Câu chẻ (Cleft sentence): Công thức và bài tập chi tiế

Câu chẻ hay còn gọi là Cleft sentence - là một thành phần câu không có bổ sung thông tin mới trong câu, mà chỉ có tác dụng giúp nhấn mạnh thông tin có sẵn trong câu đó. Câu chẻ là một cấu trúc rất thông dụng trong tiếng Anh, đặc biệt là trong văn giao tiếp hằng ngày.

Việc nắm vững cách sử dụng cấu trúc câu chẻ là việc quan trọng để bạn có thể áp dụng chúng vào giao tiếp tiếng Anh để đa dạng hoá hơn ngôn ngữ sử dụng. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ cấu trúc câu chẻ thông thường đối với câu chẻ nhấn mạnh, các thành phần trong câu cũng như các cấu trúc câu chẻ khác. Ngoài ra, DOL Grammar sẽ cung cấp một số bài tập để bạn luyện tập sử dụng cấu trúc này chính xác nhất. Hãy bắt đầu bài học nhé!

câu chẻ cleft sentence trong tiếng anh
Câu chẻ (Cleft sentence): Công thức, ví dụ và bài tập chi tiết

Câu chẻ (Cleft sentence) là gì?

Câu chẻ (Cleft sentence)cấu trúc câu được sử dụng để nhấn mạnh vào một thành phần nào đó trong câu (chủ ngữ, trạng từ hoặc tân ngữ) mà người nói cho rằng đó là thông tin chính. Ngoài ra, cấu trúc câu chẻ không bổ sung thêm thông tin nào khác cho câu.

Ví dụ.

 

Câu gốc: He ate my pie. (Anh ấy ăn cái bánh của tôi.)

 

Trong ví dụ câu gốc, câu “he ate my pie”, mặc dù nêu rõ chính xác hành động và đối tượng thực hiện hành động đó, lại không có sự nhấn mạnh vào thông tin chính. Vì vậy, người nói đang không thể cụ thể rằng họ đang muốn nhấn mạnh vào người đã ăn chiếc bánh đó.

 

 

Câu gốc có cấu trúc câu chẻ: It was he who ate my pie. (Chính là anh ấy, người mà đã ăn cái bánh của tôi.)

 

Trong ví dụ có sử dụng cấu trúc câu chẻ, người nói sử dụng cấu trúc này để nhấn mạnh vào thông tin chính trong câu chính là việc đổ lỗi cho anh ấy chính là người đã ăn chiếc bánh, giúp hướng sự tập trung của người nghe vào đối tượng thực hiện hành động thay vì hành động đó. Từ đó, người nói có thể tăng tính thuyết phục của lời cáo buộc này.

Các cấu trúc câu chẻ phổ biến trong tiếng Anh

Cấu trúc câu chẻ “It + be”

Một trong những cấu trúc câu chẻ phổ biến nhất chính là cấu trúc câu chẻ sử dụng chủ ngữ giả “it” để nhấn mạnh vào một thành phần trong câu gốc. Các thành phần mà cấu trúc này có thể giúp để nhấn mạnh bao gồm.

  • Chủ ngữ

  • Tân ngữ

  • Trạng từ

Cấu trúc câu chẻ tổng quát có dạng như sau.

It + be + [đối tượng cần nhấn mạnh] + đại từ quan hệ + thành phần bổ nghĩa còn lại.

Nhấn mạnh chủ ngữ (Subject focus)

Đối với cấu trúc câu chẻ nhấn mạnh chủ ngữ trong tiếng Anh, bạn sử dụng mệnh đề quan hệ dành cho chủ ngữ.

Câu gốc: S + V.

Câu chẻ: It + be + S who/which/that V.

Ví dụ

  • Câu gốc: She told me about your secret. (Cô ấy nói tôi về bí mật của bạn.)

  • Câu chẻ: It was she who told me about your secret. (Cô ấy chính là người đã nói tôi về bí mật của bạn.)

Khi chuyển đối cấu trúc câu gốc thành câu chẻ, bạn cần lưu ý một số điều, bao gồm.

  • Câu gốc có chủ ngữ là đại từ ngôi thứ nhất (I, he, she, they…) thành câu chẻ (cleft sentence), chủ ngữ lúc này vẫn giữ nguyên ở dạng này (I, he, she, they…) thay vì trở thành tân ngữ là đại từ ngôi thứ ba (me, him, her, them…) trong mệnh đề “it + be + O”.

Ví dụ

  • Câu gốc: They have asked me to go to the supermarket. (Họ đã kêu tôi đi siêu thị.)

  • Câu chẻ sai: It was them who have asked me to go to the supermarket. (Chính họ là người đã yêu cầu tôi đi siêu thị.)

  • Câu chẻ đúng: It was they who have asked me to go to the supermarket. (Chính họ là người đã yêu cầu tôi đi siêu thị.)

Trong ví dụ trên, mặc dù đứng như vai trò của một tân ngữ trong cấu trúc “it + be + O”, chủ ngữ trong câu chẻ vẫn giữ nguyên dạng ngôi thứ nhất (they) thay vì ngôi thứ ba (them).

  • Thì của động từ “be” trong “it + be” phụ thuộc vào thì của động từ chính trong câu gốc tuy nhiên thông thường chỉ sử dụng các thì đơn như hiện tại, quá khứ, tương lai đơn. Điều này áp dụng đối với các cấu trúc câu chẻ nhấn mạnh vào các thành phần còn lại bên dưới.

Ví dụ

  • Câu gốc: She finished the project. (Cô ấy đã hoàn thành dự án.)

  • Câu chẻ: It was she who finished the project. (Chính cô ấy đã là người đã hoàn thành dự án.)

Trong ví dụ trên, thì của động từ “be” trong cấu trúc câu chẻ là thì quá khứ đơn, tương tự như động từ chính “finished” trong câu gốc.

Nhấn mạnh tân ngữ (Object focus)

Đối với cấu trúc câu chẻ nhấn mạnh tân ngữ, bạn sử dụng 2 cấu trúc câu chẻ dạng chủ động với mệnh đề quan hệ cho tân ngữ hoặc câu chẻ dạng bị động.

Câu gốc: S + V + O.

 

Câu chẻ dạng chủ ngữ: It + be + O + whom/which/that + S + V.

 

Câu chẻ dạng bị động: It + be + O + who/which/that + be V3 by S.

Ví dụ

  • Câu gốc: I love you so much! (Tôi yêu bạn rất nhiều!)

  • Câu chẻ dạng chủ động: It is you whom I love so much! (Chính là bạn người mà tôi yêu rất nhiều!)

  • Câu chẻ dạng bị động: It is you who is loved so much by me. (Chính là bạn người mà được yêu rất nhiều bởi tôi.)

Trong ví dụ trên, câu chẻ dạng chủ động sử dụng đại từ quan hệ “whom” để mở một mệnh đề quan hệ đối với tân ngữ là người. Trong khi đó, câu chẻ dạng bị động sử dụng đại từ quan hệ “who” để mỏ một mệnh đề quan hệ với chủ ngữ, nhưng động từ lúc này sẽ ở dạng bị động.

Nhấn mạnh trạng từ/cụm trạng từ (Adverbial focus)

Ngoài các thành phần chủ ngữ và tân ngữ của câu, cấu trúc câu chẻ (cleft sentence) còn có thể được sử dụng để nhấn mạnh các thành phần trạng ngữ trong câu. Các thành phần trạng ngữ có thể là  trạng từ, cụm trạng từ về nơi chốn, hoặc cụm trạng từ về thời gian.

1. Trạng từ bổ nghĩa cho động từ và tính từ

Thành phần trạng ngữ có thể được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ trong câu. Đối với mỗi dạng khác nhau, bạn có cấu trúc câu chẻ khác nhau.

Trạng từ bổ nghĩa cho động từ

Ví dụ

Câu gốc

S + Adv + V 

S + V + Adv

He will sing beautifully. (Anh ấy sẽ hát một cách hay.)

Câu chẻ

It + be + Adv that S + V.

It will be beautifully that he will sing. (Nó sẽ là thật là hay mà anh ấy hát.)

It + be + Adv the way S + V.

It will be beautifully the way he will sing. (Nó sẽ là thật là hay cách mà anh ấy hát.)

Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ

Ví dụ

Câu gốc

S + be + Adv + Adj.

He is overly adorable. (Thằng bé quá đỗi đáng yêu.)

Câu chẻ

It + be + Adv that S + be + Adj.

It is overly that he is adorable. (Nó thật là quá đỗi mà thằng bé này đáng yêu.)

It + be + Adv the way S + V.

It is overly the way he is adorable. (Nó thật là quá đỗi mà thằng bé này đáng yêu.)

2. Cụm trạng từ (adverbial clause)

Ngoài trạng từ, một số cụm từ cũng có tác dụng như một trạng ngữ trong câu.

Trạng từ bổ nghĩa cho mệnh đề

Câu gốc

S + V + Cụm trạng từ

Cụm trạng ngữ, S + V

Câu chẻ

It + be + Cụm trạng từ + that + S + V.

Ví dụ trạng từ chỉ nơi chốn.

  • Câu gốc: My sister is playing in the yard. (Em gái của tôi đang chơi ngoài sân vườn.)

  • Câu chẻ: It is in the yard that my sister is playing. (Ở ngoài sân vườn chính là nơi mà em gái tôi đang chơi.)

Ví dụ trạng từ chỉ thời gian.

  • Câu gốc: I will attend the meeting this evening. (Tôi sẽ tham dự cuộc họp vào chiều nay.)

  • Câu chẻ: It will be this evening that I will attend the meeting. (Chính là vào chiều nay là lúc mà tôi sẽ tham gia cuộc họp.)

Khi chuyển đối cấu trúc câu gốc thành câu chẻ (cleft sentence) với thành phần trạng ngữ, bạn cần lưu ý rằng cụm trạng ngữ sẽ bao gồm luôn cả các giới từ đi kèm.

Ví dụ

.

 

crossCâu sai: It was his house that the police found drugs in.

 

checkCâu đúng: It was in his house that the police found drugs. (Chính là trong nhà của anh ta nơi mà cảnh sát tìm thấy ma tuý.)

Cấu trúc câu chẻ "What"

Câu chẻ (Cleft sentence) còn có thể sử dụng với từ để hỏi Wh- để nhấn mạnh các thành phần trong câu một cách đa dạng. Cấu trúc tổng quan như sau.

cấu trúc câu chẻ what
Cấu trúc câu chẻ "What"

Câu gốc: S + V + [thành phần được nhấn mạnh]

Câu chẻ: Wh- + S + V + be + [thành phần được nhấn mạnh]

Ví dụ với “what”.

  • Câu gốc: I want to receive a toy this Christmas. (Tôi muốn nhận được một món đồ chơi cho Giáng SInh này.)

  • Câu chẻ: What I want to receive this Christmas is a toy. (Thứ mà tôi muốn nhận Giáng Sinh này là một món đồ chơi.)

Ví dụ với “where”.

  • Câu gốc: He wants to live in Japan. (Anh ấy muốn sống ở Nhật Bản.)

  • Câu chẻ: Where he wants to live in is Japan. (Nơi mà anh ấy muốn sống là ở Nhật Bản.)

Một số cấu trúc câu chẻ khác

Trong tiếng Anh còn xuất hiện một số cấu trúc câu chẻ khác để nhấn mạnh các thông tin khác nhau của câu gốc. Các cấu trúc này sẽ được DOL Grammar làm rõ hơn bên dưới.

Câu chẻ dùng “Wh” đảo ngược

Cấu trúc câu chẻ dùng Wh- đảo ngược cũng sử dụng từ để hỏi Wh- để làm cấu trúc nhấn mạnh thông tin. Tuy nhiên, khác với cấu trúc câu chẻ bên trên vốn sử dụng từ để hỏi Wh- làm chủ ngữ, cấu trúc câu chẻ dùng Wh- đảo ngược sử dụng các từ để hỏi này ở vị trí tân ngữ. Cấu trúc tổng cũng tương tự như cấu trúc câu chẻ Wh-, nhưng bạn sẽ đưa cụm mệnh đề danh ngữ “Wh- + S + V” lên làm chủ ngữ và thành phần được nhấn mạnh làm tân ngữ.

Câu gốc: S + V + [thành phần được nhấn mạnh].

Câu chẻ: [thành phần được nhấn mạnh] + be + Wh- + S + V.

Ví dụ.

  • Câu gốc: She has always wanted a car. (Cô ấy đã luôn muốn có một chiếc xe hơi.)

  • Cấu trúc Wh- thuận: What she has always wanted is a car. (Điều mà cô ấy luôn muốn có chính là một chiếc xe hơi.)

  • Cấu trúc Wh- đảo ngược: A car is what she has always wanted. (Một chiếc xe hơi là điều mà cô ấy luôn muốn có.)

Câu chẻ với “all”

Câu chẻ sử dụng với “all” (tất cả) có thể nhấn mạnh tân ngữ hoặc động từ trong câu.

Câu gốc: S + V + O.

Câu chẻ nhấn mạnh tân ngữ: All (that) + S + V + be + O.

Câu chẻ nhấn mạnh động từ: All (that) + S + do/does/did + be + (to) V + O.

Ví dụ.

  • Câu gốc: I want you for Christmas. (Tôi muốn bạn cho Giáng Sinh này.)

  • Câu chẻ nhấn mạnh tân ngữ: All I want for Christmas is you. (Tất cả những gì tôi muốn cho Giáng Sinh này là bạn.)

Ví dụ.

  • Câu gốc: I bought flowers for $10. (Tôi mua hoa với giá 10 đô la.)

  • Câu chẻ nhấn mạnh động từ: All I did was (to) buy flowers for $10. (Tất cả những gì tôi làm là mua hoa với giá 10 đô la.)

Câu chẻ với “there”

Câu chẻ sử dụng đại từ chỉ định “there” cũng có thể được sử dụng để nhấn mạnh đồ vật nào đó trong câu.

Câu gốc: S + V + O.

Câu chẻ: There + be + O that S + V.

Ví dụ.

  • Câu gốc: She likes a golden pen in the store. (Cô ấy thích cây bút vàng trong cửa hàng.)

  • Câu chẻ: There is a golden pen in the store that she likes. (Có một cây bút vàng trong cửa hàng mà cô ấy thích.)

Câu chẻ dạng suy luận (Inferential cleft)

Trong tiếng Anh còn một dạng câu chẻ chính là câu chẻ dạng suy luận. Đây là dạng câu chẻ bao gồm cấu trúc “it + be” và theo sau là cả mệnh đề. Thông thường, câu chẻ dạng suy luận đi kèm với các cấu trúc như “it must be”, “it has to be” để đưa ra một suy luận.

Câu gốc: Maybe/I guess/Perhaps S + V.

Câu chẻ: It must be that + S + V.

Ví dụ.

  • Câu gốc: Maybe the intruder broke into the house through the window. (Có thể kẻ đột nhập lẻn vào nhà thông qua cửa sổ.)

  • Câu chẻ: It must be that the intruder broke into the house through the window. (Chắc rằng là kẻ đột nhập lẻn vào nhà thông qua cửa sổ.)

Câu chẻ có dùng “which” không?

Cấu trúc câu chẻ có thể dùng “which” khi nhấn mạnh danh từ là vật. Thông thường, đại từ quan hệ “that” sẽ được ưu tiên sử dụng cho các mệnh đề quan hệ trong câu chẻ để nhấn mạnh danh từ chỉ vật.

Ví dụ: It was the red toy that my son wanted. (Chính là món đồ chơi màu đỏ là thứ mà con trai muốn.)

Tuy nhiên, việc sử dụng “which” trong các mệnh đề này trong cấu trúc câu chẻ là không sai về mặt ngữ pháp.

Ví dụ: It was the red toy which my son wanted. (Chính là món đồ chơi màu đỏ là thứ mà con trai muốn.)

Bài tập

Viết lại các câu sau sử dụng cấu trúc câu chẻ để nhấn mạnh vào thành phần được in đậm trong câu.

 

01.

He broke the vase. (nhấn mạnh chủ ngữ)

→ It was

02.

She won the first prize. (nhấn mạnh chủ ngữ)

→ It was

03.

They discovered the ancient artifact. (nhấn mạnh chủ ngữ)

→ It was

04.

They will perform the play tonight. (nhấn mạnh trạng ngữ)

→ It is

05.

He fixed the broken car. (nhấn mạnh tân ngữ)

→ It was

06.

They built the new bridge. (nhấn mạnh tân ngữ)

→ It was

07.

I met her at the library. (nhấn mạnh nơi)

→ It was

08.

He painted the landscape beautifully. (nhấn mạnh tân ngữ)

→ It was

09.

She sings the song with emotion. (nhấn mạnh trạng từ)

→ It is

10.

They completed the project on time. (nhấn mạnh tân ngữ)

→ What

11.

She wrote the novel in a week. (nhấn mạnh trạng từ)

→ It was

12.

They finished the marathon. (nhấn mạnh tân ngữ)

→ It was

13.

We will go to the beach tomorrow. (nhấn mạnh tân ngữ)

→ Where

14.

We found the treasure in the cave. (nhấn mạnh trạng ngữ)

→ It was

15.

I discovered the old book. (nhấn mạnh tân ngữ)

→ All

16.

We learned how to solve the problem from the lecture. (nhấn mạnh nguồn thông tin)

→ What

17.

She prepared for the exam last night. (nhấn mạnh trạng ngữ)

→ What she prepared

18.

They discuss things in the conference room. (nhấn mạnh nơi)

→ There

19.

He fixed his car in the garage. (nhấn mạnh trạng ngữ)

→ Where

Your last result is 0/19

Check answer

Tổng kết

Cấu trúc câu chẻ là một công cụ rất thú vị và mạnh mẽ trong tiếng Anh, được sử dụng để nhấn mạnh các thành phần của câu. Từ đó, câu chẻ giúp người đọc xác định được thông tin chính mà người nói muốn đề cập. Thông qua bài viết này, DOL Grammar đã điểm qua khái niệm câu chẻ, cấu trúc và công thức của các loại câu chẻ khác nhau, điển hình là câu chẻ với “it” và từ để hỏi “Wh-”. DOL Grammar hy vọng rằng bài viết này đã rất bổ ích để bạn tiếp cận được cấu trúc câu chẻ này chính xác hơn.

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc