Cách sắp xếp trật từ trong câu tiếng Anh đơn giản và dễ hiểu
Việc sắp xếp trật từ từ trong câu tiếng Anh sao cho đúng là rất quan trọng. Nếu không sắp xếp đúng vị trí, câu có thể bị lủng củng, không rõ ý hoặc tệ hơn là sai ý, làm giảm hiệu quả giao tiếp giữa các đối tượng.
Vì vậy, để tránh mắc phải các lỗi khiến bản thân mất điểm đáng tiếp trong bài thi, DOL Grammar hãy cùng tìm hiểu cách sắp xếp trật từ trong câu tiếng Anh trong bài viết này nhé!
Trật tự từ trong câu tiếng anh là gì?
Trật tự từ trong câu tiếng Anh là cách sắp xếp các từ theo một trình tự nhất định để tạo thành một câu có nghĩa và đúng ngữ pháp.
Trật tự từ không chỉ đơn thuần là việc đặt các từ cạnh nhau mà còn thể hiện mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ, từ đó truyền tải chính xác ý nghĩa của câu.
Để có thể đảm bảo trật tự từ chuẩn xác trong câu, bạn cần nắm vững những từ loại trong tiếng Anh và các cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Anh.
Các loại từ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, ta có 8 loại từ chính, cụ thể như sau.
1. Danh từ (N) trong tiếng Anh
Danh từ là từ loại có ý nghĩa chỉ người, vật, sự vật, sự việc, hiện tượng.
Danh từ được chia làm 2 loại là danh từ đếm được (bao gồm danh từ đếm được số ít, danh từ đếm được số nhiều) và danh từ không đếm được. Một số danh từ là chair (ghế), phones (những chiếc điện thoại), water (nước), money (tiền),...
Ví dụ: Can I borrow some books? (Tôi có thể mượn vài quyển sách không?)
→ danh từ đếm được số nhiều “books” chỉ những quyển sách
2. Động từ (V) trong tiếng Anh
Động từ là những từ được dùng để mô tả hành động (chạy, đọc, hát,...) hoặc trạng thái (tồn tại, trở thành,...) của một đối tượng nào đó.
Động từ còn có thể giúp xác định được mốc thời gian của sự việc nhờ vào việc chia thì trong câu. Một số trong từ trong tiếng Anh là see (nhìn thấy), break (làm vỡ), hold (giữ),...
Ví dụ: I go to the park every night. (Tôi đi công viên mỗi tối.)
→ động từ “go” thể hiện hành động “đi”
3. Tính từ (Adj) trong tiếng Anh
Tính từ là những từ bổ ngữ cho danh từ, được dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái, tình trạng của một sự vật, hiện tượng nào đó.
Một số tính từ là red (màu đỏ), comfortable (thoải mái), frightening (hoảng sợ),...
Ví dụ: She is funny and optimistic. (Cô ấy vui tính và tích cực.)
→ tính từ “funny” và “optimistic” miêu tả tính cách của cô gái được nhắc đến
4. Trạng từ (Adv) trong tiếng Anh
Trạng từ là những từ dùng để bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ hoặc một trạng từ khác nhằm làm rõ, cụ thể hơn ý nghĩa giúp người nghe/đọc dễ hình dung hơn.
Một số trạng từ là very (rất), quickly (một cách nhanh chóng), always (luôn luôn),...
Ví dụ: I happily opened my birthday presents. (Tôi hạnh phúc mở quà sinh nhật của mình.)
→ Trạng từ “happily” bổ nghĩa cho động từ “open” chỉ nhân vật “tôi” đã mở quà một cách hạnh phúc.
5. Giới từ trong tiếng Anh
Giới từ là những từ chỉ ra mối quan hệ về không gian, thời gian, địa điểm,... giữa các danh từ, đại từ hoặc các đối tượng khác được nói đến trong câu.
Một số giới từ là in (bên trong), into (đi vào trong), with (với), at (lúc/ở),...
Ví dụ: I am on a diet now. (Tôi đang ăn kiêng.)
→ giới từ “on” chỉ mối quan hệ giữa đối tượng “I” và việc ăn kiêng.
6. Đại từ trong tiếng Anh
Đại từ là những từ được dùng thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ với mục đích tránh lặp lại từ vựng đã dùng trước đó.
Đại từ trong tiếng Anh được chia làm 5 loại như sau
Đại từ nhân xưng (I, You, We, They, He, She, It)
Đại từ phản thân (myself, yourself, herself, ourselves,...)
Đại từ bất định (someone, everybody, anything, nobody, nothing,...)
Đại từ chỉ định (this, that, these, those)
Đại từ sở hữu (mine, yours, his, theirs,...)
Ví dụ
They should do their jobs by themselves. (Họ nên tự hoàn thành công việc của họ.)
This phone is black and mine is green. (Cái điện thoại này màu đen còn của tôi màu xanh lá.)
7. Liên từ trong tiếng Anh
Liên từ là những từ được dùng để nối hai từ, cụm từ hay mệnh đề lại với nhau và giúp làm rõ mối quan hệ về mặt thời gian, ngữ nghĩa,... giữa hai đối tượng đó.
Ví dụ
I couldn't go to the party because I had to study
(Tôi đã không thể đi đến bữa tiệc vì tôi phải học bài.)
⇒ because (bởi vì) → dùng nối 2 mệnh đề và biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả
I always have my morning coffee before starting work.
(Tôi luôn uống cà phê buổi sáng trước khi bắt đầu làm việc.)
⇒ Before (trước khi) → dùng nối 2 mệnh đề và biểu thị mối quan hệ thời gian, hành động “uống” xảy ra trước hành động “bắt đầu làm việc”
8. Thán từ trong tiếng Anh
Thán từ là những từ được dùng để bộc lộ cảm xúc và thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
Ví dụ
Wow! This painting is breathtaking. (Wow. Bức tranh này đẹp quá.)
Oh my gosh! This fish is delicious. (Ôi trời ơi món cá này thật sự rất ngon.)
Sắp xếp trật tự từ trong câu tiếng Anh đơn giản
Trong tiếng Anh, ta có các cấu trúc câu cơ bản như sau.
Cấu trúc 1: S + V
Ta có cấu trúc như sau.
S + V
Trong đó
S (subject) là chủ ngữ, ta có thể dùng danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ.
V (verb) là động từ, ta bắt buộc phải sử dụng nội động từ (intransitive verbs), tức những động từ trực tiếp diễn tả hành động của chủ thể và không cần có thêm tân ngữ.
Ví dụ.
The baby is crying. (Đứa bé đang khóc.)
→ “the baby” là cụm danh từ đứng ở vị trí chủ ngữ
→ “is crying” là cụm động từ đứng ở vị trí động từ
Cấu trúc 2: S + V + C
Ta có cấu trúc như sau.
S + V + C
Trong đó
S (subject) là chủ ngữ, ta có thể dùng danh từ, cụm danh từ, đại từ, to V hoặc V-ing.
V (verb) là động từ, ta có thể dùng động từ to be hoặc linking verb.
C (complement) là bổ ngữ, ta có thể dùng tính từ/cụm tính từ, trạng từ/cụm trạng từ, danh từ/cụm danh từ hoặc đại từ.
Ví dụ
.
She is a doctor. (Cô ấy là một bác sĩ.)
→ “she” là chủ ngữ
→ “is” là động từ to be ở thì hiện tại
→ “a doctor” là bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ “she”
Cấu trúc 3: S + V + O
Ta có cấu trúc sau.
S + V + O
Trong đó
S (subject) là chủ ngữ, ta có thể dùng danh từ, cụm danh từ, đại từ, to V hoặc V-ing.
V (verb) là động từ, ta có thể dùng động từ hoặc cụm động từ (Lưu ý phải dùng ngoại động từ - các động từ bắt buộc phải có tân ngữ theo sau).
O (object) là tân ngữ, ta dùng danh từ hoặc cụm danh từ
Ví dụ
.
I made a cake. (Tôi đã làm một chiếc bánh.)
→ “I” là đại từ đứng ở vị trí chủ ngữ
→ “made” là động từ đứng ở vị trí động từ
→ “a cake” là cụm danh từ đứng ở vị trí tân ngữ
Lưu ý: Nếu trong câu có 2 tân ngữ, ta có cấu trúc sau..
Subject + Verb + Indirect Object + Direct Object
Trong đó
S là chủ ngữ
V là động từ
Indirect Object là tân ngữ gián tiếp, là đối tượng bị hành động ảnh hưởng đến thông qua một người trung gian hoặc một sự kiện nào
Direct Object là tân ngữ trực tiếp, là đối tượng nhận hành động từ chủ ngữ
Ví dụ
I tell him a secret. (Tôi nói cho anh ta một bí mật.)
→ “I” là đại từ ở vị trí chủ ngữ
→ “tell” là động từ ở vị trí động từ
→ tân ngữ trực tiếp là “a secret” chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hành động “tell”
→ tân ngữ gián tiếp là “him” chịu ảnh hưởng gián tiếp qua “a secret”
Câu hỏi (Question)
Trong tiếng Anh, câu hỏi thường có cấu trúc như sau.
Auxiliary Verb + S + V + … ?
Trong đó
Auxiliary Verb là trợ động từ. Một số trợ động từ phổ biến thường gặp như sau.
Do, does (trong thì hiện tại đơn)
Did (trong thì quá khứ đơn)
Have, has (trong thì hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn)
Had (trong thì quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Am, is, are (trong thì hiện tại tiếp diễn)
Was, were (trong thì quá khứ tiếp diễn)
Động từ khiếm khuyết (can, could, may, might,...)
S là chủ ngữ, ta có thể dùng danh từ, cụm danh từ, đại từ, to V hoặc V-ing.
V là động từ, ta có thể dùng động từ hoặc cụm động từ.
Ví dụ
Can I borrow your book? (Tôi có thể mượn sách của bạn được không?)
→ “can” là động từ khiếm khuyết ở vị trí trợ động từ
→ “I” là đại từ ở vị trí chủ ngữ
→ “borrow” là động từ ở vị trí động từ
Ngoài ra, với một số trường hợp đặc biệt, ta còn có cấu trúc.
Am/is/are/was/were + S + giới từ/cụm giới từ?
Ví dụ: Were you at school yesterday? (Hôm qua bạn có ở trường không?)
→ “at school” là cụm giới từ đứng ngay sau chủ ngữ “you”
Sắp xếp trật tự từ trong câu tiếng Anh có trạng từ
Trong câu, sắp xếp trật tự từ trong câu có trạng từ có các trường hợp sau.
Trật từ từ của các trạng từ chỉ thời gian và địa điểm trong câu
Khi trong câu vừa có trạng từ chỉ thời gian và địa điểm, thì ta sẽ sắp xếp theo thứ tự sau:
Adverb of place + Adverb of time
(trạng từ chỉ địa điểm + trạng từ chỉ thời gian)
Ví dụ
Shall we meet at the park at 10:00 AM?
(Chúng ta hãy gặp nhau tại công viên vào lúc 10 giờ sáng mai nhé?)
→ trạng từ chỉ địa điểm: at the park ⇒ đứng trước
→ trạng từ chỉ thời gian: at 10:00 AM ⇒ đứng sau
Trật tự từ trong câu tiếng Anh có trạng từ chỉ tần suất
Khi trong câu có sử dụng trạng từ chỉ tần suất, ta thường sẽ đặt trạng từ này ở vị trí như sau.
Giữa câu, trước động từ thường và sau động từ to be
Subject + Adverbs of frequency + Verb
Subject + To Be + Adverbs of frequency + …
Ví dụ
The students usually raise their hands when they have questions.
(Học sinh thường giơ tay khi họ có câu hỏi.)
→ trạng từ chỉ tần suất “usually đứng trước động từ thường “raise”
She is always optimistic in all situations.
(Cô ấy luôn lạc quan trong mọi tình huống.)
→ trạng từ chỉ tần suất “always” đứng sau động từ to be “is”
- Trạng từ chỉ tần suất đứng sau trợ động từ và đứng trước động từ thường
Subject + Auxiliary (trợ động từ) + Adverbs of Frequency + Verb
Ví dụ
My older brother doesn’t usually travel by bus.
(Anh tôi không thường đi lại bằng xe buýt.)
- Trạng từ chỉ tần suất đứng ở đầu câu mang ý nghĩa nhấn mạnh, được tách biệt với các thành phần khác trong câu bằng dấu phẩy
Adverbs of Frequency, Subject + Verb
Ví dụ
Sometimes, I don’t understand what our teacher says.
(Đôi khi tôi không hiểu được điều mà giáo viên của chúng ta nói.)
Lưu ý: Một số trạng từ chỉ tần suất như hardly, ever, never, always, often không đứng ở vị trí đầu câu.
- Trạng từ chỉ tần suất đứng ở cuối câu
Subject + Verb + Adverbs of Frequency.
Ví dụ
My father visits his old friends occasionally.
(Bố tôi thỉnh thoảng đến thăm những người bạn cũ của ông ấy.)
Sắp xếp trật tự từ trong câu tiếng Anh có tính từ
Trong tiếng Anh, sắp xếp trật từ từ trong câu có tính từ thường có các trường hợp sau.
Tính từ đứng ngay trước danh từ
Tính từ sẽ đứng ở trước danh từ mà nó bổ nghĩa, khi đó ta có công thức như sau.
Tính từ + danh từ
Ví dụ: There was a slight increase in the number of electronic sales.
(Có một sự tăng nhẹ trong số lượng đồ điện được bán.)
→ tính từ “slight” đứng trước danh từ “increase”
→ tính từ “electronic” đứng trước danh từ “sales”
Nếu trong câu có nhiều loại tính từ khác nhau thì chúng sẽ được đứng theo thứ tự sau:
Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose
(Ý kiến - Kích thước - Tuổi - Hình dạng - Màu sắc - Nguồn gốc - Chất liệu - Mục đích)
Ví dụ: That was such a wonderful (opinion) huge (size) ancient (age) building.
(Đó quả là một tòa nhà cổ kính to lớn vĩ đại.)
Tính từ đứng sau động từ to be/linking verb
Tính từ đứng sau động từ to be/linking verb có chức năng bổ nghĩa cho chủ ngữ, khi đó ta có cấu trúc như sau.
Chủ ngữ + to be/linking verb + Tính từ
Ví dụ
She looks happy. (Cô ấy trông hạnh phúc.)
→ tính từ “happy” đứng sau động từ liên kết “look” để bổ sung ý nghĩa về mặt cảm xúc cho đối tượng “she” ở chủ ngữ.
Tính từ đứng sau tân ngữ
Trong câu, tính từ có thể đứng sau tân ngữ để bổ nghĩa cho tân ngữ đó theo cấu trúc như sau
S + V + O + Adj/Adj phrase
Ví dụ
He makes me sad. (Anh ấy đã làm tôi buồn.)
→ tính từ “sad” đứng sau tân ngữ “me” để làm rõ nghĩa về cảm xúc của tân ngữ.
Bài tập
Sau đây, các bạn hãy cùng DOL làm một số bài tập để củng cố kiến thức nhé.
Bài tập 1: Chọn câu có trật tự từ đúng, chọn A, B hoặc C.
Chọn câu có trật tự từ đúng, chọn A, B hoặc C.
Chọn câu có trật tự từ đúng, chọn A, B hoặc C.
Chọn câu có trật tự từ đúng, chọn A, B hoặc C.
Chọn câu có trật tự từ đúng, chọn A, B hoặc C.
Chọn câu có trật tự từ đúng, chọn A, B hoặc C.
Bài tập 2: Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh. Chọn đáp án đúng A hoặc B.
in the kitchen/ the boys/ hamburgers/ are eating/
John/ did/ with his friends/ play football/ last Sunday?/
books/ Christine/ enjoys/ before bedtime/ reading/
money/ Daniel/ from his parents/ borrows/ usually/
expensive/ Suzy/ an/ pink/ silver/ has/ watch/
Tổng kết
Trong bài viết về cách sắp xếp trật tự từ trong câu này, DOL đã giúp các bạn tổng hợp các loại từ, cách sắp xếp trật từ từ trong câu đơn giản, cách sắp xếp trật từ từ trong câu có tính từ và cách sắp xếp trật tự từ trong câu có trạng từ.
Nếu có gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình học tập, ôn luyện và sử dụng tiếng Anh, các bạn hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với DOL ngay nhé!
Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!