Câu phức (Complex Sentence) là gì? Cấu trúc và Cách dùng câu phức trong tiếng Anh

Câu phức (Complex Sentence) là một cấu trúc giúp người viết diễn đạt các ý tưởng phức tạp một cách rõ ràng và hiệu quả qua sự liên kết logic giữa các thông tin như như nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả, so sánh, tương phản,...

Để hiểu rõ hơn, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn bao quát nhất về định nghĩa, phân loại các loại câu phức và hướng dẫn bạn cách chuyển câu đơn thành câu phức một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Hãy cùng DOL Grammar bắt đầu bài học nhé!

câu phức trong tiếng anh
Câu phức (Complex Sentence) trong tiếng anh

Câu phức trong tiếng Anh (Complex Sentence) là gì?

Câu phức trong tiếng Anh (Complex Sentence)cấu trúc câu có cấu tạo từ hai hay nhiều mệnh đề, trong đó phải có 1 mệnh đề độc lập (mệnh đề chính) và ít nhất 1 mệnh đề phụ thuộc (mệnh đề phụ). 

Tóm lại, câu phức là một cấu trúc câu chứa các thành phần và mục đích của chúng như sau.

  • 1 mệnh đề chính (Independent clause): Diễn đạt ý tưởng chính của câu.

  • Ít nhất 1 mệnh đề phụ (Dependent clause): Bổ sung thông tin cho mệnh đề chính.  

Câu phức phải bao gồm ít nhất hai mệnh đề: 1 mệnh đề chính và 1 mệnh đề phụ.

Trong đó, nếu thiếu mệnh đề chính, mệnh đề phụ sẽ không có nghĩa và câu trở nên không hoàn chỉnh

Ví dụ: Although I was tired. (Mặc dù tôi mệt.)

 

 

→ Đây là ví dụ cho 1 câu được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc (“although”) và 1 mệnh đề (“ I was tired”) = mệnh đề phụ.

 

 

→ Câu này có thể dịch nghĩa nhưng có 2 vấn đề chính: Thiếu vế thông tin chính cho câu: “dù mệt nhưng có hành động nào đó” để thể hiện được mối quan hệ nhượng bộ → do đó mà câu mắc lỗi chưa hoàn chỉnh (Sentence Fragments) và không truyền tải đủ thông tin

Cụ thể hơn, cấu tạo của Mệnh đề phụ thường là 1 trong 3 mệnh đề sau:

  • Mệnh đề trạng ngữ (Adverbial Clause): có liên từ phụ thuộc đứng đầu mệnh đề.

  • Mệnh đề danh ngữ (Noun Clause): có liên từ phụ thuộc hoặc đại từ quan hệ đứng đầu mệnh đề.

  • Mệnh đề quan hệ (Relative Clause): có đại từ quan hệ đứng đầu mệnh đề.

Dưới đây là bảng tổng hợp một số Liên từ phụ thuộc/ Đại từ quan hệ mở đầu cho một số mệnh đề phụ như sau.

câu phức trong tiếng anh
Tổng hợp một số Liên từ phụ thuộc/ Đại từ quan hệ mở đầu cho một số mệnh đề phụ

Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dạng câu phức thông qua 3 mệnh đề phụ đã liệt kê.

Các dạng câu phức thường gặp trong tiếng Anh 

Như đã trình bày, câu phức được cấu tạo bởi 3 dạng mệnh đề phụ khác nhau, trong đó mệnh đề phụ được bắt đầu với Liên từ phụ thuộc hoặc Đại từ quan hệ.

Hãy cùng tìm hiểu các dạng câu phức thường gặp theo 3 loại mệnh đề Mệnh đề trạng ngữ, Mệnh đề danh ngữMệnh đề quan hệ nhé!

các dạng câu phức thường gặp
Câu phức có thể được phân loại theo 3 cấu tạo mệnh đề phụ như trên

Câu phức với mệnh đề trạng ngữ

Câu phức với mệnh đề trạng ngữ là 1 mệnh đề phụ được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc, có mục đích  bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm, cách thức, lý do, mục đích,... cho mệnh đề chính.

Liên từ phụ thuộc là từ/cụm từ được dùng để nối 2 mệnh đề trong câu lại với nhau. Vai trò của các Liên từ phụ thuộc là để liên kết và thể hiện mối quan hệ của 2 vế câu thông qua ý nghĩa của Liên từ phụ thuộc đó.

Về ứng dụng, liên từ phụ thuộc có thể đóng góp vai trò hình thành mệnh đề phụ của câu phức là: mệnh đề trạng ngữ và mệnh đề danh ngữ (sẽ được bàn thêm ở phần “Câu phức với mệnh đề danh ngữ ”).

Công thức câu phức với liên từ phụ thuộc

Công thức câu phức chứa mệnh đề phụ là mệnh đề trạng ngữ được nối với mệnh đề chính bằng liên từ phụ thuộc.

Liên từ phụ thuộc + mệnh đề, Mệnh đề chính.

hoặc

Mệnh đề chính + Liên từ phụ thuộc + mệnh đề.

Các liên từ phụ thuộc trong câu phức

Trong tiếng Anh, thông thường sẽ có 7 nhóm liên từ phụ thuộc dùng để hình thành mệnh đề trạng ngữ.

Các nhóm liên từ cho mệnh đề trạng ngữ được phân loại theo chức năng và ý nghĩa.

Bạn hãy tham khảo thêm bảng phân loại cụ thể, ví dụ liên từ tiêu biểu thuộc từng nhóm và minh họa câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ nha.

Nhóm liên từ phụ thuộc dùng để hình thành mệnh đề trạng ngữ

Nhóm liên từ phụ thuộc hình thành mệnh đề trạng ngữ

Liên từ phụ thuộc

Ví dụ trong câu phức

1. Liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân

  • Because (Vì, bởi vì)

  • Since (Vì, bởi vì)

  • As (Vì, bởi vì)

  • Now (that) (Vì, bởi vì)

She couldn’t come to the party as she was busy.

(Cô ấy không thể đến dự tiệc, bởi vì cô ấy bận.)

→ Đây là câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân “as she was busy”.

→ Liên từ phụ thuộc “as” (vì) giúp liên kết 2 vế câu, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa 2 vế câu là nguyên nhân - hệ quả.

2. Liên từ chỉ mục đích

  • So that (Để)

  • In order that (Để)

I spoke slowly so that everyone could understand me.

(Tôi nói chậm để mọi người có thể hiểu tôi.)

→ Đây là câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích “ so that everyone could understand me”.

→ Liên từ phụ thuộc “so that” (để mà) giúp liên kết 2 vế câu, đồng thời làm rõ mối quan hệ cho 2 vế: vế phụ bổ sung mục đích cho vế chính.

3. Liên từ phụ thuộc chỉ thời gian

  • When (Khi)

  • While (Trong khi)

  • As soon as (Ngay khi)

  • Once (Ngay khi)

  • Before (Trước khi)

  • After (Sau khi)

  • As (Khi)

  • Since (Kể từ khi)

When I was young, I wanted to be a firefighter.  (Khi tôi còn nhỏ, tôi muốn trở thành lính cứu hỏa.)

→ Đây là câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian“ when I was young”.

→ Liên từ phụ thuộc “when” (khi mà) giúp liên kết 2 vế câu, đồng thời làm rõ mối quan hệ cho 2 vế: vế phụ bổ sung thông tin về thời gian cho vế chính.

4. Liên từ phụ thuộc chỉ sự nhượng bộ - tương phản

  • While (Trong khi)

  • Although (Mặc dù)

  • Even though (Mặc dù)

  • Though (Mặc dù)

Even though he was tired, he continued to work.  (Mặc dù anh ấy đã mệt, anh ấy vẫn tiếp tục làm việc.)

→ Đây là câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ “ even though he was tired”.

→ Liên từ phụ thuộc “even though” (mặc dù) giúp liên kết 2 vế câu, đồng thời làm rõ mối quan hệ cho 2 vế: hành động chính không bị ảnh hưởng bởi lí do trong vế nhượng bộ.

5. Liên từ phụ thuộc chỉ điều kiện

  • If (Nếu)

  • Unless (Trừ khi)

  • In case (Trong trường hợp)

  • As long as (Miễn là)

If I have enough money, I will buy a new car.  (Nếu tôi có đủ tiền, tôi sẽ mua một chiếc xe mới.)

→ Đây là câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện“ If I have enough money”.

→ Liên từ phụ thuộc “if” (nếu) giúp liên kết 2 vế câu, đồng thời làm rõ mối quan hệ cho 2 vế: hành động chính sẽ diễn ra khi có điều kiện đi kèm thỏa mãn, diễn ra.

6. Liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh

  • As if/ as though (Như thể) 

  • As much as (Nhiều như)

  • Like (Như)

  • As (Như)

As I told you before, I am not interested in this project.  (Như tôi đã nói trước đây, tôi không quan tâm đến dự án này.)

→ Đây là câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh “ as I told you before”.

→ Liên từ phụ thuộc “as” (như) giúp liên kết 2 vế câu, đồng thời làm rõ mối quan hệ cho 2 vế: hành động chính có sự tương đồng, tương đương với mệnh đề phụ được nêu để so sánh, làm căn cứ.

7. Liên từ phụ thuộc chỉ nơi chốn

  • Wherever (Bất cứ nơi nào)

  • Where (Ở nơi)

  • Anywhere (Bất kì nơi nào)

  • Everywhere (Mọi nơi)

Wherever you are, I hope you are happy.  (Dù bạn ở bất cứ nơi nào, tôi hy vọng bạn sẽ hạnh phúc.)

→ Đây là câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn“wherever you are”.

→ Liên từ phụ thuộc “wherever” (nơi đâu) giúp liên kết 2 vế câu, đồng thời làm rõ mối quan hệ cho 2 vế: vế phụ bổ sung thông tin địa điểm, nơi chốn cho mệnh đề chính.

Lưu ý 1: Có một vài liên từ phụ thuộc không thể đứng đầu câu và chỉ có thể đi theo sau 1 mệnh đề chính.

Những liên từ này bao gồm:

  • Liên từ phụ thuộc chỉ mục đích: “so that”, “in order that”,...

  • Liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh: “as if/as though”, “as much as”.

Ví dụ.

 

crossCâu sai: As if she is about to cry, she looks.

 

checkCâu đúng: She looks as if she is about to cry

 

(Cô ấy trông như sắp khóc đến nơi.)

Lưu ý 2: Khi câu phức có mệnh đề trạng ngữ chứa liên từ phụ thuộc đứng đầu câu, dấu phẩy bắt buộc phải được đặt giữa 2 mệnh đề.

Ví dụ.

 

crossCâu sai: When it rains the ground gets wet. 

 

(Khi trời mưa, mặt đất sẽ ướt.)

 

checkCâu đúng:When it rains [,] the ground gets wet.

 

 

(Khi trời mưa, mặt đất sẽ ướt.)

Câu phức với mệnh đề danh ngữ 

Câu phức có thể chứa mệnh đề phụ có dạng là mệnh đề danh ngữ.

Mệnh đề danh ngữ thường được hình thành bởi liên từ phụ thuộc hoặc đại từ quan hệ kèm theo mệnh đề. 

Dưới đây là gợi ý cho 1 vài các liên từ phụ thuộc và đại từ quan hệ  phổ biến cho mệnh đề danh ngữ để tạo thành câu phức.

Câu phức với mệnh đề danh ngữ 

Đại từ quan hệ (bắt đầu bằng Wh-) hình thành mệnh đề danh ngữ

Liên từ phụ thuộc hình thành mệnh đề danh ngữ

How

How often

That

Where/ Wherever

Where/ Wherever

If

Whomever

What/Whatever

Whether (or not)

Whose

Who/ Whoever

 

Why

Which/Whichever

 

How many/much

How long

 

Như vậy, mệnh đề phụ của câu phức là mệnh đề danh ngữ thì sẽ có công thức chung như sau.

Mệnh đề danh ngữ = Liên từ phụ thuộc/ Đại từ quan hệ + mệnh đề

Mệnh đề danh ngữ mang bản chất như danh từ, tức là mệnh đề phụ của câu phức cũng có vai trò của danh từ làm các thành phần sau của câu.

Mệnh đề danh ngữ làm chủ ngữ

Mệnh đề danh ngữ + V (chia tùy thì, số ít)

Ví dụ: Where you will go next is up to you. 

 

(Bạn sẽ đi đâu tiếp theo là tùy thuộc vào bạn.)

 

 

→ Đây là một câu phức với 2 mệnh đề:

  • 1 mệnh đề phụ = mệnh đề danh ngữ = Where you will go next.

  • 1 mệnh đề chính =  Where you will go next is up to you; với “Where you will go next” là chủ ngữ.

Mệnh đề danh ngữ làm tân ngữ

Mệnh đề chính (S+V) + Mệnh đề danh ngữ

Ví dụ: She asked if I wanted to go to the movies with her

 

(Cô ấy hỏi tôi có muốn đi xem phim với cô ấy không.)

 

 

→ Đây là một câu phức với 2 mệnh đề:

  • 1 mệnh đề chính =  She asked.

  • 1 mệnh đề phụ = mệnh đề danh ngữ = if I wanted to go to the movies with her đóng vai trò là tân ngữ của động từ chính “asked”.

Mệnh đề danh ngữ làm bổ ngữ

Mệnh đề chính (S+ linking verb) + Mệnh đề danh ngữ

Ví dụ: My dream is that one day I will travel the world

 

(Ước mơ của tôi là một ngày nào đó tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.)

 

 

→ Đây là một câu phức với 2 mệnh đề:

 

  • 1 mệnh đề chính = My dream is that one day I will travel the world.

Trong đó:

 

Chủ ngữ = My dream.

 

Động từ = is.

 

Bổ ngữ cho chủ ngữ =  that one day I will travel the world.

 

 

  • 1 mệnh đề phụ = mệnh đề danh ngữ = that one day I will travel the world. đóng vai trò là bổ ngữ cho chủ ngữ “my dream”.

Câu phức với mệnh đề quan hệ

Câu phức còn là câu sử dụng mệnh đề quan hệ làm mệnh đề phụ.

Mệnh đề quan hệ là cấu trúc quan trọng để bổ sung thông tin bằng cách nối ý vào cùng 1 câu.

Trong đó, mệnh đề quan hệ được cấu tạo bởi các đại từ quan hệ (who, whom, whose, which, that) hoặc các trạng từ quan hệ (where, when, why) đi cùng động từ hay mệnh đề.

Mệnh đề quan hệ = who/ whom/ whose/ which/ that/ where/ when/ why + động từ/ mệnh đề

Ví dụ: The car which was parked in front of my house was stolen. 

 

(Chiếc xe được đỗ trước nhà tôi đã bị đánh cắp.)

 

 

→ “which was parked in front of my house” được gọi là mệnh đề quan hệ vì có đại từ quan hệ “which” bổ sung thông tin cho “the car”.

 

→ 1 câu đơn có thể chỉ là: A car was stolen. Tuy nhiên để làm rõ thông tin cho người nghe/ đọc biết câu đang nói tới cái xe nào

 

→ dùng mệnh đề quan hệ để bổ sung thông tin = “cái xe mà đỗ trước cửa nhà tôi” = “The car which was parked in front of my house”.

Mệnh đề quan hệ có 3 vị trí sau trong một câu hoàn chỉnh để tạo thành câu phức. Các bạn hãy tham khảo các công thức tổng quát dưới đây nha.

Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau chủ ngữ.

S + (Đại từ quan hệ/Trạng từ quan hệ + S + V + O) + V + O

Ví dụ:

 

The man who is wearing a red shirt is my father.

 

(Người đàn ông mặc áo sơ mi đỏ là bố tôi.)

 

 

→ Đây là một câu phức với 2 mệnh đề:

 

  • 1 mệnh đề chính = The man who is wearing a red shirt is my father.

Trong đó:

 

Chủ ngữ chính = The man who is wearing a red shirt.

 

Động từ chính = is.

 

Bổ ngữ cho động từ = my father.

 

 

  • 1 mệnh đề phụ = mệnh đề  quan hệ =  who is wearing a red shirt đóng vai trò là tính từ bổ nghĩa, thêm thông tin cho danh từ “the man” = “người đàn ông mà mặc cái áo đỏ”.

Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau tân ngữ.

S + V + O + (Đại từ quan hệ/Trạng Từ quan hệ + S + V + O)

Ví dụ: That is the car which I bought

 

(Đó là chiếc xe mà tôi mua)

 

 

→ Đây là một câu phức với 2 mệnh đề:

  • 1 mệnh đề chính =  That is the car.

  • 1 mệnh đề phụ = mệnh đề quan hệ = which I bought đóng vai trò là tính từ bổ nghĩa, thêm thông tin cho tân ngữ là danh từ “the car” = “cái xe mà tôi mua”.

Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau một mệnh đề

Mệnh đề chính (S+V +O) +[,]  which + V chia số ít

Ví dụ: The people at the conference were very friendly, which made me feel welcome

 

(Những người tôi gặp tại hội nghị rất thân thiện, điều đó khiến tôi cảm thấy được chào đón.)

 

 

→ Đây là một câu phức với 2 mệnh đề:

  • 1 mệnh đề chính =  The people at the conference were very friendly.

  • 1 mệnh đề phụ = mệnh đề quan hệ =  which made me feel welcome bổ nghĩa, thêm thông tin cho toàn bộ mệnh đề chính trước đó.

Lưu ý: Mệnh đề quan hệ đôi khi bắt buộc phải có dấu phẩy đi kèm. Điều này sẽ phụ thuộc vào loại mệnh đề quan hệ, gồm có 2 loại sau:

 

  • Mệnh đề quan hệ xác định: là phần thông tin cần thiết để người đọc, người nghe xác định được chính xác người, sự vật, hiện tượng, sự việc đang được nói tới. → Mệnh đề này không cần dấu phẩy.

  • Mệnh đề quan hệ không xác định: là phần thông tin bổ sung cho đối tượng được nêu trước đó → Mệnh đề này cần dấu phẩy để ngăn cách các mệnh đề.

Trên đây là toàn bộ các dạng câu phức cơ bản giúp các bạn có một bước khởi đầu dễ dàng tìm hiểu về câu phức trong tiếng Anh.

Để có tính ứng dụng hơn, bạn hãy tiếp tục bài đọc để DOL Grammar hướng dẫn bạn cách chuyển đổi câu đơn sang câu phức, từ đó tạo tiền đề để bạn áp dụng trong những bài viết của mình nha.

Cách chuyển từ câu đơn thành câu phức 

Câu phức thực chất được tạo nên bởi 2 câu đơn và bổ sung thêm các từ nối cần thiết (như liên từ phụ thuộc, đại từ quan hệ, trạng từ quan hệ) để làm rõ vai trò, liên kết logic giữa 2 ý của câu đó. 

Trong phần này, DOL Grammar sẽ trình bày các bước giúp bạn chuyển đổi câu đơn thành câu phức sao cho chính xác về ngữ pháp và đạt hiệu quả diễn đạt nhất.

Mệnh đề trạng ngữ 

Câu phức có thể có mệnh đề phụ là mệnh đề trạng ngữ, đóng vai trò như trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,... cho mệnh đề chính.

Trong đó, mệnh đề trạng ngữ thường được cấu tạo bởi liên từ phụ thuộc kèm mệnh đề hoàn chỉnh.

Bạn hãy dựa theo các bước sau để chuyển đổi câu đơn thành câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ nha.

Bước 1: Đọc hiểu các câu đơn ban đầu. Xác định đâu là thông tin chính (để làm mệnh đề chính).

Bước 2: Tìm hiểu liên kết giữa mệnh đề chính và mệnh đề còn lại.

Bước 3: Nếu 2 câu có mối quan hệ có thể nối bằng các liên từ phụ thuộc trong 7 nhóm:

  • Liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân

  • Liên từ phụ thuộc chỉ kết quả

  • Liên từ phụ thuộc chỉ thời gian

  • Liên từ phụ thuộc chỉ sự nhượng bộ - tương phản 

  • Liên từ phụ thuộc chỉ giả thuyết - điều kiện

  • Liên từ phụ thuộc chỉ mục đích 

  • Liên từ phụ thuộc chỉ nơi chốn

→ Chọn liên từ phù hợp để liên kết 2 câu và áp dụng công thức chuyển đổi sang câu phức hoặc bài sẽ cho sẵn liên từ. Khi đó câu phức của bạn có dạng như sau.

Liên từ chỉ thời gian/nơi chốn/ nguyên nhân/… + mệnh đề, mệnh đề chính

 

Hoặc

Mệnh đề chính + liên từ chỉ thời gian/nơi chốn/ nguyên nhân/… + mệnh đề

Ví dụ: Câu đơn: I was sick. I didn’t go to the meeting. 

 

 

→ Nghĩa: Tôi bị ốm. Tôi không đi họp.

 

 

→ Để nối lại 2 câu lại với nhau, bạn có thể bổ sung thêm liên kết cho câu sao cho hợp lí và logic, ví dụ như: Vì tôi bị ốm nên tôi không đi họp.

 

 

→ “Tôi không đi họp” là mệnh đề chính và “tôi bị ốm” là nguyên nhân.

 

 

→ Liên từ chỉ nguyên nhân = As/ Since/ Because/ Now (that)...

 

 

→Câu phức: I didn't go to the meeting because I was sick./ Because I was sick, I didn’t go to the meeting.

Lưu ý: Có một vài các liên từ (liên từ chỉ mục đích “so that, in order that,...”, liên từ chỉ so sánh “as much as, as if/as though,...”  chỉ có thể theo sau mệnh đề chính như công thức 2, mà không đảo liên từ lên đầu câu được.

 

Ví dụ: Câu đơn: He was running towards us scared. He looked like he had seen a ghost.

 

 

→ Nghĩa: Anh ấy chạy lại về phía chúng tôi. Trông anh ấy cứ như là vừa nhìn thấy ma vậy.

 

 

→ Để nối lại 2 câu lại với nhau, bạn có thể bổ sung thêm liên kết cho câu sao cho hợp lí và logic, ví dụ như:,Anh ta chạy lại phía chúng tôi cứ như thể là đã nhìn thấy ma vậy.

 

 

→ Liên từ chỉ sụ so sánh “như thể”= as if/as though.

 

 

→Câu phức: He was running towards us scared as if/ as though he had seen a ghost.

 

 

→ “as if/as though” chỉ đi sau mệnh đề chính → không đảo lên đứng đầu câu được.

Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ được dùng để bổ sung thông tin cho danh từ hoặc mệnh đề chính liền trước nó.

Vì vậy, khi các câu đơn có điểm chung nói về cùng một đối tượng hoặc một việc, bạn hoàn toàn có thể dùng mệnh đề quan hệ để bổ nghĩa cho danh từ hoặc mệnh đề đó.

Sau đây là gợi ý thứ tự chuyển đổi câu đơn sang câu phức chứa mệnh đề quan hệ.

Bước 1: Đọc hiểu 2 câu đơn và xác định thông tin chính và thông tin bổ sung.

Bước 2:

  • Nếu danh từ là đối tượng được bổ sung thông tin, bạn hãy chọn đại từ quan hệ/ trạng từ quan hệ phù hợp cho đối tượng đó.

  • Nếu cả mệnh đề chính được bổ sung thông tin, dùng đại từ “which” cho mệnh đề phụ.

Bước 3: Áp dụng mẫu câu mệnh đề quan hệ phù hợp.

Ví dụ 1: Câu đơn: The man is standing over there. He is wearing a blue shirt.

 

 

→ Nghĩa của câu: Người đàn ông đang đứng ở đằng kia. Anh ta mặc áo màu xanh.

 

 

→ 2 câu đơn có điểm chung nói về cùng 1 người đàn ông “the man/he”.

 

 

→ Chọn vế “đứng đằng kia” (is standing over there) là thông tin chính, thông tin phụ là “mặc áo màu xanh”.

 

 

→ Câu phức cần viết: Người đàn ông mà mặc áo màu xanh đang đứng ở kia.

 

 

→ Chủ ngữ = “the man” - đại từ quan hệ chỉ người = “who”.

 

 

→ The man” không phải tên riêng cũng như chưa được xác định bằng từ hạn định chỉ định/ sở hữu → câu không có dấu phẩy.

 

 

→ Áp dụng mẫu câu: The man who is wearing a blue shirt is standing over there.

Ví dụ 2 : Câu đơn: I visited Disneyland yesterday. That was an unforgettable experience.

 

 

→ Nghĩa của câu: Tôi đi Disneyland ngày hôm qua. Đó là một trải nghiệm khó quên.

 

 

→ 2 câu đơn có điểm chung nói về “việc đi Disneyland”.

→ “That” ám chỉ cho mệnh đề trước đó nói về “việc đi Disneyland là một trải nghiệm khó quên”.

 

 

→ Vế “I visited Disneyland yesterday” là mệnh đề chính và vế “trải nghiệm khó quên” bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề chính này.

→ Áp dụng mẫu câu: I visited Disneyland yesterday, which was an unforgettable experience

Mệnh đề danh ngữ

Việc chuyển đổi từ câu đơn sang câu phức chứa mệnh đề danh ngữ khá đa dạng và tùy thuộc vào cách diễn đạt của người nói. Vì vậy, bạn cần nhớ được cấu trúc mệnh đề danh ngữ và vai trò của nó có vai trò như một danh từ trong câu ở các vị trí: chủ ngữ, tân ngữ hay bổ ngữ.

Bạn có thể tham khảo gợi ý sau để chuyển đổi câu đơn thành câu phức chứa mệnh đề danh ngữ nha.

Bước 1: Đọc hiểu các câu đơn ban đầu. Xác định đâu là thông tin chính (để làm mệnh đề chính).

Bước 2: Tìm hiểu liên kết giữa mệnh đề chính và mệnh đề còn lại.

Bước 3: Xác định liên từ phụ thuộc phù hợp như “that” (rằng), hay các từ bắt đầu với “wh-” như “what” (cái mà), “when” (khi nào mà),...

Bước 4: Xác định mệnh đề danh ngữ cần viết và vị trí của chúng trong câu.

Ví dụ: Câu đơn: He can do it. I am sure.

 

 

→ Nghĩa: Anh ấy sẽ thắng. Tôi tin là thế.

 

 

→ Để nối vào cùng câu, chúng ta có thể diễn đạt: Tôi tin rằng anh ấy sẽ thắng.

 

 

→ Dùng mệnh đề danh ngữ với vế “rằng anh ấy sẽ thắng” với liên từ phụ thuộc “that” (được hiểu là “rằng”).

 

 

→ mệnh đề danh ngữ = “that he will win” = “rằng là anh ta sẽ thắng” và vế này làm bổ ngữ cho mệnh đề chính “I am sure”.

 

 

→ Câu phức với mệnh đề danh ngữ: I am sure that he will win. 

Vừa rồi, DOL Grammar đã hoàn tất hướng dẫn bạn cách chuyển đổi câu đơn sang câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ, mệnh đề quan hệ hay mệnh đề danh ngữ.

Trước khi luyện tập kiến thức, các bạn hãy đọc thêm lưu ý và mẹo khi sử dụng câu phức dưới đây nha.

Lưu ý khi sử dụng câu phức

Sau đây là danh sách những điều cần kiểm tra khi bạn viết một câu phức.

1. Đặt dấu phẩy phù hợp cho câu phức ở từng dạng

Mỗi dạng cấu phức có cách đặt dấu phẩy phù hợp với cấu trúc câu. Bạn hãy tham khảo thêm các lưu ý và minh họa các lỗi sai thường gặp với ý này như sau.

Câu phức chứa mệnh đề trạng ngữ cần có dấu phẩy ở giữa mệnh đề phụ đứng trước mệnh đề chính.

cross Câu sai

check Câu đúng

When the weather is nice I like to go for a walk. → Sai: vế “When the weather is nice” là mệnh đề phụ gồm liên từ “when” + mệnh đề “the weather is nice” → khi đứng trước mệnh đề chính cần có dấu phẩy ngăn cách 2 vế

When the weather is nice [,] I like to go for a walk. 

(Khi thời tiết đẹp, tôi thích đi dạo.)

Câu phức chứa mệnh đề quan hệ cần có dấu phẩy ở giữa mệnh đề phụ và mệnh đề chính khi chủ thể cụ thể, độc nhất

cross Câu sai

check Câu đúng

The United Nations which is an international organization was founded in 1945. → Sai: “The United Nations” là danh từ riêng, độc nhất được bổ sung thông tin bởi vế phụ “which is an international organization”. → Cần bổ sung dấu phẩy bổ sung thông tin cho danh từ cụ thể độc nhất.

The United Nations [,] which is an international organization [,]was founded in 1945.  (Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế, được thành lập vào năm 1945.)

Không dùng dấu phẩy trong câu phức chứa mệnh đề danh ngữ

cross  Câu sai

check Câu đúng

It is my belief that, everyone has the potential to be great. → Sai: Đây là câu phức với mệnh đề danh ngữ “that everyone has the potential to be great” làm bổ ngữ cho tân ngữ “my belief” của mệnh đề chính. Vì vậy không dùng dấu phẩy ngăn cách 2 vế chính phụ

It is my belief that[,] everyone has the potential to be great.  (Niềm tin của tôi là ai cũng có tiềm năng để trở nên tuyệt vời.)

2. Sử dụng liên từ phù hợp để thể hiện mối quan hệ giữa các mệnh đề.

Việc sử dụng đúng liên từ sẽ khiến cho câu của bạn có sự liên kết và làm rõ mối quan hệ giữa các mệnh đề.

Dưới đây là lỗi sai thường gặp với lưu ý này.

cross Câu chưa phù hợp

check Câu chính xác hơn

 I like to read books and it helps me relax.

→ Nhận xét: Câu này không hẳn sai và thường thấy trong ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, nếu xem xét kĩ thì “and” chưa phải từ phù hợp vì nó chỉ có tác dụng liên kết 2 vế ngang bằng nhau về tính chất mức độ như “I like read books and go shopping” → đều nói về sở thích.

→ Hướng sửa: 2 câu này sẽ phù hợp với liên từ “because” vì vế “it helps me relax” giải thích cho tại sao “I like reading books” → mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

I like to read books because it helps me relax. (Tôi thích đọc sách vì nó giúp tôi thư giãn.)

When I arrived at the store too late, it was closed.  → Nhận xét: Liên từ “when” chưa thực sự phù hợp cho câu: “Khi tôi đến cửa hàng quá muộn, nó đã đóng cửa”.

→ Phần “tới quá muộn” có ý nêu nguyên nhân cho việc cửa hàng đóng cửa.

→ Hướng sửa: Chuyển sang liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân

Since I arrived at the store too late, it was closed. → Cách sửa: Sử dụng liên từ "since" để thể hiện lý do.

3. Viết câu phức có độ dài phù hợp

Trên thực tế, câu phức không có giới hạn số lượng mệnh đề phụ (ít nhất là 1).

Tuy nhiên, bạn chỉ nên  dùng 1 câu phức hoặc câu phức ghép (complex compound sentence) để đảm bảo cho câu dễ hiểu, dễ đọc, tránh việc gây ra sự khó hiểu, lủng củng và đứt mạch khi đọc.

cross Câu chưa phù hợp

check Câu chính xác hơn

Although I had been studying for the exam for weeks, I was still nervous when I walked into the testing center, and my hands were shaking as I filled out the answer sheet. Phân tích: Câu trên là sự tổng hợp của 2 câu phức “Although…nervous” và “my hands… as I…” được ghép bởi liên từ “and”. → Câu khá dài và đặt trong cùng 1 câu khiến khó đọc và có quá nhiều thông tin, ý chính trong câu. → Cách sửa: Tách làm 2 câu phức riêng.

Although I had been studying for the exam for weeks, I was still nervous when I walked into the testing center[.] My hands were shaking as I filled out the answer sheet. (Mặc dù tôi đã ôn thi trong nhiều tuần, tôi vẫn cảm thấy lo lắng khi bước vào phòng thi. Tay tôi còn run rẩy khi điền vào phiếu trả lời.)

4. Sắp xếp mệnh đề phù hợp logic khi kết hợp 2 câu đơn

Bạn cần chú ý đặt câu phức có vế mệnh đề phụ và mệnh đề chính phù hợp logic.

Sắp xếp mệnh đề phù hợp logic khi kết hợp 2 câu đơn

cross Câu sai

check Câu đúng

Although I still went out with my friends, it was raining.

→ Sai: Đây là câu phức với liên từ phụ thuộc “although”. Tuy nhiên, 2 mệnh đề bị ngược vị trí, khiến câu có nghĩa chưa logic: “Mặc dù tôi vẫn ra ngoài chơi với bạn, nhưng trời vẫn mưa.”

 

Although it was raining, I still went out with my friends.

(Mặc dù trời đang mưa, tôi vẫn ra ngoài chơi với bạn.)

Vừa rồi, các bạn đã được điểm lại một vài các lưu ý cần thiết trước khi bắt tay viết câu phức.

Các bạn hãy ôn tập và ghi nhớ những kiến thức vừa học để áp dụng trong phần bài tập dưới đây nhé.

Bài tập 

Bài 1: Xác định mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu (Không cần viết hoa chữ cái đầu (trừ ngôi “I”)).

1. When I was younger, I dreamed of becoming an astronaut.

 

→ Mệnh đề chính:

1

 

→ Mệnh đề phụ:

2

 

 

2. I traveled around Europe for a year, after I graduated from university,.

 

→ Mệnh đề chính:

3

 

→ Mệnh đề phụ:

4

 

 

3. The woman who helped me was very kind.

 

→ Mệnh đề chính:

5

 

→ Mệnh đề phụ:

6

 

 

4. Whether the economy will improve is a matter of opinion.

→ Mệnh đề chính:

7

 

→ Mệnh đề phụ:

8

 

 

5. It is important that we arrive on time.

 

→ Mệnh đề chính:

9

 

→ Mệnh đề phụ:

10

 

Bài 2: Nối hai câu đơn thành câu phức dựa trên gợi ý.

1. I bought a book. The book is about the history of Vietnam.

 

→ The book

1
.

 

 

2. We are too late. That is the truth.

 

→ That we

2
.

 

 

3. I wish you could come to my birthday party. I would be very happy.

 

→ I would be happy

3
.

 

 

4. Her dog died. She was sad. (because)

 

→ She

4
.

 

 

5. She is the best singer. This fact cannot be denied.

 

→ The fact

5
.

 

 

6. I am studying English. I can communicate with people from other countries.

 

→ I am studying English so

6
.

 

 

7. A dog is barking. It is my neighbor's dog.

 

→ The dog

7
is my neighbor’s.

 

 

8. First, I will finish my homework. Then, I will watch TV.

 

→ After

8
.

 

Tổng kết 

Trong bài viết này, DOL Grammar đã tổng hợp kiến thức về định nghĩa, phân loại dạng mệnh đề phụ của câu phức qua các liên từ, đại từ. Đồng thời, các bạn đã được hướng dẫn cách chuyển đổi câu đơn thành câu phức và những lưu ý cần thiết đi kèm khi thiết lập 1 câu đơn hoàn chỉnh.

Bạn hãy luyện tập thường xuyên cấu trúc câu phức để bứt phá điểm ngữ pháp trong các bài thi học thuật như IELTS và TOEFL nha.

Khuất Thị Ngân Hà

Khuất Thị Ngân Hà là một trợ giảng tiếng Anh hơn 4 năm kinh nghiệm và là thành viên của nhóm Học thuật tại Trung tâm DOL English. Với niềm đam mê Anh Ngữ, cô đã sở hữu cho mình tấm bằng IELTS Academic 7.5 Overall cùng chứng chỉ TOEIC 870, thể hiện khả năng kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh vô cùng thành thạo.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc