hiểu và dễ dàng vận dụng thán từ để diễn đạt ý và cảm xúc một cách chính xác và hiệu quả.

Khuất Thị Ngân Hà

Khuất Thị Ngân Hà là một trợ giảng tiếng Anh hơn 4 năm kinh nghiệm và là thành viên của nhóm Học thuật tại Trung tâm DOL English. Với niềm đam mê Anh Ngữ, cô đã sở hữu cho mình tấm bằng IELTS Academic 7.5 Overall cùng chứng chỉ TOEIC 870, thể hiện khả năng kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh vô cùng thành thạo.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc